TRUYỀN GIÁO LÀ GÌ
1. Nhận thức
1. 1. Ý nghĩa
1.1.1. Công Đồng Vat.II
Truyền giáo là “Loan báo Phúc Âm cho hết mọi người.”[1]
1.1.2. Khoa truyền giáo
Theo Truyền giáo học:
"Công cuộc truyền giáo là công tác tông đồ, qua đó Giáo Hội trình bày Chúa Giêsu cho
anh chị em lương dân để họ nhận biết và yêu mến Ngài là Đấng Cứu Độ.
Đồng thời đem Tin Mừng chiếu soi mọi thực tại và khía cạnh của cuộc sống.
Hầu tất cả được thăng tiến theo chương trình của Chúa là Đấng Tạo Hóa và là Đấng Cứu Độ.[2]
1.1.3. Phổ thông
Cụ thể là bảo cho mọi người biết: “Thiên Chúa là tình yêu.” Ngài yêu thương từng người. Ngài cũng
muốn mọi người: Thương yêu nhau như anh em.
Cùng nhau góp phần vào việc đổi mới con người và cuộc sống.
Hầu xây dựng, phát triển một xã hội tốt đẹp.
Hầu mọi người được hạnh phúc. Hạnh phúc vững bền và vĩnh cửu.
1.2. Mục đích
Thực thi hai giới răn: “Mến Chúa và Yêu Người.”
Hầu dẫn tới sự Hiệp Thông: “Hiệp thông để Loan Báo Tin Mừng và Loan Báo Tin Mừng để dẫn tới sự
Hiệp thông.”
Hiệp thông với Chúa Kitô, cùng với Chúa Kitô, Yêu thương-Hiệp thông với mọi người.
2. Đặc điểm
2.1. Đối thoại và Hoà giải là cách thức truyền giáo mới của Giáo Hội hiện nay.
2.2. Mở rộng Nước Trời:
Đưa những giá trị Tin Mừng vào cuộc sống.
Ví dụ: Tám mối Phúc Thật.
2.3. Xây dựng Hội Thánh: Theo nguyên tắc Công Đồng Vat. II:
“Ân Sủng và Thực Tại.”
2.4. Thay đổi Thế Giới:
Theo tinh thần Phúc Âm:
“Công bằng, bác ái, chân lý, tự do.”
3. Kết luận
“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.”[3]
Truyền giáo là Bản Chất của Hội Thánh.
Là bổn phận căn bản của người Kitô hữu.
Không có lựa chọn.
(Xin đọc trang Web “mucvugiaodan.org,” mục Truyền Giáo.)
Lm. Gioankim Nguyễn Văn hinh (D.Min.)
[1] Công đồng Vat. II, Sắc lệnh truyền giáo, lời mở đầu, Đà Lạt, 1972, p. 601
[2] Mgr. Đinh Đức Đạo, “Linh đạo loan báo Tin Mừng,” TânHiệp, 23-24-10-2010.
[3] Mc. 16: 15.
Các tin khác