DẪN NHẬP
Trong đời sống siêu nhiên, muốn cho có nhiều Thần Khí thiêng liêng trong buồng phổi tâm linh, người ta cũng phải tập nhiều cách thở để làm cho dòng máu đen tội lỗi được đỏ hồng trở lại.
Thật ra, tất cả chúng ta đều là những con người yếu đuối, luôn bị tham vọng và dục vọng chi phối cho đến lúc lìa đời. Do đó, dòng máu đen kia chỉ là hiện tượng bình thường của con người sông trên trần thế. Giống như dòng máu trong thân xác, dòng máu đỏ nhiệm mầu của Đức Giêsu Kitô chảy trong con người chúng ta cũng thường bị tội lỗi làm cho đen bẩn, nhưng sẽ luôn luôn đỏ lại mỗi khi chúng ta hít thờ được Thần Khí.
Do đó, Đức Giêsu Kitô đã liên kết Chúa Thánh Thần với ơn tha tội khi Người thổi hơi trên các môn đệ và nói: “Anh em hãỵ nhận lấy Thánh Thần, anh em tha tội chọ ai thỉ người ẩy được tha.”[1]
Thần Khí này là ơn ban đặc biệt của Chúa Cha mà chúng ta cầu xin nhiều lần trong ngày sống. Đức Giêsu nói với ta: “Cha trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những ai kêu xin Ngài.”[2]
Vì thế, trước mỗi công việc lớn nhỏ trong ngày, ta nên tập thói quen dừng lại một vài giây để nhớ đến Chúa Thánh Thần, cầu xin Ngài soi sáng và hoạt động trong ta. Mỗi lần cầu nguyện với Chúa Thánh Thần là ta hít thở Thần Khí.
NỘI DUNG
NHỮNG HOA TRÁI CỦA CHÚA THÁNH THẦN
Những nguyên tắc sau đây đều chủ yếu dựa trên một ý tường: nơi một con người, nơi một hoàn cảnh, sự kết hợp hài hòa giữa hai cực là hiệu quả cùa sự hợp tác với Chúa Thánh Thần.
Từ những suy nghĩ trên, chúng ta có thể đề xuất một số nguyên tắc chỉ dẫn cho việc phân định sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần trong lời nói và việc làm của con người.
1.Những gì đến từ Chúa Thánh Thần đều mang dấu ấn của nhân tính
Điều này có nghĩa là nếu một việc làm phát xuất từ sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần, thì việc làm ấy vừa mang dấu ấn Thiên Chúa, đồng thời vừa mang dấu ấn nhân loại.
Không thể khác hơn được, vì lẽ nơi bản thân Đức Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa đã mang lấy xác phàm, thiên tính và nhân tính được kết hợp và qui về một mối.
Trong thế gian này, ơn thánh cũng mặc lấy xác phàm. Do đó, một con người thánh thiện là người chia sẻ thiên tính của Thiên Chúa theo nghĩa là người ấy dìm ngập trong Thiên Chúa, nhưng đồng thời người ấy vẫn giữ nhân tính của mình. Ý thức siêu nhiên và ý chí nhân loại của người ấy cùng phát triển chung.
Cũng vậy, một giáo huấn được coi là phát xuất từ sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần, khi giáo huấn ấy mang dấu ấn sự cân bằng giữa hai yêu tố thuộc Thiên Chúa và thuộc loài người.
Thí dụ, khi ai trình bày về Giáo Hội mà chỉ làm nổi bật những đặc tính thuộc Thiên Chúa, không nói gì đến những đặc tính thuộc loài người, chúng ta dè dặt trong việc tiếp thu giáo thuyết đó.
Giáo Hội thánh thiện và vẹn toàn, nhưng đồng thời cũng tội lỗi và giới hạn.
2. Hoa trái của Thánh Thần thường còn là một sự hòa hợp giữa cũ và mới.
Hoa trái đó đến từ một cây cổ thụ, nhưng có hương vị của một mùa xuân mới.
Chúng ta biết rằng toàn bộ Tin Mừng được trao cho các Tông Đồ, thế nhưng một trật đó, các ông chưa được ban cho sự nhận thức đầy đủ và trọn vẹn.
Do đó, khi trong Giáo Hội có những ý tưởng mới, những hành động mới, chúng ta có thể nói rằng chúng đến từ Chúa Thánh Thần khi chúng thật sự đâm rễ sâu vào truyền thống, đồng thời chất chứa cái nhìn mới, những gợi mờ mới.
Sự cân bằng giữa cũ và mới trong những ý tường mới, trong những việc làm mới đó là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần.
Khi thiếu sự cân bằng đó thì rõ ràng Chúa Thánh Thần khiếm diện.
3. Sự hòa hợp giữa hoạt động và chiêm niệm
Trong hoàn cảnh bình thường, cái gì phát xuất từ Thánh Thần Thiên Chúa đều biểu tỏ một sự hài hòa giữa chiêm niệm và hoạt động, nói cách khác, một sự hài hòa giữa một nội tâm an tĩnh đón nhận ánh sáng và sức mạnh từ Thiên Chúa và một sự dấn thân xây dựng Nước Chúa.
Lý do là Thiên Chúa là Đấng chiêm niệm từ thuở đời đời, đông thời cũng là Đấng hoạt động từ thuở đời đời. Thiên Chúa tạo nên vũ trụ này, và nhờ Thánh Thần, Người không ngừng tái tạo nó trong Đức Giêsu Kitô.
Do đó, tất cả những gì đến từ Thiên Chúa đều mang dấu ấn sự hòa hợp giữa chiêm niệm và hoạt động. Xem ra có thể có luật trừ. Có thể có người được gọi chỉ để chiêm niệm. Nhưng có lẽ không có ai được gọi chỉ để hoạt động. Thông thường sự hòa hợp giữa chiêm niệm và hoạt động biểu tỏ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần.
4. Hòa hợp giữa tinh thần năng động và tự do với sự tôn trọng luật lệ
Hòa hợp giữa cái nhìn tinh thần và sự khôn ngoan dựa trên luật lệ cũng biểu lộ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. ít có điều gì đối nghịch với nhau như giữa trực giác của tinh thần và chủ nghĩa vụ luật:
Trực giác của tinh thần thì rất tự do và mang tính cách cá biệt, còn chủ nghĩa vụ luật thì cứng nhắc, chung chung, và có thể làm tồn thương nhu cầu riêng của cá nhân.
Có nhiều lần sự căng thăng giữa tinh thần và luật lệ đã xuất hiện trong Giáo Hội.
Khi chúng ta nhìn thấy nơi hoạt động của một người có sự hài hòa giữa tinh thần năng động và tự do vớí tôn trọng luật lệ, chúng ta có thể nói rằng người ấy được tác động bởi Chúa Thánh Thần.
KẾT LUẬN
Tất cả những dấu chỉ và những nguyên tắc nêu trên, khi được áp dụng cách khôn ngoan sáng suốt, dẫn đưa chúng ta đến chỗ phân định đúng. Chúng càng trở nên cần thiết trong bối cảnh ngày nay, vì lẽ cá nhân mỗi Kitô hữu hay mỗi cộng đoàn Kitô hữu, dù đang sống giữa đời hay tu viện, đều phải có những quyết định, đều phải có những phân định.
Phải phân định xem một quyển sách có phản chiếu tinh thần của Đức Kitô hay không, phân định một tập san có mang một sứ điệp gì của Tin Mừng hay không. Phân định một diễn giả có nói theo sự soi dẫn của Thần Linh Thiên Chúa hay không...
Tuy nhiên, cần nhắc lại rằng trên những dấu chỉ và những nguyên tắc có Chúa Thánh Thần đang soi sáng và dẫn dắt người Kitô hữu trong hành trình cuộc đời của họ. Ngài mờ rộng tâm trí và lòng tin của họ, cho họ nhận ra và cảm nghiệm sự hiện diện của Thần Linh Thiên Chúa trong kẻ khác, trong thế giới, trong những biến cố.
Dấu chỉ và nguyên tắc là những công cụ dẫn đưa người Kitô hữu đến một sự khôn ngoan không lẽ nào diễn tả thấu đáo được.
Sự khôn ngoan đó thật sự là một ân ban của Chúa Thánh Thần.
Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy
(Hội Thừa Sai Việt Nam)
* Xim mời xem trang Web., mucvugiaodan.org - mục Video: "Nghệ thuật cân bằng"
Các tin khác