Thứ hai, ngày 06 tháng 05 năm 2024 | 10:57 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Khóa học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

KHÓA IIB: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN THỰC HÀNH

ĐỀ TÀI VIII

TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP XEM XÉT LÀM

TRONG HOẠT ĐỘNG TÔNG ĐỒ & KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

 I. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Để hoạt động tông đồ một cách hiệu quả và để đời sống tâm linh liên tục tăng triển, các tông đồ giáo dân cần phải biết sử dụng một phương pháp rất thích hợp và hiệu quả: Đó là phương pháp Xem-Xét-Làm của Thanh Lao Công là một Tổ Chức Tông Đồ hay Công Giáo Tiến Hành chuyên biệt rất được trân trọng trong Giáo hội vì đã có công lớn trong việc thánh hóa con người và môi trường lao động thợ thuyền của các nước Tây Phương trong thế kỷ XX. Đó chính là mục đích của đề tài 8 này. 

II. PHẦN HỌC HỎI QUA SỰ TRÌNH BÀY CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN (60 phút).

2.1 THẾ NÀO LÀ PHƯƠNG PHÁP XEM-XÉT-LÀM?

Phương pháp Xem-Xét-Làm (Voir-Examiner-Agir) là Phương Pháp của Thanh Lao Công tức Thanh niên Lao động Công giáo (Jeunesse Ouvrière Chrétienne viết tắt là JOC) là một tổ chức Công giáo Tiến hành dấn thân cách quyết liệt trong các môi trường lao động, nghề nghiệp nhằm thánh hóa các môi trường ấy bằng cách sống Ơn gọi và Sứ mạng của những Ki-tô hữu giáo dân trưởng thành theo tinh thần và giáo huấn của Công đồng Va-ti-can II. Phương pháp Xem-Xét-Làm là một phương pháp khởi đi từ cuộc sống để khám phá ra lời mời gọi của Chúa qua/trong các biến cố hoặc sự kiện xẩy ra cho chúng ta và chung quanh chúng ta mà đáp lại lời mời gọi ấy. Ngoài ra Phương pháp này còn giúp có cái nhìn có tính phân tích xã hội, để hiểu rõ nguyên nhân của sự việc mà có hành động thích hợp có thể giải quyết các vấn đề tận gốc. Trong các tài liệu tiếng Anh người ta gọi là Phương pháp “Nhìn-Nghe-Yêu” (Look-Listen-Love). Còn trong Phong trào Công giáo tiến hành ngày nay, người ta gọi là Phương pháp “Quan Sát- Phán Đoán-Hành Động.”

2.2 TIẾN TRÌNH CỦA PHƯƠNG PHÁP XEM-XÉT-LÀM: Phương pháp gồm ba bước:

BƯỚC 1: XEM: là nhìn vào đời sống cụ thể trong tuần, trong tháng xem có biến cố nào nổi bật, ghi đậm dấu ấn trên suy nghĩ, tình cảm và hành động của mình. 

BƯỚC 2: XÉT: là xét xem biến cố hay sự kiện bằng ấy có ý nghĩa gì đối với niềm tin Ki-tô; Nói cách khác bằng và với ánh sáng của Lời Chúa chúng ta tìm ra Ý Chúa, nghe được lời mời gọi và hiểu được giáo huấn của Chúa trong/qua biến cố/sự kiện ấy tức khám phá ra sứ điệp của Chúa nhắn gửi qua/trong biến cố cuộc sống. 

BƯỚC 3: LÀM: là hành động theo giáo huấn, lời mời gọi của Chúa để chứng tỏ chúng ta yêu mến Chúa, đáp lại Tình Yêu mà Chúa vẫn dành cho chúng ta. 

2.3 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP XEM-XÉT-LÀM

Phương Pháp Xem-Xét-Làm được sử dụng nhiều nhất là trong Chia sẻ Lời Chúa, trong Hoạt động Tông đồ Giáo dân và Kiểm điểm Đời sống Cá nhân hay Cộng đoàn.  Dưới đây chỉ đề cập đến việc sử dụng Phương Pháp này trong hai lãnh vực sau mà thôi:

2.3.1 Ap dụng Phương Pháp Xem-Xét-Làm vào Hoạt động Tông đồ giáo dân:   

(1) Sơ đồ:  Áp dụng vào Hoạt động Tông đồ Giáo dân, Phương pháp Xem- Xét-Làm trở thành Phương pháp “Quan Sát-Phán Đoán-Hành Động” và có sơ đồ như sau:

1. Quan sát

 

- Các sự kiện

- Các hiện tượng

- Các biến cố xẩy ra trong môi trường bạn đang sống và làm việc,

rồi phân tích :

 

- Các nhân vật: lời nói, hành động, phản ứng.

- Các hoàn cảnh sống, lý do.

- Các hậu quả.

2.Phán đoán với :

 

- Cái nhìn tự nhiên, hiện tượng: tức bực, khinh chê, thiện cảm trước các sự kiện xẩy ra.

- Cái nhìn siêu linh, cái nhìn của Tin Mừng, tức là cái nhìn yêu thương và cứu độ.

3.Hành động đápứng:

 

- Cầu nguỵện: ”Không có Cha, các con không làm gì được”.

- Phải làm gì? Tìm ra các hoạt động thích ứng.

- Làm thế nào? Tìm cách thực hiện các hoạt động ấy như làm kế hoạch phân công.

(2) Giải thích các bước trong tiến trình hay sơ đồ trên:

(1o) Quan sát: Trước tiên, chúng ta phải mở to mắt ra để nhìn xem các sự kiện, các hiện tượng, các biến cố đang xảy ra trong gia đình, trong sở làm, trong trường học.... Sau đó chúng ta  phân tách từng nhân vật với các lời nói, hành động và phản ứng của họ. Chúng ta tiếp tục phân tách các lý do, các hoàn cảnh và các hậu quả của sự việc xảy ra đó.

Ví dụ: Chúng ta thấy trong khu xóm hay xẩy ra những cãi vã ẩu đả. Phần đông là do lứa tuổi thanh thiếu niên vô công rồi nghề, bỏ học, thường tụ tập đàn hát, nói chuỵện tầm phào, hút thuốc, uống rượu.

(2o) Phán đoán: (a) Theo cái nhìn bề ngoài, tự nhiên, chúng ta tỏ ra khinh rẻ và dễ dàng lên án những thanh thiếu niên quậy phá. Cũng như khi đứng trước những người bất hạnh phải ăn mày ăn xin bên lề đường, chúng ta cũng thường có những thái độ vừa kinh tởm vừa thương hại. Thái độ của chúng ta chẳng khác gì thái độ của đám đông Do Thái trong Phúc âm khi họ dẫn một người phụ nữ bị bắt đang ngoại tình đến trước mặt Đức Giê-su, chỉ để trực chờ làm nhục và lên án người phụ nữ  ấy.

(b) Nhưng cái nhìn siêu linh của Chúa Giê-su thì khác hẳn với cái nhìn của chúng ta. Người không phán đoán như chúng ta! Người đến để cứu những gì đã hư mất, do đó Người ngước mắt nhìn người phụ nữ tội lỗi. Người tha tội cho chị và bảo chị hãy trở về bằng an và đừng phạm tội nữa.

Đứng trước những tệ nạn xã hội vừa kể trên, chúng ta cũng như Giáo hội cảm thấy đau xót, nhưng mấy ai, mấy đoàn thể, mấy giới chức có trách nhiệm trong cộng đồng ngồi lại với nhau để tìm hiểu nguyên nhân, thẩm định tình hình và tìm ra phương thức chấn chỉnh cũng như cải tiến. Chúng ta dễ dàng phê phán hay lên án người khác hoặc hoàn cảnh, nhưng thực ít khi chúng ta phê phán chính mình để thử xem mình đã và đang đóng góp được gì cho công cuộc phục hưng lại nền đạo đức theo Tin Mừng cũng như theo truyền thống dân tộc? Có rất nhiều người chỉ biết phê phán theo cái nhìn tự nhiên, nhưng có rất ít người biết phê phán theo cái nhìn của siêu nhiên, của Tin Mừng.

(3o) Hành động: Sau khi đã quan sát và phán đoán các sự việc xẩy ra như vừa rồi, chúng ta không thể nói mình sống Tin Mừng trong lúc lại ngoảnh mặt làm ngơ hoặc khoanh tay đầu hàng để cho sự thể cứ diễn tiến như vậy. Chúng ta phải theo Chúa lên đường phục vụ tha nhân theo "nền đạo lý của tình thương" của Ngài.

2.3.2 Ap dụng Phương Pháp Xem-Xét-Làm vào Kiểm điểm Đời sống Cá nhân hay Cộng đoàn:

Kiểm điểm đời sống ở đây, nhất là trong các đoàn thể, không phải chỉ là một lần ”xét mình”, soi mói đời sống và hoạt động của nhau, nhưng tích cực hơn, kiểm điểm đời sống là một lần giãi bày cuộc sống và hoạt động của mình trước mặt Chúa và anh em để được sửa chữa, hòa giải và góp ý, nhằm thăng tiến cuộc sống và hoạt động của mình.

Khi sử dụng Phương pháp Xem-Xét-Làm để kiểm điểm đời sống, chúng ta có thể kiểm điểm đời sống một cách tổng quát (ví dụ: nhìn lại cuộc sống của mỗi người trong tháng vừa qua) hoặc một cách riêng biệt về một lãnh vực nào đó của đời sống đức tin (ví dụ: nhìn lại cách đối xử của mỗi người với người chung quanh trong tháng vừa qua).

Phương pháp thánh hóa cuộc sống và hoạt động này hầu như ngày nay ít ai, ít đoàn thể, ít gia đình nào đem ra xử dụng một cách nhuần nhuyễn trong các sinh hoạt hội họp và cá nhân của mình. Chính vì thế mà đời sống tâm linh và truyền giáo của cá nhân và cộng đoàn không mấy thay đổi (vũ như cẩn), không mấy tiến tới.

2.4  GÍA TRỊ CỦA PHƯƠNG PHÁP XEM-XÉT-LÀM

Phương pháp Xem-Xét-Làm (hay QUAN SÁT - PHÁN ĐOÁN - HÀNH ĐỘNG) là Phương pháp có gía trị rất lớn tuy không mới mẻ gì. Chỉ vì chúng ta không quan tâm nên không thấy được tầm quan trọng Phương pháp ấy mà thôi. Chính Chúa Giê-su và Giáo hội đã rất thường xử dụng Phương pháp này. Thậm chí người ngoài Giáo hội cũng biết tận dụng lợi ích lớn lao của Phương pháp này trong làm ăn kinh tế hay hoạt động chính trị.

2.4.1 Chính Chúa Giêsu đã dùng Phương pháp này nhiều lần trong Phúc Âm

Đọc bài Tin Mừng Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều (Mt 14,13-21): Trước tiên Đức Giê-su QUAN SÁT thấy hàng hàng lớp lớp quần chúng đông đảo đi theo và nghe Người rao giảng cả mấy ngày trời. Người thấy họ đói khát cả tinh thần lẫn vật chất. Vì thế mà Người chạnh lòng thương xót họ (PHÁN ĐOÁN) như đoàn chiên không người chăn dắt. Và sau cùng, việc mà Người và các môn đệ cần làm là phải ứng xử thế nào (HÀNH ĐỘNG) trước tình huống ấy? Có môn đệ bảo giải tán đám đông để họ vào các làng mạc chung quanh kiếm ăn. Có môn đệ tìm thấy một em bé có một phần ăn với mấy miếng bánh và mấy con cá nhỏ. Còn Đức Giê-su, Người ra lệnh cho quần chúng ngồi xuống đồi cỏ, theo hàng lối lớp lang, rồi Người ngước mắt lên trời cầu nguyện, sau đó Người bảo các ông phân phát lương thực cho mọi người ăn no đủ và thu lại tất cả các mảnh bánh vụn.

Chúng ta có thể phân tích câu chuyện Đức Giêsu làm cho La-gia-rô sống lại tại Bê-ta-ni-a để thấy Đức Giê-su cũng đã tiến hành y như thế  (Ga 11: 33-34).

Qua hai thí dụ vừa rồi, sau khi Chúa đã quan sát và phán đoán, Người liền ra tay hành động cứu độ con người. Người biết Người phải làm gì và làm cho hoàn tất. Người bảo các môn đệ tìm cho Người mấy cái bánh và mấy con cá, rồi Người cầu nguyện, tạ ơn và sau đó Người phân công cho các ông đi phân phát đồ ăn và thu lượm lại đồ ăn dư thừa. Người cũng phân công cho người nhà của La-gia-rô lấy tảng đá lấp mồ ra. Người cũng cầu nguyện, tạ ơn, rồi Người ra lệnh cho Lagia-rô bước ra khỏi mồ.

2.4.2 Chính Giáo hội đã dùng Phương pháp này để canh tân Giáo hội

(1) Trong lãnh vực phụng vụ khởi đầu mỗi thánh lễ, Giáo hội mời gọi mỗi người, từ vị chủ tế cho tới các người tham dự cử hành nghi thức sám hối. Sám hối ở đây không phải chỉ là một nghi thức tượng trưng như trước đây đấm ngực ba lần là xong, nhưng như là một lần thống hối lỗi lầm thực sự và trở lại hòa giải với Chúa, với anh em. Giáo hội khuyên nhủ từng người hãy năng tìm đến với Bí Tích Hòa Giải để tìm lại được sự thanh thản và khiêm tốn bước vào cuộc sống. Rồi một thói quen thật tốt đẹp là hàng ngày trong các tu viện và chủng viện, trước đây trong giờ kinh tối đều dành ra mấy phút ”xét mình” để kiểm điểm đời sống. Nhiều vị thánh vĩ đại trong Giáo hội thường là những vị thánh sống đời thống hối, kiểm điểm cuộc sống hàng ngày. Có nhiều dòng tu hàng ngày còn vượt xa hơn kiểm điểm, xét mình, các tu sĩ ở đây còn ”đánh tội” nữa. Đặc biệt Thánh Y Nhã xử dụng thời gian đầu của tuần tĩnh tâm để kêu gọi xét mình, thống hối, hòa giải.   

(2) Nếu nhìn sâu, chúng ta có thể xem mỗi Công đồng chung, nhất là Công đồng Va-ti-can II, là một cuộc đại kiểm điểm của Giáo hội Công giáo toàn cầu. Thật vậy, Công đồng Va-ti-can II đã thực hiện một cuộc trở về nguồn, một cuộc canh tân vĩ đại và mang tính lịch sử để Giáo hội tìm lại sự tinh tuyền, thánh thiện thưở ban đầu. 

(3) Hiện nay các phong trào như Cursillos, Thăng Tiến Hôn Nhân, Canh Tân Đặc Sủng đều áp dụng triệt để Phương Pháp kiểm điểm cuộc sống, thống hối trong các khóa tĩnh huấn. Tất cả các nghi thức, các phương thức trên đều nhắm tới một chủ đích chính là mỗi người phải thường xuyên kiểm điểm cuộc sống của mình, từ tư tưởng, phán đoán, đến hành động có phù hợp với giáo huấn của Chúa Ki-tô và của Giáo hội không?

Vấn đề đặt ra với mọi người hôm nay, từ hàng giáo phẩm tới hàng giáo dân, giữa thời đại tiên tiến và vội vã hôm nay là chúng ta có nên duy trì và phát triền phương pháp kiểm điểm đời sống như một phương pháp thánh hoá chính mình và cải tiến hoạt động đoàn thể không? Giáo hội có nên tận dụng phương pháp kiểm điểm đời sống như một phương thế canh tân chính mình không? Câu trả lời dĩ nhiên phải là “có” và “nên”

2.4.3 Người đời cũng dùng để thành công trong đời sống chính trị, kinh tế xã hội:

(1) Thậm chí phía bên ngoài Giáo hội, cả người cộng sản lẫn tư bản đều tận dụng phương pháp này. Người cộng sản xử dụng phương pháp PHÊ và TỰ PHÊ khá hữu hiệu. Hàng tuần, hàng tháng người cán bộ thường xuyên có những giờ phút, nhất là trong các buổi hội họp, để tự phê bình chính mình rồi phê bình nhau một cách thẳng thắn và xây dựng. Chính nhờ phương pháp ”kiểm thảo” này, họ đã tránh được rất nhiều sai lầm và thành công trong hoạt động. Trong giai đoạn chiến tranh, sau mỗi trận đánh, các cán bộ từ chính trị viên cho tới các sĩ quan tác chiến, đều ngồi lại với nhau để rút ưu khuyết điểm của trận đánh và sau đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho những trận đánh kế tiếp. Trong các lãnh vực khác, người cộng sản cũng xử dụng triệt để phương pháp này.

(2) Còn người tư bản, nhờ các phương tiện truyền thông như báo chí sách vở, truyền thanh, truyền hình..., tất cả mọi sai lầm từ cuộc sống, cho tới hoạt động đều được phanh phui như những tiếng chuông, tiếng còi cảnh tỉnh con người, như những con dao mổ xẻ ung nhọt xã hội. Chính nhờ lưỡi dao dư luận sắc bén như thế, nhiều chính quyền, nhiều đoàn thể và nhiều cá nhân phải tự điều chỉnh chính mình để sửa đổi và cải tiến. Họ còn xử dụng một tuyệt chiêu khác, đặc biệt tại Hoa Kỳ, là thực hiện các cuộc điều tra, thống kê hoặc các cuộc thăm dò dư luận để tìm ra các nguyên nhân sai lầm, các khuynh hướng đại chúng, để thực sự đem lại thăng hoa con người và thăng tiến hoạt động cho cả chính quyền lẫn tư nhân.  Hướng tiến của xã hội được vạch vẽ từ đây. Cụ thể nhất, hiện nay các bản thống kê và thăm dò dư luận đều đồng thanh báo động xã hội Hoa Kỳ càng ngày càng lún sâu vào con đường suy đồi, nhất là lãnh vực luân lý, đạo đức. Từ đấy, xã hội Hoa Kỳ đang ráo riết tìm các biện pháp chấn chỉnh, sửa đổi và cải tiến.

III. PHẦN THỰC TẬP CỦA HỌC VIÊN (45 phút)

Mỗi tổ được phân công thực tập Phương pháp XEM-XÉT-LÀM vào một trong 3 lãnh vực sau đây:

(1) Hoạt động Tông đồ.

(2) Kiểm điểm đời sống cách tổng quát.

(3) Kiểm điểm đời sống cách chuyên biệt. 

IV. PHẦN KẾT LUẬN 

Một người hay một cộng đồng được đánh giá cao hơn một người hay một cộng đồng khác là nhờ người hay cộng đồng ấy biết cách làm việc có phương pháp. Việc Tông đồ giáo dân nói riêng hay việc Truyền giáo của Giáo hội nói chung cũng phải được thực hiện bằng Phương Pháp thích hợp mới đạt hiệu quả mong muốn. Phương Pháp đó là QUAN SÁT-PHÁN ĐOÁN-HÀNH ĐỘNG      !

Một người hay một cộng đồng biết cách tránh được những sai lầm và thiếu sót thường tình là nhờ biết thường xuyên kiểm điểm, xét mình, tự phê và phê bình một cách thẳng thắn và xây dựng lẫn nhau. Nếu không vượt qua được “tính tự ái” và “cả nể” của người đời mà mặc lấy tinh thần khiêm tốn của Phúc Âm thì Tông đồ Giáo dân và Giáo hội Công giáo Việt Nam sẽ không thể tiến tới trong đời sống tâm linh cá nhân  và thành công trong  việc Loan Báo Tin Mừng!

Ghi chú:Để trình bày đề tài này tôi có sử dụng một phần tư liệu của tác giả Hoàng Quý, đăng trên website Tiếng nói giáo dân. Xin chân thành cám ơn anh Hoàng Quý đã cho phép. Tôi cũng sử dụng lại một số tư liệu về Phương pháp Xem-Xét-Làm đã được trình bày trong cuốn GIÁO DÂN XÂY DỰNG CỘNG ĐOÀN CƠ BẢN, phát hành năm 2004 của bản thân.

Ngày 08 tháng 02 năm 2005

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Các tin khác

    (Trang 1/5)    1 2 3 4 >

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô