Thứ hai, ngày 06 tháng 05 năm 2024 | 04:34 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Khóa học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

KHÓA IIB: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN THỰC HÀNH

ĐỀ  TÀI  VI

TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN KHÁM PHÁ CHÚA GIÊ-SU

& ĐƯỜNG LỐI  CỦA NGƯỜI TRONG TIN MỪNG 

I. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài V đã chỉ cho các tông đồ giáo dân biết cách sống mật thiết và hoạt động Tông đồ với Chúa Thánh Thần. Khi sống gắn bó và làm việc tích cực dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, thì tông đồ giáo dân sẽ được chính Chúa Thánh Thần dẫn đến với Chúa Giê-su Ki-tô và đưa vào đời sống hiệp thông một cách sâu sắc và riêng tư  với Người. Nhưng để khám phá Chúa Giêsu và Đường lối của Người trong Tin Mừng tông đồ giáo dân cần phải am tường một số phương pháp thích hợp và hữu hiệu thường được dùng trong Giáo hội. Đề tài 6 này sẽ giới thiệu các phương pháp ấy.    

II. PHẦN TRAO ĐỔI NHÓM NHỎ CỦA HỌC VIÊN (45 phút).

Trong Giáo hội Công giáo nói chung và Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng có một thực trạng rất đau lòng đã kéo dài nhiều thế kỷ là có rất ít người giáo dân có khả năng trình bày, giới thiệu hay nói về Chúa Giê-su (vừa là một nhân vật lịch sử vừa là đối tượng của niềm tin Ki-tô giáo) một cách mạch lạc, có đầu có đuôi và có sức thuyết phục cho người khác, nhất là cho anh chị em lương dân hay cho các em nhỏ. Vậy xin hỏi:

1. Anh chị có khả năng ấy không? Do đâu mà anh chị có hoặc không có khả năng ấy?

2. Trong giáo xứ, hội đoàn của anh chị có được mấy người có khả năng ấy? Vì sao mà họ có hoặc không có khả năng ấy?

3. Muốn có nhiều người có khả năng nói về Chúa Giê-su Ki-tô cho người khác thì giáo xứ, hội đoàn phải làm gì?

4. Muốn có khả năng nói về Chúa Giê-su Ki-tô cho người khác thì anh chị phải làm gì? tìm học ở đâu? dựa vào tài liệu đâu?

5. Anh chị có biết câu nói này của ngôn sứ Hô-sê "Chẳng có sự hiểu biết Thiên Chúa trong xứ này" (Hs 4: 1) không? Ngôn sứ Hô-sê quy trách nhiệm cho ai về tình trạng này của Dân Chúa trong Cựu Ước? 

6. Anh chị có suy nghĩ gì về câu nói của Thánh Giê-rô-ni-mô là linh mục tiến sĩ Hội Thánh:  “Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Ki-tô”? 

III. PHẦN HỌC HỎI QUA SỰ TRÌNH BÀY CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN (120 phút).

A. TRÌNH BÀY SƠ LƯỢC (30 phút):

3.1 Tầm quan trọng của việc khám phá Chúa Giêsu và Đường Lối của Người trong Tin Mừng:

Khám phá Chúa Giê-su và đường lối của Người trong Tin Mừng là điều cốt yếu và quan trọng nhất đối với người Ki-tô hữu, nhất là đối với các Tông Đồ Giáo Dân. Vì chưng theo Đạo và nhất là truyền Đạo thì phải biết Đạo là gì, Đạo dạy gì. Theo Đạo và truyền Đạo không phải là tin và quảng bá một mớ lý thuyết (triết lý, giáo lý) mà là tin, đi theo và giới thiệu một NGƯỜI, một ĐẤNG là chính Chúa Giê-su Ki-tô, tức Đức Giê-su Na-gia-rét là Con Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại.

Khám phá Chúa Giê-su để có nhận thức mới về Người. Muốn thế chúng ta cần nhìn vào Chúa Ki-tô bằng một cái nhìn mới để thấu hiểu hơn về Người và về phương pháp Ngài đã xử dụng khi đào tạo các môn đệ. 

3.2 Những phương pháp khám phá Chúa Giêsu và Đường Lối của Người trong Tin Mừng:

Có ba phương pháp chính có thể giúp tông đồ giáo dân khám phá Chúa Giê-su và Đường lối của Người trong Tin Mừng:

(1) Phương pháp thứ nhất: đọc các sách “nghiên cứu” về Chúa Giê-su của các nhà thần học thánh kinh, nhất là các sách mới xuất bản:

Có thễ nói có không biết bao nhiêu tác giả đã viết về nhân vật Giê-su. Có một số sách đáng chúng ta tìm đọc như  cuốn 'Ki-tô hữu trước thềm thời đại mới' của Cố Hồng Y Suenens, cuốn 'Tomorrow's Catholic' của Lm. Michael Morwood, cuốn 'Jesus: A New Vision' của Giáo sư Marcus J. Borg, cuốn 'A Portrait of Jesus' của  Lm. Joseph F. Girzone, cuốn  'The Master Plan of Evange-lism' của Robert E. Coleman, cuốn 'The Jesus I never knew' của Philip Yancey, cuốn 'Bước theo Đức Kitô' của Lm. Trần Thái Hợp. Đa số các tác giả trên đều đề cập về Chúa Giê-su trong lịch sử cách đây 2000 năm trên đất Do Thái, nhưng quan trọng hơn, các tác giả đưa chúng ta đi vào khám phá Chúa Giê-su của niềm tin. Chúa Giê-su của lịch sử đó không nằm chết trong lịch sử, hiện nay Ngài vẫn còn sống thật linh hoạt và tác động trí óc cũng như con tim của những ai tìm đến với Ngài trong Kinh Thánh. Ngài vẫn ở đó để những ai tìm đến, họ sẽ gặp được Ngài, sống với Ngài và học hỏi với Ngài y hệt như xưa kia các môn đệ đã sống bên Ngài trên giải đất Do Thái. Chúa Giê-su của ngày hôm qua, cũng là Chúa Giê-su của ngày hôm nay và mãi mãi sau này nữa.

Tất cả các tác giả vừa rồi đều nhìn nhận phải đi vào khám phá Kinh Thánh mới có thể học hiểu được "khoa học siêu việt về Chúa Giê-su Ki-tô." Hiện nay tại Hoa Kỳ, có một số giáo sư dậy Kinh Thánh tại đại học và cả trong một số chủng viện nữa là những giáo sư 'ngoại giáo.' Họ dậy về Chúa Giê-su như một nhân vật lịch sử cách đây hơn 2000 năm. Quả thực họ dậy về "khoa học Đức Giê-su," nhưng họ không thể dậy về khoa học này một cách siêu việt được, bởi vì họ không có những hiểu biết và cảm nghiệm của niềm tin. Chỉ có đôi mắt và tâm hồn chất chứa niềm tin mới có thể khám phá ra được Chúa Giê-su Ki-tô siêu việt của niềm tin. Chính vì thế, ngay từ những thế kỷ đầu của Ki-tô giáo, khi thánh Hiê-rô-ni-mô xác quyết: "Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Ki-tô," phải chăng thánh nhân cũng có thể nói ngược lại: "Không biết Chúa Ki-tô là không biết Kinh Thánh?" Phải chăng cái biết ở đây thánh nhân muốn nhấn mạnh đến cái biết của niềm tin, của con mắt đức tin?

(2) Phương pháp thứ hai: đọc các bài/sách chú giải Phúc âm để hiểu hơn về Chúa Giê-su Ki-tô: Hơn bao giờ hết trong Giáo hội ngày nay có rất nhiều người, giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và thậm chí cả giáo dân, đua nhau viết những bài (sách) suy niệm hay chú giải về Phúc Âm ngày chúa nhật. Muốn hiểu hơn về Chúa Ki-tô, tông đồ giáo dân không thể xem thường việc đọc và nghiền ngẫm các bài (sách) viết này. Hãy chọn đọc bài (sách) của tác gỉa nào tập trung vào việc làm nổi bật Chúa Giê-su và giáo huấn của Người, để vừa không mất thời giờ vừa được nhiều lợi ích thiêng liêng làm cuộc sống đức tin và truyền giáo thêm phong phú.

(3) Phương pháp thứ ba: Đọc, Suy niệm Lời Chúa và Cầu nguyện (Lectio Divina):

Trong Hiến chế Tín lý về Mạc Khải hay Lời của Thiên Chúa (Dei Verbum) có câu: "Thánh Công đồng tha thiết và đặc biệt khuyến khích mọi tín hữu, cách riêng các tu sĩ hãy năng đọc Thánh Kinh để học biết 'khoa học siêu việt của Chúa Giê-su Ki-tô' (Ph 3:8). 'Vì không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô' (Th. Giê-rô-ni-mô) (số 25)”.

Riêng đối với giáo dân thì phương pháp thuận lợi, dễ dàng và phù hợp nhất để khám phá Chúa Giê-su và Đường Lối của Người trong Tin Mừng chính là Phương Pháp: “Đọc, Suy niệm Lời Chúa và Cầu Nguyện” (Lectio Divina). Phương pháp này đã được Giáo hội xử dụng từ rất lâu và càng ngày càng được phổ biến rộng rãi trong Dân Chúa. Ngày 17.1.2005 vừa qua Đức Hồng Y Kasper Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp Nhất Ki-tô giáo của Vatican cũng vừa lên tiếng khuyến khích mọi người hãy sử dụng Phương Pháp này khi ngài đọc bài diễn văn có tựa đề “Lời Chúa và sự  Hiệp Nhất của Giáo Hội”  tại Neuilly sur Seine, vùng Paris (Pháp), nhân Tuần Lễ Đại Kết Ki-tô giáo (xem bản tin Zenit ngày 25.1.2005).

B. TRÌNH BÀY CẶN KẼ VÀ CHI TIẾT (90 phút):

(1) THAM KHẢO SÁCH NGHIÊN CỨU VỀ CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ:

Theo giáo sư thần học Marcus J. Borg trong cuốn "Jesus: a New Vision" (Chúa Giê-su: Tầm Nhìn Mới), Chúa Giê-su được ông đề cập tới dưới hai khía cạnh then chốt: nhân vật siêu linh và nhân vật chính trị. Tác giả đã dành ra 35 năm học hỏi, nghiên cứu và giảng dậy về Chúa Giê-su. Trước đây chúng ta vẫn thường nhìn Chúa Giê-su qua hai đời sống của Ngài: đời sống tư (private life) và đời sống công (public life). Trong đời sống riêng tư của Ngài, Ngài sống kết hiệp với Chúa Cha và Thánh Thần, và trong đời sống công khai của Ngài, Ngài giao tiếp với nền văn hóa, với đời sống xã hội, còn được gọi là chính trị, trong đó có  đủ mọi giới trong xã hội. Tác giả Nguyễn Anh Tuấn gọi đây là đời sống văn xã  (văn hóa-xã hội).

Mục tiêu của Chúa Giê-su khi thi hành sứ mệnh trong đời sống công khai, hay còn được gọi là đời sống chính trị, chính là phải chuyển biến, phải thay đổi, phải canh cải lề lối sống đạo và thực hành đạo trong xã hội Do Thái vào thời đó. Trong tiến trình này, Ngài thực hiện đời sống tư của Ngài với Thiên Chúa rất mẫu mực, khi Ngài sống kết hiệp chặt chẽ với Chúa Cha là thi hành trọn vẹn ý của Cha Ngài và Ngài sống thật thân tình với Chúa Thánh Linh đến mức độ, trong bất cứ biến cố nào, Ngài đều có Chúa Thánh Linh xuất hiện để trở thành thần lực của Ngài. Điển hình nhất khi Ngài nhận Phép Rửa trên dòng sông Gióc-đan (Lc 3: 22), rồi sau đó Ngài được Thánh Thần dẫn vào sa mạc (Lc 4: 2) và đặc biệt trong nguyện đường Do Thái, khi Ngài mở sách Kinh Thánh và đọc lời Ngôn sứ I-sai-a ứng dụng vào Ngài ngay vào giờ phút đó: "Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Ngài đã xức dầu tấn phong tôi..." (Lc 4: 18). Còn trong đời sống công khai, đời sống văn xã hoặc đời sống chính trị, Ngài ứng xử với đủ mọi loại người, từ các nhà lãnh đạo chính giới cũng như tôn giáo, từ hàng ngũ những người thế giá trong xã hội như những người Pha-ri-siêu, tới các nhà thông luật, hoặc phái Sa-đu-xê, cho tới những người cùng đinh và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội (outcasts).

Giáo sư Borg đặt cho Chúa Giê-su nhiều danh vị như Ngài là Nhà Khôn Ngoan khi Ngài thách thức với nền Khôn ngoan Truyền thống (challenge to Conventional Wisdom). Ngài là Nhà Sáng Lập Phong trào Phục hoạt đời sống (Revitalization Movement Founder). Ngài là Nhà Tiên Tri  khi Ngài đưa ra những lời đe dọa, những lời buộc tội và những lời kêu gọi phải canh tân, phải thay đổi lối sống trong xã hội (Prophet: Social World in crisis). Ngài là một Nhân vật Thách Thức (Challenge: Jerusalem and Death).

Trong chương đề cập về “Đức Giê-su là Nhà Sáng Lập Phong trào Phục hoạt đời sống” (Jesus as Revitalization Movement Founder) Giáo sư Borg có viết: "Chúng ta đồng quan điểm khi nghĩ Đức Giê-su là nhà Sáng Lập Ki-tô giáo. Nhưng hiểu theo nghĩa hẹp, điều này không đúng trên phương diện lịch sử. Thay vào đó, Ngài quan tâm đến việc canh tân dân tộc Do Thái. Để tiến đến đích điểm này, Ngài dàn dựng một cao trào phục hoạt hay một phong trào canh tân trong quần chúng Do Thái và ngày nay nhiều người gọi là "Phong trào Giê-su" (Jesus Movement) đề cao mục tiêu phải chuyển hóa (transform), phải biến đổi xã hội Do Thái" (Marcus J. Borg, Jesus: a New Vision, Harper San Francisco, 1987, trang 125).

Những nét đặc trưng của Phong trào Giê-su là gì? Trước tiên tác giả đề cập về:

Bối cảnh Do Thái: mục vụ của Chúa Giê-su nhắm vào việc tuyển chọn nhóm 12 môn đệ, tiêu biểu cho mười hai chi tộc Do Thái. Chúa Giê-su nhìn họ như nhóm hạt nhân của một Do Thái "Mới" hoặc Do Thái "Chân Chính."

Phong trào Sủng Lực (Charismatic Movement): phong trào này được đặt nền tảng nơi Chúa Thánh Linh. Đức Giê-su muốn những ai đi theo Ngài cũng phải trở nên giống Ngài, khi Ngài là nhà Sáng Lập đã sống và hoạt động với tràn đầy cảm nghiệm về Chúa Thánh Linh. Thần lực của Chúa Thánh Linh luôn luôn hiện diện sống động trong phong trào, nơi Chúa Giê-su cũng như nơi một số những người đi theo Ngài. Nhưng thật thảm hại, đặc tính then chốt của phong trào này thường ít được nhấn mạnh nơi các nhà thần học cũng như trong Giáo hội xưa và nay.

Phong trào di hành, lưu động  (An Itinerant Movement): Phong trào này xoay quanh nhân vật chủ chốt là Chúa Giê-su: Chúa Giê-su đi tới đâu, các môn đệ đi theo Ngài tới đó. Phong trào này gồm nhóm người luôn luôn di động, luôn luôn lên đường cho hành trình truyền giáo.

Sống an vui nơi sự hiện diện của Chúa Giê-su: điều này được thể hiện rõ nét khi Chúa Giê-su thường có mặt với các ông trong bữa ăn, trong các tiệc mừng. Sống bên sự hiện diện của Chúa Giê-su, các ông có cảm nghiệm như được sống trong sự hiện diện tràn đầy của Chúa Thánh Linh tuôn chảy qua Ngài.

Tiếp tới tác giả đề cập về nền tảng đạo đức của phong trào này: tình thương. Nói một cách khác, đường lối và phương pháp thể hiện phong trào này chính là tình thương. Tác giả còn mạnh bạo hơn nữa khi gọi nền đạo đức này là "nền đạo lý của tình thương" (Ethos  of Compassion) sẽ dẫn đến "nền chính trị của tình thương" (Politics of Compassion). Nền đạo lý mới này đối lập với nền đạo lý cũ (Ethos of Holiness) dựa trên những khuôn khổ đạo đức hình thức dẫn đến "nền chính trị của thánh thiện" (Politics of Holiness) trong xã hội Do Thái lúc bấy giờ. Chính nền đạo lý của tình thương đã tác động thâm sâu trong công việc định hình Phong trào Giê-su trong nhóm nhỏ cũng như giữa xã hội. Môi trường của Phong trào này thật khác biệt, thật đối chọi với môi trường xã hội nghiêm khắc (rigid social boundaries) của thế giới Do Thái. ( xx. Jesus: a New Vision, p. 131).

(2) SUY NIỆM HAY CHÚ GIẢI VỀ PHÚC ÂM CHÚA NHẬT

SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN NĂM A (23.01.2005)

“CÁC ANH HÃY SÁM HỐI, CÁC ANH HÃY THEO TÔI  .  .  .”

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

Sau khi Tổng Thống Georges W.Bush tái đắc cử vào Tòa Bạch Ốc, khắp nơi trên thế giới người ta chờ đợi ‘hành động đầu tiên’ của ông. ‘Hành động đầu tiên’ ấy rất quan trọng, vì nó có tính biểu tượng rất cao: từ hành động ấy, người ta có thể đoán ra trọng tâm hoạt động của nhiệm kỳ thứ hai của vị Tổng Thống này. Trong thánh lễ Chúa nhật 03 Mùa Thường niên hôm nay, chúng ta được nghe Thánh Mát-thêu tường thuật lại những “hành động đầu tiên” của Đức Giê-su khi Người rời bỏ đời sống ẩn dật để chuyển sang đời sống công khai. Chúng ta hãy tìm hiểu để cảm nghiệm được ý nghĩa sâu xa của các “hành động đầu tiên” ấy.

II. LẮNG NGHE & TÌM HIỂU LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM

2.1 Lắng nghe Lời Chúa: Mt 4,12-23:

(12) Khi Đức Giê-su nghe tin ông Gio-an đã bị nộp, Người lánh qua miền Ga-li-lê. (13) Rồi Người bỏ Na-gia-rét, đến ở Ca-phác-na-um, một thành ven biển hồ Ga-li-lê, thuộc địa hạt Dơ-vu-lun và Náp-ta-li, (14) để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a nói: (15) Này đất Dơ-vu-lun và đất Náp-ta-li, hỡi con đường ven biển, và vùng tả ngạn sông Gio-đan, hỡi Ga-li-lê, miền đất của dân ngoại! (16) Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu dọi.  (17) Từ lúc đó, Đức Giê-su bắt đầu rao giảng và nói rằng: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.” (18) Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy hai anh em kia, là ông Si-mon cũng gọi là Phê-rô, và người anh là ông An-rê, đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. (19) Người bảo các ông: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.” (20) Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người. (21) Đi một quảng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dê-bê-đê, là ông Gia-cô-bê và người em ông là ông Gio-an. Hai ông này đang cùng với cha là ông Dê-bê-đê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông. (22) Lập tức, các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Người. (23) Thế rồi Đức Giê-su đi khắp miền Ga-li-lê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân.

2.2 Trong đoạn Tin Mừng Mt 4,12-23 trên, chúng ta khám phá Chúa Giê-su làAi?

Trong đoạn Phúc âm trên, chúng ta khám phá ra Đức Giê-su với những nét độc đáo sau đây:

(1) Đức Giê-su là người biết thời biết thế, biết khi nào phải làm gì, phải đi đâu, phải gặp ai, phải nói gì. Người đã chọn đúng thời điểm để chuyển từ Nagarét một thôn quê nhỏ bé đến Ca-phác-na-um một thành ven biển, là một thị tứ buôn bán làm ăn xầm uất vì có nhiều người qua lại, thuận tiện cho việc tiếp xúc và rao giảng Tin Mừng. Hơn nữa khi chọn lựa thì Đức Giê-su luôn theo sự hướng dẫn của Lời Thiên Chúa đã được ghi chép trong Thánh Kinh từ ngàn xưa.

(2) Đức Giêsu là Sứ giả của Thiên Chúa có sứ mạng loan báo thời điểm của Nước Thiên Chúa và kêu gọi mọi người sám hối:  “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.”

(3) Đức Giêsu là Nhà Truyền Giáo có tầm nhìn (nhìn xa trông rộng) biết dự liệu tương lai nên đã tìm chọn môn đệ ngay từ những ngày đầu. An-rê và Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là bốn môn đệ đầu tiên được Đức Giêsu mời và chọn: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.” Bốn ông chỉ là những dân chài cần cù siêng năng chứ không phải là các nhà trí thức hoặc các vị tư tế luật sĩ  hay các ngài Pha-ri-sêu quyền thế.  Nên cách chọn lựa của Đức Giê-su có nét rất mới, rất cách mạng, khác hẳn với cách chọn và dùng người mang nặng tính  “côcc” (con ông cháu cha) của chúng ta. 

(4) Đức Giê-su là Nhà Truyền Giáo không ngồi yên một chỗ nhưng luôn di chuyển khắp “hang cùng ngõ hẻm”. Ca-phác-na-um chỉ là nơi dừng chân, là trạm nghỉ để lấy lại sức chứ không phải là “nhà” để “ngụ”, càng không phải là “tòa” để “ngự”. Nói cách khác, Đức Giê-su là Nhà Truyền Giáo lưu động chứ không phải là người định cư, cắm rễ nhổ không lên như nhiều giáo sĩ ngày nay.

(5) Đức Giêsu gắn liền việc rao giảng Tin Mừng Nước Trời với việc giảng dạy và chữa trị bệnh hoạn tật nguyền cho dân chúng. Nói cách khác, Đức Giêsu hoạt động cả trong lẫn ngoài nhà thờ; Đức Giêsu đáp ứng nhu cầu cả vật chất lẫn tâm linh của người nghe.

(6) Đức Giêsu vừa giảng vừa dạy, giảng và dạy bằng lời nói và nhất là bằng việc làm chứ không như nhiều giáo sĩ và giáo dân ngày nay chi biết giảng mà không biết dạy, chỉ biết nói mà không biết làm.

2.3 Lời Chúa trong đoạn Tin Mừng Mt 4,12-23 dạy chúng ta điều gì?

Muốn biết Lời Chúa dạy chúng ta điều gì, chỉ cần đọc lại hai lời mời trong bài Tin Mừng trên: “Các anh hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (câu 17) và “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” (câu 19). Cả hai lời mời ấy đều dành cho tất cả mọi Ki-tô hữu, giáo dân cũng như giáo sĩ.

III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

* Lời mời thứ nhất: “Các anh hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần”. Nước Trời đã hiện diện giữa chúng ta với sự xuất hiện của Con Một Thiên Chúa xuống thế làm người và cư ngụ giữa chúng ta (Em-ma-nu-en). Nước Trời đang mỗi ngày một hình thành rõ nét hơn trong thế giới loài người thông qua những hành động yêu thương và cứu độ mà mỗi con người thể hiện trong cuộc sống. Để đón nhận Nước Trời và làm cho Nước ấy rộng mở vào tâm hồn con người và môi trường xã hội, chúng ta được mời gọi SÁM HỐI, tức thay đổi cách chúng ta suy nghĩ và hành động. Thay đổi theo gương của chính Chúa Giêsu: Người sống thế nào, chúng ta cố gắng sống thế ấy. Bài Phúc âm trình bày một Đức Giêsu làm việc không biết mệt mỏi, đi hết nơi này nơi khác, vừa giảng vừa dạy vừa chữa lành các vết thương thể xác cũng như tâm hồn của con người. Trong khi ấy chúng ta lại ngại khó, không muốn vất vả mà chỉ muốn sống định cư, tự  tại và hưởng thụ.

* Lời mời thứ hai: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” Mọi Kitô hữu đều có ƠN GỌI làm môn đệ Đức Giê-su. Được gọi làm môn đệ để đóng góp vào công trình cứu độ chúng sinh của Chúa Ki-tô bằng cách dành tất cả khả năng, thời giờ và tiền của cho công cuộc Loan báo Tin Mừng. Cũng có nghĩa là phải từ bỏ cả người thân, nghề nghiệp. Trên thực tế chúng ta thấy không ít các môn đệ của Chúa ngày nay vẫn tích lũy cho cá nhân và gia đình mình; vẫn dính bén với đủ thứ trần tục: chức quyền, danh vọng, của cải; vẫn chỉ ‘phục vu’ như  các “quan chức” của nhà thờ chứ không hết lòng, hết sức, hết trí khôn với Chúa và Nước của Chúa. Chính vì thế mà sau hơn 400 năm có mặt trên đất nước này, Đạo Công giáo mới vẫn chỉ chiếm 6-7% dân số. Giáo hội cần những chiến sĩ truyền giáo thực thụ, giáo sĩ, tu sĩ cũng như giáo dân.

IV. CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa mời gọi chúng con sám hối và đi theo Chúa, nhưng chúng con chẳng hề thay đổi chút nào, ngày hôm nay vẫn sống y như ngày hôm qua, năm 2005 vẫn sống y như năm 2004. Chúng con chẳng dám dấn thân cho công cuộc mở rộng Nước Chúa. Chúng con vẫn sống theo cách suy nghĩ tính toán của chúng con. Chúng con quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của chúng con hơn là quan tâm đến việc sống theo Chúa. Chúng con củng cố những gì đang có, chứ không dám thay đổi theo tinh thần Tin Mừng. Chẳng những chúng con không muốn từ bỏ mà lại còn tìm mọi cách để chiếm hữu và gỡ gạc với đủ mọi mánh khóe và lời nguỵ biện. Chúng con chỉ là những kẻ tội lỗi, gỉa hình, đáng bị trừng phạt, chẳng hơn gì nhóm biệt phái thời xưa.

Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, xin Chúa dủ lòng xót thương cho chúng con được sống.

Lạy Chúa Giêsu Ki-tô, xin Chúa biến đổi chúng con như Chúa đã biến đổi các môn đệ xưa, bằng Thánh Thần của Chúa để chúng con SÁM HỐI và THEO CHÚA. Amen!      

 

(3) PHƯƠNG PHÁP “ĐỌC, SUY NIỆM LỜI CHÚA VÀ CẦU NGUYỆN” (LECTIO DIVI NA)

1/. Tiến trình của phương pháp Đọc, Suy niệm Lời Chúa và Cầu nguyện:

Phương pháp «Đọc, Suy Niệm Lời Chúa và Cầu Nguyện» này được tiến hành theo 5 bước như sau:

1.   Đọc và lắng nghe Lời Chúa (Lectio),

2.  Suy niệm Lời Chúa (Meditatio),

3. Cầu nguyện: để Lời Chúa đánh động tâm hồn tạo nên những tâm tình cầu nguyện  (Oratio),

4. Cầu nguyện chiêm niệm: chiêm ngưỡng Chúa và để tâm hồn cháy lửa yêu mến Chúa (Contemplatio),

5. Dấn thân hành động theo lời mời gọi, sự gợi ý của Chúa (Actio). 

Có nhiều người thêm phần chuẩn bị vào tiến trình và là bước thứ nhất. Khi ấy tiến trình Đọc, suy niệm Lời Chúa và cầu nguyện sẽ gồm 6 bước như sau:

1.- Chuẩn bị - xin ơn Chúa Thánh Thần.

2.- Đọc và tìm hiểu bản văn.

3.- Suy niệm.

4.- Cầu nguyện.

5.- Chiêm niệm.

6.- Dấn thân hành động.

2/. Giải thích từng bước của tiến trình:

b1. Chuẩn bị – Xin ơn Chúa Thánh Thần

Ở bước 1 này, chúng ta nên lưu ý những điều sau đây: “Khi mở Sách Thánh, bạn cần ý thức rằng đọc Lời Chúa là để nghe Chúa nói với bạn. Việc lắng nghe này không tùy thuộc ở bạn hay do bạn cố gắng, nhưng do Chúa, Đấng muốn bạn nghe được tiếng Ngài. Vậy bạn hãy lắng nghe Chúa nói qua Lời của Ngài, trong tâm tình khiêm tốn của người nghèo của Thiên Chúa, sẵn sàng đón nhận và thực thi Lời Chúa.

“Bạn cũng nên nhớ cuốn sách này không phải của riêng bạn, mà là của cộng đoàn Hội Thánh. Khi cầu nguyện với Lời Chúa, bạn được hòa mình vào truyền thống của Hội Thánh đã có từ bao đời. Dù đọc Lời Chúa một mình di chăng nữa, bạn vẫn không cô đơn vì được liên kết với bao anh chị em tín hữu khác đã và đang “suy niệm luật Chúa đêm ngày” (Tv 1,2).

“Bạn hãy đặt mình trước mặt Chúa để đi vào cuộc đối thoại với Người. Bạn cũng hãy xin Người cử Thánh Thần đến giúp bạn hiểu Lời Chúa; đồng thời đi vào sự thinh lặng nội tâm để đón nghe Lời Chúa” (69).     

b2. Đọc và tìm hiểu Lời Chúa (Lectio)

Đọc chậm rãi từng chữ từng câu một đoạn văn Kinh Thánh. Không cần đọc lấy nhiều.  Đọc đi đọc lại nhiều lần.  Nhất là những câu ngắn mà chúng ta thấy hay thấy thích, chúng ta có thể lặp đi lặp lại nguyên văn các câu ngắn ấy nhiều lần. Đọc trong tâm tình yêu mến, lắng nghe, tìm hiểu, đón nhận ơn soi sáng và ơn tác động của Thánh Thần.  Đọc Lời Chúa trong cầu nguyện, xin Thiên Chúa, xin Chúa Giê-su nói với chúng ta, tỏ lộ Ý Ngài cho chúng ta, chỉ đường vạch lối cho chúng ta, soi sáng hướng dẫn chúng ta. 

Ở bước 2 này chúng ta có thể dùng phương pháp sau đây để nắm bắt được nội dung bản văn:

a/ Quan sát bằng cách tự đặt cho mình những câu hỏi như: (1) Ở đâu? khi nào? (2) Ai? (3) Làm gì?  (4) Nói gì? Thí dụ: Lc 19,1-10 (70).

 


Ở đâu?

Khi nào?

(1)

 

Ai?

(2)

 

 

Làm gì?

(3)

 

 

Nói gì?

(4)

 

 

Giê-ri-khô

 

 

Đức Giê-su

 

 

đi ngang qua

 

 

 

Da-kêu

 

 

Tìm biết Đức Giê-su

Chạy tới trước

Leo lên cây

 

 

 

Đức Giê-su

 

tới chỗ ấy,

nhìn lên,

nói:

 

 

“Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!”

 

 

 

Da-kêu

 

 

 

Vội vàng tụt xuống

Mừng rỡ đón Chúa

 

 

 

 

Đám đông

 

 

 

Thấy vậy

Xầm xì

“Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!”

 

 

 

 

Da-kêu

 

 

Đứng lên

Thưa Chúa

 

“Phân nửa tài sản, tôi cho người nghèo, và nếu đã cưỡng đoạt…xin đền gấp bốn!”

 

 

 

Đức Giê-su 

 

Nói

 

 

 

 

“Hôm nay ơn cứu độ đến với nhà này, vì cũng là con cháu Apraham. Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất.”

 

b/ Giải thích bằng cách tự đặt cho mình những câu hỏi như: có ý nghĩa gì? ám chỉ hay ngụ ý gì? tại sao?

c/ Tóm kết ý nghĩa đoạn văn trong một câu vắn gọn:

* Trong đoạn văn Kinh Thánh này, chúng ta khám phá Đức Giêsu là ai?

* Đoạn Kinh Thánh này dạy chúng ta điều gì hay chúng ta học được điều gì từ đoạn Kinh Thánh này?

b3. Suy niệm Lời Chúa (Meditatio)

Trong thinh lặng, chúng ta tự hỏi trong lòng: Lời này, câu này, sự kiện này có ý nghĩa gì? Thiên Chúa, Chúa Giê-su có dành cho riêng tôi lời này, câu này, biến cố này không? Thiên Chúa, Chúa Giê-su muốn nói gì với tôi qua lời này, câu này, biến cố này? Thiên Chúa và Chúa Giê-su mời gọi tôi làm gì ? 

Cũng chỉ trong thinh lặng của tâm hồn mình, chúng ta sẽ nghe được tiếng Chúa nói và khám phá ra ý muốn của Chúa và rồi chúng ta sẽ biết mình phải làm gì? 

b4. Cầu nguyện tức để Lời Chúa đánh động tâm hồn tạo nên những tâm tình cầu nguyện (Oratio)

Trong thinh lặng, chúng ta để Lời Chúa đánh động tâm hồn mình, để Thánh Thần làm dậy lên những tâm tình thờ phượng, ngợi khen, cảm tạ, khát khao, cảm thông, chia sẻ, sám hối ăn năn và quyết tâm sửa đổi. Và chúng ta dâng lên Thiên Chúa những tâm tình mà Thánh Thần đã khơi lên trong tâm hồn chúng ta. 

b5. Cầu nguyện chiêm niệm: chiêm ngưỡng Chúa và để tâm hồn cháy lửa yêu mến Chúa (Contemplatio)

Trong thinh lặng tuyệt đối chúng ta hướng mắt, hướng lòng về Thiên Chúa, về Đức Giê-su để nhìn ngắm, chiêm ngưỡng, để yêu mến Người. Chúng ta cố giữ cho tâm hồn trống rỗng, không vướng bận một việc gì khác….. để lòng kề lòng với Thiên Chúa, với Chúa Giê-su.      

b6. Dấn thân hành động theo lời mời gọi, sự gợi ý của Chúa (Actio) 

Cách “Đọc, suy niệm Lời Chúa và cầu nguyện” chỉ hoàn hảo khi chúng ta đáp lại lời mời gọi, sự gợi ý của Chúa mà chúng ta đón nhận được trong quá trình các bước kể trên. Chúng ta đáp lại lời mời gọi, sự gợi ý của Chúa bằng một quyết tâm. Nhưng quyết tâm ấy phải có một hành động cụ thể kèm theo. Chỉ có quyết tâm không thì chưa đủ, mà phải có việc làm cụ thể, thiết thực mới là nghe và thực thi ý muốn của Chúa (71).                       

3/. Thực tập phương pháp “Đọc, Suy niệm Lời  Chúa & Cầu nguyện”  với đoạn Phúc âm Lc 5,1-11: “Đức Giêsu kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên”

B1.- Chuẩn bị – Xin ơn Chúa Thánh Thần (Preparatio).

Ở bước 1 này, chúng ta nên lưu ý những điều sau đây: “Khi mở Sách Thánh, chúng ta cần ý thức rằng đọc Lời Chúa là để nghe Chúa nói với chúng ta. Việc lắng nghe này không tùy thuộc ở chúng ta hay do chúng ta cố gắng, nhưng do Chúa, Đấng muốn chúng ta nghe được tiếng Ngài. Vậy chúng ta hãy lắng nghe Chúa nói qua Lời của Ngài, trong tâm tình khiêm tốn của người nghèo của Thiên Chúa, sẵn sàng đón nhận và thực thi Lời Chúa.Chúng ta cũng nên nhớ cuốn sách này không phải của riêng chúng ta, mà là của cộng đoàn Hội Thánh. Khi cầu nguyện với Lời Chúa, chúng ta được hòa mình vào truyền thống của Hội Thánh đã có từ bao đời. Dù đọc Lời Chúa một mình đi chăng nữa, chúng ta vẫn không cô đơn vì được liên kết với bao anh chị em tín hữu khác đã và đang “suy niệm luật Chúa đêm ngày” (Tv 1,2).

Chúng ta hãy đặt mình trước mặt Chúa để đi vào cuộc đối thoại với Người. Chúng ta  cũng hãy xin Người cử Thánh Thần đến giúp chúng ta hiểu Lời Chúa; đồng thời đi vào sự thinh lặng nội tâm để đón nghe Lời Chúa.      

B2.- Đọc & tìm hiểu bản văn (Lectio).

Chúng ta hãy đọc chậm rãi từng chữ từng câu một đoạn văn Lc 5,1-11. Không cần đọc lấy nhiều. Đọc đi đọc lại nhiều lần, nhất là những câu ngắn mà chúng ta thấy hay thấy thích; Chúng ta có thể lặp đi lặp lại nguyên văn các câu ngắn ấy nhiều lần. Chúng ta đọc trong tâm tình yêu mến, lắng nghe, tìm hiểu, đón nhận ơn soi sáng và ơn tác động của Thánh Thần. Chúng ta đọc Lời Chúa trong cầu nguyện, xin Thiên Chúa, xin Chúa Giêsu nói với chúng ta, tỏ lộ Ý Ngài cho chúng ta, chỉ đường vạch lối cho chúng ta soi sáng hướng dẫn chúng ta. 

Ở bước 2 này chúng ta nên dùng phương pháp gồm 3 việc: (a) quan sát, (b) giải thích và (c) tóm kết, để nắm bắt được nội dung bản văn Lc 5,1-11 và nhận ra sứ điệp của Lời Chúa:

a/ Quan sát bằng cách tự đặt những câu hỏi: Ở đâu? khi nào? // Ai? // Làm gì? // Nói gì?

 

Ở đâu?

Khi nào?

Ai?

Làm gì?

 

 

Nói gì?

 Bên bờ hồ Ghen-nê-xa-rét

Một hôm

Khi giảng  xong

 

 

 

 Đám đông

 

Đức Giê-su

 

 

Các tin khác

    (Trang 1/5)    1 2 3 4 >

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô