Thứ sáu, ngày 01 tháng 11 năm 2024 | 08:05 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

 

ĐỊA VỊ VÀ SỨ MỆNH

CỦA NGƯỜI GIÁO DÂN

 

  LỜI MỞ ĐẦU

          Hội Đồng Giám Mục VN đã viết trong thư mục vụ năm 2006 như sau:

       “Chúng tôi “chọn chủ đề : Sống đạo hôm nay, để mời gọi mỗi người sống niềm tin bằng những hành động cụ thể, như thánh Giacôbê Tông đồ viết: “Đức tin không có hành động quả là đức tin chết.” Gc 2,17). Quả thực, đời sống đạo vừa cần gắn bó với Thiên Chúa, vừa phải đi đến với anh em, như Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể và nhập thế đã nêu gương cho chúng ta.” (Thư MV số 1)

 

          Để giúp anh chị em đáp ứng lời mời gọi của Hội đồng Giám mục, tôi gửi đến anh chị em tài liệu về : Địa vị và sứ mệnh của người giáo dân đã được Công đồng Vaticanô II quyết nghị và công bố từ năm 1965.   

          Tôi hy vọng tài liệu trích dẫn từ Công đòng Vaticanô II này sẽ giúp anh chị em hiểu rõ hơn địa vị và sứ mệnh của mình trong Hội Thánh; đồng thời tích cực thi hành sứ mệnh đối với thế giới, nhất là với xã hội Việt Nam hôm nay.  

 

 Chương một

CÔNG ĐỒNG

 1. Công đồng là gì ?

          Công đồng là một hội nghị gồm các giám mục cùng một số chức vị trong Hội Thánh, chính thức nhóm họp với mục đích bàn luận và quyết định những vấn đề thuộc giáo lý hoặc qui luật của Hội Thánh.

 2. Công đồng giữ thẩm quyền gì trong Hội Thánh ?

          Công đồng giữ thẩm quyền tối thượng trong Hội Thánh. Nền tảng này dựa vào chính ý muốn của Chúa Kitô là Đấng đã ban quyền cho các tông đồ và những người kế vị các ngài, để dạy dỗ và điều khiển Hội Thánh.

 3. Công đồng có phải là cơ quan lập pháp của Hội Thánh không ?

          Công đồng chung là cơ quan lập pháp và giáo huấn tối cao của Hội Thánh. Thực ra đó chính là Giám mục đoàn qui tụ về một nơi. Những sắc lệnh giáo lý của công đồng này giũ một gía trị giáo thuyết rất cao : với một vài điều kiện, chúng thành bất khả ngộ.

 4. Trong lịch sử Hội Thánh có bao nhiêu Công đồng ?

          Trong lịch sử của Hội Thánh, ngay từ thời Hội Thánh sơ khai, các tông đồ đã tổ chức Công đồng Giê-ru-sa-lem đã được ghi trong sách Công vụ tông đồ chương 15. Các tông đồ đã họp lại để giải quyết vấn đề : Có nên cắt bì cho người ngoại (không phải Do Thái) khi họ gia nhập Hội Thánh không ? Sau khi đã bàn luận, các tông đồ đã quyết định : Không cắt bì cho người ngoại, khi họ gia nhập Hội Thánh.

          Ngoài Công đồng tiên khởi trên đây, Hội Thánh đã tổ chức 21 Công đồng.

 5. Công đồng Vaticanô II là gì ?

          Công Đồng Vaticanô II là Công đồng thứ 21, họp tại Vaticanô lần thứ hai. Công đồng khai mạc ngày 11-10-1962 và bế mạc ngày 08-12-1965. Công đồng đã quyết nghị nhiều vấn đề liên quan đến các thành phần trong Hội Thánh và mối tương quan với thế giới.

          Mục đích của Công đồng Vat. II là trở về với Chúa Kitô để canh tân Hội Thánh theo ý Chúa và tích cực gia tăng việc tông đồ và truyền giáo theo lệnh truyền của Chúa cứu thế.

 6. Công đồng Vaticanô II đã thông qua mấy văn kiện ?

          Công dồng đã thông qua 16 văn kiện nhu sau :

          A- HIẾN CHẾ :                                                     Viết tắt

          1. Tín lý về Giáo Hội                                               – GH

          2. Tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa                     – MK

          3. Về Phụng Vụ                                                     – PV

          4. Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay       – MV

          B- SẮC LỆNH :

          1. Nhiệm vụ mục vụ của các Giám mục                  – GM

          2. Chức vụ và đời sống các Linh mục                     – LM

          3. Đào tạo Linh mục                                              – ĐT

          4. Canh tân thích nghi đời sống Dòng tu               – DT

          5. Tông đồ giáo dân                                              – TĐ

          6. Hoạt động Truyền giáo của Giáo hội                            – TG

          7. Hiệp nhất                                                           – HN

          8. Các Giáo hội Công giáo Đông Phuơng                – ĐP

          9. Các phương tiện Truyền thông Xã hội                – TT

          C- TUYÊN NGÔN :

          1. Tự do Tôn giáo                                                   – TD

          2. Liên lạc của GH với các tôn giáo ngoài Kitô giáo  – NK

          3. Giáo dục Kitô giáo                                             – GD

  Chương hai

ĐỊA VỊ CỦA NGƯỜI GIÁO DÂN

 1. Công đồng Vaticanô II đã nói gì về người giáo dân ?

          “Sau khi xác định những chức vụ của các phẩm trật, Thánh Công Đồng sẵn lòng đề cập đến bậc sống của những Kitô hữu được gọi là giáo  dân. Mặc dầu những gì nói về Dân Thiên Chúa đều có liên quan đến giáo dân, tu sĩ cũng như giáo sĩ. Nhưng có một số điều đặc biệt thuộc về giáo dân nam nữ, vì địa vị và sứ mệnh của họ : những điều mà hoàn cảnh đặc biệt của thời đại chúng ta đòi phải tìm hiểu nền tảng chung cách thấu đáo hơn.” (GH số 30)

 2. Giáo dân có giúp ích gì cho Hội Thánh không ?

          “Thực thế, các chủ chăn của Dân Thánh ấy biết rõ giáo dân giúp ích rất nhiều cho toàn thể Hội Thánh. Các ngài biết rằng Chúa Kitô không đặt các ngài lên để một mình lãnh lấy tất cả sứ vụ cứu độ của Hội Thánh đối với thế giới; nhưng nhiệm vụ cao cả của các ngài là chăn dắt các tín hữu và nhận biết các phận sự và đoàn sủng của họ, để mọi người đều góp phần vào công cuộc chung, tùy theo cách thức của mình.”

          “Vì thế, mọi người “phải lấy bác ái mà thực hành chân lý, nhờ mọi sự hãy lớn lên trong Đấng làm đầu là Chúa Kitô; nhờ Người, toàn thân thể được phối hợp và kết tụ bằng sự liên lạc tương trợ nhau, tùy theo công dụng khả năng từng phần tử, khiến thân thể được tiến triển hầu xây dựng trong đức ái.”  (Ep 4,15-16) (GH số 30)

 3. Vậy người giáo dân là ai ?

          Danh hiệu giáo dân ở đây được hiểu là tất cả những kitô hữu không thuộc hàng giáo sĩ và bậc tu trì được Hội Thánh công nhận; nghĩa là những Kitô hữu đã được tháp nhập vào thân thể Chúa Kitô nhờ phép Thánh Tẩy, đã trở nên Dân Thiên Chúa, và tham dự vào chức vụ tư tế, tiên tri và vương giả của Chúa Kitô theo cách thức của họ; họ là những người đang thực hiện sứ mệnh của toàn dân Kitô giáo trong Hội Thánh và trên trần gian theo phận vụ riêng của mình.” (GH số 31)

 4. Tính cách riêng biệt và đặc thù của giáo dân là gì ?

          “Tính cách trần thế là tính cách riêng biệt và đặc thù của giáo dân. Thực vậy các phần tử trong hàng giáo sĩ dù đôi khi có thể lo việc trần thế, hoặc hơn nữa, hành nghề giữa đời, nhưng vì ơn kêu gọi đặc biệt, sứ mệnh chính yếu và rõ rệt của họ vẫn là sứ vụ thánh. Phần các tu sĩ, do bậc sống của họ, làm chứng cách hùng hồn và cao quý rằng người ta không thể cải tạo thế giới và cung hiến nó cho Thiên Chúa được, nếu không có tinh thần các mối phúc thật.” (GH số 31)

 5. Ơn gọi riêng của người giáo dân là gì ?

          “Vì ơn gọi riêng, giáo dân có bổn phận tìm kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách làm các việc trần thế và xếp đặt chúng theo ý Thiên Chúa. Họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội; tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ.”

          “Đó là nơi Thiên Chúa gọi họ, để dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của mình; và như thế, với lòng tin, cậy, mến sáng ngời, và nhất là với những bằng chứng đời sống, họ tỏ rõ Chúa Kitô cho kẻ khác, vì thế, họ có nhiệm vụ đặc biệt soi sáng và xếp đặt những thực tại trần gian có liên hệ mật thiết với họ, để chúng không ngừng phát triển và bành trướng theo thánh ý Chúa Kitô, hầu ca tụng Đấng Tạo Hóa và Đấng Cứu Độ.”  (GH số 31)

 6. Người giáo dân có được kêu gọi nên thánh không ?

          “Tất cả mọi người trong Hội Thánh đều được kêu gọi nên thánh, như lời thánh Phaolô dạy : “Vì Thiên Chúa muốn anh em được thánh hóa” (1 Tx 4,3; Ep 1,4); sự thánh thiện này của Hội Thánh luôn được biểu lộ và phải được biểu lộ qua những hoa trái ân sủng mà Thánh Thần đã kết sinh nơi các tín hữu; sự thánh thiện ấy được diễn tả dưới nhiều hình thức nơi tất cả những ai đang cố đạt tới Đức ái trọn hảo trong bậc sống của mình trong khi xây dựng kẻ khác.” (GH số 39)

          “Quả vậy, mọi người đều thấy rõ rằng tất cả các Kitô hữu, bất cứ theo bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống Kitô giáo và đến sự trọn lành của Đức ái. Ngay trong xã hội trần thế sự thánh thiện này cũng giúp người ta sống nhân đạo hơn.” (GH số 40)

 7. Người giáo dân có phải là chi thể của Chúa Kitô không ?

          “Hội Thánh do Chúa thiết lập được tổ chức và điều khiển theo nhiều thể thức khác biệt rất lạ lùng. “Ví như trong một thân thể, chúng ta có nhiều chi thể, mọi chi thể không có cùng một nhiệm vụ; cũng vậy, chúng ta tuy nhiều người song là một thân thể trong Chúa Kitô, nên mỗi người chúng ta là chi thể lẫn nhau.” (Rm 12,4-5)

          “Thế nên chỉ có một Dân Thiên Chúa được Ngài tuyển chọn; “chỉ có một Thiên Chúa, một đức tin, một phép Thánh Tẩy,” (Ep 4,5) cùng chung một phẩm giá, những chi thể vì đã được tái sinh trong Chúa Kitô, cùng một ân huệ được làm con cái, một ơn gọi trở nên trọn lành, một ơn cứu độ và một niềm hy vọng duy nhất và một đức ái không phân chia. Vì thế, trong Chúa Kitô và trong Hội Thánh, không còn có sự hơn kém vì nguồn gốc hay dân tộc, vì địa vị xã hội hoặc vì nam nữ, bởi lẽ “không còn là người Do thái hoặc Hy lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ, vì anh em hết thảy đều là một trong Chúa Giêsu Kitô.” (Gl 3,28; Cl 3,11)

          “Vì thế, tuy trong Hội Thánh, tất cả không cùng đi một đường, nhưng tất cả vẫn cùng được mời gọi nên thánh, và đồng thừa hưởng đức tin trong sự công chính của Thiên Chúa.” (2 Pr 1,1) (GH số 32)

 8. Người giáo dân có phải là em Chúa Kitô ?       

          “Nhờ lòng ưu ái của Thiên Chúa, giáo dân được làm em Chúa Kitô, Đấng đã đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ, dù Người là Chúa tể muôn loài (Mt 20,28). Cũng vậy, họ làm em những người lãnh nhận chức vụ thánh, những kẻ đang lấy quyền Chúa Kitô mà giảng dạy, thánh hóa và cai quản để chăn dắt gia đình Chúa, hầu mọi người chu toàn giới luật mới là luật bác ái.”

          “Thánh Au-gus-ti-nô đã dùng những lời tuyệt diệu này để nói lên điều đó : “Là giám mục cho anh em, tôi rất sợ; làm tín hữu với anh em, tôi rất an tâm. Giám mục là một chức vụ, tín hữu là một ân phúc. Giám mục là danh hiệu nguy hiểm, tín hữu là một danh hiệu đem ơn cứu độ.” (GH số 32)

 9. Người giáo dân có được tham dự vào chức vụ tư tế  của Chúa Kitô không ?

          “Chúa Giêsu Kitô linh mục thượng phẩm và vĩnh cửu, vì cũng muốn giáo dân tiếp tục công việc chứng tá và việc phục vụ của mình, nên đã nhờ Thánh Thần ban cho họ sự sống và không ngừng thôi thúc họ thực hành những điều thiện hảo.”

          “Thực vậy, những kẻ mà Người đã cho tham dự mật thiết vào sự sống và sứ mệnh Người, Người cũng cho họ dự phần vào chức vụ tư tế, để họ thực hành việc phụng thờ thiêng liêng, hầu tôn vinh Thiên Chúa và cứu rỗi loài người. Bởi thế, vì giáo dân đã được hiến dâng cho Chúa Kitô và được Thánh Thần xức dầu, nên họ được mời gọi và được ban ơn cách lạ lùng để Thánh Thần sinh hoa trái nơi họ ngày càng phong phú hơn.”

          “Thật vậy, mọi hoạt động và kinh nguyện và công cuộc tông đồ, đời sống hôn nhân và gia đình, công ăn việc làm thường ngày, việc nghỉ ngơi thể xác và tinh thần, nếu họ chu toàn trong Thánh Thần, và cả đến những thử thách của cuộc sống, nếu họ kiên trì đón nhận, thì tất cả trở nên của lễ thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa, nhờ Chúa Giêsu Kitô (1 Pr 2,5), vì những của lễ ấy được thành kính dâng lên Chúa Cha cùng với Mình Thánh Chúa khi cử hành lễ Tạ ơn.”

          “Như thế giáo dân cung hiến thế giới này cho Thiên Chúa nhờ biết phụng thờ Ngài bằng những hành động thánh thiện khắp nơi. (GH số 34)

10. Người giáo dân có tham dự vào chức linh mục  của Chúa Kitô không ?

          Theo Công đồng Vaticanô II, thì người giáo dân cũng tham dự vào chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô, nhưng theo cách thức riêng của mình. Công Đồng xác định như sau :

          “Chức linh mục cộng đồng của các tín hữu và chức linh mục thừa tác hay phẩm trật tuy khác nhau không chỉ về cấp bậc mà còn về bản chất, song cả hai bổ túc cho nhau. Th?c vậy, cả hai đều tham dự vào chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô theo cách thức riêng của mình.”

          “Linh mục thừa tác, nhờ có quyền do chức thánh, đào tạo và cai quản dân tộc tư tế, đóng vai trò Chúa Kitô, cử hành hy tế tạ ơn và dâng của lễ ấy lên Thiên Chúa nhân danh toàn thể dân chúng.”

          “Phần tín hữu, nhờ chức linh mục vương giả, c?ng tác dâng thánh lễ, và thi hành chức vụ đó trong việc lãnh nhận các bí tích, khi cầu nguyện và tạ ơn, bằng đời sống chứng tá thánh thiện, bằng sự từ bỏ và bác ái tích cực.” (GH số 10)

 11. Người giáo dân có tham dự vào chức ngôn sứ  của Chúa Kitô không?

          “Dân thánh Thiên Chúa cũng tham gia vào chức vụ ngôn sứ của Chúa Kitô bằng cách phổ biến chứng tá sống động về Người, nhất là qua đời sống đức tin và đức ái; và dâng lên Thiên Chúa của lễ ca tụng, hoa trái của những miệng lưỡi ngợi khen thánh danh Người. (Dt 13,15) toàn thể tín hữu được Chúa Thánh Thần xức dầu (1 Ga 2,20.27), không thể sai lầm trong đức tin, họ biểu lộ đức tính ấy nhờ cảm thức siêu nhiên về đức tin của toàn thể dân Chúa, khi “từ các giám mục cho đến người giáo dân rốt hết” đều đồng ý về những điều liên quan đến đức tin và phong hóa.”

          “Thật vậy, nhờ cảm thức về đức tin được Thánh Thần chân lý khơi d?y và duy trì, dưới sự giáo huấn thần linh của Hội Thánh mà họ trung thành tuân theo, dân Thiên Chúa nhận lãnh không phải là lời nói của loài người nữa, mà thật sự là lời của Thiên Chúa. (1 Tx 2,13); họ gắn bó hoàn toàn “với đức tin chỉ một lần được ban bố cho các thánh” (Gđ 3), họ tiến sâu hơn trong đức tin nhờ phán đoán đứng đắn, và sống đức tin cách hoàn hảo hơn.” (GH số 12)   

Chương ba

SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI GIÁO DÂN

 1. Việc tông đồ là gì ?

           - Hội Thánh được khai sinh là để làm cho nước Chúa Kitô rộng mở trên khắp hoàn cầu, hầu làm vinh danh Thiên Chúa Cha : tức là làm cho mọi người tham dự vào việc chuộc tội và cứu rỗi, để rồi nhờ họ, toàn thể vũ trụ thực sự để qui hướng về Chúa Kitô. Mọi hoạt động của nhiệm thể hướng về mục đích này gọi là việc tông đồ, công việc mà Hội Thánh thực hiện nhờ tất cả các chi thể, tùy theo những cách thức khác nhau.”

          – Bởi vì ơn gọi làm Kitô hữu tự bản chất cũng là ơn gọi làm tông đồ. Cũng như toàn bộ một cơ thể sống động, không chi thể nào hoàn toàn thụ động, nhưng cũng tham dự vào đời sống và công việc của toàn thân. Cũng thế, trong nhiệm thể Chúa Kitô tức Hội Thánh, toàn thân “tùy theo công dụng khả năng từng phần tử khiến thân thể được tiến triển” (Ep 4,16). Hơn nữa, các chi thể trong thân thể này gắn bó và liên kết chặt chẽ với nhau (Ep 4,16), đến nỗi chi thể nào không hoạt động đúng tầm mức của mình trong việc tăng triển toàn thân đều bị coi là không dụng ích đối với Hội Thánh cũng như với chính mình.” (TĐ số 2)

 2. Người giáo dân có phải là tông đồ của Chúa Kitô ?

          – “Giáo hữu được qui tụ trong dân Thiên Chúa và cấu tạo thành thân thể duy nhất của Chúa Kitô dưới quyền của một Đầu duy nhất; dù họ là ai, họ vẫn được kêu gọi dùng hết sức lực đã nhận lãnh do lòng từ ái của Đấng Tạo Hóa và do ân huệ của Đấng Cứu Thế để như những chi thể sống động, phát triển và thánh hóa Hội Thánh không ngừng.”

          – “Vì thế, giáo dân làm tông đồ là thông phần vào chính sứ mệnh cứu độ của Hội Thánh; nhờ lãnh nhận phép Thánh Tẩy và Thêm Sức, mỗi tín hữu đều được Chúa đề cử làm tông đồ; đàng khác các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể thông ban và nuôi dưỡng trong họ đức ái đối với Thiên Chúa và đối với loài người, nhân đức này là linh hồn của mọi hoạt động tông đồ. Nhưng giáo dân được đặc biệt kêu mời làm cho Hội Thánh hiện diện và hoạt động nơi và trong những hoàn cảnh mà nếu không có họ, thì Hội Thánh sẽ không trở thành muối của thế gian.”

          Như thế, vì những ân huệ đã lãnh nhận, mọi giáo dân vừa là chứng nhân vừa là dụng cụ sống động do chính sứ mệnh Hội Thánh, “tùy theo độ lượng ân sủng Đức Kitô ban cho.” (Ep 4,7) (GH số 33)

 3. Người giáo dân có quyền làm tông đồ không ?

          “Giáo dân có bổn phận và quyền làm tông đồ do chính việc kết hiệp với Chúa Kitô là Đầu. Họ được chính Chúa chỉ định làm việc tông đồ, vì phép Rửa Tội sát nhập họ vào nhiệm thể Chúa Kitô, phép Thêm Sức làm cho họ nên mạnh mẽ nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Họ được thánh hiến vào chức vụ tư tế, vương giả và dân tộc thánh (1 Pr 2,2-10), hầu trong mọi việc họ dâng những lễ vật thiêng liêng và làm chứng cho Chúa Kitô ở mọi nơi trên hoàn cầu.” (TĐ số 3)

 4. Có mấy hình thức làm tông đồ ?

          - “Giáo dân có thể thực hiện việc tông đồ hoặc từng ngu?i hoặc liên kết thành cộng đoàn hay hội đoàn.” (TĐ số 15)

          – “Việc tông đồ của giáo dân, cá nhân hay tập thể, phải được đặt vào đúng chỗ trong công cuộc tông đồ của toàn thể Hội Thánh. Hơn nữa điều cốt yếu của việc tông đồ Kitô giáo là liên kết với những ngu?i đã được Chúa Thánh Thần đặt lên cai trị Hội Thánh Chúa. (Cv 20,28). Vả lại, việc cộng tác giữa các tổ chức tông đồ khác nhau cũng cần thiết và phải được Hàng Gíao Phẩm điều hành thích đáng.” (TĐ số 23) 

          a) “Việc tông đồ cá nhân rất hiệu quả ở bất cứ nơi nào và thời nào. Hơn nữa, trong một số hoàn cảnh chỉ có hoạt động này mới thích hợp và mới có thể thực hiện được. Mọi ngu?i giáo dân, dù thuộc thành nào đi nữa, dù không có cơ hội hay khả năng để cộng tác trong các hội đoàn đều được kêu gọi và hơn nữa phải làm việc tông đồ cá nhân.”

          “Hình thức đặc biệt của hoạt động tông đồ cá nhân là giúp giáo dân làm chứng bằng cả đời sống phát xuất từ đức tin, đức cậy, đức mến. Đó là dấu chỉ rất thích hợp trong thời đại chúng ta để biểu lộ Chúa Kitô sống động trong các tín hữu của Ngài. Cùng với việc tông đồ bằng lời nói mà trong một số hoàn cảnh lại rất cần thiết ngu?i giáo dân rao giảng Chúa Kitô, cắt nghĩa và phổ biến giáo lý của Ngài tùy theo hoàn cảnh và tài năng của mỗi ngu?i, đồng thời họ cũng trung thành tuyên xưng giáo lý của Ngài nữa.” (TĐ số 16)     

          b) “Hoạt động tông đồ tập thể rất phù hợp với đòi hỏi của các tín hữu dưới khía cạnh con ngu?i cũng như dưới khía cạnh Kitô hữu. Đồng thời nó cũng biểu lộ được dấu chỉ hiệp thông và hiệp nhất của Hội Thánh trong Chúa Kitô, Đấng đã phán : “Vì ở đâu có hai, ba ngu?i họp nhau nhân danh Thầy, thì Thầy sẽ ở giữa họ.” (Mt 18,20)

          “Hoạt động tông đồ rất quan trọng, vì trong các cộng đoàn Hội Thánh, cũng như trong các môi trường khác nhau, hoạt động tông đồ thường đòi hỏi phải được chu toàn do một hoạt động chung. Bởi vì các hội đoàn được thành lập nhằm hoạt động tông đồ tập thể, nâng đỡ và huấn luyện các hội viên làm tông đồ, phối hợp và hướng dẫn hoạt động tông đồ của họ để có thể hy vọng nơi họ những kết quả phong phú hơn là từng ngu?i hoạt động riêng rẽ.”

          “Vậy trong những hoàn cảnh hiện tại, nơi nào có giáo dân hoạt động thì hoạt động tông đồ nhất thiết phải được củng cố dưới hình thức tập thể và có tổ chức.” (TĐ số 18) 

 5. Người trẻ và trẻ em có bổn phận làm tông đồ không ?

- “Ngu?i trẻ phải trở nên những tông đồ đầu tiên và trực tiếp của giới trẻ trong khi chính họ hoạt động tông đồ giữa ngu?i trẻ và nhờ ngu?i trẻ tùy theo môi trường họ đang sống.”

- “Trẻ em cũng có hoạt động tông đồ riêng của chúng. Tùy khả năng, chúng có thể thực sự là những chứng nhân giữa các bạn hữu.” (TĐ số 12)

 6. Người giáo dân làm tông đồ bằng cách nào ?

          – “Giáo dân thực sự thi hành việc tông đồ bằng công việc của mình để rao giảng Phúc Âm và thánh hóa nhân loại, đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần và hoàn hảo hóa những việc thuộc phạm vi trần thế, sao cho công việc của họ thuộc lãnh vực này làm chứng tỏ tường về Chúa Kitô và góp phần vào việc cứu độ nhân loại. Vì bản chất riêng biêt của người giáo dân là sống giữa đời và làm việc đời, nên chính họ được Thiên Chúa mời gọi để một khi tràn đầy tinh thần Kitô giáo, họ làm việc tông đồ giữa đời như men trong bột.” (TĐ số 2)

          – “Người giáo dân có rất nhiều cơ hội làm việc tông đồ : rao giảng Phúc Âm và thánh hóa. Chính chứng tá của đời sống Kitô và những việc lành được làm với tinh thần siêu nhiên có sức lôi kéo người ta đến đức tin và đến với Thiên Chúa, vì Chúa phán : “Sự sáng các con phải soi trước mặt người ta, như vậy để họ xem thấy việc lành các con mà ngợi khen Cha các con trên trời.” (Mt 5,16)

          – “Tuy nhiên việc tông đồ này không chỉ ở tại việc làm chứng bằng đời sống. Người tông đồ đích thực còn tìm dịp loan truyền Chúa Kitô bằng lời nói hoặc cho người chưa tin để đưa họ đến đức tin, hoặc cho tín hữu để giáo huấn họ, củng cố và thúc đẩy họ sống sốt sắng hơn “vì tình yêu Chúa Kitô thôi thúc chúng ta” (2 Cr 5,14), và trong lòng mọi người phải âm vang lời thánh Phaolô : “Thật khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Phúc Âm.” (1 Cr 9,16)  (TĐ số 6) 

 7. Người giáo dân hoạt động tông đồ trong những môi trường nào ?

          “Gíao dân thi hành việc tông đồ muôn mặt của mình trong Hội Thánh cũng như giữa đời. Trong cả hai lãnh vực này, nhiều môi trường hoạt động tông đồ khác nhau được khai mở. Ở đây chúng tôi muốn nhắc tới những môi trường chính yếu hơn cả là : các cộng đoàn Hội Thánh, gia đình, giới trẻ, môi trường xã hội, các lãnh vực quốc gia và quốc tế. . .

          a- Giáo xứ  : “Giáo xứ là một hình thức tông đồ cọng đồng kiểu mẫu, vì đó là nơi qui tụ đủ mọi hạng ngu?i thành một cộng đoàn và đem họ vào tinh thần đại đồng của hội Thánh. Giáo dân nên tập thói quen cộng tác chặt chẽ với các linh mục của mình đ? hoạt động trong giáo xứ. Họ cũng nên có thói quen trình bày với cộng đoàn Hội Thánh những vấn đề riêng của cộng đoàn mình hay của cả thế giới hoặc những vấn đề liên quan đến phần rỗi của mọi người đ? cùng nhau góp ý kiến, nghiên cứu và giải quyết. Họ cũng phải tùy sức mà cố gắng đóng góp vào mọi công việc tông đồ và truyền giáo của Hội Thánh địa phương.”

          b- Giáo phận : “Giáo dân phải luôn nuôi dưỡng ý thức về giáo phận, vì giáo xứ như là một tế bào của giáo phận. Họ phải luôn mau mắn đáp lại tiếng gọi của chủ chăn, và tùy sức tham gia những công cuộc chung của giáo phận. Hơn nữa, để đáp ứng những nhu cầu nơi thành thị cũng như ở thôn quê, họ không chỉ hạn hẹp sự cộng tác của mình trong giới hạn trong giáo xứ hay giáo phận nhưng họ cố gắng mở rộng phạm vi tới cả lãnh vực liên xứ, liên giáo phận, quốc gia hay quốc tế.”

          “Vì thế, người giáo dân phải quan tâm đến những nhu cầu của Dân Thiên Chúa ở rải rắc trên khắp hoàn cầu. Nhất là họ phải coi những công cuộc truyền giáo như việc của chính mình, bằng cách đóng góp về vật chất hay cả về nhân sự. Vì chưng nhiệm vụ và vinh dự của ngu?i Kitô hữu là trả lại cho Thiên Chúa phần của cải họ đã nhận nơi Ngài.”  (TĐ số 10)

          c- Môi trường xã hội : “Làm tông đồ trong môi trường xã hội là cố gắng đem tinh thần Kitô giáo thấm nhuần tư tưởng, phong tục, luật lệ và cơ cấu của cộng đồng nơi họ đang sống : đó là bổn phận và trách nhiệm của ngu?i giáo dân mà không ai có thể thay thế họ cách đầy đủ.

Trong lãnh vực này, ngu?i giáo dân có thể làm tông đồ cho ngu?i đồng cảnh ngộ với mình. Ở đó, họ lấy lời nói bổ túc cho bằng chứng của đời sống. Cũng ở đó, họ dễ dàng giúp đỡ anh em trong môi trường làm việc hay nghề nghiệp, môi trường học vấn, cư ngụ, giải trí cũng như trong sinh hoạt địa phương.”

          “Việc tông đồ này phải nhắm tới hết mọi ngu?i trong môi trường hoạt động và không được loại bỏ bất cứ lợi ích thiêng liêng hay vật chất nào có thể làm cho họ. Nhưng ngu?i tông đồ đích thực không chỉ hài lòng với hoạt động này, mà họ còn phải quan tâm đến việc rao giảng Chúa Kitô cho anh em bằng cả lời nói nữa. Bởi vì nhiều ngu?i chỉ có thể nghe Phúc Âm và nhận biết Chúa Kitô nhờ những ngu?i giáo dân sống gần họ.”  (TĐ số 13)

 8. Gia đình có phải là môi trường hoạt động tông đồ  của người giáo dân không ?

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ngợi một tình yêu xây dựng
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ...
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn thể thứ hai của Thượng hội đồng
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn ...
Kinh nghiệm bản thân, không phải là những điều tuyệt đối về đạo đức, để định hướng cho sự phân định của Nhóm nghiên cứu Thượng hội đồng về các vấn đề tình dục.
Kinh nghiệm bản thân, không phải là những điều tuyệt đối về ...
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ phó tế
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ ...