Thứ hai, ngày 29 tháng 04 năm 2024 | 05:54 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ NHÂN NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẢO VỆ CÔNG TRÌNH TẠO DỰNG 2023

Written by xbvn on Tháng Tám 30th, 2023. Posted in Học thuyết xã hộiLuân lýNhân bảnSứ điệpTâm linhThế GiớiTý Linh

Trong sứ điệp này, Đức Phanxicô mời gọi « hãy chung tay và thực hiện những bước đi can đảm » bảo vệ ngôi nhà chung « để công lý và hòa bình chảy tràn khắp Trái đất ». Và để « phục hồi ngôi nhà chung của chúng ta để nó tràn đầy sức sống trở lại », « chúng ta phải quyết định thay đổi trái tim của chúng ta, lối sống của chúng ta và các chính sách công đang chi phối xã hội của chúng ta ».

 

Dưới đây là sứ điệp của Đức Thánh Cha :

1/9/2023

Anh chị em thân mến !

“Xin cho công lý và hòa bình được tuôn trào” là chủ đề của Thời gian đại kết vì Công Trình Tạo Dựng năm nay, được gợi hứng từ những lời của ngôn sứ Amos: “Ta chỉ muốn cho lẽ phải như nước tuôn trào, cho công lý như dòng suối không bao giờ cạn” (5, 24).

Hình ảnh biểu cảm này của ngôn sứ Amos cho chúng ta biết điều Thiên Chúa mong muốn. Thiên Chúa muốn công lý ngự trị, một nền công lý thiết yếu cho cuộc sống của những người con theo hình ảnh của Thiên Chúa của chúng ta, như nước cũng thiết yếu cho sự sống còn thể lý của chúng ta. Công lý này phải xuất hiện ở nơi nó cần thiết, chứ không phải ẩn sâu hay biến mất như nước bốc hơi, trước khi nó có thể nâng đỡ chúng ta. Thiên Chúa muốn mỗi người sống công bình trong mọi hoàn cảnh, luôn cố gắng sống theo luật của Ngài và nhờ đó cho phép cuộc sống triển nở tròn đầy. Khi chúng ta tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước hết (x. Mt 6, 33), bằng cách duy trì mối tương quan đúng đắn với Thiên Chúa, nhân loại và thiên nhiên, thì lúc đó công lý và hòa bình mới có thể tuôn trào, như dòng nước tinh khiết vô tận, nuôi dưỡng nhân loại và muôn loài.

Vào một ngày hè đẹp trời tháng Bảy năm 2022, tôi đã suy nghĩ về những vấn đề này trong chuyến hành hương đến bờ hồ Thánh Anna, thuộc tỉnh Alberta, Canada. Hồ này đã và luôn là nơi hành hương đối với nhiều thế hệ người bản địa. Như tôi đã nói trong dịp đó, kèm theo tiếng trống: “Biết bao nhiêu trái tim đã đến đây, lo lắng và mệt mỏi, bị đè nặng bởi những gánh nặng của cuộc sống, và đã tìm thấy gần dòng nước này niềm an ủi và sức mạnh để tiến bước! Ở đây cũng thế, đắm mình trong công trình tạo dựng, người ta nghe thấy một nhịp đập khác, nhịp đập của mẹ trái đất. Và như nhịp đập của trẻ sơ sinh, từ trong bụng mẹ, hòa hợp với nhịp đập của người mẹ, thì như thế để lớn lên thành người, chúng ta cần điều chỉnh nhịp điệu của cuộc sống với nhịp điệu của công trình tạo dựng đang mang lại sự sống” [1].

Trong Thời gian vì Công trình tạo dựng này, chúng ta hãy tập trung vào những nhịp đập trái tim này: nhịp đập của chúng ta, của mẹ và bà của chúng ta, nhịp đập trái tim của công trình tạo dựng và của trái tim của Thiên Chúa. Ngày nay, nhịp đập này không hòa hợp, nó không cùng nhau đập trong công lý và hòa bình. Quá nhiều người bị ngăn cản uống nước từ dòng sông hùng vĩ này. Vì thế, chúng ta hãy lắng nghe lời kêu gọi sát cánh với các nạn nhân của bất công môi trường và khí hậu, đồng thời chấm dứt cuộc chiến điên rồ này đối với công trình tạo dựng.

Chúng ta nhìn thấy những tác động của cuộc chiến này nơi nhiều dòng sông đang cạn kiệt. Đức Bênêđíctô XVI đã tuyên bố: “Các sa mạc bên ngoài đang gia tăng trong thế giới của chúng ta, bởi vì các sa mạc bên trong đã trở nên rất rộng lớn” [2]. Chủ nghĩa tiêu thụ tham lam, được nuôi dưỡng bởi những trái tim ích kỷ, đang làm đảo lộn vòng tuần hoàn nước của hành tinh. Việc sử dụng tràn lan nhiên liệu hóa thạch và chặt phá rừng đang dẫn đến nhiệt độ tăng cao và hạn hán nghiêm trọng. Tình trạng thiếu nước đáng sợ đang ngày càng ảnh hướng đến chỗ ở của chúng ta, từ các cộng đồng nông thôn nhỏ đến các đô thị lớn. Ngoài ra, các ngành công nghiệp tham lam đang làm cạn kiệt và gây ô nhiễm nguồn nước của chúng ta thông qua các hoạt động cực đoan như bẻ gãy thủy lực để khai thác dầu và khí đốt, các dự án khai thác lớn không được kiểm soát và việc chăn nuôi thâm canh. “Chị nước”, như thánh Phanxicô gọi, bị cướp bóc và biến thành “hàng hóa tuân theo quy luật thị trường” (Thông điệp Laudato si’, số 30). Nhóm Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (GIEC) khẳng định rằng một hành động cấp bách về khí hậu sẽ cho phép chúng ta không bỏ lỡ cơ hội tạo ra một thế giới bền vững và công bằng hơn. Chúng ta có thể, chúng ta phải, ngăn chặn những hậu quả tồi tệ nhất xảy ra. “Có rất nhiều điều chúng ta có thể làm!” (ibid., số 180), nếu, giống như rất nhiều con suối và dòng thác, chúng ta cuối cùng sẽ hợp lại thành một dòng sông hùng vĩ để tưới nước sự sống cho hành tinh tuyệt vời và gia đình nhân loại của chúng ta cho các thế hệ mai sau. Chúng ta hãy chung tay và thực hiện những bước đi can đảm để công lý và hòa bình chảy tràn khắp Trái đất.

 

Làm thế nào chúng ta có thể đóng góp vào dòng sông hùng vĩ của công lý và hòa bình trong Thời gian vì Công trình tạo dựng này ? Chúng ta có thể làm gì, đặc biệt với tư cách là các Giáo hội Kitô, nhằm phục hồi ngôi nhà chung của chúng ta để nó tràn đầy sức sống trở lại ? Chúng ta phải quyết định thay đổi trái tim của chúng ta, lối sống của chúng ta và các chính sách công đang chi phối xã hội của chúng ta.

Trước tiên, chúng ta hãy đóng góp cho dòng sông hùng vĩ này bằng cách thay đổi trái tim của mình. Điều này là quan trọng để mọi sự thay đổi khác có thể bắt đầu. Đó là « cuộc hoán cải sinh thái » mà thánh Gioan-Phaolô II đã khích lệ chúng ta thực hiện : đổi mới mối tương quan của chúng ta với công trình tạo dựng, để chúng ta không còn coi nó như một đối tượng để khai thác, nhưng trân trọng nó như một món quà thánh thiêng của Đấng Tạo Dựng. Do đó, chúng ta hãy ý thức rằng một lối tiếp cận cùng nhau đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng sinh thái theo bốn hướng : hướng về Thiên Chúa, hướng về đồng loại của chúng ta hôm nay và ngày mai, hướng đến toàn thể thiên nhiên và hướng đến chính chúng ta.

Liên quan đến chiều kích thứ nhất,  Đức Bênêđíctô XVI đã xác định một nhu cầu cấp bách phải hiểu rằng Tạo Dựng và Cứu Chuộc không thể tách rời nhau : « Đấng Cứu Chuộc là Đấng Tạo Dựng và nếu chúng ta không loan báo Thiên Chúa trong sự cao cả toàn diện này của Ngài – của Đấng Tạo Dựng và Đấng Cứu Chuộc – thì chúng ta cũng làm giảm giá trị sự Cứu Chuộc » [3]. Sự tạo dựng quy chiếu đến hành vi mầu nhiệm và tuyệt vời của Thiên Chúa, hệ tại tạo dựng hành tinh và vũ trụ hùng vĩ và xinh đẹp này từ hư không, cũng như quy chiếu đến kết quả của hành vi này, luôn đang diễn tiến, mà chúng ta cảm nghiệm như một món quà vô tận. Trong phụng vụ và cầu nguyện cá nhân trong « đại thánh đường của công trình tạo dựng » [4], chúng ta nhớ đến Người Nghệ Sĩ Vĩ Đại đã tạo dựng biết bao vẻ đẹp và chúng ta suy nghĩ về mầu nhiệm của sự chọn lựa yêu thương để tạo dựng vũ trụ.

Thứ hai, chúng ta đóng góp vào dòng chảy của dòng sông hùng vĩ này bằng cách thay đổi lối sống của chúng ta. Khởi đi từ sự ngưỡng mộ biết ơn Đấng Tạo Dựng và công trình tạo dựng, chúng ta hãy sám hối về « tội lỗi sinh thái » cảu chúng ta, như Đức Thượng Phụ đại kết Bartôlômêô, người anh em của tôi, đã nói. Những tội lỗi này làm tổn thương thế giới tự nhiên, và cả anh chị em của chúng ta. Với sự trợ giúp của ân sủng Thiên Chúa, chúng ta hãy áp dụng lối sống ít lãng phí và ít tiêu thụ vô ích hơn, đặc biệt là ở những nơi quy trình sản xuất không bền vững và độc hại. Chúng ta hãy cố gắng chú ý nhiều nhất có thể đến những thói quen và chọn lựa kinh tế của mình, để mọi người tốt hơn nhờ đó : đồng loại của chúng ta, dù họ ở đâu, và cả con cái của con cái chúng ta. Chúng ta hãy cộng tác vào công trình tạo dựng liên lỉ của Thiên Chúa bằng những chọn lựa tích cực : bằng cách sử dụng tài nguyên đúng mức có thể, thực hành sự điều độ vui tươi, loại bỏ và tái chế rác thải, và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ, ngày càng sẵn có, vốn có trách nhiệm về mặt môi trường và xã hội.

Sau cùng, để dòng sông hùng vĩ tiếp tục chảy, chúng ta phải thay đổi các chính sách công đang chi phối các xã hội của chúng ta và đang định hình đời sống của giới trẻ hôm nay và mai sau. Các chính sách kinh tế ưu đãi sự làm giàu tai tiếng của một số người và sự xuống cấp của các điều kiện sống của nhiều người có nghĩa là sự kết thúc của hòa bình và công lý. Rõ ràng là các quốc gia giàu có nhất đã tích lũy một « món nợ sinh thái » (Laudato si’, số 51). [5] Các nhà lãnh đạo thế giới tham dự hội nghị thượng đỉnh COP28, dự kiến diễn ra tại Dubai từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 12 tháng 12 năm nay, phải lắng nghe khoa học và bắt đầu quá trình chuyển đổi nhanh chóng và công bằng để chấm dứt kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch. Theo các cam kết của Hiệp định Paris nhằm giải thiểu nguy cơ nóng lên toàn cầu, việc cho phép tiếp tục thăm dò và mở rộng cơ sở hạ tầng gắn liền với nhiên liệu hóa thạch là phi lý. Chúng ta hãy lên tiếng để chấm dứt sự bất công này đối với người nghèo và con cháu của chúng ta, những người sẽ phải chịu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Tôi kêu gọi tất cả những người có thiện chí để họ hành động theo những định hướng này liên quan đến xã hội và thiên nhiên.

Một viễn cảnh song song khác là đặc thù của sự dấn thân của Giáo hội Công giáo  đối với tính hiệp hành. Năm nay, kết thúc Thời gian vì Công trình tạo dựng, vào ngày 4 tháng 10, lễ thánh Phanxicô, sẽ trùng vời việc khai mạc Thượng hội đồng về tính hiệp hành. Như những dòng sông được nuôi dưỡng bởi hàng nghìn con suối nhỏ và những dòng thác lớn hơn, tiến trình hiệp hành vốn đã bắt đầu vào tháng 10 năm 2021, mời gọi tất cả các thành phần, ở bình diện cá nhân và cộng đoàn, hội tụ trong một dòng sông hùng vĩ của sự suy tư và đổi mới. Toàn thể dân Thiên Chúa đang dấn thân vào con đường say mê đối thoại và hoán cải hiệp hành.

Cũng thế, như một lưu vực sông với nhiều phụ lưu lớn nhỏ của nó, Giáo hội là sự hiệp thông của vô số Giáo hội địa phương, các cộng đoàn tu trì và các hiệp hội cùng được nuôi dưỡng trên một nguồn nước. Mỗi nguồn mang đến sự đóng góp độc đáo và không thể thay thế của nó, cho đến khi tất cả quy tụ lại trong đại dương bao la của tình yêu thương xót của Thiên Chúa. Cũng như một dòng sông là nguồn sống cho môi trường xung quanh nó, thì cũng thế Giáo hội hiệp hành của chúng ta phải là nguồn sống cho ngôi nhà chung và tất cả những ai đang sống trong đó. Và cũng như một dòng sông mang lại sự sống cho tất cả các loại động vật và thực vật, thì cũng thế một Giáo hội hiệp hành phải mang lại sự sống bằng cách gieo rắc công lý và hòa bình ở tất cả những nơi Giáo hội đến.

Vào tháng 7 năm 2022 ở Canada, tôi đã gợi lên biển Galilêa nơi Chúa Giêsu đã chữa lành và an ủi nhiều người, và là nơi Ngài công bố « một cuộc cách mạng của tình yêu ». Tôi được biết Hồ Thánh Anna cũng là một nơi chữa lành, an ủi và yêu thương, một nơi nhắc nhở chúng ta rằng « tình huynh đệ là đích thực nếu nó kết hợp những ai ở xa, rằng sứ điệp hiệp nhất mà Trời gởi xuống trần gian không sợ sự khác biệt và mời gọi chúng ta hiệp thông, hiệp thông những sự khác biệt, để cùng nhau lên đường, bởi vì tất cả – tất cả ! – chúng ta đều là những người hành hương đang tiến bước » [6].

Trong Thời gian vì Công trình tạo dựng này, với tư là những môn đệ của Chúa Kitô trong bước đi hiệp hành chung của chúng ta, chúng ta hãy sống, làm việc và cầu nguyện để ngôi nhà chung của chúng ta một lần nữa sẽ tràn đầy sức sống. Xin Chúa Thánh Thần tiếp tục bay lượn trên mặt nước và hướng dẫn chúng ta để

« canh tân bộ mặt trái đất » (x. Tv 104, 30).

Rôma, Đền thờ thánh Gioan Latêranô, ngày 13 tháng 5 năm 2023.

PHANXICÔ

——————————————————————————————-

[1]  Bài giảng gần Hồ Thánh Anna, Canada, 26/7/2022.

[2] Bài giảng Thánh lễ khai mạc triều đại giáo hoàng, 24/4/2005.

[3] Gặp gỡ hàng giáo sĩ giáo phận Bressanone, 6/8/2008.

[4]  Sứ điệp cho Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc bảo vệ Công trình tạo dựng,  21/7/2022.

[5] « Quả thế, có một « món nợ sinh thái » thực sự, đặc biệt giữa phương Bắc và phương Nam, liên quan đến sự mất cân bằng thương mại, với những hậu quả trong lãnh vực sinh thái, và cũng liên quan đến việc sử dụng chênh lệch các nguồn tài nguyên thiên nhiên, về mặt lịch sử đã được một số nước thực hành » ( Laudato si’, số 51).

[6]  Bài giảng gần Hồ Thánh Anna, Canada, 26/7/2022.

——————————————-

Tý Linh chuyển ngữ

(nguồn: Vatican.va)

Tags: 

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô