Thứ hai, ngày 29 tháng 04 năm 2024 | 10:45 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

Thượng Hội đồng về hiệp hành: Một số điều nên biết xung quanh khoá họp thứ nhất vào tháng 10. 2023

14/09/2023

THƯỢNG HỘI ĐỒNG VỀ HIỆP HÀNH:
MỘT SỐ ĐIỀU NÊN BIẾT XUNG QUANH KHOÁ HỌP THỨ NHẤT
THÁNG 10. 2023

WHĐ (14.09.2023) – Khoá họp thứ nhất của Thượng hội đồng Giám mục cấp hoàn vũ sẽ khai mạc vào tháng 10. 2023, quy tụ cả giáo sĩ và giáo dân. Dưới đây là một số điều chúng ta nên biết liên quan đến Khoá họp này của Thượng Hội đồng Giám mục về hiệp hành.

1. Vài điểm chính yếu của Thượng Hội đồng về hiệp hành là gì?

Thượng Hội đồng về hiệp hành, do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng vào tháng 10. 2021, là một công việc kéo dài nhiều năm, trên phạm vi toàn thế giới, trong đó người Công giáo được yêu cầu gửi phản hồi cho các giáo phận địa phương của mình về câu hỏi:Thần Khí mời gọi chúng ta thực hiện những bước nào để phát triển trong việc bước đi cùng nhau?’”

Tiến trình hiệp hành của Giáo hội Công giáo đã trải qua các giai đoạn cấp giáo phận, quốc gia và châu lục. Tiến trình này sẽ đạt tới đỉnh điểm trong hai Đại hội mang tính hoàn vũ sẽ được tiến hành tại Roma. Đại hội lần thứ nhất sẽ diễn ra từ ngày mồng 04 đến 28. 10. 2023 và Đại hội lần thứ hai sẽ vào tháng 10. 2024 để tư vấn cho Đức giáo hoàng Phanxicô về chủ đề Hướng tới một Giáo hội hiệp hành: Hiệp thông, Tham gia, và Sứ vụ”.

Tính hiệp hành có nghĩa là gì?

Tính hiệp hành được Ủy ban Thần học Quốc tế của Bộ Giáo lý Đức tin xác định vào năm 2018 là hoạt động của Thánh Thần trong sự hiệp thông với Nhiệm thể Đức Kitô và trong hành trình sứ mạng của dân Chúa”.

Trong khi Tài liệu chuẩn bị Thượng Hội đồng năm 2021 mô tả tính hiệp hành là “hình thức, phong cách, và cơ cấu của Giáo hội”, thì Tài liệu làm việc cho Khoá họp thứ nhất của Thượng hội đồng cho biết thêm rằng, tính hiệp hành cũng có thể được hiểu là một điều gì đó không bắt nguồn từ việc đưa ra một nguyên tắc, một lý thuyết hay một công thức, nhưng phát triển từ chỗ sẵn sàng bước vào một sự năng động của việc nói, lắng nghe và đối thoại mang tính xây dựng, tôn trọng và cầu nguyện”.

Nền tảng của tiến trình này là sự chấp nhận của cả cá nhân và cộng đoàn, một điều vừa là hồng ân vừa là thách thức: trở thành một Giáo hội gồm các anh chị em trong Đức Kitô, những người lắng nghe nhau và khi làm như vậy, dần dần được Thánh Thần biến đổi”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài hình dung Thượng Hội đồng về hiệp hành là “một cuộc hành trình dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần, chứ không phải là một nghị viện để đòi hỏi quyền lợi và các nhu cầu phù hợp với chương trình nghị sự theo kiểu thế gian, cũng không phải là một cơ hội để đi theo bất cứ nơi đâu có gió thổi, mà là dịp để ngoan nguỳ trước hơi thở của Chúa Thánh Thần”.

Những câu hỏi chính mà Thượng Hội đồng về hiệp hành sẽ cố gắng trả lời là gì?

Theo Tài liệu làm việc, khoá họp thứ nhất của Thượng Hội đồng tập trung vào 3 câu hỏi bao quát:

-         Làm thế nào chúng ta có thể trở thành dấu chỉ và khí cụ hiệp nhất với Thiên Chúa và hiệp nhất toàn thể nhân loại một cách trọn vẹn hơn?

-         Bằng cách nào chúng ta có thể chia sẻ một cách tốt hơn các ân ban và các nhiệm vụ phục vụ Tin Mừng?

-         Những tiến trình, cơ cấu và định chế nào trong một Giáo hội hiệp hành mang tính sứ mạng?

Mục tiêu chính của khoá họp này là để thiết kế một kế hoạch nghiên cứu theo “phong cách hiệp hành” và cho biết ai sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận đó. Việc phân định sẽ được “hoàn thành” trong khoá họp năm 2024 của Thượng Hội đồng.

Một số chủ đề nào có thể được đề cập trong Đại hội Thượng Hội đồng lần này?

Tài liệu làm việc gợi ý sự phân định về những vấn đề liên quan đến một số chủ đề nóng, chẳng hạn như: nữ phó tế, luật độc thân linh mục, và việc tiếp cận cộng đồng LGBTQ, ….

Tài liệu cũng nêu bật mong muốn có các cơ quan thể chế mới để cho phép “dân Chúa” tham gia nhiều hơn vào việc đưa ra quyết định. Một trong những câu hỏi được đề xuất để phân định là: Chúng ta có thể học được gì về việc thực thi quyền bính và trách nhiệm từ các Giáo hội và cộng đồng giáo hội khác?”

Thượng Hội đồng về hiệp hành khác với các Thượng Hội đồng Giám mục trước đây như thế nào?

Thượng Hội đồng Giám mục là một cuộc họp của các Giám mục được quy tụ để thảo luận về một chủ đề có ý nghĩa Thần học hoặc Mục vụ nhằm chuẩn bị một tài liệu mang tính gợi ý hoặc cố vấn cho Đức giáo hoàng.

Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XVI này là lần đầu tiên quy tụ các đại biểu có quyền biểu quyết không phải là giám mục. Gần 1/3 trong số 364 đại biểu bỏ phiếu do chính Đức Thánh Cha trực tiếp lựa chọn, bao gồm giáo dân, linh mục, nữ tu, và phó tế. Số thành viên phụ nữ có quyền bỏ phiếu là 54 người.

Đại hội Thượng Hội đồng tháng 10 sẽ được tổ chức tại Đại thính đường Phaolô VI, thay vì New Synod Hall, và các đại biểu sẽ ngồi theo bàn tròn, mỗi bàn khoảng 10 người. Phần kế tiếp của Đại hội này sẽ tập trung vào việc quyết định các bước tiếp theo của Giáo hội và “các nghiên cứu thần học và giáo luật chuyên sâu cần thiết để chuẩn bị” cho Đại hội lần thứ hai vào tháng 10. 2024.

Những ai đã tham gia Thượng Hội đồng về hiệp hành?

Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục đã báo cáo rằng giai đoạn lắng nghe cấp giáo phận ban đầu đã kết thúc với sự tham gia của 112 trong số 114 Hội đồng giám mục Công giáo trên thế giới.

Ví dụ, theo một báo cáo từ Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, khoảng 700.000 người đã tham gia vào giai đoạn cấp giáo phận của Thượng Hội đồng ở Hoa Kỳ trong tổng số 66,8 triệu tín hữu Công giáo ở nước này, tương đương khoảng 1%.

Đức Hồng y Jean-Claude Hollerich (phải), và Đức Hồng y Mario Grech, Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục trong buổi họp báo vào ngày 20. 062023, tại Văn phòng Báo chí Tòa thánhVatican. (Hình: Daniel Ibáñez/CNA)

Ai là người tổ chức chính của Thượng Hội đồng về hiệp hành?

Không kể Đức giáo hoàng Phanxicô, thì Đức Hồng y Jean-Claude Hollerich, Tổng giám mục 64 tuổi của Luxembourg, với tư cách là Tổng tường trình viên của Thượng Hội đồng, là một trong những người tổ chức chính của Thượng Hội đồng. Ngoài ra, phải kể đến Đức Hồng y Mario Grech, Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục.

2. Thượng Hội đồng Giám mục và việc truyền thông

Trong cuộc họp báo hôm mồng 08. 09 tại Vatican, ông Paolo Ruffini, Bộ trưởng Bộ Truyền thông cho biết: “Cách thức chúng tôi chia sẻ thông tin về Thượng Hội đồng là rất quan trọng đối với tiến trình phân định và đối với toàn thể Giáo hội”.

Ông Paolo Ruffini, Bộ trưởng Bộ Truyền thông, trong cuộc họp báo tại Vatican ngày mồng 08. 09. 2023. (Hình: CNS/Justin McLellan)

Thông tin cập nhật về Thượng Hội đồng

Theo ông Ruffini, một số “quy tắc liên quan đến truyền thông” xuất phát từ “bản chất của Thượng Hội đồng”, điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần nhấn mạnh đó không phải là một “nghị viện” hay hiệp định mà là một hành trình lắng nghe và cùng nhau bước đi theo Chúa Thánh Thần.

“Việc duy trì tính bảo mật, sự riêng tư và thánh thiêng của một số nơi nhất định dành cho việc thảo luận trong Thánh Thần, là một phần của ước muốn biến những khoảnh khắc này thành cơ hội thực sự để lắng nghe, phân định và cầu nguyện được bắt nguồn từ sự hiệp thông”.

Do đó, các cuộc thảo luận tại Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục từ ngày mồng 04- 29.10 sẽ không được mở cửa cho công chúng hoặc cho các phóng viên nhằm “bảo vệ bầu khí Thượng Hội đồng”. Tuy nhiên, một số phần của Thượng Hội đồng sẽ được phát trực tiếp và mở cửa cho các phóng viên được Vatican chính thức công nhận, chẳng hạn như:

– Thánh lễ khai mạc Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày mồng 04.10.

– Phiên họp khoáng đại đầu tiên sẽ bắt đầu vào chiều cùng ngày với các bài phát biểu của Đức Hồng y Mario Grech, Tổng thư ký Thượng Hội đồng; của Đức Hồng y Jean-Claude Hollerich, Tổng tường trình viên Thượng Hội đồng; và của Đức Thánh Cha Phanxicô.

– Phút cầu nguyện bắt đầu mỗi Phiên họp khoáng đại nhằm tạo điều kiện cho “sự hiệp thông của toàn thể dân Chúa từ khắp nơi trên thế giới”.

– Các phiên khai mạc của mỗi phân đoạn trong số năm phần theo các đề tài và vấn đề được trình bày trong Tài liệu Làm việc mà Thượng Hội đồng sẽ được phân chia.

Các phần sẽ được dành riêng cho tính Hiệp hành, Hiệp thông, Sứ mạng và Tham gia và mỗi phần sẽ bao gồm các phiên họp toàn thể được gọi là các Phiên họp khoáng đại cũng như các nhóm làm việc.

Phần kết thúc sẽ tập trung vào việc phê duyệt một Báo cáo tổng hợp sẽ được thảo luận trong một Phiên họp khoáng đại, tiếp đến, các nhóm làm việc bổ sung những nhận xét của mình và sau đó sẽ soạn thảo một bản tóm tắt để “ghi lại các quan điểm và đề xuất mà có sự đồng thuận đáng kể, nhưng cũng có cả những ý kiến bất đồng, nêu rõ những quan điểm và lý do khác nhau”.

Ông Ruffini nói thêm rằng: “Các thành viên của nhóm sẽ được yêu cầu thống nhất về việc liệu bản báo cáo có thể hiện đầy đủ công việc được thực hiện cùng nhau hay không, chứ không phải về việc liệu tất cả họ có đồng ý về từng điểm hay không”. Sau đó bản báo cáo sẽ được đệ trình lên Phiên họp toàn thể để phê duyệt và sau đó bàn giao cho Ban Tổng thư ký.

Tài liệu cuối cùng của Thượng Hội đồng sẽ không được đề xuất chi tiết mà được trình lên Đức Thánh Cha cho đến sau phiên họp thứ hai của Thượng Hội đồng vào tháng 10. 2024.

Các nhóm làm việc trong Đại hội Thượng Hội đồng

Như ông Ruffini cho biết, các nhóm làm việc sẽ gồm khoảng 10-12 người và nhóm này sẽ thay đổi trong suốt khoá họp để khuyến khích sự tương tác nhiều hơn với nhiều người hơn.

Các nhóm cũng sẽ được phân chia theo 5 ngôn ngữ chính là Ý, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Điều dễ nhận thấy là sẽ không có tiếng Đức, mà theo ông Ruffini, làm như vậy để những người nói tiếng Đức sẽ không chỉ “nói chuyện với nhau” nhằm giúp họ tích cực đóng góp trong các nhóm khác “vì chúng tôi biết các tham dự viên nói tiếng Đức cũng có thể nói được các ngôn ngữ khác”.

Mỗi nhóm làm việc cũng sẽ có một chuyên gia để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc thảo luận “trong Thánh Thần, người sẽ đồng hành cùng cuộc trao đổi từ quan điểm phương pháp luận”.

Tính Hiệp hành và Đại kết

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã công bố trước đây, Đại hội Thượng Hội đồng sẽ bắt đầu bằng cuộc tĩnh tâm 3 ngày dành cho các giám mục Công giáo và các tham dự viên từ ngày mồng 01 đến 03. 10 do Linh mục Timothy Radcliffe, OP, nguyên Bề trên tổng quyền dòng Đaminh hướng dẫn.

 Nathalie Becquart, phó thư ký Thượng Hội đồng, trả lời  trong cuộc họp báo tại Vatican ngày mồng 08. 09. 2023. (Hình: CNS/Justin McLellan)

Trong buổi họp báo, Nữ tu Nathalie Becquart, phó thư ký Thượng Hội đồng, cũng thông báo chi tiết về buổi cầu nguyện đại kết, như một phần của Thượng hội đồng, sẽ diễn ra tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 30. 9. Buổi canh thức cầu nguyện, do cộng đoàn Taizé tổ chức, nhằm phó thác công việc của Thượng hội đồng cho Thiên Chúa.

Theo Sơ Becquart, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh rằng không thể có hiệp hành nếu không có đại kết và không có đại kết nếu không có việc cùng nhau bước đi.

Do đó, những người trẻ, các thành viên và lãnh đạo của các cộng đồng Kitô giáo và Giáo hội khác nhau sẽ hiện diện trong buổi cầu nguyện đại kết này. Các nhà lãnh đạo có thể kể đến: Thượng phụ Bartholomew, Giáo chủ Chính thống Constantinople và là vị đứng đầu Chính thống giáo, Đức Tổng Giám mục Justin Welby, Giáo chủ Liên hiệp Anh giáo Canterbury và William Wilson, chủ tịch Hiệp hội Ngũ Tuần Thế giới và chủ tịch của Oral Roberts University ở Tulsa, Oklahoma, ….

Ngoài ra, Quảng trường Thánh Phêrô cũng sẽ được trang trí bằng những bụi cây, cây xanh, và hoa tươi để tạo cảm giác giống như một khu vườn rộng lớn và tượng trưng cho công cuộc sáng tạo với cây thánh giá San Damiano của Assisi. Chính trước cây Thánh giá này, Thánh Phanxicô đã cảm thức được lời Thiên Chúa kêu gọi “Hãy đi sửa lại ngôi nhà của Ta”.

Có lời cầu nguyện nào cho Thượng Hội đồng về hiệp hành chăng?

Có, lời cầu nguyện được tìm thấy trong Cẩm nang cho Thượng Hội đồng Giám mục về hiệp hành như sau:

 

Lạy Chúa Thánh Thần,
này chúng con đang hiện diện trước nhan Chúa,
khi cùng nhau tụ họp nhân danh Chúa.
Chỉ có Chúa là Đấng hướng dẫn chúng con,
xin hãy ngự trị trong tâm hồn chúng con;
xin dạy chúng con lối đường phải đi
và cách bước đi trên lối đường đó.

 

 

Chúng con yếu đuối và tội lỗi,
xin đừng để chúng con gây xáo trộn.
Đừng để chúng con u mê sa nẻo đường lầm
cũng đừng để chúng con làm theo thiên kiến.

 

 

Xin giúp chúng con tìm thấy nơi Chúa sự hiệp thông giữa chúng con
để chúng con có thể cùng tiến đến cuộc sống vĩnh cửu
và không lạc xa khỏi con đường chân lý và ngay thật.

 

 

Chúng con cầu xin Chúa,
là Đấng hoạt động mọi nơi mọi thời,
trong sự thông hiệp với Chúa Cha và Chúa Con,
mãi mãi đến muôn đời. Amen.

 

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Theo: catholicnewsagency.com (13. 09)

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô