MỤC VỤ
Áp Dụng Vào Môi Trường
Văn Hóa Việt Nam
QUAN ĐIỂM TRỌNG DÂN
DẪN NHẬP
Quan điểm văn hóa Việt Nam về lãnh đạo: “Trọng Dân”
Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa Việt Nam, lớp văn hóa Bản Địa là Tính Cộng Đồng. Lớp thứ hai, giao lưu với văn hóa khu vực, nhất là với Trung Hoa, chịu ảnh hưởng Nho Giáo.
Theo quan điểm Nho Giáo về “Trọng Dân,”
Đức Khổng Tử viết trong Kinh Thi rằng: “Dân duy Bang bản.”
Có nghĩa là: “Dân là gốc của Nước.”
Khi nhìn thấy sức mạnh như nước lũ của “Người Nông Dân” lật đổ nhà Tùy, Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) đã dậy con mình rằng: “Thuyền ví với Vua, nước ví với Dân. Nước có thể chở thuyền, mà cũng có thể lật thuyền.”
Sách Mạnh Tử dậy:“Dân vi quí, Xã Tắc thứ chi, Quân vi khinh.” Có nghĩa là: “Dân là quí nhất, rồi đến Quốc Gia, Vua được xem nhẹ.”
Quan niệm như thế vì hai lẽ:
Thứ nhất, nếu không có Dân và Quốc Gia, thì cũng chẳng có Vua.
Thứ hai, Dân và Quốc Gia tồn tại muôn đời, còn Vua chỉ tồn tại nhất thời.
Tư tưởng “Trọng Dân” này, đã ảnh hưởng tới quan điểm lãnh đạo “Trọng Dân” của Việt Nam.
Nguyễn Trãi, một danh nhân văn hoá Việt Nam. Khi tiễn Cha là Nguyễn Phi Khanh qua Tàu, đến Ải Nam Quan, ông có làm bài thơ tựa đề là “Quan Hải,” trong đó có câu: “Phúc thủy tín Dân do thủy.” Có nghĩa là “Thuyền bị lật mới tin câu nói Dân như nước.”
Hầu hết các nhà lãnh đạo Việt Nam sau này, đều có chủ trương trọng Dân: “Dĩ Dân chi tiên hay lấy Dân làm gốc.”
Vì thế, nếu muốn phát triển Giáo Hội và Dân Tộc, người làm mục vụ không thể bỏ qua, tuyệt đối và luôn luôn không thể bỏ qua quan điểm “Trọng Dân.”
Hơn nữa quan điểm này cũng là hướng đi của Công Đồng Vat.II, khi định nghĩa “Giáo Hội là Dân Thiên Chúa.”
Nhận thức được như thế, chúng ta sẽ không ngần ngại đầu tư vào việc đào tạo “Dân.” Nguồn nhân lực chiến lược cho tương lai lâu dài của Giáo Hội và Đất Nước.
Lm. Gioankim Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)
Các tin khác