Thứ hai, ngày 11 tháng 11 năm 2024 | 02:50 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thánh kinh
SÁM HỐI (+ GB. Bùi Tuần)

  

1. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nhấn mạnh đến sám hối. Tại Fatima, Đức Mẹ tha thiết kêu gọi sám hối. Đức Thánh Cha cảnh báo: Tình hình hiện nay sẽ đi tới đại hoạ, nếu không sám hối. Lương tâm tôi nhắc bảo: Chính bản thân tôi cũng sẽ rơi vào vực thẳm hư vong, nếu không sám hối.

Nhận thức sám hối là rất quan trọng, tôi cầu xin Chúa giúp tôi thực hiện việc đạo đức đó.

 

Chúa là Cha giàu lòng thương xót, đã và đang giúp tôi đi vào con đường sám hối. Con đường sám hối là con đường có nhiều khó khăn. Nhưng nhờ ơn Chúa, tôi đang bước đi với những bước nhỏ. Tôi xin chân thành chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ bé của tôi.

 

2. Trước hết, Chúa cho tôi biết mục đích việc sám hối của tôi là tôi được hoán cải, trở nên con cái Thiên Chúa, nhờ được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, để rồi, tôi giúp nhiều người khác cũng được như vậy. Như lời thánh Phaolô dạy: “Phàm ai được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn đều là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14). Rồi Chúa dạy thêm.

 

3. Chúa hỏi tôi: Trước đây và chính lúc này, con có thực sự là con cái Thiên Chúa, nhờ việc để cho Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn con không?

Để gợi ý cho tôi xét mình, Chúa cho tôi nhớ lại hai dụ ngôn trong Phúc Âm.

 

4. Dụ ngôn thứ nhất là về các loại đất đón nhận hạt giống Lời Chúa: Đất bên vệ đường, đất có nhiều sỏi đá, đất có nhiều gai góc, đất tốt (x. Lc 8,5-15). Tôi thuộc loại đất nào?

 

5. Dụ ngôn thứ hai là về các loại khách được mời vào dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. Có người xin kiếu, vì cần đi thăm thửa đất mới mua. Có người xin kiếu, vì cần thử mấy cặp bò mới tậu được. Có người xin kiếu, vì cần chăm sóc cô vợ mới cưới. Có người tàn tật, đui mù, què quặt thì phút chót lại được đón vào (x. Lc 14,15-24). Tôi thuộc loại khách nào?

 

6. Chúa can tôi chớ vội nhận mình là đất tốt và là người khách tốt. Nhưng để thấy rõ sự thực về mình, Chúa dạy tôi trước hết phải tĩnh lặng hồi tâm.

 

7. Sự tĩnh lặng hồi tâm này không nhất thiết phải thay đổi hoàn cảnh, cũng không nhất thiết phải làm những việc hãm mình phạt xác khác thường, nhưng chủ yếu là phải tĩnh lặng, phải dịu lại lối sống ham hoạt động, phải biết dành thời giờ cần thiết cho việc cầu nguyện, để toàn thể con người tôi dễ được ơn thánh thấm nhập và chinh phục.

 

8. Cùng với sự tĩnh lặng hồi tâm, tôi cần phải thực hiện một việc quan trọng khác, đó là khát khao tìm Chúa.

Sự khao khát tìm Chúa được thúc đẩy trong tôi một cách thường xuyên qua những thao thức được thuộc trọn về Chúa và qua những ước mong được Chúa là hạnh phúc của mình. Lúc rõ, lúc mờ, những thao thức và ước mong như thế được tôi cảm nhận như những tiếng gọi của Thiên Chúa là tình yêu. Tôi phải đáp ứng.

 

9. Đáp ứng những lời mời gọi của Chúa là phải như thế nào?

Trước hết tôi phải ngoan ngoãn đón nhận sự sống của Chúa. Chúa ban sự sống của Chúa cho tôi, khi tôi kết hợp mật thiết với Chúa. Chúa phán: “Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được” (Ga 15,5).

 

Kết hợp với Chúa bằng tình yêu mến trọn vẹn, và yêu thương người khác như Chúa yêu thương chúng ta.

Tôi còn phải đáp ứng lời mời gọi của Chúa bằng sự tôi đón nhận thánh ý Chúa một cách khiêm nhường. Tôi phải rất thận trọng trong việc vâng phục thánh ý Chúa. Làm việc đạo đức nọ, việc lành kia nhân danh Chúa, rồi tưởng đó là đủ để được gọi là thực thi ý Chúa, thì đó là một sai lầm dễ thường xảy ra. Những việc như thế bị Chúa cảnh báo một cách nghiêm khắc. Chúa nói rõ: Những kẻ nhân danh Chúa mà nói tiên tri, mà trừ quỷ, mà làm nhiều phép lạ, nhưng không thực sự vâng theo ý Chúa, đều bị Chúa xua đuổi, như những kẻ làm điều gian ác (x. Mt 7,21-23).

 

10. Khi đã được Chúa chia sẻ cho sự sống của Chúa, và được thông hiệp với thánh ý Chúa, tôi mới thấy rõ trong tôi đã có một số tư tưởng, lời nói, việc làm không do Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn. Tôi xin Chúa tha thứ cho tôi. Tôi quyết tâm sửa lại. Tôi cũng nhận ra trong tôi đã có những thiếu sót, do không vâng phục Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn. Tôi xin Chúa thứ tha cho tôi. Tôi dốc lòng cải thiện.

 

11. Để sám hối về những trường hợp đã không để Chúa Thánh Thần hướng dẫn, tôi rất cần được ơn Chúa Thánh Thần trợ giúp. Sám hối này là rất quan trọng đối với các mục tử và những người có trách nhiệm đào tạo dẫn dắt người khác.

12. Bây giờ xin đề cập đôi chút tới sám hối về bổn phận giúp cho người khác cũng được nên con cái Chúa nhờ được Thánh Thần Chúa hướng dẫn.

Khi sám hối của tôi được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, tôi mới nhận ra rõ lỗi lầm của tôi trong mục vụ và truyền giáo thường không phải là do thiếu lý thuyết, mà là do thiếu thực hiện cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể.

 

13. Trên lý thuyết, tôi biết người đầy tớ trung tín và khôn ngoan mà chủ đặt lên để coi sóc gia nhân, sẽ phải cung cấp lương thực tốt cho họ đúng giờ đúng lúc (x. Mt 24,45). Nhưng trên thực tế, nếu tôi không phân phát cho đoàn chiên Lời Chúa, tình yêu, lời khuyên và gương sáng là lương thực tốt, theo nhu cầu của thời điểm này và địa phương này, thì đúng là tôi có lỗi, do tôi không chịu phấn đấu để lắng nghe Thánh Thần Chúa hướng dẫn tôi vào thực tế cụ thể hiện nay có nhiều thách đố.

 

Trên lý thuyết, tôi biết Chúa trao cho tôi nhiều điều kiện tốt, để tôi sinh lời, là đem nhiều linh hồn về với Chúa. Dụ ngôn những nén bạc nói rõ điều ấy (x. Mt 25,14-30). Nhưng trên thực tế, nếu tôi dành những điều kiện tốt Chúa ban cho tôi vào những mục đích tư lợi cá nhân, thì đúng là tôi có lỗi, do không chịu phấn đấu để vâng theo sự hướng dẫn của Thánh Thần Chúa trong thực tế phức tạp, có nhiều cạm bẫy.

 

14.Nếu thực tế tôi đã sai lầm như thế trong mục vụ và truyền giáo, thì tôi là người cộng tác rất thiếu trách nhiệm đối với Chúa, và cũng phần nào thiếu trách nhiệm đối với đoàn chiên. Vì thế khi sám hối, tôi hay sợ tôi sẽ bị phạt vì thiếu những trách nhiệm đó. Nhưng càng sợ thì càng bám vào Chúa, càng cố gắng sửa mình, càng chấp nhận những đớn đau nhọc nhằn để đền tội.

Điều sợ nhất  là lòng tôi có thể trở thành mảnh đất chai đá , có thể trở nên người khách được mời nhưng rồi bị đuổi ra khỏi nước Chúa. Tôi sợ nhưng luôn phó thác tin cậy Chúa giàu lòng thương xót.

 

15. Những gì tôi vừa chia sẻ, cho thấy sám hối là một việc rất quan trọng, để cứu chính bản thân tôi, đồng thời cũng để góp phần cứu những người khác, trong đó có cộng đoàn của tôi, Hội Thánh của tôi, Đất Nước của tôi, cách riêng những người nghèo hèn thân thiết của tôi. Tình hình là rất nghiêm trọng

 

Lạy Chúa, sám hối đã đưa con và nhiều người tới hạnh phúc tuyệt vời. Con tin nhận đây là một ơn trọng đại Chúa ban cho chúng con. Con xin hết lòng cảm tạ Chúa suốt đời này và mãi mãi đời sau.

Long Xuyên, ngày 10/10/2014

+ GB. Bùi Tuần

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ngợi một tình yêu xây dựng
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ...
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn thể thứ hai của Thượng hội đồng
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn ...
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ phó tế
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ ...