Thứ bảy, ngày 27 tháng 04 năm 2024 | 11:52 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thánh kinh

SUY NIỆM LỜI CHÚA CN 3 MÙA VỌNG A

Lời Chúa: Is 35,1-6a.10; Gc 5,7-10; Mt 11,2-11

 

MỤC LỤC

 

1. Bác ái

2. Vở kịch dang dở

3. Đấng sẽ đến

4. Dung mạo Đức Kitô – ĐTGM. Jos Ngô Quang Kiệt

5. Suy niệm của ĐGM. GiuseVũ Duy Thống

6. Mạnh sức để đạt được Nước Trời – Anmai

7. Còn phải đợi ai?

8. Lộ tẩy – Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

9. Nhẫn nại đón chờ Chúa đến

10. Kiên nhẫn đợi chờ!

11. Hãy để việc làm minh chứng về Ta

12. Anh em hãy vui lên

13. Vững tâm – Lm. Giuse Trần Việt Hùng

14. Bạn đang vui hay đang buồn?

15. Đấng phải đến

16. Vở kịch còn dang dở – Lm. Mark Link

17. Đấng phải đến

18. Phi thường

19. Một đức tin luôn luôn đứng vững – Achille Degeest

20. Mùa Vọng của đức tin

21. Thiên Chúa có làm việc hay không?

22. Đấng sẽ đến

23. Vui mừng

24. Gioan Tiền Hô

25. Vui lên

26. Việc Ngài làm

27. Đấng phải đến

28. Đấng phải đến

29. Sứ giả của Thiên Chúa

30. Vui lây

31. Đức Kitô, Ngài là ai?

32. Còn đợi chờ ai? – Lm. Phạm Quốc Hưng

33. Bạn có phải là Đức Giêsu không?

34. Thầy có thật là đấng phải đến không?

35. Suy niệm của Lm Ignatio Hồ Thông

36. Đi đến cùng sứ vụ – Lm Giuse Nguyễn Hữu An

37. Chú giải của Noel Quesson

38. Anh em ra xem gì? – Lm. HK

39. Vọng và Hy Vọng – Antôn Lương Văn Liêm

40. Ngài là ai? – Lm Phaolô Nguyễn Văn Đông

 


 

1. Bác ái

Trong một cuộc hội thảo dành cho các sinh viên tại Hoa Kỳ, người ta đã đưa ra một đề tài như sau: Lòng bác ái trên thế giới. Có một sinh viên không phải là công giáo đã hỏi một vị tuyên uý để xin ngài cho biết Giáo Hội Công giáo đã làm được những gì cho các người nghèo trên thế giới? Vị tuyên uý lúc đầu đã tỏ ra bỡ ngỡ, rồi ngài cho anh biết về những hoạt động bác ái của Giáo Hội trên toàn thế giới: hàng trăm ngàn linh mục, tu sĩ và giáo dân đang làm việc cho mọi tầng lớp dân chúng. Thế rồi anh sinh viên buột miệng kêu lên: tại sao người Công giáo không nói cho chúng tôi hay về lòng bác ái này trên trái đất? Sự thật đáng buồn là nhiều người Công giáo không có ý tưởng gì vềt những công cuộc bác ái vĩ đại mà gia đình con cái Chúa đã thực hiện.

Đoạn Tin Mừng sáng hôm nay nói với chúng ta rằng: Gioan tiền hô sai một số môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu: Ngài có phải là Đấng sẽ đến hay là chúng ta còn phải đợi chờ một Đấng nào khác? Chúa đáp lại: hãy về thuật lại cho Gioan những gì các ông đã nghe và đã thấy: Người mù được thấy, người què được đi, người chết được sống lại và người nghèo khó được đón nhận Tin Mừng. Đó là những dấu chỉ cho biết Chúa Giêsu là Đấng thiên sai. Đó cũng là những dấu chỉ đích thực của một Giáo Hội do Ngài thiết lập. Đồng thời đó cũng là dấu chỉ của người môn đệ Chúa.

Đức Kitô ngày hôm nay vẫn còn thực hiện những phép lạ, đó là những phép lạ của lòng bác ái nơi những người tin theo Ngài. Người Công giáo chúng ta cần biết hơn về những gì Giáo Hội đang làm cho người nghèo trên toàn thế giới. Không phải để khoe khoang, nhưng để nhận thức rằng lòng bác ái là dấu chỉ của người môn đệ Chúa. Chẳng hạn ở Hoa Kỳ có hơn 700 bệnh viện công giáo với hơn 160.000 giường bệnh. Có hơn 100 cô nhi viện chăm sóc cho hơn 16.000 trẻ em. Có 432 viện dưỡng lão chăm sóc 43.000 người già cả. Cơ quan bác ái còn cung cấp cho 19.000 trẻ em có chỗ nuôi nấng. Đó mới chỉ ở Hoa Kỳ, nhưng công cuộc bác ái của Giáo Hội trên toàn thế giới thì rất bao la và rộng lớn. Đồng thời chúng ta cũng nên nhớ rằng đó chỉ là những việc bác ái công khai của Giáo Hội và chỉ có Chúa mới biết được tất cả những gì mỗi cá nhân người Công giáo chúng ta đang làm để xoa dịu sự nghèo đói túng khổ. Còn chúng ta, chúng ta đã làm được những gì để góp phần vào công việc bác ái của Giáo Hội?


 

2. Vở kịch dang dở

Có một văn sĩ, khi chết đi, còn để lại trên bàn tập bản thảo của một vở kịch. Tất cả mới chỉ là khởi đầu, chuẩn bị cho nhân vật chính xuất hiện, còn nhân vật chính ấy như thế nào thì chưa một ai được biết.

Toàn bộ Cựu Ước cũng giống như một vở kịch còn dang dở kể trên, trong đó nhân vật chính chưa hề xuất hiện. Mọi người đều bàn tán, đều mong đợi Đấng Cứu Thế, nhưng tất cả mới chỉ là sự chuẩn bị mà thôi. Còn Đấng Cứu Thế như thế nào, thì chưa một ai được biết.

Từ bối cảnh này, chúng ta hãy nhìn ngắm khuôn mặt của Gioan Tiền Hô. Trên dòng sông Giođan có một khúc nước cạn, cách biển Chết không xa. Đây là chỗ dân chúng thường qua lại để buôn bán và trao đổi tin tức. Chính tại chỗ này, Gioan Tiền Hô đã rao giảng và rửa tội cho dân chúng. Dân chúng thắc mắc và tự hỏi: Ông là ai? Ông có phải là Đấng Cứu Thế muôn dân mong đợi hay không?

Và qua đoạn Tin Mừng sáng hôm nay Chúa Giêsu đã trả lời cho những câu hỏi này. Ngài nói với dân chúng: Gioan là người mà Kinh thánh đã đề cập đến: Ta sai sứ giả Ta đi trước Con để dọn đường cho Con. Ngài cũng trả lời một câu hỏi khác được các môn đệ cua Gioan đặt ra cho Ngài: Thầy có phải là Đấng sẽ đến hay chúng tôi còn pải đợi một Đấng nào khác?

Để trả lời cho vấn nạn này, Chúa Giêsu đã mượn lời tiên tri Isaia. Thực vậy, khi nói về Đấng Cứu Thế, Isaia đã đưa ra những dấu chỉ để mọi người nhận biết Ngài: Đó là người mù được thấy, kẻ què được đi, người điếc được nghe và kẻ câm sẽ reo vui. Chủ đích của Chúa Giêsu thực rõ ràng. Chính những phép lạ Ngài làm sẽ xác quyết Ngài là ai? Là Đấng Cứu Thế tiên tri Isaia đã loan báo. Ngài đến để thiết lập vương quốc của Ngài ở trần gian.

Tuy nhiên, như chúng ta đã biết: Vương quốc ấy đã được thiết lập rồi nhưng chưa hoàn tất. Ngài trao phó cho chúng ta tiếp nối công trình của Ngài, xây dựng và hoàn tất vương quốc của Ngài trên trần gian này. Vào ngày sau hết, Ngài sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét chúng ta về công việc này.

Hiện giờ chúng ta đang sống giữa hai biến cố: Việc Ngài giáng sinh và việc Ngài trở lại. Nhiệm vụ chúng ta không phải là ngồi chơi xơi nước mà phải xắn tay áo lên, dấn thân vào công việc Chúa đã trao phó, khi Ngài đến lần đầu trong lịch sử.

Nói một cách cụ thể hơn, đó là chúng ta phải xây dựng Nước Chúa trên trần gian, phải đem tình thương để xoá bỏ hận thù, phải đem chân lý thay cho sự giả dối, phải xây dựng cái thế giới hôm nay theo tinh thần của Chúa.


 

3. Đấng sẽ đến

Thầy có phải là Đấng sẽ đến hay không?

Như chúng ta đã biết, Gioan Tiền Hô vì lên tiếng chỉ trích Hêrôđê nên đã bị tống vào ngục. Từ thế giới tù đày, ông đã sai hai môn đệ thân tín đến gặp Chúa Giêsu và đưa ra câu hỏi: Thầy có phải là Đấng sẽ đến, hay là chúng tôi còn phải đợi một Đấng nào khác?

Câu hỏi này thoạt xem ra thì có vẻ vô lý và mâu thuẫn với sứ mạng tiền hô, với sứ mạng dọn đường của Gioan. Phải chăng ông đã chẳng long trọng giới thiệu Chúa Giêsu: Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian đó sao? Phải chăng bên bờ sông Giođan ông đã chẳng xác quyết: Ngài phải rửa cho tôi chứ không phải là tôi rửa cho Ngài. Tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Ngài? Rồi với những sự kiện lạ lùng sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, với sự tỏ lộ đặc biệt của Chúa Thánh Thần, ông đã tin chắc Chúa Giêsu người Nadarét chính là Đấng Cứu thế được loan báo từ những thế kỷ về trước. Vậy thì tại sao bây giờ ông lại nghi ngờ và phản lại những lời đã xác quyết? Theo tôi nghĩ vấn đề được đặt ra thật quan trọng. Quan trọng không phải cho bản thân của Gioan vì ông không hề nghi ngờ chi nữa, nhưng quan trọng cho các môn đệ của ông, bởi vì họ còn đang phân vân, lưỡng lự và chưa dứt khoát được lập lập trường đối với Chúa Giêsu. Ông tin chắc câu trả lời và những lý chứng của Chúa Giêsu sẽ là một thứ ánh sáng phán tan mọi thứ nghi ngờ còn đọng lại trong cõi lòng của họ. Thực vậy, những phép lạ Ngài làm là một lý chứng hùng hồn nhất về sứ mạng cứu thế của Ngài: Người mù được thấy, kẻ què được đi, người chết sống lại và những kẻ nghèo túng được loan báo Tin Mừng. Và sau đó Chúa Giêsu đã lên tiếng ca tụng Gioan Tiền hô.

Người Do Thái luôn trông chờ một Đấng Cứu thế. Còn chúng ta thì khác, chúng ta đã tin tưởng chắc chắn Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu thế được loan báo từ muôn ngàn thuở trước và chúng ta là những người đã Ngài được cứu chuộc. Ngài là Đấng chúng ta đặt trọn vẹn niềm cậy trông. Hãy kiên nhẫn trông đợi ngày Ngài trở lại. Không vội vàng, không hấp tấp. Hãy tin tưởng vào thời gian và sự quan phòng đầy yêu thương của Chúa trên những nẻo đường chúng ta đi.

Đức Thánh Cha Gioan XXIII thường nói: Chúng ta hãy tin tưởng vào thời gian bởi vì thời gian sẽ sắp đặt mọi sự. Nó sẽ giúp chúng ta nhìn rõ bàn tay yêu thương của Chúa, cũng như giúp chúng ta gặt hái được những thành quả tốt đẹp. Chân lý này đã được thực hiện trong chính cuộc đời của ngài. Với tính tình hiền hoà và đôn hậu người ta tưởng rằng ngài sẽ chẳng làm được những việc phi thường trên ngôi giáo hoàng. Thế nhưng Chúa đã dùng ngài để hướng dẫn Giáo Hội. Chính ngài đã quyết định triệu tập Công đồng Vatican II và đã thổi vào Giáo Hội một tinh thần, một luồng sinh khí mới.

Thánh Giacôbê tông đồ cũng đã khuyên nhủ chúng ta: Anh em hãy kiên nhẫn trông chờ ngày Chúa đến. Như người nông phu kiên nhẫn trông chờ những giọt nước mưa, và hoa màu của đồng ruộng. Anh em cũng hãy bền chí và vững tâm vì Chúa đã gần đến.

Thánh Vincentê luôn cảnh giác chúng ta: Đừng hấp tấp vội vã vì đó là mưu mô của ma quỷ, lừa dối những người thiện chí để rồi cuối cùng chẳng làm được gì cả. Để kết luận chúng ta hãy nhớ tới lời Chúa: Ai kiên tâm và bền chí đến cùng thì sẽ được cứu thoát.


 

4. Dung mạo Đức Kitô – ĐTGM. Jos Ngô Quang Kiệt

Thánh Gioan Tiền Hô là một vị tiên tri cương trực. Ngài không hề run sợ trước thế lực, cường quyền. Ngài chỉ quan tâm một điều: làm chứng cho chân lý. Khi Hêrôđê Antipas cướp vợ của người anh, thánh nhân đã không ngần ngại lên tiếng công kích hành động vô luân của nhà vua. Vì thế mà thánh nhân bị bắt giam trong ngục Machéronte. Khi bị giam trong ngục, thánh nhân vẫn theo dõi những hoạt động của Chúa Giêsu. Hôm nay thánh nhân sai môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu một câu hỏi gây ngỡ ngàng cho ta: “Ngài có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi còn phải chờ đợi một Đấng khác?”.

Thật lạ lùng đến khó hiểu. Người đi mở đường, người giới thiệu Đấng Cứu Thế nay lại nghi ngờ Người mà mình giới thiệu. Đó là bi kịch của thánh Gioan Tiền Hô. Câu hỏi cho thấy thánh nhân ở trong một tâm trạng hoang mang. Đức tin của ngài chao đảo. Nửa tin nửa ngờ.

Sự hoang mang của thánh Gioan Tiền Hô đến do hai nguyên nhân sau:

1) Nguyên nhân thứ nhất: Chúa Giêsu có những việc làm khác với lời Gioan loan báo.

Thánh Gioan Tiền Hô đã loan báo một Đấng Cứu Thế uy nghiêm, đến để trừng phạt nhân loại. Trong Phúc Âm tuần trước, thánh nhân đã răn đe người Do Thái: Búa rìu đã để sẵn ở gốc cây, cây nào không sinh trái sẽ bị đốn cho vào lò lửa. Thiên Chúa đến cầm sàng mà rê thóc. Thóc sẽ được cho vào kho, còn rơm, trấu sẽ bị cho vào lò lửa đốt đi. Sứ điệp quả thật là dữ dội, bởi loan báo ấy đã gây xôn xao sợ hãi. Thế mà khi Chúa Giêsu đến, Người đã hành động khác hẳn. Không oai phong, quyền lực, Chúa Giêsu tỏ ra là Đấng Cứu Thế tràn đầy lòng nhân từ: “Người không bẻ gẫy cây lau bị dập, không dập tắt tim đèn còn khói”. Gioan Tiền Hô loan báo sự trừng phạt. Nhưng Chúa Giêsu lại đến để cứu chữa, tha thứ. Chúa Giêsu nói: “Con người đến không phải để lên án, nhưng để cứu chữa”. “Chỉ những người bệnh mới cần đến thầy thuốc”. Thật là trái ngược. Trách nào Gioan chẳng hoang mang.

2) Nguyên nhân thứ hai: Gioan bị giam trong tù.

Ông bị ngược đãi, tất nhiên. Hơn nữa ông cảm thấy mình thất bại. Đi rao giảng sự công chính nhưng chỉ gặp bất công. Đi rao giảng ơn giải thoát nhưng lại bị giam cầm. Hết rồi những sứ điệp rực lửa. Hết rồi thời hy vọng tràn đầy. Thê thảm hơn nữa, ông tự hỏi: Sao Đấng Cứu Thế không đến giải thoát mình? Sao Ngài để cho sứ giả của Ngài mòn mỏi trong tù? Sao Ngài để cho bạn hữu bị khinh miệt cười chê? Lời sấm của Isaia còn rành rành: “Đấng Cứu Thế sẽ mở cửa phóng thích tù nhân”. Thế mà sao chờ đợi hoài chẳng thấy. Và Gioan nghi ngờ: hay Ngài không phải là Đấng Cứu Thế. Bị giam cầm, bị ngược đãi, Gioan còn có thể chịu được. Nhưng mối nghi ngờ gặm nhấm, thiêu đốt tâm hồn ông. Ông e sợ mình đã lầm đường, lầm người. Không nén lòng được, ông đã sai môn đệ đến hỏi thẳng Chúa Giêsu: “Ngài có phải là Đấng Cứu Thế, hay chúng tôi phải chờ đợi một Đấng khác?” Câu hỏi táo bạo nhưng quan trọng, vì quyết định cả ý nghĩa cuộc đời Gioan.

Trước câu hỏi ấy, Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp. Nhưng chỉ yêu cầu các sứ giả về thuật cho Gioan những việc Ngài làm: “Cho kẻ mù xem thấy, kẻ què đi được, người cùi lành lặn, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng”.

Với câu trả lời ấy, Chúa Giêsu nhắc Gioan nhớ lại lời sấm của Isaia về Đấng Cứu Thế. Đồng thời cũng thanh luyện cái nhìn của ông về dung mạo Đấng Cứu Thế.

Đấng Cứu Thế không phải là vị vua oai phong từ trời ngự xuống trên đám mây. Nhưng chỉ là một hài nhi bé nhỏ sơ sinh xuất hiện giữa loài người như một mầm cây bé bỏng.

Đấng Cứu Thế không phải là vị vua sang trọng ngự trong cung điện nguy nga. Nhưng chỉ là anh thợ mộc nghèo hèn sống trong một làng quê hẻo lánh.

Đấng Cứu Thế không phải là vị quan tòa oai nghiêm hét ra lửa, thở ra khói. Nhưng chỉ là một lương y hiền từ đến chữa lành những vết thương, an ủi những ưu sầu, nâng đỡ người yếu đuối, tha thứ kẻ tội lỗi.

Đấng Cứu Thế không đến trong vinh quang huy hoàng, trong chiến thắng rực rỡ. Nhưng chỉ âm thầm và tình nghĩa như một người bạn thân thiết.

Đấng Cứu Thế không đến trong hàng ngũ những người quý phái có địa vị cao trọng trong xã hội. Nhưng lui tới với những người bé nhỏ nghèo hèn, những thành phần bị gạt ra bên lề xã hội.

Câu trả lời của Chúa Giêsu khiến tôi tỉnh ngộ. Chúa Giêsu đã cho tôi một hình ảnh trung thực về dung mạo Đấng Cứu Thế. Qua câu trả lời đó, Chúa Giêsu cũng muốn nói với tôi rằng: Nếu con muốn Giáo Hội là hình ảnh đích thực nguyên tuyền của Thày, con hãy xây dựng một Giáo Hội không quyền lực, không tiền bạc, không phô trương. Hãy làm cho Giáo Hội mang dung mạo của Thày: một dung mạo khiêm tốn, nghèo hèn, bình dị, thân ái và nhân từ. Nếu con muốn tiếp tục sứ mạng của Thày, hãy chạy trốn quyền lực, hãy sợ hãi tiền bạc, hãy tránh thói phô trương. Hãy yêu thích những việc âm thầm bé nhỏ. Trước hết hãy đến với những người nghèo hèn. Hãy bắt đầu bằng tình thương. Vì chỉ có tình thương mới cứu được thế giới.

Ta đang chờ đón Chúa đến. Hãy cảnh giác. Chúa không đến trong một biến cố kinh thiên động địa. Chúa không có những pha biểu diễn ngoạn mục. Chúa không đến trong những thành công rực rỡ. Chúa không đến trong uy tín hay quyền lực. Chúa sẽ chỉ đến rất âm thầm, bé nhỏ nhưng đầm ấm tình người. Chúa sẽ đến trong một bàn tay kín đáo nâng đỡ. Chúa sẽ đến trong một nụ cười khích lệ. Chúa sẽ đến trong một cái bắt tay thân ái. Chúa đến chỉ thoáng qua. Nơi nào có dấu hiệu của tình thương, nơi đó đang vẽ nên dung mạo của Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con nhận ra dung mạo đích thực của Chúa, để con biết đón tiếp Chúa trong Mùa Giáng Sinh năm nay. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1) Đức Thánh Cha đã khiêm nhường xin lỗi Trung Quốc. Bạn nghĩ sao về cử chỉ này? Cử chỉ của Đức Thánh Cha có làm tổn thương đến uy tín của Giáo Hội không?

2) Bạn muốn một Giáo Hội yêu thương phục vụ hay một Giáo Hội cai trị quyền uy?

3) Bạn nghĩ gì về những lầm lỗi trong Giáo Hội?

4) Bạn phải làm gì để làm chứng cho Chúa. Bằng những việc lớn lao hay bằng những việc nhỏ bé hằng ngày?


 

5. Suy niệm của ĐGM. GiuseVũ Duy Thống

MÙA VỌNG: MÙA MÀU HỒNG

(Trích trong ‘Nút Vòng Xoay’ – trg. 19)

Nếu khởi đầu Mùa Vọng là một màu xanh của những tâm hồn biết rằng Thiên Chúa hằng hy vọng vào mình và hành trình Mùa Vọng là một màu tím của những cuộc đời sám hối, thì ở giữa lòng Mùa Vọng, đời người đã được đặt vào một vận hành mới với một năng lực mới cho một cuộc đời mới. Những cái mới ấy Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay diễn tả bằng một niềm vui và lễ phục minh họa bằng một tông màu bất ngờ tươi sáng để cùng với Giáo Hội, Chúa Nhật hôm nay xin được gọi tên Mùa Vọng là mùa màu hồng.

Vâng! Màu hồng. Nhưng không phải là một thứ ửng hồng e lệ của tình yêu buổi đầu gặp gỡ, cũng không phải là thứ bột hồng điểm trang của hương phấn trong ngày lễ hội, mà chính là màu hồng của niềm vui chan hòa và những chí bền chiến đấu đã làm nên sức sống và sức mạnh không ngừng gieo hưng phấn trên hành trình đức tin.

Qua cách gọi tên Mùa Vọng là mùa màu hồng, xin được gợi ý về hiệu quả của niềm hy vọng.

1) Niềm hy vọng đem lại cho đời tín hữu một niềm vui chan hòa.

Không phải vô cớ mà thánh Phaolô năm xưa đã kêu gọi các tín hữu của mình “Hãy vui lên!”cũng chẳng phải tình cờ khi Phụng Vụ gọi Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng là Chúa Nhật của niềm vui, mà tất cả đã là một hữu ý dàn dựng để làm nổi bật lên nỗi vui mừng và niềm hy vọng không phải như hai nỗi niềm đặt cận kề nhau, mà như hai yếu tố tương tại vào nhau của cùng một nỗi niềm duy nhất kết nên đời sống Kitô hữu. Có hy vọng là có niềm vui.

Bởi có hy vọng nên đời tín hữu cũng có một vũ trụ quan tươi vui: Họ không chấp nhận cuộc đời theo kiểu “cũng liều nhắm mắt đưa chân” trôi nổi vật vờ theo dòng nước cuốn, mà là đón nhận cuộc đời bằng một phong thái thanh thản vui tươi. Họ không chấp nhận nhìn môi trường mình đang sống như những sự kiện bên lề mà biết nhận ra đó chính là nơi mình được kêu gọi đến để thể hiện ơn gọi làm người và làm con Chúa. Cho dẫu cuộc đời có thế nào cũng vẫn có đó niềm hy vọng vươn cao. “Trong khi chưa có được điều mình thích, hãy bắt đầu bằng cách thích những điều mình đang có”. Tôi muốn một cuộc đời rộng đẹp nhưng trước mắt tôi vẫn chỉ là những mảnh đời chật hẹp thì trong niềm hy vọng, tôi phải bắt đầu bằng cách nới rộng đời mình ra.

Bởi có niềm hy vọng nên đời tín hữu cũng có một nhân sinh quan chan hòa. Trong đại dương không ai là một hòn đảo. Trong chuyến đi cuộc đời chẳng ai là người lữ khách cô đơn. Thế nên, trong tinh thần liên đới, tín hữu là những kẻ đồng hành và đồng hành cũng có nghĩa là biết cho đi và nhận về. Cũng giống như tình yêu, hy vọng là rộng mở, là biết cho đi. Trong đổi chác, không ai có thể cho cái mình không có, nhưng trong niềm hy vọng, không ai có thể có được điều mà mình không biết cho đi. Bởi lẽ bạc tiền cho đi sẽ có lúc vơi cạn, nhưng niềm hy vọng biết cho đi thì ngược lại, bỗng trở nên phong phú lạ thường. Nỗi vui cho đi sẽ thành nỗi vui lớn hơn của kẻ cho và người nhận gộp lại, và niềm hy vọng biết cho đi sẽ nên niềm hy vọng vĩ đại của một sự sống triển nở sinh sôi.

Rõ ràng là với niềm hy vọng, cuộc sống đã biến thành niềm vui, cho dẫu niềm vui ấy chưa ở độ tinh ròng mà vẫn còn đan xen với những nỗi niềm riêng tư hay nỗi lo đại cuộc, nhưng đã hồng hào lên một sức sống tươi trẻ vì đó chính là thành quả của niềm hy vọng.

Chắc cộng đoàn còn nhớ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I. Triều đại Giáo Hoàng của ngài chỉ có ba mươi ba ngày nhưng hình ảnh của ngài thì thế giới khó mà quên. Đó là hình ảnh của một Giáo Hoàng với nụ cười thật tươi, nụ cười trong hồn và nụ cười ngoài miệng. Chính ngài là người đã lập lại quan điểm của thánh Tôma để chủ trương: vui vẻ là một nhân đức. Và Mẹ Têrêsa Calcutta, một trong mười phụ nữ được xếp vào hàng vĩ nhân hiện đại, khi người ta hỏi Mẹ xem phải làm gì cho cuộc sống tốt hơn, Mẹ bảo: “Hãy mỉm cười. Cười là thông điệp hòa bình. Cười là nếm cảm thực tại Thiên Chúa”.

2) Niềm hy vọng đem lại cho đời tín hữu một chí bền chiến đấu.

Những lúc an bình, niềm hy vọng mở ra một cuộc sống tươi vui nhưng khi gặp phải thử thách, niềm hy vọng lại trở nên sức mạnh kiên cường. Chính vì thế, hy vọng không chỉ được xem là nhân đức của nụ cười mà còn được khẳng định là nhân đức của sự chiến đấu trước những thách đố không thiếu trong đời.

Có những thách đố đến từ những nghịch lý trong đời sống đức tin thể hiện qua những câu hỏi “tại sao?” khó mà trả lời nếu không có niềm hy vọng. Như câu hỏi tại sao của Cựu Ước: “Tại sao kẻ lành thường gặp hoạn nạn còn kẻ dữ lại cứ phây phây?”. Như câu hỏi của thánh Phaolô: “Tại sao điều tốt muốn làm tôi lại chẳng làm, còn điều xấu muốn tránh tôi lại hay vấp phải?”. Như câu hỏi về Giáo Hội: “Tại sao Giáo Hội bản chất là duy nhất mà trong lịch sử vẫn cứ mãi ghi dấu bằng những cuộc phân ly?”. Như câu hỏi của các bạn trẻ Tây Ban Nha đặt ra cho Đức Gioan Phaolô II năm 1982: “Tại sao Thiên Chúa tốt lành mà trong tạo thành của Ngài lại có quá nhiều tội ác?”. Như câu hỏi của báo chí: “Tại sao người ta cứ phải lo đề phòng đối phó mà không biết yêu thương nhau?”. Hay như câu hỏi mỗi người thường đặt ra với lòng mình: “Tại sao nhân đức như lúa tốt chăm hoài vẫn khó mọc còn nết xấu như cỏ dại nhổ mãi vẫn cứ còn?” Những câu hỏi ấy được đặt ra và còn được đặt ra mãi mãi. Sẽ là hoang mang chao đảo nếu không tìm được giải đáp; nhưng sẽ không có câu trả lời đích thực nếu không nại đến niềm hy vọng vào điều toàn bích vốn chỉ có nơi Thiên Chúa và trong cuộc sống mai sau.

Có những thách đố đến từ những nghịch biến trong lối sống đạo như sự ly thân giữa giáo lý tốt lành của đạo với đời sống kèn cựa của người tín hữu, như cách sống thực dụng của một số thành phần có đạo, như xu hướng tục hóa đang có nguy cơ tràn lan, và phổ biến nhất vẫn là thái độ “mackeno” dửng dưng với đạo của một số kẻ tự nhận là có đạo mà thực tế chẳng tốt hơn ai. Sẽ là dị ứng co cụm nếu chỉ thở dài thất vọng, nhưng sẽ là bản lĩnh hy vọng nếu biết vươn lên khẳng định niềm tin.

Và cũng có những thách đố đến từ những nghịch cảnh trong cuộc đời như tai nạn bất ưng, như sức khỏe yếu kém, như hoàn cảnh không thuận lợi cho ngành nghề, như những thất bại nhiều mặt. Sẽ là thất vọng nếu cúi gập trên nỗi đau của mình, nhưng sẽ là hy vọng nếu biết vươn lên, cho dẫu hoàn cảnh có tuyệt vọng đi nữa thì ở đó vẫn cứ sáng rỡ một niềm cậy trông.

Trọn trang Tin Mừng hôm nay là một thách đố không nhỏ mà Gioan Tẩy Giả đã gặp phải: rao giảng về một sự trừng phạt đến cận kề nhưng lại gặp phải sự chậm trễ; loan báo về Đấng Cứu Thế như một vị Chúa oai phong đáng sợ nhưng lại thấy Chúa Giêsu chan hòa nhân ái; công bố về thời mở cửa cứu độ nhưng chính mình lại bị cầm tù vào giữa lúc mọi người xôn xao hạnh phúc. Đã có lúc nóng lòng chờ đợi như việc gửi môn đệ đến chất vấn Chúa Giêsu qua đoạn Phúc Âm hôm nay, nhưng từ những thách đố ấy, nơi Gioan Tẩy Giả đã chứng minh một niềm hy vọng kiên cường: ông không phải là cây sậy yếu mềm chao nghiêng trước gió mà chính là một tượng đài bất khuất của lẽ cậy trông.

Niềm hy vọng chính là sức mạnh hồng hào giúp Gioan Tẩy Giả và tất cả những ai đang gặp thách đố biết kiên vững kinh qua tất cả.

Tóm lại, với hiệu quả của niềm hy vọng là niềm vui chan hòa và chí bền chiến đấu, đời sống của tín hữu đã được đặt vào một vận hành mới vươn tới một điều còn lớn lao hơn cả chính nỗi niềm của mình. Đó không chỉ là chân lý cho trí ta đong đầy, không chỉ là thiện hảo cho lòng ta mê thích, cũng không chỉ là nét đẹp cho mắt nhìn no thỏa mà chính là một Đấng, Đấng ấy là Thiên Chúa hằng hy vọng vào ta.

Và như thế, thiết tưởng đã đến lúc đặt ra vấn đề: liệu ta có niềm hy vọng ấy chưa?

Bài đọc thứ nhất nhắc nhở “Đừng sợ. Đừng sợ không có niềm hy vọng vì trước khi ta có thể hy vọng thì Chúa đã hy vọng vào ta. Đó là một hồng ân. Cũng đừng sợ mình mất niềm hy vọng như thể ta sống có một mình. Có một Đấng cùng sống với ta và Đấng ấy không dễ gì để mất ta đâu. Cũng đừng sợ niềm hy vọng của ta sao quá nhạt nhòa, bởi hy vọng là một công trình cả đời. Điều đáng sợ đáng ngại và đáng đau khổ nhất là “thấy Thiên Chúa bị bóp chết trong một đời người”, nghĩa là người ta khước từ hy vọng, bóp nghẹt hy vọng nhân danh sự tự do hoặc danh lợi thú.

Bài đọc thứ hai khuyến khích “Hãy vui lên!” Vui vì ta là niềm hy vọng trong mắt nhìn cứu độ của Thiên Chúa và đồng thời cũng là niềm hy vọng thắp sáng cho anh em mình nữa, để không chỉ gây thắc mắc “nghĩ gì vui thế mà cười một mình” như Trần Tiến trong ca khúc “Thành phố trẻ”, mà còn để chuyển tải đến môi trường xung quanh một niềm vui chan hòa và chí bền chiến đấu.

Ai đã coi cuốn phim “Cuộc đời Chúa Cứu Thế” chắc còn nhớ lúc kết, sau khi đã có biến cố lên trời và lời trao sứ vụ đến với muôn dân, người ta cho xuất hiện trên màn ảnh một chân dung của Chúa Giêsu thật lớn tươi cười với chiếc răng khểnh đàng hoàng. Không biết dụng ý của đạo diễn thế nào, nhưng phải nói là có tác dụng phấn khích, vừa đem lại nét tươi tắn cho cuốn phim, vừa đem đến niềm vui chan hòa hy vọng.

Mong rằng nụ cười thật lạ ấy cũng trở thành niềm vui cho ta trên nẻo sống đức tin và thể hiện niềm hy vọng. Được như thế, Chúa Nhật hôm nay đích thực là Chúa Nhật của niềm vui, và Mùa Vọng cũng thêm sáng nghĩa là mùa màu hồng hy vọng thật đẹp thật tươi thật nhiều nụ cười cho người người hạnh phúc.


 6. Mạnh sức để đạt được Nước Trời – Anmai

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô