Thứ sáu, ngày 01 tháng 11 năm 2024 | 07:30 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Khóa học

LỜI NGỎ

 

NHU CẦU ĐÀO TẠO GIÁO DÂN NÓI CHUNG

& GIÁO DÂN NÒNG CỐT NÓI RIÊNG

 

      Công đồng Vatican II (1962-1965) không chỉ đề cao vai trò, sứ mạng, ơn gọi của giáo dân, mà còn đưa ra một chỉ dẫn mà Giáo hội phải theo, một định mức mà Giáo hội cần đạt tới. Đó là:

     “Giáo hội chưa được thiết lập thực sự, chưa sống đầy đủ, cũng chưa là dấn chỉ tuyệt hảo của Chúa Kitô giữa loài người nếu như chưa có hàng giáo dân đích thực và nếu hàng giáo dân này chưa cùng làm việc với Hàng Giáo Phẩm. Thật vậy, Phúc âm không thể đi sâu vào tinh thần, đời sống và sinh hoạt của một dân tộc nếu không có sự hiện diện linh hoạt của giáo dân

     “Do đó, ngay khi thiết lập, Giáo hội phải hết sức chú tâm đến việc đào tạo một hàng gnũ giáo dân Kitô giáo trưởng thành”

                                                     (Sắc lệnh Truyền Giáo, 21).

     Chúng ta nên lưu ý đến hai chi tiết trong đoạn văn quan trọng trên:

       1. Công đồng Vatican II nói hàng giáo dân CÙNG làm việc VỚI chứ không nói làm việc DƯỚI hàng Giáo Phẩm. CÙNG  làm việc VỚI hàng Giáo Phẩm thì chắc chắn là rất khác làm việc DƯỚI quyền, DƯỚI chỉ thị của Hàng Giáo Phẩm. Hàng Giáo Phẩm được hiểu là các Giám Mục chứ không phải là các Linh mục được gọi chung là hàng Giáo Sĩ. Điều này nói lên vai trò quan trọng của giáo dân trong sứ mạng của Giáo hội.

      2. Công đồng Vatican II và Giáo hội hết sức coi trọng việc đào tạo. Vì chưng không có đào tạo tới nơi tới chốn, làm sao có được hàng giáo dân đích thực và trưởng thành có đủ tinh thần và năng lực đề CÙNG làm việc VỚI hàng Giáo Phẩm.

      Ngày nay Giáo hội hiểu rằng việc đào tạo hàng giáo dân đích thực và trưởng thành mà các Nghị Phụ Công đồng mong muốn, bao hàm cả 4 lãnh vực: (1) Đời sống thiêng liêng (2) Ý thức và Thái độ (3) Kỹ năng và (4) Kiến thức.

       * Trong lãnh vực thiêng liêng,giáo dân được đào tạo để:

             a) Trở thành một Kitô hữu xác tín và dấn thân.

       b) Phát triển đời sống cầu nguyện và tình thân với Thiên Chúa.

            c) Tinh luyện động cơ phục vụ và lãnh đạo.

      d) Biết qui chiếu đời sống Đức Tin vào Đức Kitô và xây dựng đời sống ấy trên nền tảng Lời Chúa.

     đ) Biết hội nhập văn hóa và Đức Tin một cách hài hòa.

      * Trong lãnh vực ý thức và thái độ,giáo dân được đào tạo để có:

      a) Ý thức trách nhiệm xã hội.

      b) Ý thức các mối tương quan cộng đoàn và dành ưu tiên cho việc xây dựng cộng đoàn, cho cách làm việc chung, làn việc êkíp, nhóm.

     c) Thái độ khiêm tốn phục vụ, chia sẻ, giúp đỡ người khác.

     * Trong lãnh vực kỹ năng,giáo dân được đào tạo để:

     a) Biết linh hoạt một Nhóm nhỏ hay một cộng đoàn lớn.

     b)  Biết mời gọi, thuyết phục và ảnh hưởng trên người khác.

     c) Tinh luyện động cơ phục vụ và lãnh đạo.

     d)  Biết hướng dẫn các buổi cứ hành, nghi thức, cầu nguyện.

     đ)  Biết điều hành các buổi hội họp thảo luận hay chia sẻ.

     e) Biết cách giải quyết các xung đột, bất đồng.

     g) Biết cách truyền thông cho người khác.

     h) Biết lên kế hoạch, thực hiện vá đánh giá việc thực hiện kế hoạch ấy.

     *  Trong lãnh vực kiến thức,giáo dân được đào tạo để:

     a) Có một hiểu biết thông thạo về giáo lý, thánh kinh, thần học.

       b) Có một kiến thức tổng quát về các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, tôn giáo, môi sinh và các phương tiện thông tin đại chúng.

      Khi đề cập đến nhu cầu đào tạo giáo dân, linh mục Jess S. Brena SJ, đã viết những dòng sau đây:

    “Thật dễ nhận ra rằng đại đa số các Kitô hữu chúng ta đã không được huấn luyện để đảm nhận tích cực phận vụ của mình trong Giáo hội hoặc trong công tác tông đồ. Ai cũng thấy nhu cầu phải được huấn luyện thích đáng là điều quá rõ ràng và cần thiết.

      “Giáo dân có quyền được huấn luyện như thế để có năng lực nhiều hơn mà đóng vai trò Thiên Chúa đã ủy thác cho mình.

      “Về điểm này, Vatican II và Bộ Giáo luật mới đã tuyên bố rất rõ: “Do vậy, ngay cả khi phải bận rộn với những lo toan trần thế, người giáo dân cũng có thể và phải thể hiện những nỗ lực xứng đáng để đưa Tin Mừng vào trần gian. Đặc biệt, một số trong họ sẽ vận dụng hết khả năng mình để đảm nhận các phận vụ thiêng liêng trong trường hợp thiếu linh mục hoặc linh mục bị cấm cách. Nhiều giáo dân sẽ dấn thân hoàn toàn cho công tác tông đồ. Nhưng công tác để mở rộng và phát triển sức mạnh của Nước Chúa Kitô trên trần gian là bổn phận của hết thảy mọi người. Vì vậy, người giáo dân phải rèn luyện để nắm vững hơn về chân lý mạc khải và phải nhiệt thành cầu xin Chúa ban cho mình ơn khôn ngoan” (GH, 35).

      “Phải coi sự huấn luyện này là nền tảng và là điều kiện cần thiết cho mọi hoạt động tông đồ hữu hiệu.

      “Bởi vì sự huấn luyện trong lãnh vực tông đồ không chỉ bao gồm những chỉ dẫn thuần lý thuyết, nên ngay từ đầu cuộc huấn luyện phải dần dần và khéo léo giúp cho người giáo dân biết xem xét và làm mọi sự trong ánh sáng đức tin – cũng như biết hành động để phát triển và hoàn thiệnbản thân mình và người khác; nhờ đó họ hòa nhập vào công cuộc phục vụ đầy năng động của Giáo hội  (TĐ,29)”

      (NGÀI GỌI CON, CON ĐÂY, Thủ bản huấn luyện Tông Đồ Giáo Dân, trang 145-148, Nhà xuất bản: Trung Tâm Đào Tạo và Thăng Tiến Đài Bắc- Đài Loan, 1984).

    Tông huấn Kitô hữu giáo dân nói rất rõ về các mục tiêu của việc huấn luyện giáo dân là:

    (a) Giúp giáo dân trưởng thành hơn:

    “Các Nghị phụ… diễn tả việc huấn luyện giáo dân như một tiến trình trưởng thành liên tục của cá nhân trong đức tin và là một tiến trình nên giống Đức Kitô, theo ý muốn của Chúa Cha, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần” (số 57).   

   (b) Giúp giáo dân khám phá và sống ơn gọi riêng của mình:

  “Việc huấn luyện giáo dân có nục tiêu nền tảng là giúp hô khám phá ra mỗi ngày một rõ ràng hơn ơn gọi cá nhân và luôn hết sức sẵn sàngchu toàn sứ vụ riêng của mình” (số 58).

(c) Giúp giáo dân có một đời sống thống nhất:

   “Sự phân ly giữa đức tin mà họ tuyên xưng và cuộc sống thường nhật của nhiều người, phải kể vào số những sai  lầm trần trọng nhất của thời đại chúng ta.

     “Trong cuộc sống không thể có hai đời sống song song nhau: một bên là đời sống gọi là ‘thiêng liêng’ với những giá trị và đòi hỏi riêng, và bên kia là đời sống ‘trần thế’ nghĩa là đời sống gia đình, nghề nghiệp, những tuơng quan xã hội, sự tham gia chính trị, các hoạt động văn hóa. Cành nho nào được nối với cây nho là Đức Kitô sẽ trổ sinh hoa trái trong tất cả mọi lãnh vực hoạt động trong mỗi giai đoạn cuộc sống” (số 59).

     Một công cuộc đào tạo giáo dân như thế đòi Giáo hội phải đầu tư nhiều công sức và tiền của. Cũng phải có phương pháp thích hợp và chương trình hợp lý. Cũng cần đội ngũ các nhà đào tạo càng chuyên nghiệp càng tốt và nhiều thời gian (10 năm trồng cây, 100 năm trồng người mà!)

      Chính vì muốn đóng góp phần thiện chí và khả năng nhỏ bé của mình vào công việc chung lớn lao và lâu dài của Giáo hội Việt Nam mà từ nhiều năm nay, tôi không ngừng tổ chức các lớp, các khóa bồi dưỡng dành cho giáo dân. Bên cạnh những lớp những khóa bồi dưỡng chung cho các giáo dân muốn học hỏi thêm, còn có những lớp, những khóa dành cho một thành phần giáo dân đặc biệt mà tôi thường gọi là “giáo dân nòng cốt” hay “cán bộ khung” của Giáo xứ. Đó là các thành viên của Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, của Ban Điều hành các Giáo họ (Giáo khu) hay các Giới, của Ban Trị sự hay Trách nhiệm các Hội đoàn. Nhờ có thời gian tu nghiệp 4 tháng tại Viện Mục vụ Đông Á (East Asean Pastoral Institute viết tắt là EAPI), Philíppin, năm 1997 mà tôi tìm ra đủ tài liệu tham khảo để soạn một tài liệu cho khóa bồi dưỡng các thành phần đặc biệt này. Tập tài liệu lúc đầu mang tên: CHÚNG TÔI CHỈ LÀ TÔI TỚ CỦA ANH EM, sau được đổi thành  HỘI ĐỒNG MỤC VỤ GIÁO XỨ (TINH THẦN & KỸ NĂNG) và đã được sử dụng cho nhiều Khóa bồi dưỡng các giáo dân nòng cốt của một số giáo hạt và giáo xứ thuộc Giáo phận Sàigòn và Xuân Lộc. Khóa bỗi dưỡng nhằm cung cấp cả kiến thức, lẫn tinh thần và kỹ năng mà những giáo dân có “chức vụ” trong Giáo xứ cần có.

      Sau nhiều khóa giảng dạy, tôi thấy cần bổ sung cho hoàn hảo hơn tập tài liệu đã được soạn cuối năm 1997 đầu năm 1998. Thứ tự các đề tài cũng cần được sắp xếp lại nhằm mục đích có thời gian cho các học viên áp dụng những điều vừa học vào cách linh hoạt, điều hành Lớp như việc hướng dẫn cầu nguyện đầu và cuối giờ học, việc nhận xét buổi học, việc thảo luận tổ.

Sau đây là 13 đề tài trong giáo trình Khóa bồi dưỡng:

     Đề tài 01: Từ Cộng đoàn Giáo hội đầu tiên của Sách Tông đồ Công vụ…

     Đề tài 02: Đến Cộng đoàn Giáo xứ của chúng ta ngày nay.

     Đề tài 03: Vai trò của giáo dân nói chung và giáo dân nòng cốt nói riêng trong đời sống Giáo xứ.

    Đề tài 04: Ý nghĩa của quyền bính trong Giáo hội: phục vụ Dân Chúa.

    Đề tài 05: Chức năng của người lãnh đạo Nhóm hay Cộng đoàn trong Giáo hội.

    Đề tài 06: Hướng dẫn một buổi cầu nguyện của Nhóm hay Cộng đoàn.

    Đề tài 07: Thế nào là một cuộc họp thành công và cách điều hành cuộc họp ấy.

    Đề tài 08: Phẩm chất của người lãnh đạo theo gương Chúa Giêsu Kitô.

    Đề tài 09: Cách lãnh đạo phù hợp với tinh thần Phúc Am và Giáo hội học ngày nay.

    Đề tài 10: Làm việc chung hay cùng gánh trách nhiệm trong Nhóm hay Cộng đoàn.

    Đề tài 11: Soạn thảo, thực hiện và lượng giá một kế hoạch hay dự án mục vụ.

    Đề tài 12: Cách thực hiện sổ sách kế toán và báo cáo tài chánh.

    Đề tài 13: Cách nuôi dưỡng tinh thần và rèn luyện kỹ năng phục vụ.

Ước mong nỗ lực nhỏ bé này được nhiều giáo xứ đón nhận và sử dụng trong chương trình bồi dưỡng cho các giáo dân nòng cốt của Giáo xứ.

                                  

                                 

                                   Ngày 30 tháng 03 năm 2003

        

           Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 

 


 

Các tin khác

    (Trang 1/5)    1 2 3 4 >

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ngợi một tình yêu xây dựng
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ...
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn thể thứ hai của Thượng hội đồng
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn ...
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ phó tế
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ ...