Thứ sáu, ngày 01 tháng 11 năm 2024 | 07:13 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Khóa học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

KHÓA IIB: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN THỰC HÀNH

ĐỀ  TÀI  VII

TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN

HỌC TẬP CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN GIÁO NGÀY NAY

 I. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài VII này có mục đích giúp các anh chị em giáo dân làm tông đồ biết các phương pháp truyền giáo ngày nay. Vì Công Cuộc Truyền Giáo có nhiều đối tượng khác nhau nên có nhiều phương pháp truyền giáo khác nhau. Đây là những phương pháp vừa truyền thống vừa hiện đại đã được thực tế chứng minh về tính thích hợp và hiệu quả trong đời sống Giáo hội khắp năm châu.       

II. PHẦN HỌC HỎI QUA SỰ TRÌNH BÀY CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN (50 phút).

2.1 Các phương pháp truyền giáo:

Theo Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II, Sứ vụ Loan báo Tin Mừng nhắm tới cả 3 đối tượng: người chưa biết Chúa, người đã rửa tội nhưng bỏ Giáo hội mà đi và người đã rửa tội và đang sống đức tin. Ngoài việc cầu nguyện được coi là phương pháp tối hảo trong việc Truyền Giáo, thì tùy vào đối tượng khác nhau mà sữ dụng các phương pháp Truyền Giáo khác nhau.

(1o)- Với đối tượng là những người chưa nghe biết Chúa, Sứ Vụ Truyền Giáo thường lưu ý đến những hoạt động – và cũng là những phương pháp- sau đây:

(a) Thăm viếng:

Thăm viếng là hoạt động và phương pháp truyền giáo thường thu được rất nhiều thành quả. Thăm viếng là chiếc cầu nối. Nó đưa người ta xích lại gần nhau, quen nhau, biết nhau, hiểu nhau, thông cảm với nhau và từ từ đi đến thân thương yêu mến. Dĩ  nhiên không phải chỉ một thời gian ngắn là có thể đi tới thân tình ngay được. Vì thế cần phải kiên trì thăm viếng và kiên trì xây dựng cho nhau qua rất nhiều lần thăm viếng.

Đối với “sứ vụ đến với muôn dân” hoạt động thăm viếng đòi phải kinh qua nhiều thời gian hơn. Phải tiêu mòn nhiều sức lực và chi phí hơn vì phải đi xa, đi lâu và xử dụng nhiều phương tiện hơn. Nhưng thế nào chăng nữa, để truyền giáo, chúng ta không thể làm khác và không thể không làm. Thật vậy, có thăm viếng mới có tiếp cận, có tiếp cận mới có trao đổi, có trao đổi mới có hiểu biết và có hiểu biết, với ơn Chúa nữa, mới có đón nhận. Thăm viếng là dấu chỉ của tình thương. Tình thương này trước hết phải được chứng minh từ “con người có đạo”, nhất là con người truyền giáo. Chính “con người có đạo, con người truyền giáo” là con đường tình thương dẫn bà con lương dân đến với Chúa, Đấng là nguồn mạch tình thương. Hãy nhiệt thành thăm viếng để chứng tỏ chúng ta sống đức ái Kitô giáo thật sự. (Linh mục Antôn, Loan báo Tin Mừng, ấn hành nội bộ (2002), trang 45-46).

(b) Người người kết thân:

Phương thức truyền giáo này được thực hiện như sau: Chọn lấy một người bạn lương dân (nam với nam, nữ với nữ, trừ trường hợp lập gia đình) Kết nghĩa anh em hay chị em với người ấy một cách chân tình. Hai người gắn bó với nhau như ruột thịt, giúp đỡ nhau tận tình vật chất cũng như tinh thần, đến nỗi người bạn có thể có một chỗ đứng thân thương trong gia đình như người con trong nhà. Hằng ngày cầu nguyện cho bạn và đôi khi vào những dịp Lễ, Tết…mời bạn đi dự các nghi thức đạo với mình. Với ơn Chúa soi sáng thúc đẩy, biết đâu một ngày nào đó, người bạn lại chẳng “đón nhận” tình thương của Chúa để trở thành Ki-tô hữu thực sự (Sđd, trang 46).

(c) Nhà nhà kết thân:

Phương thức này giống giống phương thức trên. Khác chăng là giữa hai tập thể có nhiều cá thể hơn. Phương thức kết thân này rất thịnh hành tại Giáo hội Đại Hàn. Chính nhờ phương thức kết thân này mà chỉ trong 3 thập niên 1960-1990, Giáo hội Đại Hàn  đã đem về cho Chúa cả triệu linh hồn. Dĩ nhiên kết quả càng lớn thì công sức càng to đúng như ý định từ muôn đời của Chúa (Sđd, trang 46-47).

(d) Phát triển:

Tại những vùng sâu vùng xa miền đồng bằng hay những nơi núi rừng heo hút, đồng bào ta còn nghèo khổ nhếch nhác lắm! Về tinh thần họ mù chữ, dốt nát! Về vật chất: cơm không đủ ăn, áo không có mặc, nước thì ô nhiễm, phương tiện làm ăn thì thô sơ, cầu thì cầu khỉ, lối đi gập ghềnh mùa nắng mà lầy lội mùa mưa! Nhìn về tương lai, quả thật, chưa thấy cơ hội nào có thể giúp họ thoát khỏi cảnh triền miên cơ cực đó. Chúng ta, vì muốn đem lại cho anh em lương dân một chứng từ đích thực về Chúa Kitô, phải tích cực tham gia bằng đóng góp sức người sức của, tạo ra cho đồng bào “những hoàn cảnh sống tốt đẹp hơn bằng cách khuất phục đói khát, dốt nát và bệnh tật” (TG, 12). Như thế chúng ta phải hợp tác với chính bà con để xây dựng những lớp học tình thương, giúp phương tiện cho các cháu thanh thiếu niên nhi đồng đến trường; đóng nhiều giếng nước sạch; làm vô số cầu bê tông; lót đan, trải đá hàng trăm mét đường lầy lội… Đấy là chưa nói tới những khoản trợ giúp thuốc men cho người bệnh nặng, gạo thóc cho người đói rách. Quả thật, người ta dễ bình tâm khi không thấy những cảnh đói nghèo nheo nhóc. Nhưng thấy rồi thì không thể không xót xa, trái lại sẽ được đức ái Chúa Kitô thúc bách để dấn thân giúp đỡ những người anh em xấu số hầu cứu họ cả xác lẫn hồn! Dĩ nhiên những hoạt động phát triển này cần phải được yểm trợ bằng phương tiện vật chất. Vậy mỗi người, tùy theo khả năng, sức khỏe, thời giờ và tiền của Chúa ban, hãy nhiệt tâm đóng góp. Tuy “một cây làm chẳng nên non”, nhưng “ba cây chụm lại ắt nên hòn núi cao” (Sđd, trang 47-48).

(e) Các phương tiện thông tin đại chúng:

Đối với đối tượng trên cũng như với hai đối tượng khác và trong tiến trình xây dựng Cộng đoàn Dân Chúa (sẽ trình bày ở phần sau) có một phương pháp truyền giáo vô cùng quan trọng khác là các phương tiện thông tin đại chúng mà Công đồng Va-ti-can đã đề cao và Đức Giáo hoàng đương kim đã không ngừng nhắc nhở.  Đó là báo chí, phim ảnh, sách báo, công trình nghệ thuật, công nghệ thông tin, internet, website là những phương tiện càng ngày càng phát triển khắp các quốc gia.

(2o)- Với đối tượng là những người đã tin Đức Giêsu Kitô và đã nhận bí tích rửa tội nhưng đã đánh mất niềm tin, rời bỏ Giáo hội, sống như người lương dân thì ngoài các hoạt động hay phương pháp Truyền Giáo kể trên, chúng ta đặc biệt quan tâm đến các hoạt động tái Truyền Giáo, tức Rao giảng lại Tin Mừng, dạy lại giáo lý cho họ khi họ tán thành.

(3o)- Với đối tượng là những người tin Đức Giê-su Ki-tô, đã được rửa tội và đang sống đức tin cậy mến của Ki-tô hữu thì ngoài các hoạt động hay phương pháp Truyền Giáo kể trên, chúng ta đặc biệt quan tâm đến các hoạt động mục vụ (giảng dạy, các khóa huấn luyện, các sinh hoạt hội đoàn hay chuyên đề) để củng cố và tăng cường đức tin, cậy, mến nơi họ.

2.2 Tiến trình hình thành một Cộng đoàn Dân Chúa:

Sự hình thành một Cộng đoàn Dân Chúa thường phải trả qua tiến trình gồm hai bước: (1o) Huấn luyện dự tòng, đào tạo tân tòng và (2o) Xây dựng cộng đoàn Dân Chúa.

1o) Huấn luyện dự tòng, đào tạo tân tòng…giúp họ trở nên những Ki-tô hữu thuần thành là công tác hàng đầu Giáo hội hằng lưu ý: “Những người nhờ Giáo hội được Thiên Chúa ban ơn tin Chúa Ki-tô, phải được nhận vào lớp dự tòng bằng những lễ nghi phụng vụ; lớp dự tòng này không phải chỉ trình bày tín lý và các giới răn, nhưng là huấn luyện một đời sống Ki-tô hữu đầy đủ và là thời gian tập sự được kéo dài thích đáng, để nhờ đó môn đệ liên kết với Chúa Ki-tô là Thày mình. Vậy các dự tòng phải được khai tâm một cách thích hợp về mầu nhiệm cứu rỗi, tập sống theo Phúc âm và qua các nghi lễ thánh được cử hành theo từng giai đoạn liên tục, họ được đưa vào đời sống đức tin, phụng vụ và bác ái của dân Chúa.

Rồi khi đã chịu các Bí tích gia nhập Ki-tô giáo, họ được giải thoát khỏi quyền lực tối tăm, cùng chết, cùng được an táng và sống lại với Chúa Kitô. Họ lãnh nhận Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho họ thành nghĩa tử, và cùng với toàn thể Dân Chúa họ cử hành lễ kính nhớ việc Chúa chịu chết và sống lại” (TG, 14).

Phân tích lời Công đồng dạy trên đây, việc huấn luyện dự và tân tòng sẽ trải qua những giai đoạn như sau:

(a) Giai đoạn dự tòng:

Trong giai đoạn này người dự tòng được nhận vào các lớp giáo lý để học hỏi những vấn đề liên quan tới tín lý và luân lý của đạo, tức là khai tâm về mầu nhiệm cứu rỗi, được hướng dẫn để sống cuộc sống Ki-tô hữu, tức là thực thi Phúc âm. Đồng thời tham dự các nghi lễ thánh, tức là “được đưa vào đời sống đức tin, phụng vụ và bác ái của Dân Chúa”.

Phải nói đây là giai đoạn khó khăn nhất đối với cả hai phía: người hướng dẫn và người dự tòng. Khó khăn đối với người hướng dẫn là vận dụng thế nào, cả lý thuyết lẫn phương pháp sư  phạm, hầu thuyết phục được người thụ giáo. Có những dự tòng, vào thời gian ban đầu chỉ có ý đi học để tìm hiểu nhưng sau năm bẩy lần dự lớp, họ có thể quyết định theo đuổi đến cùng, do thấy những gì đạo dạy “có lý” quá. Hay ngược lại, nghỉ luôn, vì cảm thấy chưa được thuyết phục về giáo lý cũng như tình cảm!

Thực ra, đối với các dự tòng, nhất là ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, trình độ học vấn chẳng là bao, nhưng lại khá bén nhạy về mặt tôn giáo. Cho nên chân lý đức tin Công giáo vẫn là thế, nhưng người hướng dẫn biết vận dụng khoa tâm lý, phương pháp sư phạm, biết dùng những từ ngữ vừa tầm hiểu biết của học viên….mà trình bày…. thì mới hy vọng thuyết phục được người nghe.

Khó khăn về phía học viên nhiều khi to lớn không ngờ! Những trở ngại đó có thể có thể phát xuất từ:

* Truyền thống tôn giáo gia đình,

* Thời giờ làm ăn sinh sống,

* Tâm trạng nghèo “đi đạo vì gạo vì tiền”.

Để giải quyết vấn đề này, Thánh Công đồng dạy: “…Phải cứu xét những động lực tòng giáo, và nếu cần, phải thanh luyện những động lực đó nữa” (TG, 13). Thực tế, đối với khó khăn về “truyền thống tôn giáo gia đình” và khó khăn về thời gian, người truyền giáo cần vận dụng ơn Chúa và sự khôn ngoan sáng suốt của mình để trình bày, dẫn giải, động viên. Có những vấn đề chưa cần nói ngay hay làm ngay (ví dụ bàn thờ chẳng hạn) thì chưa cần nói, cần làm. Tới lúc nào đó, khi người dự tòng đã xác tín đạo Chúa, họ sẽ tự động làm hay yêu cầu mình làm. Riêng cái khó thứ ba: đi đạo vì gạo vì tiền, chúng ta không khước từ những đối tượng này mà cứ tiếp rước vui vẻ, rồi từ từ, như Công đồng dạy ”thanh luyện những động lực đó” thôi. Kinh nghiệm cho thấy, nhiều người lúc đầu xin tòng giáo là để lợi dụng. Nhưng khi đã thấm nhuần giáo lý, họ trở nên siêng năng, sốt sáng với một đức tin thật vững vàng. Đúng là “tất cả đều nhờ bởi ơn Chúa”.

Để được như thế, chúng ta cần lưu ý đến thời gian dạy và học giáo lý dự tòng. Không nên vì bất cứ lý do gì mà hấp tấp vội vàng. Nguyên tắc là: càng dạy lâu càng tốt, càng học lâu càng thấm nhuần. Kinh nghiệm cho thấy, thời gian học giáo lý dự tòng kéo dài từ 8 đến 12 tháng là tốt. Như thế người dự tòng mới có thể tạm biết đầy đủ những điều cần thiết để lãnh Bí tích Rửa tội (Sđd, trang 49-52).

(b) Thời hậu Rửa tội:

Thực sự rửa tội thì dễ, nhưng làm thế nào để người tân tòng luôn tin vững và sống đúng tinh thần Phúc âm, nhờ đó phần rỗi trở nên niềm hy vọng chắc chắn…. đó mới là chuyện khó. Quả thực, đích chúng ta nhắm khirửa tội cho dự tòng là chính sự cứu rỗi của họ. Do đó, nếu chưa thấy “chắc ăn” hay nói cách khác, đức tin của họ còn non yếu vì thời gian học giáo lý và tập sống đạo còn quá ngắn, chúng ta cần “can đảm” tạm hoãn việc rửa tội cho đến khi tiêu chuẩn hiểu biết về đạo được tạm dủ và đức tin (theo sự nhận xét có giới hạn của con người) có vẻ khả quan.

Sau khi rửa tội, ngoài việc bồi dưỡng đức tin theo hình thức huấn dụ trước sau thánh lễ, nhất là qua các bài giảng sau bài Tin Mừng, chương trình giáo lý đối với tân tòng vẫn phải được liên tục duy trì ít là từ 6 tháng đến một năm. Chương trình này, không coi nhẹ phần lý thuyết, nhưng đặt nặng phần thực hành, cụ thể như: cầu nguyện, lần chuỗi, sống bác ái, loan báo Tin Mừng…

Công tác cứu rỗi linh hồn người ta, quả thực, nhiêu khê và vất vả lắm thay! (Sđd, trang 52-53).

(2o) Thành lập Cộng đoàn Dân Chúa:

“Các nhà truyền giáo …. phải gây dựng những cộng đoàn tín hữu để họ có thể thi hành những chức vụ đã được Chúa trao cho họ: đó là chức vụ tư  tế, ngôn sứ và vương đế. Nhờ hiến tế Thánh Thể, họ được cùng với Chúa Ki-tô vươn đến Chúa Cha; được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa; họ làm  chứng về Chúa Ki-tô, cùng dấn bước trong tình bác ái và được hun đúc trong tinh thần tông đồ” (TG, 15). Qua lời dạy của Công đồng, người truyền giáo phải lưu ý đến một hoạt động quan trọng khác nữa là: thành lập Cộng đoàn Dân Chúa. Tất nhiên, đây là tại những nơi trước kia chưa từng có nhà nguyện, nhà thờ; chưa hề có linh mục, tu sĩ hay giáo dân tông đồ lưu ngụ. Nay, nhờ ơn Chúa đã có hàng trăm người đang học giáo lý dự tòng và lòng người địa phương đang hướng về Chúa như hạn hán mong mưa…thì việc qui tụ họ lại thành cộng đoàn Dân Chúa để dần dần biến thành họ đạo, thành giáo xứ… là điều không thể không nghĩ tới.

Để chuẩn bị cho hướng đó, ngay từ thời dự tòng, ngoài việc huấn luyện bà con mặt đức tin cả lý thuyết lẫn thực hành, chúng ta còn phải tổ chức cho họ những thánh lễ riêng, trong đó, chính họ, theo tuổi tác và vị trí, đảm nhận việc giúp lễ, đọc sách thánh, quyên tiền, dâng của lễ, ca hát cộng đồng và ca đoàn v.v.. Từ các công tác phụng vụ này, sẽ dần dần xuất hiện những tâm hồn vừa có khả năng, vừa sốt sáng nhiệt tình. Đó là những người sẽ được chọn để đóng những vai trò lãnh đạo hay đảm nhận những công tác chuyên môn, khi giáo điểm của họ có nhà nguyện hay nhà thờ và được cả hai phía đạo đời chính thức công nhận là Giáo họ hay Giáo xứ. (Sđd, trang 53-54).

III. PHẦN TRAO ĐỔI NHÓM NHỎ CỦA HỌC VIÊN (40 phút).

Các anh chị hãy trao đổi với nhau về hai câu hỏi sau:

2.1 Theo anh chị thì trên cánh đồng việc truyền giáo của Giáo hội địa phương hiện nay những phương pháp nào là thích hợp và hữu quả nhất? Tại sao?

2.2 Theo anh chị thì ở trong phạm vi Giáo xứ (Thiên Ân) của anh chị, những phương pháp truyền giáo nào là thích hợp vào hiệu quả nhất? Tại sao?  

IV. PHẦN ĐÚC KẾT CỦA CẢ LỚP HỌC (30 phút).

3.1 Trên cánh đồng việc truyền giáo của Giáo hội địa phương hiện nay những phương pháp  thích hợp và hữu quả nhất là:

(1o)

(2o)

(3o)

Lý do:

(1o)

(2o)

(3o)

3.2  Trong phạm vi giáo xứ của các anh chị,  những phương pháp  thích hợp và hữu quả nhất là:

(1o)

(2o)

(3o)

Lý do:

(1o)

(2o)

(3o)

V. PHẦN KẾT LUẬN 

Truyền giáo là một công việc vừa mang tính nhân văn, vừa mang tính tâm linh, nên phải được thực hiện một cách nghiêm túc, có bài bản, có tính khoa học và nghệ thuật.  Cách đó chính là các phương pháp mà chúng ta vừa học hỏi trong đề tài này.

Ghi chú:Đề tài “Các Phương pháp Truyền Giáo……” này đã được mượn lại (có điều chỉnh) đề tài XVII  trong cuốn  “GIÁO DÂN TRUYỀN GIÁO” của  Giêrônimô Nguyễn Văn Nội, phát hành năm 2003, trang 260-269.

Sàigòn ngày 30 tháng 01 năm 2005

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Các tin khác

    (Trang 1/5)    1 2 3 4 >

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ngợi một tình yêu xây dựng
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ...
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn thể thứ hai của Thượng hội đồng
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn ...
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ phó tế
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ ...