CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DÂN
KHÓA IIB: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN THỰC HÀNH
ĐỀ TÀI I
THIÊN NIÊN KỶ THỨ BA LÀ THIÊN NIÊN KỶ TRUYỀN GIÁO
CỦA CHÂU Á VÀ CỦA GIÁO DÂN
I. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Thuyết phục các học viên là anh chị em giáo dân Việt Nam xác tín mạnh mẽ về sự trông đợi và quan phòng của Thiên Chúa và sự mong mỏi của Giáo hội Công giáo toàn cầu về sự đóng góp tích cực và cụ thể của họ cho Công Cuộc Loan Báo Tin Mừng trong thiên niên kỷ thứ ba và trên vùng đất Á châu rộng lớn nói chung và trên mảnh đất Việt Nam thân yêu nói riêng này.
II. PHẦN HỌC HỎI QUA SỰ TRÌNH BÀY CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN (30 phút).
Trong đề tài mở đầu này, phần quan trọng không phải là của hướng dẫn viên mà là của các học viên. Hướng dẫn viên chỉ dựa vào hai câu nói quan trọng của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II trong Tông huấn Giáo hội tại Châu Á mà nêu lên hai ý chính và đưa ra một số lý do của hai ý chính ấy. Còn phần học viên là cùng nhau suy nghĩ, thảo luận và quyết tâm cụ thể, để làm cho hai ý tưởng trên thành hiện thực.
1.1 THIÊN NIÊN KỶ THỨ BA LÀ THIÊN NIÊN KỶ TRUYỀN GIÁO CỦA CHÂU Á & CỦA GIÁO DÂN
(1) CỦA CHÂU Á: Trong Tông huấn Giáo hội tại Châu Á, ở số 1, Đức Gio-an Phao-lô II đã viết: “Cùng với Giáo hội trên toàn thế giới, Giáo hội tại Châu Á sẽ bước sang thiên niên kỷ thứ ba, với tâm tình cảm phục mọi kỳ công Thiên Chúa đã làm từ những bước khởi đầu ấy đến nay; vững tin rằng «nếu trong thiên niên kỷ thứ nhất của Ki-tô giáo, Thập giá đã được trồng trên đất Âu châu, và trong thiên niên kỷ thứ hai, Thập giá được trồng trên đất Mỹ châu và Phi châu, thì trong thiên niên kỷ thứ ba, Giáo hội sẽ được một mùa gặt bội thu trên lục địa rộng lớn và tràn trề sức sống này». Đức Gio-an Phao-lô II, «Diễn văn tại Hội Nghị Khoáng Đại lần thứ 6 của Liên Hiệp Hội đồng Giám Mục Á châu», Manila (15.1.1995), 11 : Insegnamenti XVIII, 1 (1995), 159).
(2) CỦA GIÁO DÂN: Cũng trong Tông huấn trên, ở số 45, Đức Gio-an Phao-lô II đã viết: “Như Công đồng Va-ti-can II đã chỉ rõ, ơn gọi của người giáo dân đặt họ ngay vào trong thế giới để thi hành những phận vụ đa dạng nhất, chính tại đây họ được mời gọi truyền bá Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô (x. Hiến chế “Ánh sáng muôn dân”, 31).Do ơn sủng và do tiếng gọi của Bí Tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, mọi giáo dân đều là nhà truyền giáo; và địa bàn truyền giáo của họ là cả một thế giới rộng lớn và phức tạp như: chính trị, kinh tế, công nghiệp, giáo dục, truyền thông, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật và thể thao. Tại nhiều nước Á châu, người giáo dân đang phục vụ như những nhà truyền giáo đích thực, tiếp xúc với những anh chị em Á châu mà họ chưa bao giờ có dịp gặp gỡ các giáo sĩ và tu sĩ (x. đề nghị 29). Tôi xin gửi lời cám ơn của toàn thể Giáo hội đến họ, và tôi khuyên tất cả các giáo dân hãy nhận lấy vai trò riêng của mình trong đời sống và sứ mạng của Dân Chúa, là làm chứng cho Đức Ki-tô ở bất cứ nơi nào mình có mặt”.
1.2. TẠI SAO THIÊN NIÊN KỶ THỨ BA LÀ THIÊN NIÊN KỶ TRUYỀN GIÁO CỦA CHÂU Á VÀ CỦA GIÁO DÂN?
(1) THIÊN NIÊN KỶ THỨ BA LÀ THIÊN NIÊN KỶ TRUYỀN GIÁO CỦA CHÂU Á, vì:
a) Châu Á là vùng đất rộng lớn nhất và đông dân cư nhất trong năm châu.
b) Châu Á có nhiều quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới.
c) Châu Á là vùng đất có nhiều tôn giáo lớn nhất trên hoàn cầu. Điều này chứng tỏ tâm hồn người Á Châu hướng về siêu linh và mến mộ đời sống tín ngưỡng.
d) Châu Á là nơi mà Thiên Chúa đã chọn để mạc khải và thực hiện chương trình cứu độ qua Đức Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa xuống thế làm người là người Á châu, như Tông huấn Giáo hội tại Châu Á đã khẳng định ngay trong số 1: “Vì Đức Giêsu đã sinh ra, đã sống, đã chịu chết và phục sinh trên Đất Thánh, nên mảnh đất Tây Á nhỏ bé này đã trở thành một miền đất của hứa hẹn và hy vọng cho toàn thể nhân loại. Đức Giêsu đã quen biết mảnh đất này và yêu thương nó, Ngài đã lấy lịch sử, khổ đau và hy vọng của dân tộc ở đó làm lịch sử, khổ đau và hy vọng của mình. Ngài yêu quý dân tộc Do thái và đón nhận những truyền thống và di sản của họ. Quả vậy, Thiên Chúa đã chọn dân này từ lâu và đã tỏ mình cho họ biết để chuẩn bị đón Đấng Cứu Thế đến, và cũng từ mảnh đất này, qua việc rao giảng Tin Mừng dựa vào quyền năng của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội đã ra đi «làm cho muôn dân trở thành môn đệ» (Mt 28,19)”.
(2) THIÊN NIÊN KỶ THỨ BA LÀ THIÊN NIÊN KỶ TRUYỀN GIÁO CỦA GIÁO DÂN, vì:
a) Mọi Kitô hữu có ơn gọi và sứ mạng loan báo Tin Mừng Cứu độ và mở mang Nước Thiên Chúa.
b) Công đồng Va-ti-can II đã thực hiện một cuộc Canh Tân trở về nguồn là Thánh Kinh + Thánh Truyền + Lịch sử Giáo hội thời sơ khai, để tái xác nhận ơn gọi và sứ mạng riêng của người giáo dân trong Công cuộc Loan báo Tin Mừng Cứu độ và mở mang Nước Thiên Chúa. Các văn kiện của Công đồng, nhất là Hiến chế Tín lý về Giáo hội, Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay, Sắc lệnh Truyền Giáo và Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân, đều nhấn mạnh và triển khai ơn gọi và sứ mạng truyền giáo của giáo dân một cách đầy đủ và sâu sắc.
c) Một số giáo dân đã được đào tạo đầy đủ hơn và ý thức về vai trò & trách nhiệm của mình trong Giáo hội và thế giới ngày nay.
III. PHẦN TRAO ĐỔI NHÓM NHỎ CỦA HỌC VIÊN (45 phút).
(1). Liên quan tới Thiên niên kỷ Truyền Giáo của Châu Á:
(1a). Anh Chị có suy nghĩ gì về câu nói «nếu trong thiên niên kỷ thứ nhất của Ki-tô giáo, Thập giá đã được trồng trên đất Âu châu, và trong thiên niên kỷ thứ hai, Thập giá được trồng trên đất Mỹ châu và Phi châu, thì trong thiên niên kỷ thứ ba, Giáo hội sẽ được một mùa gặt bội thu trên lục địa rộng lớn và tràn trề sức sống (là Á châu) này”?
(1b). Anh Chị quyết tâm làm gì để câu nói trên được thực hiện?
(2). Liên quan tới Thiên niên kỷ Truyền Giáo của giáo dân:
(2a). Anh Chị có suy nghĩ gì về câu nói «Do ơn sủng và do tiếng gọi của Bí Tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, mọi giáo dân đều là nhà truyền giáo; và địa bàn truyền giáo của họ là cả một thế giới rộng lớn và phức tạp như: chính trị, kinh tế, công nghiệp, giáo dục, truyền thông, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật và thể thao”
(2b). Anh Chị quyết tâm làm gì để câu nói trên được thực hiện?
(3). Liên quan tới các lý do giải thích tại sao Thiên niên kỷ thứ ba là Thiên niên kỷ Truyền Giáo của Châu Á và của giáo dân:
(3a). Anh Chị có được thuyết phục không?
(3b). Anh Chị quyết tâm làm gì để chứng thực các lý do trên là xác đáng?
IV. PHẦN ĐÚC KẾT CỦA CẢ LỚP HỌC (30 phút).
1. Suy nghĩ:
(*) về câu (1a):
(1o)
(2o)
(3o)
(*) về câu (2a):
(1o)
(2o)
(3o)
(*) về câu (3a):
(1o)
2. Hành động:
(*) liên quan tới câu (1b):
(1o)
(2o)
(3o)
(*) liên quan tới câu (2b):
(1o)
(2o)
(3o)
(*) loên quan tới câu (3b):
(1o)
(2o)
(3o)
V. PHẦN KẾT LUẬN
Nếu anh chị em học viên cảm nhận được nỗi bức xúc của các Nghị Phụ Thượng Hội đồng Giám mục Châu Á về thực trạng: “Chúa Giê-su là người Á châu (Cận Đông cũng thuộc châu Á) mà bị nhiều người và nhiều dân tộc Á châu coi là xa lạ” thì anh chị em mới có đủ lửa mà dấn thân vào cánh đồng truyền giáo mênh mông của Việt Nam và Châu Á.
Nếu anh chị em học viên cảm nhận được nỗi ưu tư và mong ước của gần 3000 Giám mục đại diện cho hầu hêt các Giáo hội địa phương toàn thế giới liên tục làm việc trong 3 năm (1962-1965) tại Vatican (Công đồng Vatican II) nhằm canh tân Giáo hội và phục hồi phẩm gía (dignity) và căn tính (identity) của người giáo dân trong Giáo hội thì anh chị mới hăng say quảng bá và áp dụng các giáo huấn của Công đồng về Giáo hội nói chung và về giáo dân nói riêng.
Sàigòn ngày 15 tháng 01 năm 2005
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Các tin khác