Thứ sáu, ngày 01 tháng 11 năm 2024 | 06:57 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thánh kinh

 

TIỆC CƯỚI CANA

 

(Gioan 2,1-12 – CN II TN - C)

 

 

1.- Ngữ cảnh

 

Về đoạn văn Ga 2,1-12, chúng ta có thể đặt ra câu hỏi sau đây: câu truyện Cana mở ra mộtphân đoạn mới (gọi là “Sách các dấu lạ”, ch. 2–12) hoặc khép lại mộtbài tựa mang tính tường thuật (1,19–2,12)?

 

Chúng tôi chọn đặt truyện Cana vào cuối bài tựa tường thuật. Trong ch. 1, sau Bài Tựa (1,1-18), tác giả giới thiệu gương mặt vị Tẩy Giả, vị chứng nhân, “bạn của chàng rể” (3,29), người ban phép rửa để “Người [= Đức Giêsu] được tỏ ra cho dân Ít-ra-en” (1,31). Sứ mạng của Gioan là bày tỏ chân tính thiên sai của Đức Giêsu. Vì lý do này, Anrê và một môn đệ nữa đã đi theo Thầy (1,35-40). Anrê lại đi gặp Simôn và bảo: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia” (1,41); chuyện cũng như thế đã xảy ra với Nathanaen (1,45-51). Tất cả kết thúc tại Cana, với việc chính Đức Giêsu tỏ vinh quang ra (2,11).

 

Còn có những lý do khác khiến phải đi theo chiều hướng này. Có thể kể ra hai lý do: 1) Cách tính các ngày làm thành mộttuần. “Hôm sau, ông Gioan thấy Đức Giêsu tiến về phía mình” (1,29). “Hôm sau ông Gioan lại đứng đó” (1,35). “Hôm sau, Đức Giêsu quyết định đi tới miền Galilê” (1,43). Cuối cùng, “ngày thứ ba có tiệc cưới tại Cana miền Galilê” (2,1). Đây đúng là mộttuần, và tiệc cưới đã xảy ra vào ngày thứ bảy. 2) Cần ghi nhận việc tác giả tích lũy các danh hiệu Kitô học. Đức Giêsu là “Chiên Thiên Chúa” (1,29.36), “Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần” (1,33), là “Rabbi” (1,38.49), là “Đấng Mêsia” (1,41), là “Con Thiên Chúa, vua Ít-ra-en” (1,49). Rõ ràng các danh hiệu này là mộttổng hợp việc mạc khải mầu nhiệm Đức Kitô. Điểm tới của cuộc tỏ mình này là Cana: “Đức Giêsu tỏ vinh quang của Người” (2,11). Việc Đức Giêsu tỏ mình ra tương ứng với việc các môn đệ đáp lại: “Và các môn đệ đã tin vào Người” (2,11). Tới đây, cộng đoàn các môn đệ gồm những người tin đã thành hình; Đức Giêsu có thể bắt đầu đời sống công khai.

 

Vậy có thể coi đây là Dẫn nhập bằng một dấu lạ lịch sử: Truyện Tiệc cưới Cana kết thúc phần Dẫn nhập và đưa vào “Sách các dấu lạ của Đức Giêsu”, nên có thể gọi là đoạn văn “làm cầu”.  

 

2.- Bố cục

 

            Bài tường thuật được giới thiệu như là một“dấu lạ”, nên có thể tìm bố cục theo cách cấu trúc cổ điển của các phép lạ. Nhưng chúng ta có thể tìm ra bố cục theo cấu trúc đồng tâm sau:

 

A = Phần tường thuật (2,1-3);

 

B = Các đối thoại (2,4-8):

 

Thân mẫu Đức Giêsu và Đức Giêsu,

 

Thân mẫu Đức Giêsu và các kẻ hầu bàn,

 

Đức Giêsu và các kẻ hầu bàn;

 

A’= Phần tường thuật (2,9-11).

 

3.- Vài điểm chú giải

 

- Ngày thứ ba(1): Chi tiết thời gian này có mục đích nối kết phép lạ đầu tiên của Đức Giêsu với núi Sinai (Xh 19,1.10-11.16) và cuộc Phục Sinh (Ga 2,19-22; x. 7,30; 8,20…).

 

Như thế, Cana một đàng là phiên bản của những gì đã xảy ra tại núi Sinai, đàng khác, là một lời tiên báo mào đầu cho mạc khải tối hậu phát xuất từ cuộc Phục Sinh của Đức Kitô.

 

- tại Cana miền Galilê(1a và 11a): Trong Tân Ước, thành này chỉ được Ga nhắc tới (x. cả 21,2). Thông thường người ta nghĩ đến Khirbet Qana, cách Nadarét 15 cây số. Đây là nơi hẻo lánh, không mấy quan trọng.

 

- Có tiệc cưới:  Theo tập tục thời ấy, một đám cưới kéo dài từ ba ngày đến một tuần (ba ngày: trường hợp một quả phụ tái giá). Khung cảnh tiệc cưới nối kết câu truyện Cana với đề tài quen thuộc trong Cựu Ước: hôn lễ của Đấng Mêsia với Dân Người. Trong TM IV, Gioan Tiền Hô sẽ giới thiêu Đức Giêsu là chàng rể (3,29); còn trong các TMNL, Đức Giêsu tự coi mình là chàng rể (Mc 2,19; Mt 9,15; Lc 5,34), và đã mô tả Nước Trời như một tiệc cưới (Mt 22,1-14). Cuối cùng, sách Kh cũng vận dụng tới đề tài này để diễn tả sự kết thúc thời hiện tại và sự khai mở thời tương lai (Kh 19,7-9; 21,2; so với Ep 5,22tt). Theo tập tục, chính chàng rể cung cấp rượu (x. c. 10).

 

- có thân mẫu Đức Giêsu:  Đức Trinh Nữ được giới thiệu là “thân mẫu Đức Giêsu”, rồi ở c. 4, Đức Giêsu lại gọi mẹ là “”. Một sự cố tương tự lại xảy ra trên Núi Sọ trong Ga 19,25-27; như vậy, câu truyện Núi Sọ có những điểm chung với câu truyện Cana. Có thể coi hai câu truyện này làm nên một thứ cấu trúc “đóng khung”.

 

- Họ hết rượu rồi(3): Người ta đã muốn coi lời này chỉ là ghi nhận một sự kiện. Tuy nhiên, có lẽ nên thấy đây là một lời thỉnh cầu kín đáo và tin tưởng Đức Maria bày tỏ với Con. Quả vậy, lời Đức Maria nói với gia nhân (c. 5) cho thấy rằng bà có xin Đức Giêsu một điều gì đó.

 

- Thưa bà (gynai)(4): Một người Do Thái gọi mẹ là ’immâ, “mẹ của con”. Vì thế danh hiệu “bà” (gynê; femme, woman) được Đức Giêsu dùng mà gọi Đức Maria có vẻ kỳ lạ. Trong thực tế, Đức Giêsu cũng sử dụng danh xưng ấy để gọi các phụ nữ khác trong TM IV (4,21: bà Samari; 20,13: bà Maria Mácđala) và trong các TMNL (Mt 15,28; Lc 13,12). Dù sao, đối chiếu với Ga 19,25-27, danh xưng này không thể có một ý nghĩa tiêu cực. Rất có thể qua tiếng “bà” (E. Farahian đề nghị dịch trong tiếng Ý là “signora”), Đức Giêsu đề ra một cách công khai hơn để gọi mẹ ruột của mình tại nơi công cộng. Ngoài ra, với từ ngữ này, chắc chắn ở bình diện biểu tượng, có một gọi ý đến cuộc tạo dựng: Đức Maria xuất hiện ra như là Evà mới, hoặc hơn nữa, như là đại diện của dân Israel, hoặc tốt hơn nữa, như là Israel đích thật.

 

- Chuyện đó can gì đến bà và con? (4): dịch sát: “Giữa tôi và bà, nào có việc gì?” (NTT). Ti emoi kai soi (Hp: mah-li wâlâk): Đây là cách diễn tả quen thuộc trong văn chương Hy Lạp, Rô-ma và Sê-mít để diễn tả sự ưng thuận hoặc bất thuận giữa hai hoặc nhiều người. Chỉ có văn cảnh mới giúp thấy rõ các sắc thái của mỗi trường hợp.

 

- Giờ của con chưa đến (4): Nếu quan tâm tới ý nghĩa của thuật ngữ “Giờ của Đức Giêsu” theo TM Ga, và tới giá trị biểu tượng của rượu, chúng ta sẽ thấy rõ. “Giờ của Đức Giêsu” là Giờ Khổ Nạn–Phục Sinh; còn rượu tượng trưng cho Lời mạc khải, Tin Mừng của Người, là Luật mới sẽ được tỏ lộ trọn vẹn khi đến “Giờ” Người đi qua thế gian này mà về với Cha Người (x. Ga 13,1).

 

- Rượu(3): Cựu Ước, truyền thống Do Thái giáo cũng như chính văn cảnh của TM Ga cung cấp cho chúng ta các ý nghĩa của “rượu”.

 

* Thời thiên sai và cánh chung:

 

Các ngôn sứ nói rằng khi Thiên Chúa quy tụ con cái tản mác lưu đày về và cho họ được định cư, rượu và các sản phẩm khác sẽ được ban cho họ dư dật (Am 9,13; Ge 2,24; Gr 31,12; Ge 2,19-16). Rượu này lại có phẩm chất rất tốt (Hs 14,8; Is 25,6; Dcr 9,17). Rượu và sữa được tặng không (Is 55,1). Trong Hs 2,21-22 và Is 62,5, sự phì nhiêu của hoa mầu ruộng đất được ghép vào hình ảnh cuộc hôn nhân giữa Thiên Chúa và Dân Ngài. Cuộc hôn nhân này tượng trưng Giao Ước mới ký kết với con cái Israel, được quy tụ về (Ge 31,8-10.31-37). Có hai bản văn trực tiếp mang tính thiên sai, St 27,28-29 và St 49,10-12: Thời đại thiên sai được mô tả bằng một giọng văn đầy hình ảnh:“rượu mới dồi dào” (St 27,28); muốn buộc con lừa, Đấng Mêsia chỉ có dây nho; muốn giặt áo, Người chỉ có rượu; và rượu làm cặp mắt Người ngời sáng (St 49,11-12).

 

            Trong Diễm ca, “rượu” được dùng 8 lần để tượng trưng tình yêu nồng nàn của đôi nam nữ (Dc 1,2-4; 2,4; 4,10; 5,1; 7,3-10; 8,2).

 

* Rượu và Lời Thiên Chúa:

 

Trong Cựu Ước, Luật Môsê (hoặc Lời Thiên Chúa) được đặt trong quan hệ với rượu, trong hai đoạn: Gr 23,9 và Cn 9,25. Sự Khôn Ngoan đã dọn tiệc và mời khách, thật ra là Luật Môsê. Theo truyền thống Kinh Thánh, vị hiền nhân là người suy gẫm và đào sâu Torah. Và rượu của sự Khôn Ngoan là Luật Thiên Chúa. Trong Hc 24,17, sự Khôn Ngoan lại tự ví mình với một cây nho (x. Ga 15,1). Như vậy, ta có chuỗi các khái niệm: Torah = Khôn Ngoan = cây nho = rượu.

 

* Rượu là biểu tượng của Torah được Đấng Mêsia giải thích:

 

a)   Truyền thống Do Thái giáo:

 

Rượu còn được coi như là biểu tượng của Torah được Đấng Mêsia giải thích: Vị này được người ta chờ mong như một vị thầy chuyên môn về Luật Môsê (x. Targ Dc 8,12). Còn khi bản Midrash St R 98,9–49,11 nói rằng Đấng Mêsia “... giặt áo mình trong rượu” (St 49,11), điều này có nghĩa là Người sẽ viết lại những câu Luật cho người nhà mình, tức sẽ đề nghị những ý nghĩa và lối giải thích Torah. Còn Người giặt “áo choàng trong máu của nho”, có nghĩa là Người sẽ sửa chữa các lối giải thích sai lạc.

 

            b) Tân Ước: x. Mt 5,17.21-22.27-28.31-32.33-34.38-39.43-44. Các TMNL ví giáo huấn của Đấng Mêsia với rượu mới, Đức Giêsu là chàng rể của lễ cưới thiên sai. Rượu mới tượng trưng cho Tin Mừng của Người, Mạc khải của Người; rượu này không thể pha trộn với rượu cũ của Do Thái giáo (Mt 9,14-17;  Mc 2,18-22;  Lc 5,33-39).

 

* Giá trị biểu tượng của rượu Cana:

 

            Trong thần học Gioan, Lời của Đức Giêsu là “Sự Thật” (Ga 8,31-32; 18,37; 17,8.14.17..), và điều quan trọng là Lời này được đồng hóa với chính Đức Giêsu: “Thầy là Sự Thật”(14,6; x. 8,32-26). Tin Mừng của Đức Kitô được nhập thể cách rõ ràng nhất nơi bản thân và trong những biến cố liên hệ tới bản thân con người đang loan báo Tin Mừng này, là Ngôi Lời làm người: “Thầy là ánh sáng, bánh ban sự sống, sự sống lại, sự sống...”. Vậy, Lời của Đức Kitô là Mạc khải của Người, Tin Mừng của Người.

 

            Chúng ta nói “rượu” tượng trưng Lời Đức Kitô là do những nhận định sau:

 

1) Cặp mẫu Sinai – Cana:

 

            Chuỗi những ngày khai mạc sứ mạng ngôn sứ của Đức Giêsu, là một phương tiện văn chương để phục vụ một ý tưởng thần học. Cuộc thần hiển ở Sinai và những ngày trước đó (theo truyền thống Do Thái giáo) là mẫu cho đoạn văn Gioan (1,19-2,12). Theo một chiều hướng Kitô học, tác giả chú giải lại tuần lễ với chóp đỉnh là việc Thiên Chúa ban Torah tại Sinai, vào “ngày thứ ba”.

 

            “Ngày thứ ba” của Cana tương ứng hoàn toàn với “ngày thứ ba”của Sinai. Cũng như ở Sinai, Thiên Chúa đã bày tỏ vinh quang của Ngài khi ban Torah vào “ngày thứ ba”, thì ở Cana, Đức Giêsu đã bày tỏ vinh quang của Người khi ban một thứ rượu ngon hơn cũng vào “ngày thứ ba”;  rượu này tượng trưng cho sứ điệp Mạc khải của Người.

 

2) Động từ “giữ” (c. 10):

 

            Người quản tiệc nói với tân lang: “... Còn anh, anh lại giữ (HL. tetêrêkas) rượu ngon cho đến mãi bây giờ”. Động từ giữ” là động từ tiêu biểu của từ vựng Gioan khi đề cập đến Lời–Điều răn của Đức Giêsu, và Lời này là Lời của Chúa Cha. Tác giả Gioan đã dùng động từ ấy theo nghĩa này ít ra 25 lần (8,51-52; 14,23; 15,20; 17,6; Kh 3,8 / Kh 3,10 / 14,24 / 1 Ga 2,5 = 8,55 / Kh 1,3; x. 22,7.9 / Kh 2,26 / 1 Ga 2,3; 3,22.24; 5,3 / Kh 12,17 / Kh 14,12.  Lưu ý: Mc chỉ dùng 1 lần (Mc 7,9); Mt 3 lần (Mt 27,36.54; 28,4); Lc 1 lần (Cv 15,5).           

 

3) Nước thanh tẩy của tập tục Do Thái:

 

            Rượu Đức Giêsu ban lại lấy từ nước đựng trong các chum dùng vào “việc thanh tẩy theo thói tục người Do Thái” (c. 6). Nước này không phải là nước phàm tục, mà là nước dùng trong nghi lễ, để thanh tẩy các thực khách (x. Mc 7,2-5; Mt 15,2; Lc 11,38-39). Chính nước này được Đức Giêsu biến thành rượu. Điều này có nghĩa là kể từ nay, “việc thanh tẩy” không còn được nối kết với việc giữ Luật Môsê nữa (tượng trưng bằng nước trong sáu chum), mà là với việc giữ Tin Mừng của Đức Kitô, giữ Lời của Người (tượng trưng bằng rượu ngon).

 

            Thật ra, đây là giáo lý của tác giả Ga về việc“thanh tẩy”. Các môn đệ được “thanh tẩy” nhờ Lời Đức Giêsu đã loan báo cho họ (15,3). Sứ điệp mạc khải của Đức Kitô là Sự Thật có thể giải thoát các môn đệ khỏi nô lệ tội lỗi (8,32.34-36). Người nào ở lại trong Đức Giêsu, bằng cách đón nhận Tin Mừng của Người (Ga 15,7; 1 Ga 3,6) thì không phạm tội nữa, mà được thánh hóa (1 Ga 3,6). Lời Đức Giêsu giống như một hạt giống (1 Ga 3,9; x. Lc 8,11; 1 Pr 1,23; Gc 1,18; 1 Cr 4,15). Nhờ tác động của Lời, người môn đệ có thể thắng sự dữ và ít sa vào tội lỗi hơn (1 Ga 2,14). Đây là cách Đức Giêsu “xóa bỏ tội trần gian” (1,29): Người “thanh tẩy” con người bằng Lời Sự Thật của Người.

 

4) Rượu Cana, biểu tượng của mạc khải  cánh chung của Đức Kitô:

 

            Rượu Cana không những là hình ảnh của Lời mạc khải của Đức Giêsu, mà còn diễn tả chiều kích cánh chung của Lời này, trong tư cách là Lời tối hậu và vĩnh viễn.

 

            Chẳng hạn Ga 1,45: Philípphê nói với Nathanaen: “Đấng mà Sách Luật Môsê và các Ngôn Sứ nói tới, chúng tôi đã gặp, đó là ông Giêsu, con ông Giuse, người Nadarét”. Từ Môsê và các Ngôn sứ, ta chuyển qua Đức Giêsu. Đây là điều đã được nói ở 1,16-17. Dấu lạ Cana là một sự chuẩn nhận mang tính ngôn sứ cho niềm chờ mong cánh chung xoáy vào con người Đức Kitô.

 

            Khi Đức Giêsu ra lệnh đổ các chum “đầy tới miệng” (c. 7), điều đó không chỉ có nghĩa là đổ nhiều tối đa, nhưng đặc biệt có nghĩa là “hoàn toàn”. Sau Đức Kitô, không còn có chuyện “còn nữa”, “sau đó” hoặc “thêm nữa”. Lời Người làm đầy mức Mạc khải. Lời Người là “nguồn sung mãn” (1,16). Tuy nhiên, sự sung mãn của Đức Kitô được thêm vào cho một mức độ có trước (x. Dt 1,1). Rượu Người cung cấp được lấy từ nước của Do Thái giáo và thay thế thứ rượu bị thiếu. Nhiệm cục Luật Môsê bị vượt quá về chất lượng bởi Lời Đức Kitô, là Lời loan báo một điều răn “mới” (Ga 13,34), điều răn của Giao Ước Mới giữa Thiên Chúa và loài người trong Đức Kitô hiển vinh (x. Ga 14,20).

 

            Tương quan giữa Luật Môsê và Lời Đức Giêsu được diễn tả tuyệt vời bằng hai loại rượu được dọn tại Cana. Một loại được tân lang phàm tục dọn, thì vừa bị thiếu (c. 3). Nhưng có một thứ rượu khác được cống hiến bởi Tân Lang đích thực là Đức Giêsu (x. chú giải cc. 9e-10a). Thứ rượu ấy, người quản tiệc đã không ngần ngại tuyên bố là “ngon (tốt)” (HL.kalôn), trong khi thứ rượu đầu có một phẩm chất kém hơn (c. 10; HL.to elassô).

 

            Những gì xuất hiện tại Cana là như hình ảnh của một mở đầu, thì được kiểm chứng trong TM IV bởi những mẩu đối thoại khác, trong đó nhắc lại sự cao trọng của Đức Giêsu và những ân ban của Người, so với những nhân vật hoặc những định chế của Cựu Ước: hơn Giacóp (4,12), Môsê (5,46; 6,32-35), Abraham (8,58), Đền Thờ (2,19-21; x. 4,21-23), Gioan Tẩy Giả (1,26-33), như Gioan đã tuyên bố (3,29-30): “... Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi (Hl. elattousthai; từ này cùng một ngữ căn với elassô, 2,10)”.

 

            Tóm lại, rượu mới Cana, được giữ lại “cho đến mãi bây giờ” (c. 10), là dấu chỉ cho thấy thời đại thiên sai đã bắt đầu. Tác giả Ga sử dụng 4 lần thuật ngữ “cho đến bây giờ” (HL. eôs arti; 2,10; 5,17; 16,24; 1 Ga 2,8-9). Bằng kiểu nói ấy, tác giả muốn ám chỉ tất cả các chặng của Lịch sử cứu độ, là những chặng đi trước và chuẩn bị cho hoạt động của Đức Giêsu. Thời cánh chung đã đến khi Đức Kitô đến.

 

            Trong các lễ cưới nhân loại, rượu ngon được đãi trước. Trong lễ cưới của Thiên Chúa với Dân Ngài, rượu ngon lại được đãi sau cùng, Đức Giêsu là sự hoàn hảo, là ân ban tối hậu (x. Ga 4,10).

 

5) Quan hệ giữa rượu Cana với “ngày thứ ba” và “Giờ của Đức Giêsu”:

 

            Cuối cùng, các thuật ngữ “ngày thứ ba” (c. 1) và “Giờ của Đức Giêsu” đưa lại cho dấu lạ Cana một ý nghĩa cánh chung: cả hai thuật ngữ quy hướng về những biến cố cuối đời của Đấng Cứu thế, về cuộc Khổ Nạn quang vinh của Người.

 

            Yếu tố “rượu” cũng có một vai trò trong chiều hướng cánh chung này. Chúng ta nói rằng “rượu” tượng trưng cho Sự Thật Phúc Âm đã được Đức Giêsu rao giảng, và đã nhập thể nơi chính bản thân Ngôi Lời nhập thể. Thế nhưng lời cuối cùng của sứ điệp này, nghĩa là việc mạc khải hoàn toàn về chân tính của Đức Kitô, chỉ nên rõ khi Đức Giêsu đi qua thế gian này mà về với Cha Người (x. Ga 13,1). “Vào ngày ấy”, các môn đệ biết rằng Đức Giêsu bằng Cha Người trong thần tính (14,20a; x. 10,31-33; 5,18), và Người liên kết họ với Người trong sự hiệp thông với Cha Người (14,20b). Đây là ngày xảy ra Giao Ước Mới được ký kết giữa Thiên Chúa và loài người để tiếp nối và hoàn tất Giao Ước cũ.

 

            Sau Phục Sinh, Tôma nhận biết Đức Giêsu là “Đức Chúa và Thiên Chúa” của ông (20,28); nơi Người, được thực hiện lời hứa thường được các Ngôn sứ nhắc lại: “Các ngươi sẽ là dân của Ta, và Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi”.

 

            Trong thời của mầu nhiệm Phục Sinh ấy, Mạc khải không còn được truyền đạt bằng dụ ngôn hoặc hình ảnh nữa (16,25). Nay đã được Thánh Thần hướng dẫn (16,13-14), các môn đệ không còn dám hỏi: “Người là ai?” nữa (21,12; x. 16,23). Kể từ nay, các ông biết Người là “Đức Chúa, Kyrios”(21,12).

 

            Lời Phúc Âm (được tượng trưng bằng rượu Cana) nay rực sáng lên nơi Đức Kitô quang vinh.

 

- Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo (5b): Có lẽ Đức Maria không hiểu những lời Đức Giêsu nói. Mẹ cũng giống như những người khác trong TM IV, ở tại một bình diện hết sức cách biệt với Đức Giêsu. Tuy nhiên, Mẹ vẫn cứ hoàn toàn ký thác cho ý muốn của Con và chuyển thông cho những người giúp việc chính lòng tin của Mẹ đang mở ra với vô định.

 

- Mỗi chum chứa được khoảng hai hoặc ba thùng(6. NTT): Một metrêtês (mesure) khoảng 40 lít(Hp: êpah, éphah).

 

- Người quản tiệc ... không biết rượu từ đâu ra (9c): Dọc theo TM IV, ý tưởng này: ‘không biết nguồn gốc Đức Giêsu và Vương quốc của Người (x. 18,36)’ tái xuất hiện dưới nhiều hình thức. Chẳng hạn: 3,8; 4,10; 6,41; 9,29.30; 7,26-27 (x. 19,9).

 

            Đức Giêsu vén mở cho thấy mầu nhiệm bản thân Người khi xảy ra biến cố Khổ Nạn–Chết–Sống lại (x. Ga 7,33-35; 8,21-23; 23,36; 16,5.28). Đây sẽ là một mạc khải vĩ đại có sức soi sáng các tín hữu và làm cho những kẻ không tin phải bẽ mặt (1,51; 2,18-19; 3,11-15; 5,17.20; 6,62; 8,28; 12,32; 14,19-20).

 

- Còn gia nhân đã múc nước thì biết(9d): Câu này không chỉ là một ghi nhận về sự kiện. Các “gia nhân” là những người đã vâng theo lệnh Đức Kitô, theo lời mời của Đức Maria (cc. 7-9).

 

            Sự vâng phục chính xác của các gia nhân khiến chúng ta nhớ lại lời Đức Giêsu đã hứa cho người giữ các điều răn của Người (14,21). Như vậy, Đức Giêsu tỏ mình ra cho ai yêu mến Người bằng cách đưa Lời Người ra thực hành. Người sẽ cùng với Chúa Cha đến lập cư nơi người ấy (14,23). Ai yêu mến Đức Kitô là gia nhân đích thật của Người, Chúa Cha sẽ “quý trọng” (tôn vinh) kẻ ấy (12,26).

 

            Ba thành ngữ sau đây liên hệ với nhau:“phục vụ Đức Kitô – Vâng theo Lời Người – Đức Kitô tỏ mình ra”. Ai “phục vụ” Đức Giêsu, “vâng theo điều răn của Người” (và ngược lại), Đức Kitô sẽ tỏ mình ra cho người ấy. Gia nhân ở Cana đã chứng nghiệm điều trên rõ ràng. Họ được biết “rượu ngon” (= một phương diện của thực tại Đức Kitô) “từ đâu đến”, chính là vì họ đã vâng lời Đức Giêsu mà múc nước đổ đầy các chum. Thánh Gioan có nói: “Căn cứ vào điều này chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa: đó là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người” (1 Ga 2,3).

 

            Trong TM IV, hai viễn tượng lịch sử và thần học thường lồng vào nhau. Như vậy, các câu 7c, 8d, 9d đã giới thiệu các “gia nhân” ở Cana như là điển hình cho đời “phục vụ–vâng  lời” mà Đức Kitô đòi hỏi trong Giao Ước mới (x. Ga 13,34; 15,14).

 

- ônggọi tân lang lại và nói...(9e-10a): Câu này khiến chúng ta nghĩ rằng có một tân lang khác, tân lang đích thật, đang chủ trì tiệc cưới: đó là Đức Giêsu. Bởi vì chính Người  đã giữ rượu ngon lại “cho đến mãi bây giờ”.

 

            Trong TM Ga (3,25-3

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ngợi một tình yêu xây dựng
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ...
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn thể thứ hai của Thượng hội đồng
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn ...
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ phó tế
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ ...