HIỆP HÀNH HOÀN VŨ
GIÁO DÂN & MỤC VỤ
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
Dẫn nhập
Bất kỳ Công đồng nào cũng đều xoay quanh một trục ý thức hệ. Ví dụ, Công đồng Calcedonia trục ý thức hệ là: “Kitô học”. Và Công đồng Vat. I là vấn đề: “Tối thượng quyền của Đức Giáo Hoàng”. Còn Công đông đồng Vat. II là: “Mục vụ”[1]. Vậy, Mục vụ là gì? Giáo dân nghiên cứu và sống mục vụ như thế nào? Sau đây tôi xin chia sẻ Hiệp hành hoàn vũ: Giáo dân và mục vụ.
Nhận thức
Mục vụ là gì? Thứ nhất, theo nguyên ngữ, mục là chăm sóc, vụ là việc. Mục vụ là việc chăm sóc. Hình tượng người mục tử chăn chiên, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mục vụ. Mục vụ là lãnh đạo tinh thần; là nghệ thuật lãnh đạo Dân Chúa. Thực tế, mục vụ là việc chăm sóc Dân Chúa theo gương mục tử duy nhất là Đức Kitô. Như thế, mục vụ là quyền và bổn phận của toàn Dân Chúa. Và không dành riêng ai. Thư đến, mục vụ theo nghĩa chuyên môn, là cùng với Chúa Thánh Thần, dưới ánh sáng của Kinh thánh, Phúc âm, Công đồng Vat. II, Thượng hội đồng 23 và văn hóa-khoa học kỹ thuật số, đưa ra những giải pháp đáp trả thời đại, mang tính tiên tri, tầm nhìn về tương lai và có khả năng thích ứng với tính hiệp hành, truyền giáo và ra đi, đồng hành với những thay đổi, biến hóa có hệ thống của ngàn năn thứ Ba. Hầu đem lại một sức sống, con đường, phương thức mới, hữu hiệu, với niềm hy vọng cho nhân loại thời đại mới.
Đặc điểm mục vụ thời nay
Chăm sóc con người. Công đồng đề cập tới mọi khía cạnh của con người[2]. Và Giáo hội tự xưng mình là tôi tớ của loài người. Vì, phải biết con người nếu muốn biết Thiên Chúa[3].
Mục vụ là quan tâm tới thế giới. Thế giới là thực tại thế tục có giá trị với những qui luật riêng của nó. Nhằm phục dịch con người toàn diện và toàn thể. Phải biết thế giới nếu muốn biết con người. Vì “Thiên địa nhân” là một thể thống nhất.
Ngoài ra, mục vụ là có mặt trong mọi lãnh vực để cắt nghĩa việc làm, văn minh, kinh tế, văn hóa…theo thần học, theo các giá trị nhân phẩm, hợp với bản tính con người cũnh như với đức tin và đức mến.
Hơn nữa, mục vụ còn làm cho thế giới hiểu thêm về sứ mệnh và bản tính của Giáo hội. Và làm cho thế giới hiểu là toàn thể thực tại do Thiên Chúa tạo nên, trong đó nhân loại là trung tâm và có nhiệm vụ phát triển thế giới.
Nguyên tắc chung
Mục vụ dung hòa các khía cạnh trái ngược nhau của các vấn đề. Công thức: “Cả…Cả…” thay cho “Hoặc là…Hoặc là…”. Công đồng giữ cân bằng cả hồn cả tinh thần cả thể chất; cả ân sủng cả thực tại; cả phẩm trật cả đặc sủng; cả thừa tác cả phổ quát; cả Thánh kinh cả Thánh truyền; cả các giá trị tu trì cả các giá trị trần thế[4].
Và mục vụ không chống lại một phần tử nào, nhưng nhằm lợi ích cho mọi người. Giáo hội chỉ xin được phục vụ, chăm sóc con người và môi trường như một nữ tì. Hầu trao Sứ điệp Phúc âm, đem ơn cứu độ cho nhân loại[5].
Mục vụ cụ thể
Về con người: Giúp truy tìm mãnh lục. Mãnh lực bắt nguồn từ năng khiếu. Nơi mỗi người đều có những năng khiếu về những lãnh vực nào đó, chưa khai thác hết hoặc khai thác chưa triệt để vì thiếu hoặc khai thác chưa đúng phương pháp. Thâm chí, vì lý do nào đó, có khi không bao giờ nghĩ đến việc phát huy năng khiếu thành mãnh lực. Tự bản thân, các bậc phụ huynh, nhà giáo dục đào tạo, dùng phưng thế khoa tâm lý, giúp nhau truy tìm mãnh lực, và rèn luyện. Chỉ khi nào năng khiếu của một người, một Giáo hội, một Dân tộc… trở thành mãnh lực mới thành đạt, ngay cả trong lãnh vực đạo đức, thánh thiện.
Đào luyện
Nghiên cứu
Mục vụ là chăm sóc Con người thời nay. Con người với ưu điểm: Khao khát đi tìm hạnh phúc. Và với những khuyết điểm: Như “Bất định”. Mọi sự đều tương đối, không tin có chân lý, vô cảm và vô tín. Trí lớn hơn tâm, khoa học lớn hơn tâm linh. Vì thế, dễ đưa tới phán đoán và nếp sống lệch chuẩn, mất cân bằng.
Sống mục vụ
Thực tại
Chăm sóc con người toàn diện, theo gương Chúa Giêsu. Về thể chất mạnh mẽ: “Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng”. Về tinh thần: đầy khôn ngoan, biết sống liên ngành, trách nhiệm và phục vụ. Về tâm linh: Đầy ắp tinh yêu và thương xót. Trong môi trường văn hóa Việt Nam: Tài, đức, sức. Với châm ngôn: “Có tài có đức mà không đủ sức cũng đành bỏ đi”. Theo mô hình: Linh đạo, mục vụ, truyền giáo. Linh đạo là mến Chúa. Trở nên giống Chúa như lòng Chúa mong ước: “Hiền lành và khiêm nhường”. Mục vụ là yêu người. Thực thi lệnh truyền của Người theo gương người Samari, qua công thức: “Liên đời trách nhiệm và yêu thương phục vụ”. Truyền giáo qua con đường đối thoại và hòa giải bằng chứng tá về “Thiên Chúa là tình yêu qua Chúa Chúa Giêsu là thương xót”.
Ân sủng
Phương pháp: “Cầu nguyện-Cảm nghiệm”. Phương pháp này là sự tổng hợp: tâm, trí, ý chí; cân bằng hài hòa: thân tâm; và tích hợp: Đông Tây. Về sư phạm: Khởi đi từ bản thân. Trước hết là tu thân tích đức và luyện tâm: “Tâm sinh tướng”. Mục tiêu là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu Thánh Thề, đang sống. Người là nguồn mạch và chóp đỉnh của nội tâm. Mỗi ngày, mỗi tuần dành một thời gian, ngồi thinh lặng trước Thánh Thể, hay hướng về Thánh Thể, hay trước biểu tượng Thánh Thề như Trái Tim, mặt nhật hình thánh giá không có Thánh Thể truyền phép. Tâm khao khát Chúa Giêsu, cùng với Mẹ Maria và các Tông đồ như trong phòng tiệc ly xưa, đón nhận Thánh Thần: 50%; Thánh Thần sẽ biến đổi ta nên thánh như ánh nắng mặt trời biến đổi da ta sạm nắng, 50%. Kinh nghiệm tâm linh: Chúa sẽ biến đổi ta một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt, bất ngờ và lạ lùng. Có thể nói: Đó là bước ngoặt trong đời ta. Cần kiên tâm, Chúa sẽ mạc khải cho ta Chúa là ai và người yêu thương ta thế nào, dù ta không có đức tin.
Kết luận
Mục vụ thưộc toàn dân. Giáo dân cố gắng xóa đi mặc cảm mục vụ không thuộc lãnh vực của mình. Vì thế, không nghiên cứu và không dấn thân sống mục vụ thời nay. Đặc biệt là ngành truyền thông và giáo dục giúp gia đình mục vụ con người. Truy tìm mãnh lực và rèn luyện, mài giũa, ám thị, cầu nguyện, biến năng khiếu ưu việt nơi mỗi con người, nơi cộng đồng trở thành mãnh lực đạt Thánh.
Lưu ý, tính cộng đồng, với cách đào luyện đức tin truyền thống, rất khó ngồi thinh lặng. Và trong lúc thinh lặng, sẽ có rất nhiều tư tưởng, tốt xấu, nhất là xấu trong quá khứ sẽ trồi lên làm phân tâm. Lúc ấy, theo kinh nghiệm, ta cứ giục lòng yêu mến Chúa. Nếu có gì trồi lên, ta xin Chúa thương xót con; và khi nó trồi lên mạnh hơn, ta xin Chúa cứu con. Và nếu mạnh quá, ta dâng tất cả tội lỗi ta cho Chúa, vì Chúa muốn vậy, để ta khiêm hạ: “Con là bụi tro, con sẽ trở về tro bụi”. Và phó thác, tin yêu Chúa, một cách tuyệt đối hơn. Hầu Chúa sẽ đi vào tâm hồn ta và ở lại đó. Người biến đổi ta dần dần nên giống Người./.
Truyền thông TGP/SG và HVCGVN, tháng Mười Hai 2023
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
[1] Cđ. Vat. II, Đà lạt, 1972, 46. Thánh Giáo hoàng Gioan 23.
[2] MV 2, đoạn 1
[3] MV 2, đoạn 1
[4] Ibid., 46
[5] Thánh Phaolô VI, diễn văn bế mạc Công đồng, 6.12.1965. AAS 58(1966), 59.
Các tin khác