Thứ sáu, ngày 01 tháng 11 năm 2024 | 07:16 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

1 TÓM LƯỢC GIÁO LÝ LỚP 10/ I

Dành cho lớp VÀO ĐỜI 1 năm 2023-2024

Các bài giáo lý năm Lớp 10 hướng dẫn ta điều quan trọng nhất là gì? Đó là nhận biết: -- Ta sống ở đời này để làm gì? và -- Sống như thế nào để được hạnh phúc? Từ khi được hoài thai, ai cũng “phải” được mẹ cưu mang “trong lòng” không chỉ chín tháng mười ngày, mà còn “phải” được dưỡng dục (ở cùng cha mẹ) “đến khi TRƯỞNG THÀNH” (không chỉ đủ 18 tuổi mà còn có vợ hoặc chồng, sinh con cái và có sự nghiệp) lại còn được yêu thương che chở trong suốt cuộc đời cha mẹ nữa. Vì thế, được sinh ra và lớn khôn, mỗi người “không được phép chỉ biết sống một mình, cho riêng mình” (tính cá biệt, ích kỷ: chỉ biết xem trọng lợi ích bản thân, sống theo bản năng(tr26), chỉ sống đời sống sinh vật) mà còn “phải biết (tập luyện khả năng) sống với, sống cùng và sống cho (vì) người khác nữa”(vi nhân; tính xã hội(tr9), sống theo ơn Chúa (tr11), biết sống đời sống sinh linh). Vì phải sống cùng, sống tương quan qua lại với người khác (trước tiên là cha mẹ, anh chị em, dòng tộc, vợ chồng; bạn hữu, xóm làng, tỉnh thành, cao hơn là quốc gia và thế giới ...) nên mỗi người cần phải được hướng dẫn, tìm hiểu, học tập để “BIẾT MÌNH – BIẾT NGƯỜI” (trg2) mới có thể có khả năng đạt hiệu quả sống chung cao nhất là: “Hòa thuận trong giao tiếp – An lành trong sinh hoạt cả về tâm hồn và thể xác cho cá nhân, cũng như sinh hoạt chung trong xã hội”. “Sinh ra đời, ai ai cũng có nguồn cội là GIA ĐÌNH, DÒNG TỘC: có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ, anh chị em. Ta khôn lớn, ta học tập thành người, biết phải trái, yêu thương, kính trọg người trên và nhườg nhịn kẻ dưới cũng nhờ ở GIA ĐÌNH DÒNG TỘC”(Quốc văn giáo khoa thư). Đó là NẾP SỐNG VĂN HÓA (trg9) đã trở thàh TRUYỀN THỐNG trog SINH HOẠT XÃ HỘI(trg9) của DÂN TỘC VIỆT. Thật vậy, nhờ sống TÍNH XÃ HỘI(trg9), qua: giao tiếp, đối thoại, trao đổi, tiếp thu, tìm hiểu, học hỏi, tập luyện và phục vụ lẫn nhau trong TÌNH LIÊN ĐỚI, mà con người “HIỂU BIẾT VỀ MÌNH” hơn, “HIỂU BIẾT NGƯỜI KHÁC” hơn; từ đó “BIẾT khai mở, phát 2 triển Ơn Chúa” là những KHẢ NĂNG còn tiềm ẩn của NHÂN TÍNH (tr9) nơi NHÂN VỊ của mình, để lần hồi “hoàn thiện NHÂN VỊ” đúng theo “NHÂN TÍNH và ĐỨC TIN như Ý QUAN PHÒNG của THIÊN CHÚA”. (NHÂN VỊ: là một người cá biệt, chỉ có một không hai, tuyệt đối không thể thay thế). Để “BIẾT MÌNH – BIẾT NGƯỜI” mà sống “HÒA THUẬN – AN LÀNH” , ta với người khác cần có quan điểm chung thiết thực và khách quan để cùng nhau dựa vào đó mà chung sống. Đó là: * “MÌNH với NGƯỜI khác”, giống và khác nhau những gì? + Giống nhau: Chúng ta, mỗi người được sinh ra trong VŨ TRỤ này, THẾ GIỚI này, ai ai cũng là “NGƯỜI” đều có cùng một BẢN THỂ NGƯỜI mà VĂN HÓA THẾ GIỚI gọi là: 1/ NHÂN BẢN là CÁI GỐC nền tảng LÀM NGƯỜI cần phải có nơi MỖI CON NGƯỜI bao gồm: THỂ CHẤT và THỂ TÍNH trong đó: 2/* THỂ CHẤT là phần phẩm lượng về chất của thân xác yếu đuối cấu thành bởi các nguyên tố thuộc thế giới vật chất hữu hạn hữu hình từ bụi đất và vô hình là khí, năng lượng…chịu chi phối mãnh liệt bởi KHÁT VỌNG (ước muốn) tiêu cực nơi ĐỜI SỐNG SINH LÝ là SỰ SỐNG mỏng manh chóng tàn lệ thuộc không gian, thời gian cùng những qui luật tự nhiên như: dẫn lực ly tâm, quang hướng, bản năng giống như bao sinh vật khác, nơi con người thường chỉ THAM làm thỏa mãn DỤC VỌNG CÁ NHÂN và PHE NHÓM mà thôi… 3/* THỂ TÍNH là phần PHẨM TÍNH, là MẦM SỐNG NHÂN TÍNH bởi THIÊN CHÚA: Đấng HÓA CÔNG phú bẩm cho LOÀI NGƯỜI từ thuở chưa hình thành VŨ TRỤ VẠN VẬT và chỉ LOÀI NGƯỜI mới có thể thực hiện được: “Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi, từ bụi đất (vật chất vô tri giác) con người trở nên vật sinh linh” (St 2,7) Khi chưa đi vào “THẾ GIỚI HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN”, MẦM SỐNG NHÂN TÍNH chính là “NGUỒN SỐNG SINH LINH” ẩn dấu trong “THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN” thuộc “TÂM LINH”. 4/ NHÂN TÍNH: NHÂN PHẨM (tr9) + NHÂN QUYỀN (tr9) đáng được tôn trọng như nhau. Nhất là cùng được tác sinh bởi một Thiên Chúa là Cha. (St 2,7) _ Về thân xác được phúc chào đời “mẹ tròn con vuông”, bình thường hoàn chỉnh, không bị dị tật bẩm sinh, ai cũng như ai có đủ: lục phủ ngũ tạng, mặt mũi, tay chân... thân thể lành mạnh, nam ra nam, nữ ra nữ; cùng chịu lệ thuộc môi trường 3 sinh sống như: không thời gian, không khí, ánh sáng, nắng mưa, ăn uống ... các qui luật tự nhiên như: dẫn lực ly tâm, quang hướng(tr9), nhất là chịu sự chi phối mãnh liệt của bản năng; lý trí(tr9), tình cảm(tr9). _ Về tinh thần (Tâm linh: sống đời sống sinh linh) hồn nhiên, ngây thơ trong trắng: “Nhân chi sơ tính bản thiện” và những “nghị lực tiềm ẩn (Khát vọng tâm linh hướng về Thiên Chúa)” mà ‘giáo hội’ gọi là “Bảy ơn của THẦN KHÍ THIÊN CHÚA: khôn ngoan, hiểu biết, thông minh, khéo lo liệu, mạnh bạo, đạo đức, kính sợ Thiên Chúa” mà ‘XÃ HỘI HIỆN ĐẠI’ gọi là “TIỀM NĂNG NHÂN BẢN là những KHẢ NĂNG NHÂN BẢN đang ẩn chứa nơi NHÂN TÍNH”. (*NGHỊ LỰC TIỀM ẨN là sức mạnh chịu đựng (quyết tâm) đang ẩn chứa nơi NHÂN TÍNH, những cố gắng vượt qua trở ngại cho dù chúng có khó khăn, gian khổ đến đâu). Tất cả cần phải được bảo vệ, dưỡng dục, điều tiết, khai triển toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần, để từ “con người (SỐNG lệ thuộc SINH LÝ, BẢN NĂNG)” trở nên “NGƯỜI TOÀN THIỆN, làm NGƯỜI CON THIÊN CHÚA (SỐNG theo HƯỚNG DẪN bởi THẦN KHÍ: SỐNG ĐỜI SỐNG SINH LINH với những KHẢ NĂNG, NGHỊ LỰC)”. + Khác nhau: mỗi người là một NHÂN VỊ, cá biệt chỉ có một không hai, không ai giống ai toàn vẹn, không ai thay thế cho ai. Nhất là không ai được tự ý chọn môi trường hoài thai cho mình! Được sinh ra trong môi trường nào, dù thuận lợi hay không, đều phải chịu “lệ thuộc và nương theo điều kiện đã có của môi trường đó” mà “SỐNG bảo tồn và phát triển NHÂN PHẨM nơi NHÂN VỊ của mình”. Vì thế trong XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI có nhiều khác biệt nhau; người này khác người kia về điều kiện sinh sống: trước sau, hơn kém, tốt xấu, đủ thiếu, giàu nghèo, sướng khổ, vóc dáng, đẹp xấu, hơn thua, khôn dại ... khiến cho họ khác nhau về NHÂN VỊ, khác nhau về mức độ thể hiện khả năng, trình độ, bản lãnh (học lực, kiến thức,..) trong cuộc sống. Nên trong THẾ GIỚI TỰ NHIÊN và XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI thường có “MẠNH hiếp YẾU – CÁ LỚN nuốt CÁ BÉ”, kẻ ‘SỐNG ích kỷ’ chỉ biết SỐNG theo (lệ thuộc) BẢN NĂNG, lo thỏa mãn ĐỜI SỐNG SINH LÝ thu lợi cho riêng mình!!! Điều này không chỉ xảy ra với riêng loài người, các sinh động 4 vật khác cũng phải chịu như vậy! Nhưng: _ Gặp môi trường tốt, tuy loài người có điều kiện thuận lợi để sinh sống và phát triển bản thân tốt hơn, nhưng vẫn có thể xảy ra ngược lại. _ Gặp môi trường xấu, dù gặp phải điều kiện sống khó khăn nhưng không chỉ khó phát triển bản thân hơn mà vẫn có thể xảy ra ngược lại. Tại sao người ta vẫn có thể phát triển ngược lại khi được sống trong môi trườg tốt hoặc gặp phải môi trường xấu? Thưa: Tuy loài người phải cùng với các loài khác, chịu lệ thuộc môi trường sống như: không thời gian, không khí, ánh sáng, nước ... và các qui luật tự nhiên như: quang hướng, dẫn lực ly tâm... nhất là chịu sự chi phối mãnh liệt của sinh lý, bản năng; nhưng nhờ được Thiên Chúa ban ơn (phú bẩm nơi nhân tính) có “Lý Trí” và “đời sống Tâm Linh”: (SỐNG theo ĐỜI SỐNG SINH LINH: SỐNG theo HƯƠNG DẪN của THẦN KHÍ, SỐNG trong SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI giống như NGÀI) - “THIÊN CHÚA thổi hơi vào lỗ mũi, từ bụi đất (vật chất vô tri giác) CON NGƯỜI trở nên VẬT SINH LINH” (St 2,7). Nên nhờ đó khi ước muốn và nỗ lực tìm hiểu, học tập; loài người biết khai mở những “NGHỊ LỰC TIỀM ẨN” nơi MÌNH (là VÂNG theo HƯỚNG DẪN của THẦN KHÍ: những KHẢ NĂNG NHÂN BẢN) mà có thể (đủ khả năng) phát triển ngược lại với môi trường sống. Những khác biệt càng làm cho vũ trụ vạn vật trở nên phong phú, phồn thịnh. Sự khác biệt NHÂN VỊ: -- Khiến NHÂN LOẠI gặp nhiều SỰ DỮ: đau khổ bệnh tật chết chóc, khi HỌ chỉ biết SỐNG ích kỷ, đối kháng nhau trong cuộc sống và chỉ SỐNG cho riêng mình: SỐNG theo ĐỜI SỐNG SINH LÝ, theo BẢN NĂNG thỏa mãn (tham vọng) DỤC VỌNG XÁC THỊT!!! -- Khiến NHÂN LOẠI hạnh phúc, khi HỌ “BIẾT” nỗ lực khai triển “NGHỊ LỰC TIỀM ẨN”nơi mình (là 7 ƠN THẦN KHÍ, những KHẢ NĂNG NHÂN BẢN), mà có thể (đủ khả năng) biết dùng NHỮNG KHÁC BIỆT để hỗ trợ, bổ túc lẫn nhau, cùng nhau SỐNG liên đới, chia sẻ, đoàn kết, nâng đỡ, đùm bọc lẫn nhau, góp phần trách nhiệm làm cho “NHÂN PHẨM” (trag 9) nơi mỗi người được phát triển toàn diện và 5 cùng nhau xây dựng cho xã hội ngày càng phong phú, thịnh vượng trong sự thật, hòa bình, trật tự và công bằng (trag10). Nên người xưa đã dạy: 5/ “TÍNH TƯƠNG CẬN – TẬP TƯƠNG VIỄN”. -- TÍNH ở đây là NHÂN TÍNH (bản Tính Người) ai cũng như ai; -- TƯƠNG là giao tiếp, trao đổi qua lại; -- CẬN là gần kề ngay bên cạnh. TÍNH TƯƠNG CẬN có ý nghĩa là những người biết SỐNG theo NHÂN TÍNH rất dễ SỐNG với nhau (dễ SỐNG HÒA THUẬN – AN LÀNH với nhau). -- TẬP là tục lệ (những thói tục luật lệ, quy định) của địa phương (điều kiện môi trường: tập thể là gia đình, dòng tộc, lãng xã, tỉnh thành, quốc gia mỗi nơi mỗi khác về hình thức sống; cá nhân là người này người kia, cha, mẹ... mỗi người mỗi ý); -- TƯƠNG là giao tiếp, trao đổi qua lại; -- VIỄN là xa cách, khó gần nhau. TẬP TƯƠNG VIỄN: có ý nghĩa là những người chỉ biết SỐNG ĐỜI SỐNG SINH LÝ, SỐNG lệ thuộc theo BẢN NĂNG, theo Ý RIÊNG (sở thích riêng mình: ích kỷ) rất khó hòa thuận với nhau – cứ gần nhau là có chuyện không lành!!! (kiểu quan điểm “sống chết mặc kệ ai chỉ bo bo theo ý riêng mình”, xem thường người khác lâu ngày thành thói quen xấu gọi là thói hư, tật xấu: “ích kỷ” rât khó sửa! Còn “NHÂN TÍNH là BẢN TÍNH NGƯỜI” không bao giờ hư hỏng. Khi điều kiện đầy đủ hay môi trường phù hợp, NHÂN TÍNH tức thì hiển hiện kinh thánh gọi là “THỜI KỲ VIÊN MÃN, THỜI KỲ Ý THIÊN CHÚA ĐÃ ĐỊNH” và luôn luôn ẨN TÀNG chờ đợi THỜI ĐIỂM XUẤT HIỆN khi điều kiện chưa đủ, môi trường chưa hợp đó thôi. Ví dụ: MẶT TRỜI hằng luôn tự chiếu sáng và ánh sáng của nó tỏa sáng trên mặt trực diện của vật đối diện với nó, và những mặt còn lại của vật đối diện với mặt trời không nhận được ánh sáng vì bị che khuất chứ không phải mặt trời ngừng phát ánh sáng). “BIẾT MÌNH – BIẾT NGƯỜI” như thế, vẫn chưa đủ để con người SỐNG HÒA THUẬN lâu bền với nhau! Vì tuy cùng một BẢN THỂ với NHÂN TÍNH, NHÂN PHẨM, NHÂN QUYỀN như nhau, nhưng người này vẫn khác người kia về: môi trường, điều kiện sinh sống, hơn kém về: kiến thức, tình cảm, tốt xấu, trước sau, đủ 6 thiếu, giàu nghèo, sướng khổ, khiến cho họ khác nhau về NHÂN VỊ, khác nhau về mức độ thể hiện khả năng, trình độ, bản lãnh (học tập, kiến thức,..) Nên, trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người thường có “MẠNH hiếp YẾU – CÁ LỚN nuốt CÁ BÉ” lắm ‘KẺ SỐNG ÍCH KỶ’ chỉ biết thu lợi thỏa mãn cho MÌNH!!! Vì thường chỉ biết SỐNG theo ĐỜI SỐNG SINH LÝ (đòi hỏi của BẢN NĂNG). • Trải qua rất nhiều tranh chấp bể dâu, rất nhiều cuộc tàn lụi bởi những thói hư – tật xấu của những cá nhân hoặc tập thể, xã hội có xu hướng đi ngược lại PHẨM GIÁ của NHÂN TÍNH, trái nghịch với hoạt động của VÚ TRỤ VẠN VẬT, đã để BẢN NĂNG chi phối tâm hồn mê đắm trong DỤC VỌNG, chỉ biết SỐNG ĐỜI SỐNG SINH LÝ, thỏa mãn DỤC VỌNG, chiều theo Ý RIÊNG MÌNH, lạm dụng những khác biệt mà đối kháng, tranh giành lẫn nhau, cộng với biết bao thảm họa từ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN luôn xảy ra...gây nên tang thương, chia rẽ, thù hận, chết chóc giữa người với người! • Rồi đến khi NHÂN LOẠI (được MẠC KHẢI, có KHẢ NĂNG: TRÌNH ĐỘ HIỂU BIẾT) biết nương theo những qui luật trong vũ trụ (nhận ra ĐƯỜNG LỐI, QUI ĐỊNH: Ý QUAN PHÒNG của THIÊN CHÚA). * Trong đời sống cá nhân (qua trải nghiệm, giáo dục) biết SỐNG theo LƯƠNG TÂM (ƠN MẠC KHẢI, SỐNG ĐỜI SỐNG SINH LINH) nhận ra “những PHẨM TÍNH” cần thiết nơi mỗi người cần phải có, từ đó “TU SỬA BẢN THÂN (vác THẬP GIÁ ĐỜI MÌNH), chừa bỏ THÓI HƯ TẬT XẤU (từ bỏ THÚ VUI XÁC THỊT), quí trọng và trau giồi NHÂN PHẨM” hơn (khai triển TIỀM NĂNG NHÂN BẢN nơi mỗi NHÂN VỊ); * Trong sinh hoạt chung (xã hội) không còn đối kháng bởi khác biệt mà biết “tương tác bổ trợ nâng đỡ lẫn nhau”, biết “tôn trọng nhân quyền, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, xây dựng cuộc sống cộng đồng, công việc thời vụ mùa màng làm ăn thuận buồm xuôi gió”. Cuộc sống ngày càng phát triển, gia đình, xã hội được êm đềm vui sướng hạnh phúc trong cảnh thái bình; Hết thảy các dân tộc (NHÂN LOẠI), lần hồi nhận thức (VĂN HÓA XÃ HỘI gọi là khám phá, là KHẢ NĂNG HIỂU BIẾT; tôn giáo gọi là ơn Chúa, thần khải, mạc khải, khải thị, giác ngộ) rằng: Có một “Đấng”, tùy nơi gọi tên là: 7 “Thượng đế, Ông Trời, Thiên Chúa: Đấng cao nhất, trọng nhất, Toàn năng sinh nên vũ trụ vạn vật trong đó có loài người”. Và theo Tin mừng Đức Kitô truyền dạy: Nhờ THẦN KHÍ (Thánh Thần) của THIÊN CHÚA linh hướng, mạc khải (thúc giục) NHÂN LOẠI nhận ra (tỉnh thức, biết được) mà thưa lên cùng THIÊN CHÚA: “ABBA” nghĩa là “LẠY CHA” (Mt 6,9.10; Gl 4,6; Rm 8,12-17). Gọi THIÊN CHÚA là CHA, từ đó, NHÂN LOẠI cũng nhận biết: “mọi NHÂN VỊ sinh sống trong VŨ TRỤ này đều có cùng một NHÂN TÍNH, và là anh chị em con cùng một CHA là THIÊN CHÚA. Khi “BIẾT MÌNH – BIẾT NGƯỜI” và BIẾT thưa cùng THIÊN CHÚA: “LẠY CHA” và theo gương Đức Kitô SỐNG “Kinh LẠY CHA” (Mt 6,9-13; Lc 11,2-4) trong “TÂM TÌNH của NGƯỜI CON THẢO chỉ mong LÀM ĐẸP LÒNG CHA (vâng phục mọi Lời Thiên Chúa truyền dạy qua: các QUI ĐỊNH, ĐƯỜNG LỐI, GIAO ƯỚC về TỰ NHIÊN, LUÂN LÝ, XÃ HỘI, SIÊU NHIÊN điển hình như: “Không ăn trái cây giữa vườn: trái cấm! Những KHẢI THỊ từ các TIÊN TRI như: “MƯỜI ĐIỀU RĂN” qua Môisê; “TÁM MỐI PHÚC” TIN MỪNG ĐỨC GIEESSU KITÔ và “CẢI TỘI BẢY MỐI CÓ BẢY ĐỨC”...) chắc chắn NHÂN LOẠI biết cùng nhau chung SỐNG vui khỏe, an hòa, hạnh phúc như lời thánh vịnh 127: “Phúc thay BẠN nào tôn thờ THIÊN CHÚA, bạn nào ăn ở theo ĐƯỜNG LỐI NGÀI.CÔNG QUẢ tay BẠN làm ra, BẠN được AN HƯỞNG, BẠN được hạnh phúc và luôn gặp may...”. Còn ơn phúc nào trọng hơn ơn phúc được “LÀM NGƯỜI CON THIÊN CHÚA”. Đó là khả năng cao quí tột đỉnh NHÂN LOẠI phải đạt tới, như Ý ĐỊNH QUAN PHÒNG từ trước khi SINH THÀNH VŨ TRỤ, THIÊN CHÚA đã PHÚ BẨM nơi NHÂN TÍNH của NHÂN LOẠI và đã được Đức Giêsu Kitô hiện thực nơi cuộc đời trần thế của Người. {Trong lịch sử NHÂN LOẠI, trải qua rất nhiều ngàn vạn năm, của nhiều rất nhiều thế hệ, “NHÂN LOẠI” tích lũy cho MÌNH những “kiến thức hiểu biết về CHÍNH MÌNH và VŨ TRỤ VẠN VẬT” (GIÁO HỘI chúng ta gọi là “được MẠC KHẢI”, XÃ HỘI gọi là “NHẬN THỨC”), từ đó “nhận ra (biết)” rằng: “Từ nơi sâu thẳm của TÂM HỒN MÌNH là NHÂN TÍNH” có “TIỀM ẨN (ẩn chứa sẵn) một MÃNH LỰC VÔ HÌNH”(GIÁO HỘI gọi là “ƠN GỌI của THẦN KHÍ THIÊN CHÚA") thúc giục NHÂN LOẠI (mỗi người) phải cố gắng khai triển những “NGHỊ LỰC TIỀM ẨN”(mà ‘GIÁO HỘI chúng ta’ gọi là “Bảy ƠN của THẦN KHÍ: khôn ngoan, hiểu biết, thông minh, khéo lo liệu, mạnh bạo, đạo đức, kính sợ Thiên Chúa” và 8 ‘XÃ HỘI HIỆN ĐẠI’ gọi là những “KHẢ NĂNG NHÂN BẢN”) bằng việc nỗ lực hết sức mình, cụ thể là: tiếp thu, học tập, tìm hiểu, trau giồi, cầu nguyện, tu luyện trải theo thời gian qua mỗi ngày SỐNG “ƠN CHÚA là những KHẢ NĂNG NHÂN BẢN, NGHỊ LỰC TIỀM ẨN” nơi “NHÂN TÍNH” của mỗi NHÂN VỊ được triển nở nhiều hơn và “trở nên trọn vẹn” đúng như Ý SINH THÀNH của THIÊN CHÚA}. * NHÂN TÍNH là ĐẶC TÍNH, PHẨM GIÁ cách riêng chỉ có ở LOÀI NGƯỜI, được THIÊN CHÚA (Đấng Hóa công, kiến trúc sư) SINH - THÀNH (phú bẩm cho) từ trước khi Ngài sinh thành VŨ TRỤ VẠN VẬT. (tựa như dự phóng, phác họa trước sơ đồ một công trình kiến trúc của kiến trúc sư). PHẨM GIÁ cao quí nhất đó là ƠN “(có khả năng, quyền) ĐƯỢC trở nên NGƯỜI CON THIÊN CHÚA” (Ga 1, 12), và chỉ loài người mới có khả năng thực hiện (trở thành) mà thôi, không thể lẫn lộn với loài nào khác. 6/-- NHÂN PHẨM: phẩm chất, phẩm tính, giá trị cụ thể của riêng con người được Thiên Chúa trao ban và bảo vệ. Mỗi NHÂN VỊ đều có phẩm chất, phẩm tính, giá trị làm người tiềm ẩn trên nền tảng NHÂN TÍNH như nhau, và được thể hiện trong đời sống nhiều hay ít, đúng hay sai tùy thuộc vào: sự được giáo dục và tiếp nhận PHÁT TRIỂN “ƠN CHÚA”:KHẢ NĂNG: trình độ nhận thức (hiểu biết) của mỗi người (NHÂN VỊ). 7/-- NHÂN QUYỀN: tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng,THIÊN CHÚA (hóa công) TRAO cho LOÀI NGƯỜI quyền tự nhiên (gồm:"quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu và quyền mưu cầu hạnh phúc"quyền này là thuộc tính vĩnh cửu của con người) và không thể bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. 8/-- Văn hóa là gì? Văn hóa là hệ quả “tích lũy TINH HOA” từ MỌI QUÁ TRÌNH SINH HOẠT như: ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, pháp luật, khoa học, chính trị... tất cả NHỮNG GÌ LIÊN QUAN đến SINH HOẠT HẰNG NGÀY về: ăn, ở, mặc, suy tư, làm việc... cùng tất cả các PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG khác; nhằm PHỤC VỤ về VẬT CHẤT và TINH THẦN trong ĐỜI SỐNG TỰ NHIÊN, SIÊU NHIÊN, XÃ HỘI và TỰ THÂN MỖI NGƯỜI, làm “TRIỂN NỞ TOÀN DIỆN NHÂN TÍNH” để “NHÂN PHẨM” mỗi ngày mỗi được trở nên hoàn chỉnh (tiến hóa hơn), để “mọi NHÂN VỊ” trở nên “NGƯỜI” (thành NHÂN) đúng như “CĂN TÍNH” của NHÂN LOẠI theo “TIÊU CHUẨN bởi THIÊN CHÚA”. 9/-- LỰC LY TÂM là một LỰC QUÁN TÍNH xuất hiện trên MỌI VẬT NẰM YÊN trong HỆ QUI CHIẾU QUAY so với một HỆ QUI CHIẾU QUÁN TÍNH; là HỆ QUẢ của TRƯỜNG GIA TỐC, xuất hiện trong HỆ QUI CHIẾU 9 PHI QUÁN TÍNH mà trong trường hợp này là HỆ QUI CHIẾU QUAY. Chúng ta cảm thấy LỰC này khi ngồi trên xe ô-tô đang đổi hướng, hay trò chơi cảm giác mạnh như: XE lao tốc độ ở công viên hay VẮT QUẦN ÁO trong máy giặt. 10/-- QUANG HƯỚNG là đặc điểm hướng về phía ÁNH SÁNG của SINH VẬT để SINH TRƯỞNG, điển hình nhất là nơi THỰC VẬT. 11/-- LÝ TRÍ là KHẢ NĂNG suy tư, ý thức (nhận biết), để hiểu các sự việc, sử dụng logic, kiểm định và khám phá những SỰ KIỆN; xếp đặt và kiểm định HÀNH ĐỘNG, KINH NGHIỆM và NIỀM TIN dựa trên NHỮNG THÔNG TIN mới nhận hay đang có sẵn... LÝ TRÍ cũng có thể gắn liền với suy nghĩ, nhận thức, phán đoán. 12/-- TÌNH CẢM là NHỮNG RUNG CẢM của CON NGƯỜI đối với VẠN VẬT, HIỆN TƯỢNG của THỰC TẠI, phản ánh Ý NGHĨA của CHÚNG trong MỐI LIÊN QUAN với NHU CẦU và ĐỘNG CƠ của CON NGƯỜI, được biểu hiện ra bên ngoài tùy theo KHẢ NĂNG NHẬN THỨC của mỗi người 13/-- XÃ HỘI là môi trường có NHIỀU NGƯỜI cùng SINH SỐNG LÀM VIỆC với nhau. Đó là: GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ, DÂN TỘC, ĐOÀN HỘI, TÔN GIÁO, HỌC ĐƯỜNG, CÔNG TY, LÀNG XÓM... QUẬN HUYỆN, TỈNH THÀNH, QUỐC GIA và THẾ GIỚI. 14/-- TÍNH XÃ HỘI là NHỮNG TƯƠNG QUAN qua lại giữa người này với người kia, giữa tập thể này với tập thể kia cụ thể như: vợ với chồng, cha mẹ với các con, anh em với nhau,... 15/-- CÔNG ÍCH là toàn thể NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN THUÂN TIỆN được XÃ HỘI lập ra để giúp từng CÁ NHÂN, TẬP THỂ trong XÃ HỘI được dễ dàng PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN. Những điều kiện về công ích bao gồm: - Tôn trọng NHÂN PHẨM (nhận biết mọi người có cùng giá trị làm người như nhau). - Xây dựng một XÃ HỘI NHÂN BẢN với TRẬT TỰ trong CÔNG BẰNG BỀN VỮNG, phát triển LỢI ÍCH THIẾT THỰC về TINH THẦN và VẬT CHẤT của MỌI CÁ NHÂN và TOÀN XÃ HỘI. Nhằm đem lại HẠNH PHÚC trong AN BÌNH THỊNH VƯỢNG cho mọi người. 16/* THIÊN CHÚA muốn NGƯỜI KITÔ HỮU SỐNG. “PHỤC VỤ NGƯỜI KHÁC như PHỤC VỤ cho CHÍNH MÌNH”. Đặc biệt với NGƯỜI nghèo túng càng phải yêu thương, nâng đỡ và chia sẻ với họ cả về tinh thần với vật chất. 17/* BỔN PHẬN của NGƯỜI KITÔ HỮU trong XÃ HỘI - Trước tiên là chu toàn TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN mình (tu sửa bản thân, chừa bỏ thói hư tật xấu, trau giồi nhân phẩm phát triển những khả năng nhân bản, yêu mến anh em, làm cho bản thân mỗi ngày mỗi trờ nên người có đủ nhân tính hơn). 10 - SỐNG đúng với đòi hỏi của LƯƠNG TÂM trong các BỔN PHẬN XÃ HỘI - Tích cực góp PHẦN MÌNH vào những HOẠT ĐỘNG CHUNG của XÃ HỘI 18/* QUYỀN BÍNH: là QUYỀN LÃNH ĐẠO, QUYỀN ĐIỀU HÀNH hợp pháp do THIÊN CHÚA (BỀ TRÊN) trao ban cho NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU (đại diện) của MỘT TẬP THỂ, nhằm PHỤC VỤ cho ÍCH CHUNG của TẬP THỂ. Trong XÃ HỘI ngày nay, QUYỀN LÃNH ĐẠO do MỌI THÀNH VIÊN TRƯỞNG THÀNH của XÃ HỘI bầu cử trong TINH THẦN DÂN CHỦ CÔNG BẰNG MINH BẠCH, để chọn NGƯỜI XỨNG ĐÁNG điều hành và phục vụ cho ÍCH CHUNG của XÃ HỘI. Vì thế MỌI THÀNH PHẦN trong XÃ HỘI cần tôn trọng và tuân phục. Riêng NGƯỜI LÃNH ĐẠO phải cân nhắc MỌI HÀNH ĐỘNG, LỜI NÓI của MÌNH khi ĐIỀU HÀNH XÃ HỘI để đem lại ÍCH CHUNG đúng với đòi hỏi của CÔNG BẰNG, phải ĐẠO, NHÂN PHẨM, NHÂN QUYỀN tránh tùy tiện, độc đoán, độc tài. 19/* CÔNG BẰNG XÃ HỘI là gì? Là NHỮNG ĐIỀU KIỆN, NHỮNG CHUẨN MỰC, ĐỊNH CHẾ CƠ BẢN được đặt ra, nhằm TẠO CƠ HỘI THUẬN TIỆN cho HẾT THẢY MỌI THÀNH PHẦN lớn nhỏ trong XÃ HỘI dựa vào đó mà đối xử, sinh hoạt hài hòa với nhau để mỗi người chắc chắn đạt được NHỮNG LỢI ÍCH CHÍNH ĐÁNG mà họ có QUYỀN HƯỞNG DÙNG, khiến ĐỜI SỐNG XÃ HỘI mỗi ngày thêm hạnh phúc trong AN BÌNH THỊNH VƯỢNG hơn. 20/* NHỮNG ĐIỀU KIỆN, CHUẨN MỰC, ĐỊNH CHẾ CƠ BẢN đó bao gồm: - Tôn trọng NHÂN PHẨM, NHÂN QUYỀN. - ĐỐI XỬ BÌNH ĐẲNG và LIÊN ĐỚI với nhau trong TÌNH NGƯỜI. 21/* Một XÃ HỘI CÔNG BẰNG khi MỌI THÀNH VIÊN trong đó đều biết SỐNG tôn trọng NHÂN PHẨM, NHÂN QUYỀN của nhau. 22/* LUẬT LUÂN LÝ là gì? Thưa: Là LUẬT TỰ NHIÊN, LUẬT CỰU ƯỚC và LUẬT TÂN ƯỚC. Là những GIAO ƯỚC, những QUI ĐỊNH, ĐƯỜNG LỐI, Ý CHÍ THIÊN CHÚA muốn khắc ghi vào TÂM TRÍ NHÂN LOẠI, hướng dẫn HỌ dùng LÝ TRÍ mà nhận biết, phân biệt đâu là CHÂN THẬT THIỆN HẢO, đâu là XẤU XA, ĐỘC ÁC, DỐI TRÁ để SỐNG VUI, SỐNG KHỎE trong AN BÌNH HẠNH PHÚC nơi TRẦN THẾ này. AI vâng phục, được HẠNH PHÚC như THIÊN CHÚA hứa ban. AI sai phạm chắc chắn bị bệnh tật, đau khổ và phải chết. 23/* LUẬT TỰ NHIÊN còn gọi là TIẾNG VỌNG của LƯƠNG TÂM NHÂN LOẠI, là ÁNH SÁNG THIÊN CHÚA soi chiếu trong TÂM TRÍ CON NGƯỜI ở mọi nơi, mọi thời để HỌ (có khả năng) nhận biết “những QUI LUẬT HOẠT 11 ĐỘNG của VŨ TRỤ VẠN VẬT” trong THẾ GIỚI TỰ NHIÊN mà nương theo NHỮNG GÌ phải làm, phải tránh (St 3,3). LUẬT này luôn phù hợp với NHÂN TÍNH của NHÂN LOẠI, mang TÍNH VŨ TRỤ và TRƯỜNG TỒN mãi mãi, VẠN VẬT trong VŨ TRỤ này phải tuân theo mới có thể tồn tại và phát triển. Nó là nền tảng để xây dựng LUẬT LUÂN LÝ và DÂN LUẬT. 24/* LUẬT TÂN ƯỚC (luật mới) là LUẬT Đức Kitô công bố trong bài giảng “TÁM MỐI PHÚC”. Mời gọi ta hãy thay đổi tận cõi lòng để trở nên Toàn thiện như CHA trên TRỜI (trở nên con thảo của Thiên Chúa) tóm lại trong hai điều: “Kính mến THIÊN CHÚA là CHA, yêu mến ANH EM như NGÀI đã YÊU”. 25/* Những LỜI KHUYÊN TIN MỪNG là những MỜI GỌI và HƯỚNG DẪN cách đặc biệt giúp ta đạt tới mức hoàn hảo hơn tùy theo ƠN GỌI của mỗi người nơi TRẦN THẾ này mà trở nên NGƯỜI CON THẢO luôn SỐNG ĐẸP LÒNG THIÊN CHÚA. 26/* ƠN SỦNG còn gọi là ƠN CÔNG CHÍNH HÓA chính là HƯỚNG DẪN của THẦN KHÍ THIÊN CHÚA khiến TA vì yêu mến ƯỚC MONG khai triển KHẢ NĂNG SỐNG, HÀNH ĐỘNG LÀM NGƯỜI CON THẢO LUÔN SỐNG sao cho ĐẸP LÒNG CHA hầu xứng đáng thông phần vào ĐỜI SỐNG SINH LINH của NGÀI. Gồm có: ƠN THÁNH HÓA hay ƠN HIỆN SỦNG, ƠN TRỢ GIÚP là ƠN bởi các BÍ TÍCH và các ƠN ĐOÀN SỦNG. ƠN SỦNG không làm NHÂN LOẠI mất TỰ DO, mà đi trước để khơi dậy VIỆC đáp trả và hướng dẫn TỰ DO của NHÂN LOẠI đến HÀNH ĐỘNG TOÀN THIỆN CHÂN THẬT. 27/* Bởi SỨC TỰ NHIÊN (ĐỜI SỐNG SINH LÝ) CON NGƯỜI chẳng lập nên công trạng gì. Nhưng nhờ LÒNG TIN CẬY vào LỜI và GƯƠNG SỐNG của Đức Kitô cùng THẦN KHÍ HƯỚNG DẪN, với những NỖ LỰC hết SỨC MÌNH vươn tới ĐỜI SỐNG SINH LINH mà NHÂN LOẠI có KHẢ NĂNG lập công Ở ĐỜI NÀY. Đó là Ý ĐỊNH của THIÊN CHÚA, là ĐỨC TIN và MỤC ĐÍCH SỐNG ở ĐỜI NÀY của CHÚNG TA. AMEN. (Còn tiếp)

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ngợi một tình yêu xây dựng
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ...
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn thể thứ hai của Thượng hội đồng
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn ...
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ phó tế
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ ...