Thứ hai, ngày 11 tháng 11 năm 2024 | 02:44 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Truyền thông

HỌC VIỆN CÔNG GIÁO VIỆT NAM

DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH

KHOA THẦN HỌC- MỤC VỤ

NIÊN KHÓA 2022-2023

Dẫn nhập

Ý nghĩa

1. Dự thảo chương trình “Khoa thần học mục vụ”, được xây dựng trên nền tảng tinh thần

Công đồng Vat. II.  Gồm ba tập trung. Tập trung vào Chúa Kitô và Lời của Người. Tập trung vào con người và môi trường. Tập trung vào bản chất của Hội thánh: Loan báo Tin mừng, trên con đường truyền giáo mới là đối thoại và hòa giải bằng chứng tá.  

2.  Dựa trên những nguyên tắc mục vụ của Công đồng Vat. II: “Cả…Cả...”; “Ân sủng và

thực tại”; “Thống nhất trong những điều chính, tương nhượng trong những điều phụ, bác

ái trong hết mọi sự”. 

3. Dựa trên Văn hóa: Theo xu hướng thế giới đang đi về số “MỘT”, nên chủ trương:

“Tích hợp đa văn hóa” Đông-Tây. Đông Tây là một Cây, nhưng vẫn giữ nguyên hai gốc. Đông có gốc nông nghiệp, trồng cây; tây có gốc du mục, chăn nuôi súc vật. Đông thiên về Tâm linh;

Tây thiên về Khoa học. Do đó, có triết lý giáo dục: “Tâm linh - Khoa học”.

 

Mục đích

1.  “Khoa thần học mục vụ” có mục đích thực hiện hướng đi của Công đồng Vat. II, nhân

kỷ niệm 60 năm, 1962-2022. Một trong những mục đích chính của Công đồng Vat. II là Công đồng mục vụ. Mục vụ có nghĩa là Công đồng cùng với Chúa Thánh Thần, theo công thức mục vụ: “Cả…cả…”[1] đưa ra những giải pháp đáp trả nhu cầu thời đại. Hầu đem lại cho con người và thế giới nguồn sáng mới[2]. Đó là: “Chân giá trị cho tư tưởng con người cũng như cho đời sống nhân loại và Kitô giáo”[3] trong một tinh thần tìm về nguồn và biết vâng theo Chúa Thánh Thần (AAS 59 (1960) 1004-1014).

2. Đáp trả ba trở ngại về con người thời nay: “Bất định. Vô cảm. Vô tín”.

 

Nguyên tắc

Để đạt mục đích trên, Công đồng, cùng với Chúa Thánh Thần, đề ra nguyên tắc mục vụ: “Ân sủng - thực tại”. Cả Ân sủng cả thực tại. Tiếp theo là định hướng của Đức thánh giáo hoàng G.P. II: “Hội thánh - khoa học”.

Thiên niên kỷ mới là nền văn minh Biển-đại dương, Đông Tây gặp nhau ở Châu Á Thái Bình dương (Có bản đồ minh họa, 1275).

Khoa thần học mục vụ, đào tạo những nhà mục vụ theo và của Công đồng Vat. II: (Phát huy tích hợp: Đan viện, Thần học Tín lý và Mái ấm tình thương, Thần học mục vụ - chăm sóc con người toàn diện và toàn thể nhân sinh, môi trường trong làng Học viện Công giáo Việt Nam. Hầu Loan báo tin mừng qua con đường đối thoại và hòa giải bằng chứng tá, cho ngàn năm thứ Ba. Cùng với các phương tiện chọn lọc khoa học kỹ thuật số, thời 4.0.

Cụ thể: Kiến tạo thế giới trở thành MỘT ngôi nhà chung. Trong đó, mọi người là anh chị em: “Tứ hải giai huynh đệ”. Nhân loại cùng nhau tích cực góp phần xây dựng nền văn hóa: “Tâm linh” và nền văn minh: “Khoa học kỹ thuật số”. 

Hơn nữa, Việt Nam theo địa lý, ở ngã tư đông Nam Á, hầu hết diện tích nằm trên biển, nên là điểm hội tụ, tỏa sáng nền văn minh mới. Vì thế, đào luyện Mục Tử - những nhà Mục vụ, những người lãnh đạo tinh thần là một nhiệm vụ tối cần thiết và khẩn trương, theo sự thúc đẩy cưỡng bách của Chúa Thánh Thần.

Hai giải pháp mục vụ hóa giải:

1. “Lòng thương xót và môi trường”. Lòng thương xót, có nghĩa là “Yêu và xót thương cho

tới cùng”. Khi ấy, con người sẽ cảm thức, khám phá ra Thiên Chúa là Tình yêu, là chân lý.

2. Tôn trọng và xây dựng môi trường. Có hệ quả là khám phá ra “Trật tự” lạ lùng, và qui

luật “Cân bằng” của Đấng Tạo Hóa. Khi đó, người ta sẽ nhận ra Đấng Tạo Hóa, như giáo lý công giáo dậy: “Nhìn xem trời đất muôn vật trật tự lạ lùng, liền biết có Đức Chúa Trời”.

“Khoa thần học mục vụ” sẽ đào tạo nên những người làm chủ và là chứng nhân, góp phần đưa ra những giải pháp cho nền văn minh mới, trong mọi lãnh vực do mục vụ hiện nay đòi hỏi. Các giải pháp dựa trên nền tảng: “Kinh Thánh, nhất là Phúc Âm, Công đồng Vat. II và văn hóa”. Cụ thể được diễn tả theo tinh thần hội nhập văn hóa nông nghiệp, trồng cây: CĂN là Phúc âm. CỐT là Công đồng Vat. II. TRỌNG ĐIỂM là văn hóa – đó là những điểm quan trọng, do văn hóa cuộc sống Đạo Đời hiện nay nhấn mạnh. Ví dụ, hiện nay, Giáo hội, nhấn mạnh tới Loan báo Tin mừng; xã hội, nhấn mạnh tới khoa học kỹ thuật số…Tóm lại, nền tảng của giải pháp: “Phúc âm + Công đồng + Văn Hóa” - “Căn + Cốt + Trọng điểm”.

 

MÔN HỌC

KHOA LINH ĐẠO: Tập trung vào Chúa Kitô và Lời của Người

Ý nghĩa

Linh là Thánh Linh. Đạo là con đường. Linh đạo là con đường Chúa Thánh Linh dậy bảo, nhắc nhở và đào luyện con người về đời sống thánh thiện, tâm linh. Thúc đẩy mọi người thi hành giới răn Mến Chúa.

Mục đích. Thực hành giới răn Mến Chúa. Yêu ai thì trở nên và được tình yêu biến đổi nên giống người ấy. Mến Chúa thì khao khát kết hợp, sống thân tình mật thiết với Chúa và được Tình yêu Chúa biến đổi nên nên đồng hình đồng dạng với Người. Cụ thể, mỗi ngày trở nên hiền lành và khiêm nhường, như Chúa Giêsu mời gọi: “Hãy học cùng Ta”.

Nội dung

Thủ bản căn bản

1. Công đồng Vat. II. Và các văn kiện tòa thánh có liên quan tới linh đạo. Như Thần học về

đời sống tâm linh: Từ Cựu ước tới Tân ước và từ Công đồng Vat. II. tới nay.

2. Giáo khoa đào luyện tâm linh: Kinh thánh, giáo phụ, tín lý, bí tích, tu đức, nhân đức,

phụng vụ, thánh hiến, thánh nhạc…

3. Người Giáo dân thiên niên kỷ mới: Phần linh đạo.

4. Một số sách giáo khoa và tài liệu về linh đạo, tu đức do các Đại Chủng Viện, Học viện

liên Dòng giảng dạy…

 

Đào luyện tâm linh

Thiết lập: Đan viện, trong làng Học viện tương lai là đào luyện thần học tín lý.

Trước mắt, tạo “Phòng đào luyện Tâm linh” trong học viện -  Phương thức đào luyện “Đức tin- cá vị” với phương pháp: “Cầu nguyện-Cảm nghiệm” trước Thánh Thể. Theo định hướng: Tích hợp “Đông-Tây” tĩnh và động; con người toàn diện: “Thân-Tâm”- thể chất, tinh thần, tâm linh hài hòa; tổng hợp: “Tâm-trí-ý chí” cùng với khoa sư phạm. Hệ quả: Đạt mục tiêu: “Giêsu”.

 

KHOA MỤC VỤ: Tập trung vào con người và môi trường

Ý nghĩa

Mục là chăm sóc. Vụ là việc. Mục vụ là việc chăm sóc con người và môi trường. Như người mục tử chăm sóc đàn chiên. Người mục tử tốt lành: Biết và lo lắng chữa lành chiên bệnh; đi tìm chiên lạc và trân quí vác trên vai đem về đàn; dẫn chiên tới đồng cỏ xanh, nước trong và bóng mát; bảo vệ chiên khỏi sói hung dữ (môi trường). Tóm tắt: Mục vụ là phục vụ “Chăm sóc con người và mọi tạo vật, môi trường”.

Mục đích. Thực hành giới răn Yêu người. Yêu và xót thương con người và muôn loài tạo vật, như Chúa yêu. Bản chất của tình yêu là chỉ ước muốn và hy sinh làm những điều tốt lành cho con người và môi trường. Như lệnh truyền của Chúa: “Hãy cứ đi và làm như vậy”, theo gương người Samari, một cách vô tư và vô vị lợi.

Nội dung

Thủ bản căn bản

1. Công đồng Vat. II., và các văn kiện tòa thánh có liên quan tới khoa mục vụ.

Bao gồm những môn có liên quan tới khoa Thần học mục vụ. Như: thần học mục vụ, Giáo hội trong thế giới hôm nay, luân lý, triết học, lãnh đạo tinh rhần, giáo luật, tông đồ giáo dân, sinh học, gia đình, khoa học kỹ thuật chuyển đổi số, robot…

2. Người giáo dân thiên niên kỷ mới: Phần mục vụ

3. Các sách, nguyệt san, tạp chí… có liên quan tới khoa mục vụ hiện nay

4. Một số sách giáo khoa và tài liệu về mục vụ do các Đại Chủng Viện, Học viện liên Dòng

giảng dạy...

Đào luyện mục vụ

Thiết lập: Mái ấm tình thương - trong làng học viện tương lai là thực hành thần học mục vụ.

Tích hợp Cựu ước và Tân ước, với công thức mục vụ: “Liên đới - trách nhiệm” và “yêu thương- phục vụ”. Hầu thực thi lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Hãy cứ đi và làm như vậy”, theo gương người Samari. Thực hành “liên đới trách nhiệm” là đáp trả Cựu ước và văn minh Tây phương; “yêu thương phục vụ” là thể hiện Tân ước và văn hóa Đông phương.

 

KHOA TRUYỀN GIÁO:Tập trung vào bản chất của Hội thánh là Loan báo tin mừng

Ý nghĩa

Loan báo tin mừng “Thiên Chúa yêu thương”, hiện thân của Người là Chúa Giêsu, qua con đường truyền giáo mới: “Đối thoại và Hòa giải” và bằng “Chứng Tá”.

Mục đích

Đáp ứng mưu cầu Hạnh Phúc đích thực của con người. Hạnh phúc đích thực là làm chứng tá cho “Niềm tin và Tình yêu” qua đời sống: “Hiền lành và khiêm nhường”; qua việc làm: “Liên đới trách nhiệm và yêu thương phục vụ” và với “Đức tin-cá vị” như Mẹ Maria: Rước lễ, chầu và kiệu Chúa Giêsu Thánh Thể đến mọi người và nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật và bị bỏ rơi. Thực hành trọn vẹn: “Cả khoa thần học tín lý cả khoa thần học mục vụ”.

Nội dung

Thủ bản căn bản

1. Công đồng Vat. II., và các văn kiện tòa thánh có liên quan tới khoa truyền giáo. Bao gồm

những môn có liên quan tới đời sống truyền giáo. Như: Truyền giáo học, truyền thông, văn hóa, tôn giáo học, lịch sử và văn hóa các dân tộc, xã hội học, tâm lý, đối thoại-hòa giải…

2. Người tín giáo dân thiên niên kỷ mới: Phần truyền giáo

3. Các sách giáo khoa có liên quan tới truyền giáo

4. Một số sách giáo khoa và tài liệu về truyền giáo do các Đại Chủng Viện, Học viện liên

Dòng giảng dạy…

Đào luyện truyền giáo

Chứng tá: Những con người “Hiền lành và khiêm nhường”. Biết sống: “Liên đới-Trách nhiệm” và “Yêu thương-Phục vụ”, qua con đường “Đối thoại và Hòa giải”.

 

Khoa ngoại ngữ:Tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật, Latinh…

 

Giáo sư

Trưởng khoa Thần học mục vụ: Tổng quát

Trưởng Khoa linh đạo. Trưởng Khoa mục vụ. Trưởng Khoa truyền giáo.

 

Chương trình.Soạn thảo chương trình cụ thể: Khoa linh đạo, mục vụ, truyền giáo

 

Kế hoạch giảng dạy: Online. Offline.

 

Đào tạo: Cử nhân. Cao học. Tiến sĩ.

 

Phương pháp học.

Đọc sách, tài liệu, do Giáo sư phụ trách giới thiệu: Đọc, tóm, suy niệm, phê bình, áp dụng

Nghe giảng

Thảo luận nhóm

Phúc trình

Làm tiểu luận.

 

DỰ THẢO HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT TÓM SÁCH

Tựa đề sách

Tác giả. Nhà xb, năm xb, bản quyền

Dẫn nhập: Có câu luận đề

Thân bài: Tóm lược. Suy tư. Phê bình. Áp dụng

Kết: Tóm tắt. Phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm, nếu cần.

Cách ghi chú (Footnotes):

Tác giả

Tác phẩm: tựa đề sách, nhà xuất bản, năm xb, trang.

Tác giả: chữ đứng. Các phần khác: Chữ nghiêng hoặc gạch dưới………………….

Cách đọc sách, tài liệu

Đọc

Mục lục: Mục lục là chiếc bản đồ cuốn sách, với các điểm đến và các đường dẫn tới nơi mà tác giả muốn người đọc tới.

Chương mở đầu: Để biết tác giả đặt vấn đề, chủ đề

Chương kết luận: Để biết tác giả giải quyết vấn đề ra sao

Đọc từng chương: Không sợ lạc đường

Bài viết sau khi đọc sách do giáo sư chỉ định

Bài viết tóm tắt:

Chủ đề: ……… và đọc mặt đằng sau bìa sách, thường có tóm tắt ý chính của cuốn sách

Mở đề: Tập trung vào chương 1 có khi cả chương 2

Thân bài: Gồm các chương tiếp theo

Kết luận: Thường tập trung vào chương cuối hoặc hai chương cuối cùng

Suy tư: Nhìn vấn đề trong những mối tương quan

Phê bình: Dựa vào các nghị quyết của Công đồng

Áp dụng: Vào bản thân và môi trường của từng nền văn hóa.

Dài ngắn tùy theo mỗi cuốn sách.

Trung bình: 10 – 20 trang, với khoảng cách gấp đôi (Double space).

Gởi bài theo đúng qui định, qua Email.,

Giáo sư sẽ phúc đáp. Nếu không có phúc đáp, nên nhắc lại.

Nếu gởi trễ, sau giờ qui định, không có lý do chính đáng, sẽ bị xử lý, theo qui định, do lớp học đề ra. Ví dụ: trừ một điểm…

Năm học có hai khóa học tập trung. Sau mỗi khóa, học viên sẽ viết bài khảo luận.

Hai Bài khảo luậnlà kết quả được đúc kết từ các sách, các tài liệu đã đọc, đã tham khảo, đã làm bài tóm lược và từ tuần lễ học tập trung, tại nơi do Học viện, do giáo sư và các học viên đã thảo luận, tiếp thu. 

Hai Bài khảo luận giống như hai tiểu luận ánvà có mục đích giúp học viên làm luận án sau này dễ dàng hơn. Bài khảo luận từ 30 tới 50 trang (double space). Học viên sẽ được hướng dẫn cụ thể trước khi viết để bài khảo luận có chất lượng và đúng cách thức.

 

Tổ chức hội thảo thuyết trình

Ban lãnh đạo Khoa và giáo sư phụ trách, thường tổ chức chuyên đề, có liên quan tới khoa thần học mục vụ và vác vấn đề thời sự, để học viên có cơ hội thực tập, đưa ra những giải pháp đáp trả thời đại. Ví dụ: Vấn đề lương tâm; đồng tính; lạm dụng; gia đình…trước các học viên và một số quan khách.

 

Học tập trung

Sáu tháng, học tập trung một lần, một tuần. Gặp gỡ học viên và Ban lãnh đạo khoa cùng với quí giáo sư phụ trách: Trao đổi, tranh luận các vấn đề có liên quan, thực tập phong cách và sau đó viết bài tổng kết tuần lễ học tập.

 

Thang điểm

50% do bài viết tóm lược sách, theo hướng: “Nhận thức và phê bình” (nhiều bài).

50% bài khảo luận, tiểu luận án (hai bài một năm học)

Trước khi vào niên học, học viên sẽ nhận được thông báo chương trình cụ thể về lịch học, phương pháp đọc hiểu sách, tóm sách và chìa khóa phê bình.

Trước khi nhập học: Học viên chia sẻ những thuận lợi và khó khăn, nếu có.

 

Thời gian

Bốn năm. Năm cuối: Làm luận văn tốt nghiệp cho bậc cử nhân. Làm Khảo luận hay luận án cho bậc Cao học và bậc Tiến sĩ. Lễ tốt nghiệp. Trao văn bằng: Cử nhân mục vụ (B.Min). Cao hoạc mục vụ (M.Min). Và Tiến sĩ mục vụ (D.Min). Giới thiệu “Nhà mục vụ” trong toàn quốc, khu vực Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương.

 

Chủ đề luận án

Đầu năm cuối, năm thứ tư: Nộp đề tài luận án. Nêu ba lý do tại sao chọn đề tài. Làm dàn bài

Nộp dàn bài cho giáo sư hướng dẫn. Giáo sư sẽ cùng học viên thảo luận, góp ý. Duyệt.

Viết luận văn tốt nghiệp cho bậc cử nhân. Viết luận án cho bậc cao học và tiến sĩ.

 

Bảo vệ luận án

Hội đồng Giáo sư

Đại diện Sinh viên

Quan khách

Gia đình

 

Thực tập

Thời gian thực tập: từ 3 tới 6 tháng, theo giáo sư chỉ định. Sau đó viết trải nghiệm: Rút ra bài học mục vụ khôn ngoan.

 

Lễ tốt nghiệp

Sắm mũ, áo, tùy theo qui định của Quốc tế, cho mỗi cấp và mầu sắc theo khoa đạo, đời. Ví dụ: Tiến sĩ mục vụ (D.Min) ba gạch, màu xanh; khoa đời, ba gạch, màu đỏ…

Lãnh văn bằng. Chúc mừng. Liên hoan

 

Hệ quả

 

Trở thành “Nhà mục vụ” Công đồng Vat. II, thiên niên kỷ mới, ngàn năm thứ Ba.

 

Tiêu chuẩn nhập học: Theo thủ tục của Học viện CGVN.

 

Thành lập Hội bảo trợ

Gồm 27 giáo phận. Gây quĩ học bổng cho mỗi giáo phận 3 vị: Lm. Ts. Gd. Giáo dân được hỗ trợ thêm 1/3 kinh phí, giúp gia đình trong thời gian đương sự đi học. 

Trang Web., Khoa Thần học Mục vụ.

Thiết kế, lạc quyên và thực hiện Robot: Nội dung hàm chứa, có liên quan tới các môn học

 

Học viện Công giáo Việt Nam

Khai giảng  niên học 2022-2022

13.09.2022

 

ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG NỘI DUNG

                                                     KHOA THẦN HỌC MỤC VỤ

Thủ bản căn bản

Công đồng Vat. II, là sách tham khảo chính. Gồm: 4 Hiến chế, 9 Sắc lệnh, 3 Tuyên ngôn và hai Sứ điệp (Khai mạc và bế mạc Công đồng). Các sách khác, được giới thiệu đều hầu hết do các tác giả nổi tiếng viết và xuất bản sau Công đồng. Ngoài ra, còn có các sách tham khảo khác và các  văn kiện của Giáo hội có liên quan.

Nếu học viên là Giáo dân, các khoa chính như nhau, nhưng phần phụ, chi tiết, sẽ có chương trình riêng, phù hợp với người giáo dân. Có bổ sung máy tự động Robot, giúp nâng cao trình độ các vấn đề chính.

 

THẦN HỌC

1. Hiến chế Tín lý về Mặc khải của Thiên Chúa.

Lời Thiên Chúa (Dei Verbum) trỏ ra nguyên lý hữu hiệu trong các văn kiện khác của Công đồng là "Việc nghiền ngẫm thánh kinh, có thể nói là linh hồn của thần học thiêng liêng".[62] Có nhận xét rằng Lời Thiên Chúa là văn kiện phá lệ nhất của Công đồng vì đặt Kinh Thánh về làm nền tảng của đời sống Kitô hữu và lời dạy Kitô giáo, hiển nhiên trong những tài liệu khác.[63] Một điểm khác là Giáo lý của Giáo hội ngày nay vẫn khẳng định: “Cả Thánh Kinh và Thánh Truyền làm nên một nền tảng Đức tin duy nhất.” Đây là chân lý ngàn đời không thay đổi của Giáo hội, không bao giờ Giáo hội phủ nhận Thánh Truyền để chỉ đặt Thánh Kinh làm nền tảng chân lý

2. Hiến chế Tín lý về Giáo hội.

Ánh sáng muôn dân (Lumen gentium) chỉ dẫn cho những văn kiện về sau về đại kết, ngoại đạo, tự do tôn giáo, và chỗ đứng của Giáo hội trong thế giới. Sắc lệnh ra kết luận gây tranh cãi là mặc dù "những cộng đồng tín hữu khác còn khiếm khuyết về mặt tổ chức," song trong một số trường hợp có thể "là phương tiện ban ơn tốt hơn."[57] Giám mục Bỉ Emil de Smedt chê mô hình tổ chức đang có của giáo hội gây nên sự tập giáo quyền, sự cứng nhắc, và sự kiêu ngạo, so với mô hình nhấn mạnh ‘dân Chúa’ được Ánh sáng muôn dân khen ngợi.[58] Theo Giáo hoàng Phaolô VI "mục đích đặc trưng và cơ bản nhất của các giáo huấn của Công đồng" là lời kêu gọi nên thánh toàn cầu, Giáo hoàng Gioan Phaolô II gọi là "khía cạnh vốn có và thiết yếu của lời dạy [của các Nghị Phụ] về Giáo hội",[59] là nơi "mọi Kitô hữu bất kể cấp bậc địa vị đều được kêu gọi đến sự sung mãn của đời sống Kitô hữu và sự hoàn hảo của lòng bác ái" (Lumen gentium, 40). Trong tông thư Evangelii Gaudium (17) Giáo hoàng Phanxicô nói sẽ lấy Ánh sáng muôn dân làm cơ sở thảo luận toàn thể Dân Chúa truyền đạo, tiếp cận truyền giáo, việc hoà nhập người nghèo vào xã hội, và hoà bình với đối thoại trong xã hội. Giáo hoàng Phanxicô cũng bắt đầu lãnh đạo một cách tập thể hơn theo lời gọi của Công đồng, thông qua các hội động giám mục và một hội đồng cố vấn toàn cầu gồm tám hồng y.[60][61]

2. Hiến chế về Phụng vụ thánh

Thánh Công đồng Chung (Sacrosanctum Concilium) là văn kiện đầu tiên được Công đồng thông qua, về phụng vụ của giáo hội. Giáo hoàng Biển Đức XVI giải thích rằng một ý tưởng cơ bản của Công đồng là "đặt sự thần bí của Phục sinh làm trung tâm của thân phận Kitô hữu, đời sống Kitô hữu, năm Kitô giáo, mùa Kitô giáo, tỏ ra trong lễ Phục sinh và Chúa nhật, luôn luôn là ngày Phục sinh." Vì thế phụng vụ, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể, "vừa là đỉnh cao Giáo hội nhắm tới, vừa là nguồn gốc tất cả quyền lực của Giáo hội."[52]

Việc sửa lại phụng vụ lập tức ảnh hưởng đời sống của tín hữu Công giáo. Lý do chính là Công đồng muốn giáo dân tích cực dự vào phụng vụ, tức "thấy được rõ ràng những gì họ đang làm, hăng hái tham gia nghi thức, và lên cao về mặt tinh thần". Từ giữa thập kỷ 60 Thánh lễ được phép cử hành trong tiếng bản địa để cho giáo dân dễ hiểu.[53] Thánh lễ đọc nhiều câu Kinh Thánh hơn.[54] Bản Kinh Thánh văn Latin hiệu đính của Thánh lễ vẫn là bản chính thức để dịch sang những ngôn ngữ khác. Lời kêu gọi giáo dân than gia tích cực hơn vào các hoạt động của Hội thánh không chỉ dừng lại ở sắc lệnh phụng vụ, mà còn được những văn kiện sau này của Công đồng làm rõ thêm;[55]. Tuy nhiên, Hiến chế Phụng vụ thánh không nhằm xoá bỏ truyền thống Phụng vụ như những người Truyền thống nhầm tưởng. Không có sắc lệnh nào cấm việc cử hành Thánh Lễ quay lên, và tiếng Latinh vẫn được Công đồng ra lệnh duy trì trong Phụng vụ. [56]

MỤC VỤ

1.  Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay

Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et spes) phát triển cách nhìn Giáo hội là "dân hành hương của Chúa" và là "sự hiệp thông" của Ánh sáng muôn dân, dựa trên lịch sử dạy bảo của Giáo hội và "các dấu chỉ thời đại". Văn kiện phản ánh lời giáo huấn rằng mọi tín hữu được rửa tội có cùng nhiệm vụ Chúa Kitô giao cho Giáo hội: truyền đạo khắp thế giới một cách thức thời trong lúc hợp tác cùng Chúa Thánh Thần. Cũng thách thức những người không cho đàm phán những vấn đề như ham muốn tình dục, bất cứ ai vào thời Giáo hoàng Phanxicô đều thấy rõ.[66]

2.  Sắc lệnh về các Phương tiện Truyền thông Xã hội

Giữa những sự kỳ diệu (Inter mirifica) ban hành ngày 4 tháng 12 năm 1963 thảo luận tính quan trọng của phương tiện truyền thông với sự tiến bộ của loài người và những đóng góp tín hữu Công giáo có thể làm.

3. Sắc lệnh về Hợp nhất

Tái lập sự hợp nhất (Unitatis redintegratio) ban hành ngày 21 tháng 11 năm 1964 định rằng mọi phe đều có lỗi trong tranh chấp gây nên ly giáo và tìm cách đối thoại hợp nhất "những anh em đã chia lìa".

4. Sắc lệnh về các Giáo hội Công giáo Đông phương.

Các Giáo hội Đông Phương (Orientalium Ecclesiarum) ban hành ngày 21 tháng 11 năm 1964 khen ngợi sự nghiệp phụng vụ và thần học của các giáo hội Đông phương, tuy ở xa nhưng vẫn hiệp thông với Rôma.

5. Sắc lệnh về Hoạt động Truyền giáo của Giáo hội.

Đến với muôn dân (Ad gentes) ban hành ngày 7 tháng 12 năm 1965 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc truyền giáo bên ngoài Giáo hội, nhất là qua việc hình thành các cộng đoàn ở giáo hội địa phương.

6. Sắc lệnh về Tông đồ Giáo dân.

Hoạt động tông đồ (Apostolicam actuositatem) ban hành ngày 18 tháng 11 năm 1965 khuyến khích giáo dân sống đạo và loan truyền Phúc Âm trong gia đình, nơi sở làm, và hoạt động xã hội.

7. Sắc lệnh về nhiệm vụ Giám mục.

Chúa Kitô (Christus Dominus) ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1965 xác định thẩm quyền và nhiệm vụ của các giám mục trong giáo phận, trong cuộc họp cấp miền, và trong giáo hội nói chung.

8.  Sắc lệnh về Chức vụ và Đời sống Linh mục.

Chức vụ Linh mục (Presbyterorum ordinis) ban hành ngày 7 tháng 12 năm 1965 làm sáng tỏ nhiệm vụ của linh mục và sự tương giao giữa linh mục với giám mục và giáo dân.

9. Sắc lệnh về Đào tạo Linh mục.

 

Sắc lệnh về Đào tạo Linh mục (Optatam totius) ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1965 kêu gọi huấn luyện các linh mục một cách nghiêm chỉnh, kể cả việc chú trọng đến các tiêu chuẩn cao trong việc học, đời sống tâm linh và huấn luyện mục vụ.

10. Sắc lệnh về việc canh tân thích nghi đời sống dòng tu.

 Đức ái hoàn hảo (Perfectae caritatis) ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1965 kêu gọi canh tân cơ cấu tổ chức và quy luật, nhưng coi yếu tố then chốt để canh tân là thể hiện các lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục.

11. Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo.

Phẩm giá con người (Dignitatis humanae) ban hành ngày 7 tháng 12 năm 1965 định phẩm giá căn bản của con người đòi hỏi quyền tự do về vấn đề tôn giáo. Mọi người phải được tự do thờ phượng theo lương tâm.

12. Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo.

Thời đại chúng ta (Nostra aetate) ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1965 kêu gọi cởi mở và cộng tác với các tôn giáo lớn trên thế giới.

13. Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô giáo.

Vai trò rất quan trọng của giáo dục (Gravissimum educationationis) ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1965 xác nhận sự quan trọng của việc giáo dục Kitô hữu ở nhà, ở trường, và ở nhà thờ và kêu gọi cập nhật phương pháp giáo dục cho phù hợp các ngành khoa học xã hội.[69]

14. Hai sứ điệp

Nhân dịp khai mạc

Nhân dịp bế mạc

Học viện Công giáo Việt Nam

Khai giảng  niên học 2022-2022

13.09.2022



[1]
CĐ Vat. II,lời giới thiệu tổng quát, 47

[2] Ibid.,

[3] Gioan 23, diễn văn khai mạc,14.11.1960, lời giới thiệu tổng quát, 28

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ngợi một tình yêu xây dựng
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ...
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn thể thứ hai của Thượng hội đồng
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn ...
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ phó tế
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ ...