Thứ tư, ngày 03 tháng 07 năm 2024 | 09:57 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Truyền thông

 

CÔNG ĐỒNG VATICAN II

 

GÓP PHẦN RẤT LỚN ĐỂ GIẢI PHÓNG TIN MỪNG

 

Nhân dịp sắp bước vào năm Đức Tin, kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Vatican II và 20 năm xuất bản Sách Giáo Lý Giáo hội Công Giáo, xin chia sẽ với quý độc giả bài viết: " Công Đồng Vatican II góp phần rất lớn để giải phóng Tin Mừng" bài này nối tiếp bài viết trước đây " để giải phóng Tin Mừng" nhằm quảng diển những công lao do 5 vị Giáo Hoàng của Công Đồng đã đóng góp để giúp Giáo Hội giải phóng Tin Mừng, đồng thời cũng đã dùng chính bản thân mình xuất phát từ Đức Giêsu Kitô để sống gắn bó với Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa nhờ bí tích Thánh Thể và nhờ suy gẫm Lời Chúa trong cầu nguyện, để kêu gọi dân Chúa cũng xuất phát từ Đức Giêsu Kitô để sống gắn bó với Tin Mừng của Ngài.

 

Dẫn nhập

Dịp lễ Thánh Antôn Pađôva 13.06.2012, tôi nhận được món quà mừng bổn mạng là cuốn sách tiếng Anh “Light of the world” (Ánh sáng thế gian) phát hành năm 2010 của ký giả kỳ cựu Peter Seewald, ghi lại cuộc trao đổi giữa ông với Đức Giáo hoàng Bênêdictô XVI về các vấn đề Giáo hội và thế giới, như gương xấu lạm dụng tình dục, tai họa toàn cầu, loan báo Tin Mừng, cải cách chậm chạp, sứ điệp Fatima … Sách đó giới thiệu cuộc trao đổi lần thứ nhất giữa ông và Đức Hồng y Ratzinger, được ghi lại trong cuốn “Muối Cho Đời”, phát hành năm 1996, được dịch ra tiếng Việt, và Đức Cha Bùi văn Đọc, Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin giới thiệu năm 2008. Ký giả Peter Seewald là ngừơi Đức đã ra khỏi Giáo hội Công giáo từ lâu. Ông xin phỏng vấn Đức Hồng y, và sau khi viết cuốn “Muối Cho Đời”, ông đã trở về với Giáo hội. Còn Đức Hồng y Ratzinger cũng là người Đức cho biết rằng “người ta đã chế ra chữ “Hồng y thiết giáp” để gọi tôi, có ý làm cho liên tưởng đến đặc tính cá biệt của người Đức là ‘nguyên tắc một cách quá khích và thiếu linh động[1] …Cuốn Muối Cho Đời ghi lại cuộc trao đổi về các vấn đề : những sai lầm của Giáo hội; những điệp khúc chỉ trích; độc thân, tái hôn sau khi ly dị; truyền chức cho phái nữ; một công đồng chung mới …. Tổng cộng cả hai cuốn khoảng 538 câu hỏi, được coi là những câu hỏi vừa nóng bỏng nhất, gai góc nhất, vừa nhiều thách thức nhất. Các vấn đề nóng bỏng trên đã được tác giả cuốn “Để Giải Phóng Tin Mừng” (Paul Tihon) đề cập tới, nhưng một cách tế nhị ; còn ký giả và Đức Ratzinger đã trao đổi một cách cụ thể, nói thẳng nói thật thoải mái. Xin đan cử vài ví dụ:

 

- Ký giả: Giáo hội Công giáo không những chỉ là một thứ gì còn sót lại của quá khứ mà hơn nữa nên cho vào sọt rác. Đối với thế giới trước ngưỡng cửa của thiên niên kỷ III, không có khiêu khích nào lớn hơn sự tồn tại của một Giáo hội phẩm trật

 

- Đức Hồng y: Dưới nhiều khía cạnh, điều đó nói lên giá trị tốt đẹp của Giáo hội Công giáo, bởi vì Giáo hội này vẫn còn là lực lượng khiêu khích, vẫn là gai nhọn và là sự phản kháng, hay nói như thánh Phaolô, đó là một cớ gây tai tiếng, gây vấp ngã. Nghĩa là Giáo hội Công giáo vẫn còn một ý nghĩa nào đó và không ai có thể gạt bỏ nó qua một bên để thản nhiên vui sống … Nếu như Giáo hội Công giáo là một gai nhọn vì dám bảo vệ những giá trị cơ bản của con người … thì đây lại là một điều hay.

 

Ký giả đã kể ra nhiều câu hỏi, nào là: điệp khúc hay chuỗi dài các chỉ trích và phàn nàn về Giáo hội, nào là Giáo hội quan liêu, cố chấp, nghiêm khắc, khắt khe … nào là Giáo hội trì trệ, chậm chạp cải cách, Giáo hội nhiều gương xấu như lạm dụng tình dục mà được bao che và làm thinh …

 

Đức Giáo hoàng lần lượt trả lời: đúng thế, tôi vẫn thường nói chúng ta quá quan liêu … rõ ràng có sự bế tắc cảm thông … rõ ràng Vatican làm việc chậm chạp … đúng, tôi phải nói rằng lạm dụng là một khủng hoảng lớn … nó gây “sốc” cho tôi và làm tôi bối rối sâu xa. Tuy nhiên, Chúa cũng bảo cho chúng ta rằng ở giữa lúa có lẫn cỏ lùng vực, mà lúa vẫn cứ tiếp tục lớn lên.

 

- Ký giả: Ngài đã có một mối tình với cô nào không? Người ta biết Đức Gioan Phaolô II thời thanh niên cũng rất lãng mạn.

 

Đức Hồng y: Tôi có thể nói rằng trong tôi đã không có một dự án gia đình nào cả. Nhưng những tình bạn với nhiều xúc động thì dĩ nhiên là có.

 

Và cũng như tác giả Paul Tihon đã tìm đến cái cốt lõi tinh túy độc đáo của Tin Mừng, đó là Đức Giêsu Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc là Tình yêu, thì ký giả cũng hỏi Đức Giáo hoàng rằng có phải Ngài coi chủ đề Thiên Chúa là Tình yêu như là chìa khóa cho triều Giáo hoàng của ngài không? Đức Giáo hoàng trả lời : hai chủ đề luôn theo tôi trong suối đời tôi, một là Đức Kitô là Thiên Chúa hằng sống, luôn yêu thương chúng ta; hai là chủ đề Tình yêu, chủ đề này chiếm  địa vị trung tâm trong Tin Mừng thánh Gioan, vì tôi biết rằng Tình Yêu là chìa khóa cho Kitô giáo …

 

Như thế những trao đổi giữa ký giả với Đức Ratzinger, và những gì tác giả Paul Tihon đã nêu lên trong cuốn “Để Giải Phóng Tin Mừng”, những sự kiện hiển nhiên chẳng hạn nhiều Kitô hữu bỏ đạo, chuỗi dài những chỉ trích Giáo hội và Vatican, những đòi hỏi cải cách … đã là những vấn đề được phổ biến công khai từ lâu trên thế giới, vì truyền thông được tự do. Nên khi ở Việt Nam được dịp nghe biết thì có độc giả sợ đụng chạm đến các Đấng Bậc, nhưng có nhiều sự thật hiển nhiên Kitô hữu cần hiểu biết cho đúng thì mới có ý thức và trách nhiệm góp phần giải phóng Tin Mừng, làm đẹp bộ mặt Giáo hội được. Thái độ dửng dưng hoặc vô cảm vì không biết, làm cho Kitô hữu ở trong Giáo hội mà không “đồng cảm với Giáo hội”. Giáo hội sắp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II (1962 – 2012) và 20 năm xuất bản Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo (1992 - 2012). Đây là cơ hội rất tốt để mọi thành phần trong Giáo hội “đồng cảm với Giáo hội”, đồng cảm với các Đức Giáo hoàng trong mọi biến cố tốt xấu đã xảy ra, để với niềm hy vọng và phấn khởi, tham gia tích cực hơn vào cuộc cải cách giải phóng Tin Mừng mà Công đồng Vatican II đã khởi xướng và Giáo hội đang tiến hành. Vì thế trong bài này tôi muốn tóm lược công lao của năm Đức Giáo hoàng có liên hệ đến Công đồng, để mọi người ý thức được sự góp phần rất lớn của các ngài, và nhờ gương mẫu của mỗi vị, ta có thể noi gương bắt chước hầu góp phần tích cực của mình vào việc làm mới bộ mặt của Giáo hội.

 

I. CÔNG LAO CỦA NĂM VỊ GIÁO HOÀNG

1. Đức Chân Phước Gioan XXIII (1958 – 1963)

Ngài xuất thân từ giới bình dân, được bầu làm Giáo hoàng vào ngày 28.10.1958, lúc tuổi đời đã 78, mọi người đều cho rằng ngài chỉ là Giáo hoàng chuyển tiếp, nhưng ngài đã làm nhiều việc phi thường. Trước hết, chỉ sau 3 tháng nhậm chức, ngày 25.01.1959 ngài công bố triệu tập Công đồng chung Vatican II, nối tiếp Công đồng chung Vatican I. Quyết định của ngài làm sửng sốt cả Hồng y đoàn, ngài coi đây là một lễ Hiện Xuống mới, và Công đồng Vatican II này nhằm hai mục đích : thứ nhất cập nhật hóa Giáo hội để quét sạch bụi bậm đã bám vào trong thời gian cả ngàn năm ; thứ hai mở đường cho phong trào Đại kết, tái hợp nhất mọi Kitô hữu đã chia rẽ gần chục thế kỷ. Năm 1960, ngài thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam nhằm chứng tỏ Giáo hội địa phương ở Việt Nam đã trưởng thành như các Giáo hội địa phương khác. Năm 1961 ngài công bố Thông điệp “Mẹ và Thầy”, bàn về vấn đề xã hội, đặc biệt là quan tâm bênh vực người nghèo. Năm 1962, khai mạc phiên khoáng đại đầu tiên của Công đồng Vatican II, thảo luận lược đồ về phụng vụ, được đa số 97% nghị phụ chấp thuận để đổi mới phụng vụ đã “cố định” từ Công đồng Trentô (gần 500 năm), đổi mới bằng đề cao Lời Chúa, dùng ngôn ngữ địa phương, kêu gọi Kitô hữu tham dự tích cực hơn, đồng tế, rước lễ dưới hai hìnhNăm 1963 ngài công bố Thông điệp sau chót “Hòa Bình trên Thế Giới” bàn về vấn đề hòa bình, trong lúc thế giới đang có chiến tranh lạnh giữa hai khối tự do và cộng sản, hai bên chạy đua chế tạo vũ khí nguyên tử đe dọa xảy ra chiến tranh lần thứ ba. Trong năm năm triều giáo hoàng của ngài, ngoài việc đơn giản hóa lễ nghi đăng quang giáo hoàng, ngài đã phá lệ thường của Vatican để ra khỏi điện hơn 100 lần, viếng các lao xá, bệnh viện, nhà mồ côi, hành hương Lorettô, Atxidi … Ngài luôn cởi mở với thế giới, tiếp kiến hơn 30 nhà lãnh đạo các quốc gia. Ngài thực là gương mẫu của một chủ chăn nhân hậu, đơn sơ, khiêm tốn, bao dung, có lòng thương người, ăn ở có tình có nghĩa. Ngài qua đời năm 1963, hưởng thọ 82 tuổi, và năm 2000 ngài được phong Chân phước.

 

2. Đức Phaolô VI (1963 – 1978)

Được bầu làm Giáo hoàng năm 1963, nhận tên hiệu là Phaolô VI vì muốn noi gương thánh Phaolô Tông đồ dân ngoại, mở đường vào thế giới:

 

- Công lao thứ nhất của ngài là lo cho Công đồng mới khởi sự được tiến hành. Khó khăn đầu tiên ngài gặp là vấn đề bản tính sâu xa của Giáo hội. Trong các nghị phụ có hai khuynh hướng xuất hiện. Khuynh hướng thứ nhất được hình thành từ hàng chục thế kỷ trước, muốn Giáo hội như một xã hội hoàn hảo theo mô hình kim tự tháp, nghĩa là trên đỉnh cao là hàng giáo sĩ các cấp, nắm mọi quyền bính, còn ở dưới chân là giáo dân. Đức Hồng y Gasquet có kể giai thoại là trước Công đồng, có người giáo dân hỏi cha xứ về vị thế của giáo dân trong Giáo hội, cha xứ trả lời ngay là giáo dân có hai vị thế : thứ nhất là quỳ gối trước bàn thờ, thứ hai là ngồi trên ghế …và Đức Hồng y dí dỏm thêm rằng; người ta quên vai trò thứ ba là móc ví lấy tiền để công đức. Còn khuynh hướng thứ hai mới hình thành từ vài thập niên trước Công đồng, muốn Giáo hội như là một Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ; Giáo hội được Thiên Chúa Ba Ngôi thiết lập, Giáo hội xuất phát từ Đức Giêsu Kitô như là tâm điểm của Giáo hội; có thể so sánh với mô hình trong đó các bậc sống giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân là như những vòng tròn đồng tâm, mà Đức Kitô là tâm điểm: “Có những người được chọn làm tiến sĩ, làm người phân phát các nhiệm tích hay chủ chăn lo cho kẻ khác, nhưng giữa tất cả mọi người vẫn có bình đẳng thực sự, bình đẳng về phương diện phẩm giá và hoạt động chung của mọi tín hữu để xây dựng thân thể Chúa Kitô” (Hiến chế về Giáo hội số 32). Khuynh hướng thứ hai chọn Giáo hội là mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ đã được đa số các nghị phụ chấp nhận, cuối cùng chỉ còn 5 phiếu chống. Đức Phaolô đã can đảm cương quyết vượt qua khó khăn, và “Giáo hội là Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ” đã trở thành tư tưởng chủ đạo chi phối toàn bộ các văn kiện của Công đồng Vatican II, bao gồm 4 Hiến chế, 9 Sắc lệnh, 3 Tuyên ngôn ; và Công đồng được bế mạc năm 1965. (Tư tưởng chủ đạo này đã được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chọn để đổi mới bộ mặt Giáo hội tại Việt Nam, từ Năm Thánh 2010).

 

- Công lao thứ hai là Đức Phaolô VI muốn theo tinh thần cập nhật của Đức Gioan XXIII sống khó nghèo, đơn sơ, khiêm tốn để là giáo hoàng của thời đại mới, với một ý chí cương quyết bằng cách cải tiến nội bộ Giáo triều. Trước hết là đơn giản hóa lễ nghi phong chức Giáo hoàng. Ngài truyền làm một mũ giống như mũ giám mục, thay thế cho mũ ba tầng có nạm kim cương ngọc quý, ám chỉ ba quyền giáo huấn, thánh hóa, quản trị, vốn được dùng suốt 9 thế kỷ. Ngài trao mũ ba tầng quí giá cho Đức Hồng y Spellman đem về Mỹ bán đấu giá lấy tiền giúp người nghèo. Ngài quyết định Đức Hồng y nào đầy 80 tuổi phải nghỉ các chức vụ và không được bầu Giáo hoàng nữa. Các Hồng y và Giám mục nào được 75 tuổi, phải đệ đơn xin từ chức. Và để chứng tỏ Giáo hội là của người nghèo, ngài quyết định các Hồng y và Tổng Giám mục trong giáo triều không sử dụng xe hơi Mercedes, mà dùng xe hơi Fiat 125 ; và cũng không dùng áo đuôi dài 5 thước nữa, để dư luận báo chí khỏi nói thời hiện đại này mà còn có người ăn mặc như thời Trung cổ. Ngài cũng quyết tâm quốc tế hóa giáo triều bằng cách bổ nhiệm các giáo sĩ không phải là người Ý, nêu cao tính cách Công giáo của Giáo hội hoàn vũ. Năm 1976 Đức Giuse Trịnh như Khuê được ngài phong làm Hồng y tiên khởi Việt Nam; và chính ngài thiết lập Thượng Hội Đồng Giám mục Thế giới để bàn về các vấn đề cần cải cách ngay, như giáo lý, giáo luật, truyền giáo.

 

- Đối với các tôn giáo khác đã ly khai khỏi Giáo hội cả gần chục thế kỷ, ngay đầu năm 1964 ngài đi hành hương Đất thánh, đến Giêrusalem gặp Đức Thượng Phụ Athenagoras và trao hôn bình an cho nhau. Năm 1965 trước ngày bế mạc Công đồng, Giáo hội Rôma và Hy lạp đã dứt bỏ vạ tuyệt thông cho nhau kề từ năm 1054. Năm 1966 ngài đón tiếp Giáo chủ Anh giáo là Tiến sĩ Ramsey.

 

- Đối với thế giới vào khoảng tháng 10 năm 1965 ngài đến Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước để kêu gọi “các nước không chống đối nhau nữa, không để chiến tranh xảy ra”. Ngài còn tiếp tục công du sang Châu Mỹ Latinh năm 1968, sang Phi Châu năm 1969, Viễn Đông năm 1970. Sau Công đồng, Giáo hội gặp thời kỳ khủng hoảng về vấn đề độc thân linh mục, Đức Phaolô VI đã công bố Thông điệp “Độc Thân Linh Mục” năm 1967, về vấn đề ngừa thai phá thai, ngài đã công bố Thông điệp “Sự Sống Con Người” năm 1968. Năm 1971 ngài ban hành “Chỉ Dẫn Tổng Quát về Dạy Giáo lý”; có nhiều nghị phụ đề nghị soạn sách giáo lý để phổ biến giáo huấn của Công đồng như Đức Thánh Giáo Hoàng Piô V đã làm, nhưng ngài cho rằng các Văn kiện Công đồng là sách giáo lý tốt nhất, nên chỉ soạn tập chỉ dẫn để lo dạy giáo lý cho các lứa tuổi, chỉ dẫn này là tiền đề cho “Chỉ Dẫn Tổng Quát về Dạy Giáo lý” năm 1977. Năm 1975 ngài tổ chức Năm Thánh “Canh Tân Hòa Giải” và ban hành Tông huấn quan trọng về “Loan Báo Tin Mừng”.

 

Đức Phaolô VI đã can đảm cương quyết nối tiếp Đức Gioan XXIII để giải phóng Tin Mừng khỏi những cơ chế kềnh càng xa hoa từ thời trung cổ, và cũng ngăn chặn xu hướng tục hóa của thời hiện đại, nên đã bị chống đối mạnh mẽ, nhưng ngài luôn trung thành với truyền thống chính đáng của Giáo hội. Trong triều đại ngài có cuộc ly khai của Đức cha Lefèbvre khỏi Giáo hội để thành lập Huynh đoàn Piô X, không chấp nhận cải cách của Công đồng Vatican II. Đức cha Lefèbvre qua đời năm 1991, nhưng huynh đoàn vẫn còn một nhóm tồn tại. Năm tháng cuối đời của ngài gặp nhiều u ám vì những khủng hoảng. Ngài qua đời 1978.

 

3. Đức Gioan Phaolô I(1978)

Lên làm giáo hoàng năm 1978 lúc ngài 65 tuổi. Ngài là Giáo hoàng người Ý cuối cùng sau 500 năm, lấy hiệu là Gioan Phaolô I tên từ hai vị tiền nhiệm là Đức Gioan XXIII và Phaolô VI. Từ trước đến nay chưa vị Giáo hoàng nào nhận hai tên, ngài giải thích: không phải tôi có sự khôn ngoan như Đức Gioan XXIII và sự thông thái của Đức Phaolô VI, nhưng tôi quyết tâm theo đường lối Công đồng mà các ngài đã khởi xướng. Trong lễ đăng quang ngài không đội mũ ba tầng, không choàng áo có đuôi dài năm thước và thêm một đổi mới nữa là không ngồi trên kiệu có người khiêng nhưng đi bộ đến ngai tòa để nhận mũ như mọi Giám mục. Đức Gioan Phaolô I thích sống gần gũi với dân chúng và mọi người, ngài luôn có nụ cười nên được gọi là “Giáo hoàng mỉm cười”, ngài mỉm cười thường là để khuyến khích và nâng cao giá trị của người đối thoại với mình. Không lâu trước ngày từ trần, ngài nói với một trong các thư ký: “có thể tuyển chọn một vị khác tốt hơn tôi. Đức Phaolô VI đã chỉ ra kẻ kế vị ngài. Vị ấy từng ngồi ngay trước mặt tôi ở nhà nguyện Sixtine (tức Đức Hồng y Balan Karol Wojtyla). Ngài sẽ đến và tôi sẽ ra đi”. Và sau khi lên ngôi được 33 ngày ngài qua đời. Giáo triều của ngài ngắn nhất từ trước tới nay, nhưng cũng vẫn góp phần cụ thể của mình là tiếp tục Công đồng để giải phóng Tin Mừng trong niềm vui với nụ cười, dù chưa thực hiện được gì nhiều.

 

4. Đức Chân Phước Gioan Phaolô II (1978-2005)

Là vị Giáo hoàng không phải người Ý sau gần 500 năm, kể từ khi Đức Giáo hoàng Adrianô VI là người Đức qua đời. Ngài cũng là vị Giáo hoàng Ba Lan, gốc dân tộc Slave, đầu tiên trong lịch sử Giáo hội, lên ngôi lúc tuổi đời mới 58. Trước khi làm Giáo hoàng, ngài đã là Giám mục, rồi Hồng y, tham gia vào Công đồng Vatican II. Ngài biết rõ tình trạng Giáo hội, Giáo triều, những chỉ trích phàn nàn; những Kitô hữu từ bỏ Giáo Hội, những người cộng sản thù ghét Giáo hội...nên ngài càng tích cực thiết tha cải cách Giáo hội hơn. Ngài tiếp tục đơn giản hóa nghi lễ nhậm chức Giáo hoàng như hai vị tiền nhiệm, không mặc áo đuôi dài năm thước, không ngồi kiệu, không đội mũ ba tầng. Ngài cũng phá lệ không ngồi trên ghế bành để các Hồng y lên hôn nhẫn và tuyên hứa trung thành, khi vị đặc trách lễ nghi mời ngồi, ngài nói: “Không! tôi sẽ đứng để tiếp những người anh em của tôi”. Và ngài cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên xưng mình là “tôi”, chứ không là “chúng tôi”  hay “Ta” như trước... Bài giảng đầu tiên của ngài nói tới điều cốt lõi của Tin Mừng, đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc loài người. Ngài kêu gọi “Đừng ngại đón Đức Giêsu Kitô, hãy mở toang cửa đến với Giêsu” rồi ngài bắt tay ngay vào việc áp dụng những giáo huấn của Công đồng, tập trung vào Đức Giêsu Kitô , Đấng Cứu Chuộc loài người; và chọn “con người là con đường của Giáo hội”. Triều Giáo hoàng của Ngài là một trong ba giáo triều lâu nhất (26 năm), sau Thánh Phêrô (khoảng 34 đến 37 năm) và Đức Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX ( khoảng 31 năm), nên ngài thực hiện được rất nhiều công việc đặc biệt chưa từng có.

 

- Trước hết về Hoạt động Mục vụ, ngài đã gặp gỡ 17 triệu 600 ngàn khách hành hương từ khắp thế giới. Chủ sự 147 nghi lễ phong Á thánh cho 1338 vị và 51 nghi lễ phong thánh cho 482 vị trong đó có Chân Phước Anrê Phú Yên và 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, nhiều hơn tổng số các vị tiền nhiệm đã phong trong 400 năm trước đây, đặc biệt ngài chú ý đến các vị thuộc hàng giáo dân hơn. Đức Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm tất cả 226 Hồng y trong đó có Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh văn Căn (1979), Đức Hồng y Phaolô Maria Phạm Đình Tụng (1994), Đức Hồng y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận (2001).

 

- Về những cuộc tông du, ngài là Giám mục Rôma nên đã đi thăm mục vụ 317 giáo xứ trong tổng số 333 giáo xứ. Trên các lĩnh vực toàn cầu, ngài đã thực hiện 104 chuyến tông du, viếng thăm 129 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngài tiếp đón 737 lần các nguyên thủ quốc gia và 245 lần gặp gỡ Thủ Tướng các chính phủ. Trong triều ngài, Tòa Thánh đã có quan hệ ngoại giao với 174 quốc gia. Tuy nhiên, ngài là vị Giáo Hoàng độc nhất từ xưa đến nay đã sống trong Xã Hội Chủ Nghĩa với những kinh nghiệm bản thân, nhờ đó ngài hiểu biết phải góp phần để giải phóng con người khỏi mọi hình thức tha hóa do bất cứ thế lực nào, dù tư bản hay cộng sản. Ngài góp phần quan trọng trong việc chấm dứt chủ nghĩa cộng sản trước hết ở Balan, rồi Liên Xô và Đông Âu. Những kẻ thù nghịch với ngài đã mưu sát ngài 3 lần: lần thứ nhất bị mưu sát ở quảng trường Thánh Phêrô, vào 13-5-1981, ngài bị bắn và bị thương nặng; nhưng sau ngài nói Đức Mẹ Fatima đã cứu sống; lần thứ 2 ở Fatima ngày 12-5-1982, Ngài bị 1 người đâm, nhưng chỉ bị thương nhẹ; lần thứ 3 khi đến Philippin 1995 dịp Đại Hội Giới Trẻ, 1 tổ chức Al-Qaeda tài trợ âm mưu hại ngài nhưng bị phá vỡ.

 

- Về những Tác phẩm và Giáo huấn, ngài đã là 1 giáo sư thần học, 1 nhà văn nên gia sản giáo huấn của ngài rất phong phú và đa dạng. Năm 1979 ngài ban hành Tông huấn “Về Dạy Giáo Lý”. Năm 1981 ban hành Tông huấn “Về Hôn nhân và Gia đình”, 1 tài liệu mà Đức Hồng y Ratzinger giới thiệu là “một bản tóm lược những vấn đề thần học và mục vụ, về hôn nhân và gia đình mà từ trước đến nay chúng ta chưa hề có...nó góp phần vào việc canh tân xã hội và canh tân Dân Chúa”. Năm 1985 ngài triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới đặc biệt để duyệt lại việc thực thi giáo huấn Công đồng sau 20 năm. Các nghị phụ đều thấy giáo huấn Công đồng chưa thấm nhập vào Dân Chúa, nên ngài dùng các Thượng Hội Đồng Giám Mục tiếp theo để giải thích và đem áp dụng cụ thể vào từng bậc sống cho giáo dân, trong Tông huấn “Kitô Hữu Giáo Dân” 1988, cho giáo sĩ trong Tông huấn “Đào Tạo Linh Mục” 1992, cho tu sĩ trong Tông huấn “Đời Thánh Hiến” 1996 ... Ngài còn quan  tâm đến vấn đề Hội Nhập Văn Hóa mà trước đây Giáo hội không mấy chú ý, ngài tổ chức Thượng Hội Đồng Giám Mục của mỗi châu lục (Âu, Á, Phi, Mỹ, Úc) để đem Tin Mừng hội nhập vào văn hóa mỗi dân tộc, chẳng hạn Tông huấn “Giáo Hội Tại Á Châu” 1999.... Năm 1984 ngài quyết định cho soạn Sách Giáo Lý Công Giáo để phổ biến giáo huấn của Công đồng, sau 8 năm Sách Giáo Lý được xuất bản 1992. Năm 1997 còn ban hành cuốn “Chỉ Dẫn Tổng Quát Về Dạy Giáo Lý”, bổ túc và hoàn chỉnh tập Chỉ Dẫn 1971, về nội dung giáo lý, về phương pháp dạy các lứa tuổi, về huấn luyện giáo lý viên và Trường đào tạo giáo lý viên. Tổng kết các tác phẩm và giáo huấn gồm 15 Tông Huấn, 702 Tông Hiến, 32 Tông Thư, 33 Tự Sắc, hàng trăm Sứ Điệp. Một việc độc đáo nữa liên quan đến các linh mục là suốt 25 năm giáo triều, năm nào ngài cũng gửi một tâm thư cho các linh mục vào dịp Thứ Năm Tuần Thánh.

 

- Một vấn đề cũng quan trọng là Đại Kết và Đối Thoại với các tôn giáo khác. Ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm Hội đường Do thái ở Rôma, và Nhà thờ Hồi giáo. Năm 1983, đi thăm Cộng đoàn Tin lành theo Luther. Năm 1986, ngài thiết lập ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới tại Atxidi, với sự có mặt của 130 vị đại diện cho 12 tôn giáo trên thế giới. Năm 1995, Ngài ban hành Thông điệp “Để Họ Nên Một”, đề cập đến sự hiệp nhất, đại kết, đối thoại và cầu nguyện chung với nhau. Năm 2000, ngài mở Đại Năm Thánh và ngài đã thực hiện một hành động sám hối lịch sử chưa từng có, là: “Xin Thiên Chúa thứ tha moi tội lỗi, mà Giáo hội đã phạm trong 2000 năm qua, đặc biệt những tội chống lại sự thật và hiệp nhất, những lầm lỗi trong những liên hệ với dân tộc Do Thái, với vấn đề nhân quyền”. Cũng trong năm 2000, ngài thêm Năm Sự Sáng vào Kinh Mân Côi, để Kinh Mân Côi thực sự đầy đủ là Kinh tóm tắt toàn bộ Tin Mừng. Còn một việc quan trọng cần ghi nhớ như một bước ngoặt là năm 1985, ngài thiết lập Đại hội Giới trẻ Thế Giới, để thu hút giới trẻ các nước về với Giáo hội, cứ 2 năm một lần ở một quốc gia được chọn; đây cũng là biến cố chưa xảy ra bao giờ từ trước tới nay, ký giả Peter Seewald cho rằng “có tới hàng triệu người trên khắp hoàn cầu tới dự, đông hơn cả những buổi trình diễn của các siêu sao nhạc Pop”.

 

Lược qua những công lao chính yếu và độc đáo của Đức Chân Phước Gioan Phaolô II, vừa phong phú đa dạng, gây ảnh hưởng đến từng bậc sống giáo sỹ, tu sĩ, giáo dân, giới trẻ; vừa góp phần cải cách Giáo hội và cập nhật hóa Gíáo hội với Thế giới, mặc dù nhiều việc chỉ mới khởi sự gây được ý thức và đang tìm cách áp dụng vào thực tế, chẳng hạn ở Việt nam: việc “sống đạo theo mô hình Giáo Hội mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ”; việc đào tạo linh mục theo Tông huấn “Mục tử như lòng Chúa”; việc đổi mới đời sống thánh hiến “xuất phát từ Đức Giêsu Kitô”... Các tác giả lớn trên thế giới đều có chung một nhận định là Đức Gioan Phaolô II có 2 khuynh hướng nổi bật, xét bề ngoài dường như chúng đối nghịch nhau: với tín lý của Giáo hội bao gồm cả những khía cạnh luân lý đạo đức của con người, ngài luôn tỏ ra hết sức bảo thủ, nhưng với những vấn đề xã hội, vị Giáo chủ thế giới Công giáo lại tỏ ra vô cùng cấp tiến, luôn đứng ở vị trí tiên phong trong trận tuyến, chống lại cường quyền bạo lực để bảo vệ phẩm giá, quyền sống, và mọi quyền tự do căn bản của con người. Trên giường bệnh, lời nói sau cùng mà ngài gửi cho các tín hữu Công giáo là: “Cha rất hạnh phúc và các con hãy vui lên. Đừng khóc. Hãy cùng cầu nguyện trong niềm vui và bình an”. Ngài qua đời sáng Chúa nhật lễ kính Lòng Thương Xót Chúa 3-4-2005, hưởng thọ 84 tuổi. Tất cả đều là những dấu chỉ để mọi người chúng ta hy vọng Giáo hội đang có những đổi mới, và thế giới đang nhìn vào Giáo hội với nhiều thiện cảm hơn. Những dấu chỉ đó còn được thể hiện rõ nét trong thánh lễ an táng của ngài: tại quảng trường Thánh Phêrô, có khoảng 300 ngàn người dự, còn ở Rôma khoảng 3 triệu người trên các đường phố, công viên, sân vận động ... tham dự qua màn hình. Báo chí thế giới nhận xét: “Đây là một lễ nghi đại kết lớn nhất của lịch sử nhân loại gồm các Giáo chủ của Giáo hội Đông phương, các đại diện của Hồi giáo, Tin lành, Anh giáo, Phật giáo... Đây là hình ảnh của một Liên Hiệp Quốc đúng nghĩa, với cả 200 phái đoàn các nguyên thủ quốc gia không cùng quan điểm, khác biệt đường hướng chính trị, tất cả đã ngồi sát gần nhau mà không có sự tranh cãi...” Và chỉ 5 năm sau, đại lễ phong Chân Phước cho Đức Gioan Phaolô II đã cử hành vào 1-5-2011, là một dấu chỉ hùng hồn nhất về lòng yêu mến và biết ơn của Giáo hội toàn cầu đối với ngài, một người vừa bảo thủ vừa cấp tiến, một vĩ nhân và một vị Thánh.

 

5. Đức Bênêđictô XVI (2005 - …)

Được bầu làm Giáo hoàng thứ 265 của Giáo hội Công giáo và là người Đức thứ 9. Ngài lấy tên hiệu là Bênêdictô XVI dựa theo tên của vị sáng lập dòng Biển Đức ở Nursia, đồng thời cũng dựa theo tên của vị tiền nhiệm là Đức Bênêđictô XV, ngài được gọi là Giáo hoàng của hòa bình vì đã đưa ra sáng kiến tái lập hòa bình trong thế chiến thứ nhất.

 

- Trước khi làm Giáo hoàng, ngài chịu chức linh mục năm 1957, coi xứ 2 năm, làm giáo sư thần học ở nhiều đại học, được đề cử làm nhà thần học chính thức của Công đồng Vatican II. Năm 1977 được Đức Phaolô VI cử làm Tổng Giám mục và nhận tước Hồng y, chọn khẩu hiệu “cộng tác viên vào việc truyền bá sự thật” (3Ga 8). Năm 1978, năm của 3 Giáo hoàng: Phaolô VI qua đời tháng 8, Gioan Phaolô I qua đời tháng 9, Gioan Phaolô II lên làm Giáo hoàng tháng 10. Ngài trở thành bạn của Đức Gioan Phaolô II, và năm 1987, Đức Gioan Phaolô II cử ngài làm Bộ trưởng Giáo Lý Đức Tin. Từ năm 1986-1992, làm trưởng ban soạn thảo Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo. Năm 2001, trước sự kiện có nhiều lạm dụng tình dục và sự thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết của các Giám mục và Hội đồng Giám mục, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đứng ra nhận trách nhiệm giải quyết và điều tra 3000 trường hợp, tiếp đó Vatican đã đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo giải quyết các vụ lạm dụng. Ký giả Peter Seewald cho rằng: “hiếm có ai giàu lòng ý thức về những mất mát và thảm kịch của Giáo hội trong thời hiện đại cho bằng vị Hồng y thông minh, xuất thân từ vùng đồng ruộng bang Bayern này[2]. Được làm Giám mục rồi Hồng y Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, mà tiền thân của Bộ này là Tòa Thẩm Tra lạc giáo, ngài ý thức rất rõ vai trò ngôn sứ của Giáo hội. Ngài nói “khi thấy tình trạng Giáo hội suy đồi quá hiển nhiên:đức tin mệt mỏi, ơn gọi tu trì sút giảm, luân lý đạo đức xuống cấp ngay cả trong giới tu sĩ, tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng v.v…Lời Chúa trong Kinh Thánh và những lời của các giáo phụ như vang lên trong đầu tôi, kết án nặng nề của những mục tử nào làm chó câm để tránh bị phiền toái và vì thế để cho nọc độc lan tràn. Im lặng không phải là bổn phận hàng đầu của người công dân. Theo tôi mũ nỉ che tai là lối lãnh đạo tồi nhất, và riêng tôi khiếp sợ cảnh một giám mục chỉ biết an phận, chỉ lo làm sao để tránh phiền phức và lấp liếm xung đột[3]. Xem như thế, chẳng lạ gì khi người ta chế ra chữ “Hồng y thiết giáp” (Panzer Kardinal) để gọi ngài, bởi vì nét cá biệt của người Đức là nguyên tắc một cách quá khích, và thiếu linh động[4].

 

- Khi lên làm Giáo hoàng, cũng như các vị tiền nhiệm ngài tiếp tục theo nghi lễ đăng quang đơn giản, không ngồi kiệu, không đội mũ ba tầng, các vị tiền nhiệm còn giữ hình mũ ba tầng trong huy hiệu Giáo hoàng, nhưng Đức Bênêdictô XVI đã gỡ bỏ hình mũ ba tầng trong huy hiệu Giáo hoàng, thay vào đó là mũ Giám mục. và lần đầu tiên ngài đưa hình khăn choàng vai (Palium) vào huy hiệu Giáo hoàng. Trong lễ nhậm chức, ngài mang Palium theo lối Giáo hội Đông phương nói lên cảm tình với Giáo hội bên Đông và nhắc nhớ tới thời trước năm 1054 là thời  hai bên Đông Tây chưa phân cách, và còn hợp nhất dưới các vị kế nhiệm tông đồ Phêrô. Không những thế, ngài còn gạch bỏ tước hiệu “Thượng Phụ Tây Phương” ra khỏi danh mục tước hiệu của Giáo hoàng, có ý tỏ tình đại kết với Đông Phương. Ngài cũng cho biết ngài sẽ dùng “tôi” khi phải nói điều gì thuộc về quan điểm của riêng ngài, nhưng vẫn dùng “chúng tôi” khi muốn nói nhân danh tập thể, nhân danh tính cộng đồng của Giáo hội, “vì thế “chúng tôi” ở đây không phải là từ ngữ số nhiều ra vẻ ta đây[5]. Đó là ngài điều chỉnh lại những thay đổi sao cho hợp tình hợp lý hơn, chứ không phải đổi mới là bỏ hết những gì cũ xưa mà không cân nhắc. Ngài là giáo sư thần học, có khuynh hướng bảo vệ truyền thống và các giá trị của Giáo lý Công giáo, chống lại khuynh hướng bài Kitô giáo và khuynh hướng vô thần theo chủ nghĩa tục hóa. Tuy ngài chọn danh hiệu là “Bênêđictô” nhưng ngài vẫn tiếp tục theo các vị tiền nhiệm để giải thích và áp dụng thật đúng những giáo huấn của Công đồng. Trong thánh lễ bắt đầu sứ vụ của Phêrô, ngài nhắc lại lời Đức Gioan Phaolô II kêu gọi: “Anh chị em đừng sợ, hãy mở nhưng còn hơn thế nữa mở toang cửa cho Đức Kitô”. Ngài nhấn mạnh đến cái cốt lõi độc đáo của Tin Mừng, đó là Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa. Và Thông điệp đầu tiên của ngài là “Thiên Chúa là Tình Yêu” (2005), đề cao Tình Yêu như tâm điểm của Kitô giáo. Vào năm 2007 Tông huấn sau Thượng Hội Đồng Giám Mục là “Bí tích Tình Yêu” nói về Thánh Thể là nguồn và cao điểm của đời sống và của sứ mạng của Giáo hội. Giữa năm 2007 ngài đi bước trước gởi thư cho tín hữu Công giáo Trung Hoa, kêu gọi 12 triệu tín hữu của hai phía quốc doanh và hầm trú hợp nhất với Giáo hoàng và yêu cầu Bắc Kinh tái lập ngoại giao với Toà Thánh. Cũng trong năm 2007, ngài cho phép dâng lễ theo nghi thức cũ của Công đồng Trentô mà không cần phải xin phép Giám mục địa phương như trước đây. Dư luận trách ngài là “đi giật lùi về quá khứ”, nhưng ngài giải thích  rằng: ngài muốn giữ lại liên quan nội tại của lịch sử Giáo hội “chúng ta không thể nói mọi thứ trước đây là sai, bây giờ mới là đúng; là vì trong một cộng đồng vốn xem cầu nguyện và thánh lễ là điều gì thánh thiêng nhất, nên không thể có một cái gì trước đây là rất thánh mà nay lại hoàn toàn sai[6]. Cuối năm 2007 ngài ban hành Thông điệp “Được Cứu Trong Hy Vọng”, trước một thế giới tục hóa, chỉ hy vọng vào những cái vật chất nhất thời, ngài nhắc cho thế giới biết rằng hy vọng ở vật chất không đủ, cần phải hy vọng ở cái gì vĩ đại vượt trên mọi hy vọng, đó là chính Thiên Chúa. Sang năm 2008 ngài khai mở Năm Thánh Phaolô để nêu lên cho mọi Kitô hữu gương sống dấn thân cho Tin Mừng, sống gắn bó với Đức Kitô như Thánh Phaolô nói “Tôi sống nhưng không còn là tôi mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20). Đến năm 2009 ngài giải vạ tuyệt thông cho 4 giám mục thuộc Huynh đoàn Piô X của Tổng Giám mục Pháp Lefèbvre. Bốn Giám mục này bị Đức Gioan Phaolô II ra vạ cho họ vì họ chống lại ưu quyền của Giám mục Rôma. Nhưng về sau các Giám mục này đã viết thư tái phục tùng Đức Giáo hoàng nên ngài đã tha vạ. Ngài dựa vào sự thật để tha vạ, để hòa giải; nhưng dư luận chưa hiểu rõ nên xảy ra chuyện lợi bất cập hại. Vì văn phòng báo chí Vatican đã thiếu sót trong việc giải thích vụ việc, nên dư luận báo chí mau mắn kết án là Đức Giáo hoàng phục hồi cho kẻ phủ nhận vụ diệt chủng Do thái. Bởi lẽ trong 4 giám mục có giám mục Williamson là người cho rằng không có các lò thiêu bằng hơi ngạt của Đức Quốc Xã. Nhưng khi biết được sự thật thì Vatican và Do thái đã hiểu nhau, Đức Bênêđictô đã coi Do thái là những người cha và anh em của mình và Tổng thống Do Thái Perès đã đón tiếp Đức Bênêđictô hết sức thân tình. Tháng 6 năm 2009, ngài khai mở Năm Linh Mụctrong thời điểm mà bí tích Truyền Chức bị vấy bẩn quá lẽ… với mục đích giúp con người tái nhận ra sứ mạng đẹp đẽ không thể nhầm lẫn và có một không hai này, dù phải trải qua mọi đau khổ, mọi kinh hoàng[7]. Cũng trong năm 2009 ngài ban hành Thông điệp “Bác Ái Trong Chân Lý”, bàn tới khủng hoảng xã hội về tài chính và kinh tế, và nêu lên hai tiêu chuẩn để giải quyết là Công lý và Công ích. Cuối năm 2009 ngài lại ra Tông Hiến về việc Tín hữu Anh giáo muốn trở về Công giáo, ngài cho thành lập một Giáo phận đối nhân, tạo điều kiện cho tín hữu Anh giáo trở về đại kết với Giáo hội Công giáo. Sang năm 2010 ngài ban hành Tông Huấn “Lời Chúa” trình bày việc chú giải Lời Chúa và đọc Lời Chúa trong tư thế cầu nguyện. Đến cuối năm 2011 ngài ban hành Tự sắc “Cánh Cửa Đức Tin” có ý để loan báo tổ chức Năm Đức Tin bắt đầu từ 11-10-2012, để kỷ niệm 50 năm lễ khai mạc Công đồng Vatican II và 20 năm ban hành Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo. Và sẽ có một Thượng Hội Đồng Giám mục vào tháng 10 năm 2012 với chủ đề là “Tân Phúc Âm Hóa nhằm giúp Kitô hữu trở về với Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài, khám phá lại Đức Tin để vừa làm chứng cho Đức Kitô cách mới mẻ, vừa chỉ cho mọi người tìm được cửa dẫn vào đức tin.

 

Tuy nhiên ngài không tránh khỏi những kẻ thù nghịch muốn ám hại ngài. Năm 2007 tại quảng trường Thánh Phêrô, một người đàn ông Đức định leo lên xe hơi của ngài nhưng đã bị chặn lại. Và lần khác khi ngài đang ra làm lễ, một phụ nữ mắc bệnh tâm thần lao vào nắm áo lễ làm ngài té ngã, nhưng ngài chỗi dậy và tiếp tục dâng lễ. Trên đây là tóm lược những sáng kiến liên tục nối tiếp nhau để góp phần giải phóng Tin Mừng và cập nhật Giáo hội về mọi mặt. Tiếp theo sẽ bàn đến việc đại kết, việc đối thoại với các tôn giáo, và đối thoại với thế giới.

 

- Việc Đại Kết là mối quan tâm hàng đầu của ngài. Ngài hướng về phía Giáo hội Chính thống là mục tiêu chiến lược của ngài, vì Công giáo và Chính thống có cùng một cơ cấu nền tảng nơi Giáo hội cổ xưa. Giáo hội ngày nay phải để cho gương sáng của ngàn năm đầu tiên hướng dẫn. Vì thế Thượng phụ Giáo hội Chính thống Nga, Thượng phụ Chính thống Hy lạp, Giám mục Tin lành Bayern, cả tín hữu Anh giáo cũng tuyên bố sẵn sàng chấp nhận ưu quyền danh dự của Giáo hoàng Rôma. Tuy nhiên vẫn còn vô số những khác biệt về lịch sử và văn hóa, những vấn đề thuộc giáo lý và còn cần nhiều bước

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
BÀI GIẢNG ĐỨC THÁNH CHA - CHÚA NHẬT 13 THƯỜNG NIÊN NĂM B
BÀI GIẢNG ĐỨC THÁNH CHA - CHÚA NHẬT 13 THƯỜNG NIÊN NĂM B.
ỦY BAN GIÁO DÂN - THƯỜNG HUẤN THÁNG 07/2024: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN - MUỐI VÀ ÁNH SÁNG CHO THẾ GIỚI avatar Ủy ban Giáo dân 01/07/2024 Giáo hội là Dân Thiên Chúa, nơi mỗi người tín hữu, dù là giáo sĩ hay giáo dân, đều đóng góp vai trò không thể thiếu trong sứ mạng loan báo Tin Mừng. Chủ đề “Tông đồ giáo dân: Muối và ánh sáng cho thế giới” tập trung vào việc khai triển và cổ võ vai trò của giáo dân trong việc trở thành muối ướp mặn đời và ánh sáng soi sáng trần gian. Ủy ban Giáo dân Hội đồng Giám mục Việt Nam THƯỜNG HUẤN THÁNG 07/2024: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN: MUỐI VÀ ÁNH SÁNG CHO THẾ GIỚI BÀI 1: HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN DỰA TRÊN LỜI CHÚA - Phanxicô Xaviê Nguyễn Thái BÀI 2: SỐNG TIN MỪNG TRONG ĐỜI THƯỜNG – Lm. Antôn Hà Văn Minh BÀI 3: BIẾN ĐỔI THẾ GIỚI TỪ BÊN TRONG - Lm. Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J. BÀI 4: LÒNG CAN ĐẢM VÀ SỰ KHÔN NGOAN KHI DẤN THÂN VÀO ĐỜI SỐNG TRẦN THẾ - Lm. Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J. BÀI 1: HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN DỰA TRÊN LỜI CHÚA - Phanxicô Xaviê Nguyễn Thái “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. “Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành” (Mt 7, 21.24 – 27). Đọc đoạn Tin Mừng trên cho chúng ta thấy: sống Tin Mừng trong đời thường là một hành trình đức tin mà qua đó, người Kitô hữu áp dụng lời dạy của Chúa Giêsu vào cuộc sống hàng ngày. Yêu Chúa không chỉ là tham dự các thánh lễ, các giờ kinh, mà phải thi hành ý muốn của Chúa Cha qua việc lãnh nhận các bí tích thường xuyên và qua cách chúng ta tương tác với mọi người xung quanh, cách chúng ta hành xử với thử thách và cách thực hiện các quyết định. Dưới đây là một số suy tư của giáo dân và một số cách để sống Tin Mừng trong đời thường: 1. Suy niệm và cầu nguyện với Lời Chúa: chúng ta không thể kết hiệp mật thiết với Chúa mà không cầu nguyện với Ngài. Việc dành thời gian mỗi ngày để suy niệm và cầu nguyện với Lời Chúa giúp nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng trở nên thánh thiện hơn, yêu Chúa nhiều hơn và được Chúa hướng dẫn hành động. 2. Yêu thương tha nhân là yếu tố quan trọng khi ta sống theo Tin Mừng. Yêu thương mọi người xung quanh mình, cho dù họ là ai, tôn giáo nào, giàu hay nghèo. “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” ( Ga 15, 12 ). Điều này áp dụng qua việc giúp đỡ những người nghèo khó, an ủi những người đang gặp khó khăn, và chia sẻ cho cộng đồng đang cần đến tình thương của mình. 3. Hiền lành và khiêm nhường: là ứng xử một cách nhẹ nhàng, không gây ra xung đột, luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, và tìm cách giải quyết mọi vấn đề một cách dịu dàng và an bình. Tuy nhiên, hiền lành và khiêm nhường không đồng nghĩa với sự yếu đuối, mà chính là một cách để thể hiện sự mạnh mẽ và tự tin của bản thân thông qua sự kiểm soát cảm xúc và nhận thức. 4. Sống công bằng và bác ái: cố gắng sống công bằng với mọi người, không phân biệt đối xử, không chỉ dựa trên sự thỏa thuận mà dựa trên giá trị cốt lõi là phẩm giá con người, và thực hiện các hành động bác ái, như viếng thăm người đau yếu, quyên góp cho từ thiện, chia sẻ Chúa cho anh em, tham gia phục vụ cộng đồng dân Chúa cũng như cộng đồng xã hội. 5. Kiên nhẫn tha thứ: sống theo Tin Mừng đòi hỏi lòng kiên nhẫn và sẵn lòng tha thứ, dù trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Tha thứ đến cùng, tha thứ không giới hạn cho những lỗi lầm của người khác. Lý do chính mà chúng ta làm là vì Chúa đã tha thứ cho mỗi người chúng ta. 6. Chia sẻ niềm vui: sống vui tươi, dịu dàng với mọi người qua lối sống khó nghèo, tìm kiếm sự hài lòng, phấn khởi trong những điều giản dị và ý nghĩa của cuộc sống. 7. Sống Tin Mừng trong đời thường là chúng ta làm chứng về một Đức Giêsu con Thiên Chúa đã xuống trần gian, chịu chết và sống lại cho chúng ta được sống và được sống lại. Chứng nhân không chỉ trong một giai đoạn của cuộc sống nhưng là một đời Kitô hữu được kết hiệp với Chúa, bằng nguồn sống của Chúa. Qua hành động và lời nói hàng ngày, qua cách sống và tương tác với tha nhân làm sao bày tỏ được tình yêu và lòng thương xót của Chúa. Những suy tư Sống Tin Mừng trong đời thường không chỉ là làm một số việc đạo mà là cách sống thánh thiện và yêu thương mọi người xung quanh. Mỗi người cần gìn giữ và phát triển niềm tin của mình để sống đúng lý tưởng và hạnh phúc theo tinh thần của Tin Mừng. Sống Tin Mừng trong đời thường không phải lúc nào cũng dễ dàng, mỗi người giáo dân có cách sống Tin Mừng trong cuộc sống của họ một cách khác nhau. Nhiều giáo dân chưa mở lòng nên không nhận được ơn Chúa. Họ sống khép kín, không tham gia vào giáo xứ hoặc nếu có cũng chỉ là hình thức. Có những người không biết về Tin Mừng hoặc có biết qua loa thì cũng chưa áp dụng Tin Mừng vào cuộc sống, có khi còn không dám cho người khác biết mình là người Công Giáo, không dám sống đức tin của mình. Những người giáo dân khác sống theo lời dạy của Chúa Giêsu và thực hành lòng nhân từ, yêu thương và tha thứ. Trong khi một số khác có thể gặp khó khăn trong việc áp dụng những giá trị đạo đức từ Tin Mừng vào cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, quan trọng nhất là họ luôn cố gắng học hỏi và phát triển trong đức tin của mình để trở thành những người sống theo Tin Mừng mẫu mực. Được như thế là giáo dân cũng đang tham gia vào đời sống của Giáo Hội, dần dần góp phần xây dựng một Giáo Hội hiệp hành và một thế giới tốt đẹp hơn. Hồi Tâm 1/ Làm cách nào giúp mọi người Công Giáo, hay ít nhất là những người đi lễ mỗi tuần có thể học, suy niệm và cầu nguyện với Tin Mừng? Nếu đang làm việc trong Hội đồng mục vụ giáo xứ hay trong các Hội đoàn Công giáo tiến hành, bạn sẽ làm gì? 2/ Chứng nhân Tin Mừng trong đời thường là phương cách hữu hiệu giúp người khác dễ dàng sống theo gương, bạn có thể chia sẻ chứng nhân trong những buổi họp, hay những lúc riêng tư cho những người chung quanh không? 3/ Trong đời thường, bạn làm gì để bày tỏ lòng yêu mến Chúa qua tha nhân? BÀI 2: SỐNG TIN MỪNG TRONG ĐỜI THƯỜNG – Lm. Antôn Hà Văn Minh Qua Bí tích Rửa tội, người tín hữu được dự phần vào sứ vụ của Chúa Giêsu. Sứ vụ đó chính làm cho mọi người nhận biết ơn cứu độ của Thiên Chúa Cha tỏ bày cho nhân loại qua Đức Giêsu Kitô. Thi hành sứ vụ chính là sống Tin Mừng giữa lòng thế giới, cụ thể trong cuộc sống thường ngày của mỗi tín hữu. Công Đồng nói về cảnh sống trần thế của giáo dân bằng cách trình bày cảnh sống ấy, trước tiên, như là môi trường trong đó họ được Thiên Chúa mời gọi: “Đó là nơi Thiên Chúa gọi họ” (LG số 31). Và thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã giải nghĩa: “nơi” được trình bày bằng những hạn từ có tính cách năng động: giáo dân sống giữa trần gian, nghĩa là dấn thân vào tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội, tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ. Đó là những con người có một đời sống bình thường trong trần gian, học hỏi, làm việc, thiết lập những tương quan bạn bè, xã hội, nghề nghiệp, văn hóa”[1]. Sống Tin Mừng là gì? Trích dẫn Lời Chúa: “Chính anh em là muối cho đời… là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,13–14), Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trình bày: “Lời mời gọi của Chúa Giêsu chính là sứ mạng của người tín hữu sống trong thế giới này. Người Kitô hữu không coi thế gian là địa ngục, là nơi giam cầm của những nỗi thống khổ, cũng như không coi thế gian là hạnh phúc vĩnh cửu cho cuộc đời mình, nhưng là nơi để Thiên Chúa tỏ lộ tình yêu của Ngài qua sự cộng tác của con người, và là nơi để con người được thực thi ơn gọi và sứ mạng Kitô hữu của mình trong một tình yêu dấn thân và thánh hóa thế giới: Tham dự vào lãnh vực trần thế, là phận vụ phát xuất từ bản tính nội tại và sứ mạng của mình”[2]. Vì thế, sống Tin Mừng chính là huấn luyện bản thân nhuần thấm Tin Mừng để có thể thực thi ơn gọi của mình cách trọn hảo. Thiên Chúa muốn người tín hữu trở thành muối, thành ánh sáng cho thế giới bằng chính đời sống Tin Mừng của mình, hay nói cách khác người tín hữu dấn thân phục vụ để trần gian nhận biết tình yêu của Ngài dành cho nhân loại, một tình yêu trọng đại đã được thánh Gioan diễn tả: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3, 16). Nhưng để có thể sống Tin Mừng, dấn thân phục vụ cho Tin Mừng, đòi hỏi người tín hữu phải là người thấm đẫm Tin Mừng. Chỉ là men Tin Mừng khi người hữu phải đầy “chất” Tin Mừng. Vì thế, sống Tin Mừng trước tiên phải kết hợp mật thiết với Đức Kitô, vì Ngài chính là Tin Mừng. Vì thế, cuộc gặp gỡ với Tin Mừng là nền tảng cho việc sống Tin Mừng. Điều đó được thực hiện trước tiên chính là cuộc gặp gỡ Lời qua Kinh Thánh. Công đồng Vatican II trong hiến chế Mạc khải đã minh định: Chúa Cha muốn gặp gỡ con cái mình và ngỏ lời với họ qua Sách Thánh. Như vậy, tiếp cận với Lời Chúa, đọc Thánh Kinh là đi vào một cuộc gặp gỡ, tham gia một cuộc đối thoại với Thiên Chúa[3]. Quả thật việc đọc Thánh Kinh là cách thế tuyệt hảo để có được cuộc đối thoại với Thiên Chúa, vì “chúng ta ngỏ lời với Ngài khi cầu nguyện, và chúng ta nghe Ngài nói lúc chúng ta đọc các sấm ngôn thần linh”[4]. Trong Tông Thư “Khởi Đầu Ngàn Thứ Ba”, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II viết: “Lời Chúa phải trở nên một sự gặp gỡ ban sự sống, theo truyền thống xa xưa và luôn vững chắc về việc đọc Sách Thánh, cho phép rút ra từ bản văn Thánh Kinh Lời Hằng Sống, là lời chất vấn, hướng dẫn và hình thành cuộc sống chúng ta” (số 39)[5]. Người tín hữu chỉ có thể là men Tin Mừng, khi đời sống được đặt trên nền tảng Lời Chúa, không thường xuyên cầu nguyện với Lời Chúa không thể nào hoán cải cuộc đời để có thể làm cho đời mình trở thành men Tin Mừng. Dựa vào hoạt động của Giáo Hội tiên khởi được tường thuật trong sách Tông đồ công vụ, Đức Thánh cha Phanxicô nói: “Chúng ta khám phá động cơ mạnh mẽ của việc loan báo Tin Mừng chính là những buổi quy tụ cầu nguyện, nơi những người tham gia cảm nghiệm cách sống động sự hiện diện của Chúa Giêsu và được Chúa Thánh Thần đánh động. ...Lời cầu nguyện truyền lan ánh sáng và sự hăng hái: ân sủng của Chúa Thánh Thần làm nảy sinh trong lòng họ sự nhiệt thành”[6]. Dĩ nhiên việc tiếp cận Lời Chúa phải gắn chặt với Thánh Thể. Đức Thánh cha Phanxicô đã nói mạnh mẽ: Chỉ trong sự tôn sùng Thánh Thể, chỉ trước mặt Chúa, hương vị và sự say mê truyền giáo mới có thể được phục hồi. Lòng tôn sùng Thánh Thể là động lực giúp cho chúng ta vượt thắng những phong ba bão táp của cuộc đời, đặc biệt đó là nguồn khích lệ cho những người hết lòng chia sẻ Tin Mừng, chính vì trong Bí tích Thánh Thể, “chúng ta gặp gỡ Đấng đã ban mọi sự cho chúng ta” và đến lượt mình, chúng ta trở nên có khả năng chia sẻ tình yêu đó với người khác[7]. Để có thể sống Tin Mừng hầu trở thành men của Tin Mừng, chúng ta cần phải liên kết chặt chẽ với Chúa Kitô qua Lời Chúa, Thánh Thể và cầu nguyện và sống tình huynh đê. Bốn yếu tố: Lời Chúa, tìm kiếm tình hiệp thông huynh đệ, Thánh Thể và cầu nguyện, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, chính là tiêu chuẩn để phân định một sự việc. Bất cứ trường hợp nào thiếu những yếu tố này điều thiếu tính Giáo hội, không phải của Giáo hội, yếu tố quan trọng để chứng thực chúng ta thực sự là Men của Tin Mừng.[8] Sống Tin Mừng giữa đời thường Nhìn vào thực tế, trăn trở lớn của Giáo Hội Việt Nam là vấn đề Loan Báo Tin Mừng. Thật vậy, con số tín hữu Việt Nam đến nhà thờ dâng lễ mỗi Chúa Nhật có thể nói cho đến lúc này vẫn đáng tự hào, thế nhưng niềm tự hào này có thực sự là niềm vui đích thực không? Bởi nhìn vào cánh đồng truyền giáo mỗi địa phương vẫn còn ngổn ngang, vẫn còn có qua nhiều người chưa được tiếp cận với Tin Mừng, vẫn còn đó nhưng lương dân là hàng xóm của các gia đình Công giáo, nhưng họ chẳng nghe nói về Chúa Giêsu, không một lần tiếp cận được với Tin Mừng. Câu trả lời được tìm thầy nơi lối sống của người tín hữu Công giáo. Là men Tin Mừng, nhưng họ lại không thể hiện lối sống Tin Mừng ngay trong môi trường mình sinh sống. Họ tách rời đức tin và cuộc sống thường ngày, họ đóng khung lối sống Tin Mừng trong nhà thờ, họ không làm cho men Tin Mừng được dậy lên trong người môi trường mình sống. Cha mẹ vẫn đi dâng lễ ngày Chúa nhật, nhưng chưa một lần hướng dẫn con cái về đời sống đức tin. Người tín hữu vẫn thường xuyên gặp gỡ bạn bè là lương dân, nhưng chưa một lần họ nghe về Chúa Giêsu, nhiều khi còn tệ hơn, để làm vui lòng bạn bè lương dân, người Công Giáo sẵn sàng bỏ đi lễ Chúa nhật; ngoài phố chợ, những chủ cửa hàng Công Giáo vẫn ngần ngại thể hiện lối sống Tin Mừng để giữ đức công bình và đức yêu thương... Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh: “Người tín hữu không được mời gọi rời bỏ vị thế họ đang sống nơi trần gian. Thực vậy, Bí tích Thánh Tẩy không kéo họ ra khỏi trần gian, như thánh Phaolô đã nhấn mạnh: ‘Thưa anh em, khi được kêu gọi ở địa vị nào, mỗi người cứ ở địa vị đó trước mặt Thiên Chúa’ (1 Cr 7,24); trái lại, Ngài trao cho họ một ơn gọi có liên hệ đích thực với tình huống của họ trong trần gian: thực vậy, giáo dân được ‘Thiên Chúa kêu gọi để, dưới sự hướng dẫn của tinh thần phúc âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của mình; và như thế, với lòng tin cậy mến sáng ngời, nhất là với chứng tá đời sống, họ tỏ lộ Chúa Kitô cho kẻ khác’ (Tông huấn Người Tín hữu Giáo dân, số 15) Cha Mến kể câu chuyện: Chứng nhân trong đời thường như sau: Nhà giáo dục vĩ đại Booker T. Washington có viết như sau trong cuốn tự thuật mang tựa đề: “Từ ách nô lệ đi lên” của ông: “Càng lớn tôi càng tin chắc rằng, không một sự giáo dục nào có thể gặt hái được từ sách vở, hay từ những dụng cụ đắt tiền, mà có thể sánh ví được với những gì ta có thể gặt hái được, do tiếp xúc với các bậc vĩ nhân”. Cách đây ít lâu, một phụ nữ Ấn độ giáo đã trở lại Công giáo, sau một thời gian nghe rao giảng Lời Chúa. Bà chịu nhiều gièm pha, đay nghiến từ người chồng và bao người thân, do việc bà trở lại đạo. Có lần cha xứ hỏi bà: “Khi chồng con nổi giận và hành hạ con, thì con làm gì”? Bà đáp: “Thưa Cha, con cố gắng nấu ăn ngon hơn. Khi ông than trách, con lau chùi nhà sạch hơn. Khi ông ăn nói cộc cằn, con trả lời ôn tồn nhỏ nhẹ. Con cố gắng để chứng tỏ cho ông ta thấy: Khi con trở lại đạo Chúa, con phải là người vợ và người mẹ tốt hơn”. Một thời gian sau, chính ông chồng cũng xin trở lại đạo Công giáo, không phải vì lời giảng của cha xứ, cho bằng chính nhờ gương sáng sống đạo của bà vợ đạo đức của ông.[9] Sắp tới đây Đức Thánh cha Phanxicô sẽ phong thánh cho chân phước Carlo Arcutis, một vị thánh trẻ, được gọi vị thánh thuộc thế hệ Y. Thánh nhân có gì đặc biệt? Không có gì đặc biệt ngoài việc ngài sống Tin Mừng giữa đời thường. Đức hồng y Vallini trong bài giảng lễ phong chân phước đã nói về Carlo Arcutis như sau: Carlo có lòng yêu mến Thánh Thể và gắn bó với Thánh Thể cách đặc biệt. Chúa Giêsu là Bạn, là Thầy, là Đấng Cứu Độ và là sức mạnh cho cuộc sống của Acutis và là động lực của mọi việc cậu làm. Từ đó, Carlo mong muốn mãnh liệt đưa người khác đến với Chúa và cậu làm điều này trên hết bằng gương mẫu cuộc sống. Carlo dùng mọi cách, cả cách thức hiện đại, với tài năng về tin học Chúa ban, để gặp gỡ và loan truyền các giá trị Kitô giáo cho người khác[10]. BÀI 3: BIẾN ĐỔI THẾ GIỚI TỪ BÊN TRONG - Lm. Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J. Đời sống Kitô hữu giữa lòng trần thế như những hạt muối tinh tế thấm vào lòng đời, lặng lẽ làm biến đổi thế giới, như men trong bột làm dậy lên cả khối bột. Hành trình hy vọng nhưng cũng đầy thách đố này đòi hỏi sự biến đổi sâu sắc từ bên trong tâm hồn và đời sống mỗi người tín hữu. Khi mỗi người thay đổi từ nội tâm, họ trở thành ánh sáng lan tỏa, chiếu rọi khắp nơi, góp phần biến đổi thế giới bằng chính đời sống đức tin của mình. Theo Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân, linh đạo tông đồ giáo dân không chỉ là sống đức tin một cách cá vị, mà còn là tham gia tích cực vào sứ mạng của Giáo Hội. Giáo dân được mời gọi trở thành những tông đồ giữa đời, mang Tin Mừng đến mọi nơi (Apostolicam Actuositatem-AA, 4). Linh đạo này giúp mỗi người giáo dân nhận ra rằng, họ có một vai trò đặc biệt trong việc xây dựng Nước Trời nơi trần thế, không chỉ qua lời nói mà còn qua hành động cụ thể trong cuộc sống thường ngày: “Bản chất riêng biệt của người giáo dân là sống giữa đời và làm việc đời nên chính họ được Thiên Chúa mời gọi để một khi tràn đầy tinh thần Kitô giáo, họ làm việc tông đồ giữa đời như men trong bột” (AA 2). Sống linh đạo tông đồ giáo dân như thế, trước hết người giáo dân gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu qua Lời Chúa và Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể là tâm điểm đời sống người tín hữu, nuôi dưỡng mỗi người trong hành trình Kitô hữu giữa đời, giúp mỗi người kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu và dấn thân phục vụ sứ mạng của Người: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu, đó không chỉ là lời mời gọi, mà còn là một yêu cầu thiết yếu, để mỗi Kitô hữu có thể sống đức tin và thực thi sứ mạng của mình. Tham dự Thánh lễ, cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa,… là những phương thế giúp giáo dân nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của mình. Cầu nguyện giúp người giáo dân sống tình thân mật thiết với Chúa, trong khi suy niệm Lời Chúa giúp họ hiểu rõ hơn về ý nghĩa và sứ mạng của mình như được Chúa mời gọi. Kết hiệp với Chúa Giêsu qua Thánh Thể và Lời Chúa là những phương thế sống động để mỗi người trở nên men trong bột, biến đổi thế giới từ bên trong. Từ đời sống gắn kết với Chúa Giêsu, người giáo dân sống đức tin của mình qua những hành động cụ thể trong gia đình, nơi làm việc, và cộng đồng. Điều này có thể bao gồm việc tham gia vào các hoạt động xã hội, hỗ trợ người nghèo, bảo vệ môi trường, và tham gia vào các phong trào xã hội nhằm thúc đẩy công lý và hòa bình. Ý nghĩa của việc trở thành men trong bột là mỗi Kitô hữu đều có thể đóng góp một phần nhỏ nhưng quan trọng vào việc biến đổi thế giới xung quanh. Điều này đòi hỏi mỗi người phải sống đời sống đức tin một cách chân thật và nhiệt thành. Tình yêu và công lý là hai yếu tố không thể thiếu trong linh đạo giáo dân. Mỗi giáo dân được mời gọi sống yêu thương qua những hành động cụ thể, đồng thời nỗ lực thực thi công lý và xây dựng hòa bình. Các hoạt động xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc thực hành tông đồ giáo dân. Tham gia vào các hoạt động này không chỉ giúp mỗi người thực thi sứ mạng truyền giáo, mà còn góp phần xây dựng một xã hội công bằng và yêu thương hơn. Sau cùng, qua đời sống đức tin và dấn thân tông đồ, mỗi người góp phần xây dựng và phát triển cộng đoàn giáo xứ. Qua việc tham gia tích cực vào đời sống giáo xứ, giáo dân không chỉ đóng góp vào sự phát triển của cộng đoàn mà còn tạo ra một môi trường yêu thương và hiệp nhất. Một cộng đoàn yêu thương sẽ là nền tảng vững chắc để mỗi giáo dân có thể thực thi sứ mạng truyền giáo của mình một cách hiệu quả. Tóm lại, hành trình Kitô hữu giữa lòng trần thế là trở thành muối và men, âm thầm, trung kiên, nhẫn nại thấm vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, làm biến đổi thế giới từ nội tại. Sống đức tin trong đời thường, thể hiện qua những hành động cụ thể trong gia đình, nơi làm việc và cộng đồng, là cách mỗi Kitô hữu trở thành men trong bột, biến đổi thế giới bằng tình yêu và công lý. Kết hiệp với Chúa qua cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, cùng tham gia vào các hoạt động xã hội, là nền tảng để mỗi giáo dân góp phần xây dựng một xã hội công bằng và yêu thương, biến đổi thế giới từ bên trong. Hồi tâm 1/ Nhìn lại kinh nghiệm sống đạo, tôi thấy mình trở nên ánh sáng và muối và men trong môi trường sống như thế nào? Tôi có thể làm gì để thẩm thấu và lan tỏa tinh thần Kitô giáo trong gia đình, nơi làm việc, và cộng đồng của mình? 2/ Tôi cảm nghiệm thế nào về ơn gọi và sứ mạng Kitô hữu khi cầu nguyện và suy niệm lời Chúa? Làm thế nào tôi có thể biến những cảm nghĩ thiêng liêng ấy thành hành động cụ thể để xây dựng Nước Trời ngay cuộc sống đời thường của tôi? 3/ Khi đối diện với những thách thức trong cuộc sống và xã hội, tôi trải nghiệm thế nào về tình yêu và công lý như men trong bột, làm dậy lên sự thay đổi tích cực? Tôi có sẵn sàng dấn thân hơn nữa để trở thành người tông đồ truyền giáo giữa đời, lan toả tình yêu và công lý trong môi trường sống thường ngày? BÀI 4: LÒNG CAN ĐẢM VÀ SỰ KHÔN NGOAN KHI DẤN THÂN VÀO ĐỜI SỐNG TRẦN THẾ - Lm. Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J. Lòng can đảm và sự khôn ngoan là hai phẩm chất quan trọng mà mỗi Kitô hữu cần có để sống và làm chứng cho đức tin trong đời sống trần thế. Lòng can đảm giúp chúng ta vượt qua những thử thách và khó khăn, dám đứng lên bảo vệ sự thật và công lý. Sự khôn ngoan, hướng dẫn chúng ta hành động một cách sáng suốt, biết phân định phải trái, đúng sai và chọn lựa đường hướng đẹp lòng Chúa. Trong một thế giới đầy biến động và thách thức, lòng can đảm và sự khôn ngoan trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đối với giáo dân, hai phẩm chất này không chỉ giúp họ sống đức tin một cách mạnh mẽ và vững vàng mà còn đóng góp tích cực vào việc xây dựng một xã hội công bằng và nhân ái hơn. Lòng can đảm là một chủ đề được nhắc đến nhiều trong Kinh Thánh: “Mạnh bạo lên, can đảm lên! Đó chẳng phải là lệnh Ta đã truyền cho ngươi sao? Đừng run khiếp, đừng sợ hãi, vì ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, sẽ ở với ngươi bất cứ nơi nào ngươi đi tới” (Gs 1,9). Lời khích lệ này không chỉ dành cho Thủ lãnh Giôsuê mà còn dành cho tất cả chúng ta, những người đang sống và làm chứng cho đức tin. Lòng can đảm giúp chúng ta đứng vững trước những thử thách, bảo vệ niềm tin và dám sống theo những giá trị Tin Mừng trong một thế giới đầy cám dỗ, bạo loạn và bất công. Sự khôn ngoan cũng là một đức tính quan trọng được Kinh Thánh đề cao: “Nếu ai trong anh em thiếu đức khôn ngoan, thì hãy cầu xin Thiên Chúa, Người sẽ ban cho. Vì Thiên Chúa ban cho mọi người cách rộng rãi, không quở trách” (Gc 1,5). Sự khôn ngoan giúp chúng ta biết phân định đúng sai, tốt xấu, lựa chọn đường hướng đẹp lòng Chúa và hành động một cách sáng suốt trong mọi hoàn cảnh. Nó không chỉ là tri thức mà còn là khả năng ứng dụng tri thức đó vào cuộc sống một cách đúng đắn và hiệu quả tốt đẹp. Mỗi người vẫn thường đối diện với những thách đố và nghịch cảnh trong đời sống. Điều quan trọng là cách chúng ta đối diện và vượt qua chúng. Cuộc sống trần thế có muôn vàn cảnh huống mà ở đó, người giáo dân thể hiện lòng can đảm và sự khôn ngoan khi luôn tin cậy Chúa và đối diện khó khăn, chẳng hạn như việc bảo vệ sự thật và công lý trong môi trường làm việc, nơi có thể gặp phải những áp lực và cám dỗ. Lòng can đảm giúp chúng ta không lùi bước, trong khi sự khôn ngoan giúp chúng ta chọn lựa cách hành động phù hợp và hiệu quả. Đời sống đức tin không dừng ở việc tham dự các cử hành phục vụ mà còn sống theo những giá trị Kitô giáo trong đời sống thường ngày. Giáo dân có thể thể hiện lòng can đảm và sự khôn ngoan bằng cách làm gương sáng trong môi trường làm việc, trong gia đình, và trong cộng đồng. Những hành động cụ thể như giúp đỡ người khó khăn, bảo vệ môi trường, và tham gia vào các hoạt động từ thiện đều là những cách thể hiện đức tin một cách sống động và thực tế. Trong nhiều hoàn cảnh, lòng can đảm và sự khôn ngoan của người giáo dân có thể thể hiện trong vai trò lãnh đạo cộng đồng. Trong hoàn cảnh đó, lòng can đảm và sự khôn ngoan không chỉ giúp giáo dân đối mặt với những thách thức mà còn giúp họ hành động một cách sáng suốt và hiệu quả. Sau cùng, giáo dục con cái về lòng can đảm và sự khôn ngoan là một nhiệm vụ quan trọng của các bậc cha mẹ Công Giáo. Giáo dân có thể giúp con cái hiểu và thực hành hai phẩm chất này qua gương sáng trò chuyện thường ngày trước những vấn đề thực tế trong đời sống, giúp con cái phát triển lòng can đảm và sự khôn ngoan trong cuộc sống. Tóm lại, lòng can đảm và sự khôn ngoan là những phẩm chất không thể thiếu để mỗi Kitô hữu sống đức tin trong đời sống trần thế. Những phẩm chất này hằng giúp chúng ta vượt qua thử thách, bảo vệ sự thật và công lý, và hành động minh bạch, tư duy độc lập sáng suốt, mang lại ích lợi chính đáng cho bản thân và cộng đồng. Trong một thế giới đầy biến động, giáo dân cần lòng can đảm để kiên vững vượt qua những trở ngại và sự khôn ngoan để phân định và lựa chọn đúng đắn. Đó là hai phẩm chất giúp người giáo dân dấn thân sống đức tin giữa lòng trần thế, góp phần xây dựng đời sống xã hội thấm đượm Tin Mừng. Hồi tâm 1/ Trong những tình huống cụ thể nào, tôi thường cần đến lòng can đảm để bảo vệ sự thật và công lý? Tôi đã từng phản ứng ra sao và kết quả như thế nào? 2/ Làm thế nào tôi có thể áp dụng sự khôn ngoan để phân định đúng sai và đưa ra quyết định sáng suốt trong các hoạt động và công việc tại giáo xứ của mình? 3/ Nhớ lại một trải nghiệm khi lòng can đảm và sự khôn ngoan của người Công giáo đã tạo ra sự khác biệt tích cực trong cộng đồng xã hội? Tôi cảm nghĩ thế nào về sự dấn thân của người giáo dân, với lòng can đảm và khôn ngoan, vào đời sống xã hội? ________ [1] Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Tông Huấn Người Tín Hữu Giáo dân (Christifideles Laici), số 15. [2] Nt. [3]X. Hiến chế Mạc Khải (Dei Verbum), số 21 [4] X Hiến chế Mạc Khải (Dei Verbum), số 25. [5] Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông thư Ngàn Năm Thứ Ba (Millennio Adveniente), số 39> [6] Đức Phanxicô, buổi tiếp kiến chung trực tuyến sáng thứ Tư 25/11/2020), nguồn Vatican News. [7] Nguồn: www.ncregister.com/commentaries/without-adoration-there-s-no-evangelization [8] Nguồn: www.vaticannews.va/vi/pope/news/2020-11/ [9] Nguồn: https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/chung-nhan-giua-doi-thuong [10] Nguồn: https://www.vaticannews.va/vi/church/news/2020-10/le-phong-chan-phuoc-carlo-acutis.html
ỦY BAN GIÁO DÂN - THƯỜNG HUẤN THÁNG 07/2024: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN - MUỐI ...
LINH ĐẠO DUNG NẠP
LINH ĐẠO DUNG NẠP