Thứ năm, ngày 09 tháng 05 năm 2024 | 12:52 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Truyền thông

 

Lm. Gioankim

Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)

 

 

 

 

NGƯỜI GIÁO DÂN

THIÊN NIÊN KỶ MỚI

DAO LUYEN TRUYEN GIAO

 

 

 

 

 

CHUABANGOI

 

Tập IV

ĐÀO LUYỆN

TRUYỀN GIÁO

 

 

 
 

(Lưu hành nội bộ)

05-04-2007


PHẦN BỐN:  ĐÀO LUYỆN TRUYỀN GIÁO

 

 


CON ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO THỜI NAY

MỤC VỤ ĐỐI THOẠI VÀ HÒA GIẢI

QUA ÁNH SÁNG ĐỨC TIN

TRONG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA VIỆT NAM

 

CHƯƠNG BẨY:  MỤC VỤ ĐỐI THOẠI

7.1.  Dẫn nhập

Đào luyện linh đạo. Đào luyện mục vụ. Đổi mới cơ chế. Và đào luyện chuyên biệt. Tất cả đều dẫn tới việc loan báo tin mừng. Thực vậy, bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Và việc truyền giáo là bổn phận chính yếu của Giáo Hội.

Ánh sáng muôn dân chính là Chúa Kitô phản chiếu trên dung nhan Giáo Hội, bằng việc rao truyền Phúc Âm cho mọi tạo vật[1]. Vì Giáo Hội ở trong Chúa Kitô như bí tích hoặc dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại. Nên Giáo Hội muốn làm sáng tỏ bản tính và sứ mệnh phổ quát của mình cho tín hữu và toàn thế giới[2].

Vì hằng quan tâm làm vinh danh Thiên Chúa, và cứu rỗi tất cả mọi người. Và hằng nhớ lời Chúa truyền: “Hãy rao giảng Phúc Âm cho mọi tạo vật”[3]. Nên Giáo Hội tận tâm lo lắng và cổ võ việc truyền giáo. Như Chúa Cha sai Người thế nào, Chúa Con cũng sai các Tông Ðồ như vậy.

Người phán: “Vậy các con hãy đi dạy dỗ muôn dân, thanh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, hãy dạy dỗ họ vâng giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Lệnh ấy, lệnh mà Chúa Kitô long trọng truyền rao giảng chân lý cứu rỗi, Giáo Hội đã nhận lãnh từ các Tông Ðồ để rao truyền cho toàn khắp cõi đất.

Vì thế, Giáo Hội xem lời sau đây của Thánh Tông Ðồ như lời của mình: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm”[4]. Nhưng bằng cách thức nào, Giáo Hội sẽ phải dùng để rao truyền, trong thời đại hôm nay?

Trước Công Đồng Vat.II, Giáo Hội ít nhấn mạnh tới đối thoại mà tập trung vào việc dậy dỗ, như Thông Điệp “Mẹ và Thầy” của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII. Và vì thế Giáo Hội quan tâm tới việc giáo huấn hơn là lắng nghe, đối thoại. Mãi đến Công Đồng Vat. II thì Giáo Hội mới chính thức đối thoại với những người khác mình.

Hơn nữa, qua kinh nghiệm lịch sử cho thấy, hòa bình và tôn giáo có tương quan mật thiết với nhau. Trong cuộc hội thảo về đề tài “Các tôn giáo trên địa cầu và nhân quyền” được tổ chức tại Paris, do UNESCO và Viện Văn Hóa Đức tổ chức, vào tháng hai năm 1989, giáo sư Hans Kung phát biểu: “Không thể có hòa bình giữa các dân tộc trên địa cầu, nếu không có hòa bình giữa các tôn giáo”. Còn Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI khẳng định: “Không có hòa giải, không có hòa bình, hòa giải dẫn tới hòa bình”.

Do đó, đối thoại là con đường hòa giải, là nghĩa vụ, và là cách thức truyền giáo của Giáo Hội hiện nay. Đối thoại và hòa giải, là hai vấn đề đặc biệt và tối quan trọng, có liên quan tới mục vụ truyền giáo thời đại ngày nay. Chúng ta sẽ đề cập tới, dưới ánh sáng đức tin, nơi môi trường văn hóa Việt Nam trong một số lãnh vực thực tiễn.

Vaticanô II được coi là Công Ðồng đầu tiên đã biết sử dụng sự tự do như một đề mục để dạy dỗ và lấy tinh thần đối thoại với người ngoài làm chương trình. Giáo Hội cố gắng thoát ra khỏi “pháo đài”; khỏi “chủ trương khép kín huy hoàng” của mình, để đối thoại và thông cảm với anh em Kitô hữu, với các tôn giáo khác và ngay với anh em vô thần.

Giáo Hội nhìn nhận và kính trọng những giá trị, những nền văn hóa khác nhau cũng như các hệ thống chính trị khác nhau của thế giới[5]. Cụ thể lần lượt qua các văn kiện “Ánh Sáng Muôn Dân và Phát Triển Các Dân Tộc”; rồi “Đệ Bách Chu Niên”; hay “Thời Đại Chúng Ta”; đặc biệt là văn kiện “Đối Thoại và Rao Truyền” của Hội Đồng Giáo Hoàng về đối thoại liên tôn. Văn kiện này nêu lên bốn hình thức dối thoại: Đối thoại bằng đời sống, bằng hành động, bằng chia sẻ kinh nghiệm tâm linh, bằng trao đổi thần học.

Trong đó đã ba hình thức chứng nhân đời sống, chỉ có một hình thức bằng ngôn từ. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khẳng định: “Thế giới cần trên hết là chứng nhân khả tín”[6]. Nhưng trước hết, chúng ta cần hiểu về đối thoại.

 

7.2.  Nhận thức về đối thoại

       7.2.1. Ý nghĩa

 

Theo Tự Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học, thuộc Uỷ Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam, đối thoại là: “Nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau”. Theo Đại Từ Điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, đối thoại là: “Bàn bạc, thương lượng giữa hai bên hoặc các bên có vấn đề tranh chấp”. Còn tiến sĩ tâm lý Norman Wright, đối thoại là: “Tiến trình chia sẻ chính mình với người khác, bằng lời nói, cử chỉ và thái độ, với mục đích để người đó có thể tiếp nhận và hiểu rõ những điều ta muốn chia sẻ”.

Quả thực, đối thoại là đi đến một sự thật chứ không phải là thỏa hiệp. Kết quả có thể khác hơn mình tưởng. Vì thế muốn đối thoại cần phải sẵn sàng để thay đổi cách nhìn. Hầu đi đến một sự thật cao hơn. Ai không chấp nhận thay đổi, người ấy không thể nào đối thoại, mà chỉ dùng đối thoại như một chiến thuật để áp đặt ý kiến của chính mình.

Tông Huấn Giáo Hội Á Châu, xác định: “Đối thoại không phải chỉ là chiến thuật để sống chung hòa bình; nhưng là phần thiết yếu trong sứ mạng Giáo Hội, vì nó xuất phát từ chính sự đối thoại yêu thương của Chúa Cha với nhân loại thông qua Chúa Con trong quyền năng Chúa Thánh Thần”[7]. Vì thế, Có thể nói: “Thiên Chúa là Đấng đối thoại”. Giáo Hội của Ngài thì sao?

 

 

 

 

 

      7.2.2. Taàm quan troïng cuûa ñoái thoaïi

 

Ngày nay, “Đối thoại là con đường mới của Giáo Hội”[8]. Nó diễn tả yếu tính Giáo Hội hiểu biết về mình: “Giáo Hội là Đối thoại”. Đối thoại là con đường nghĩa vụ sống mỗi ngày của Giáo Hội và là cách Giáo Hội rao giảng Phúc Âm.

Trong sắc lệnh “Đối thoại với các tôn giáo” có viết:

“Đáp trả Thánh Thần trong hoàn cảnh cụ thể và linh hoạt là phát triển văn hóa đối thoại với các tín hữu của các tôn giáo. Văn hóa đối thoại phải trở nên dấu hiệu đặc biệt của xã hội chúng ta. Hầu cho toàn thể nhân loại nhận biết vinh quang cao cả của Thiên Chúa, Đấng trợ giúp con người”.

Thêm vào đó, Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC) xác tín rằng: “Đại kết và đối thoại đã trở thành điều thiết yếu để ta thực hiện bất cứ tác vụ nào”. Vì thế, “Mỗi thành viên và tất cả cộng đồng Kitô hữu được mời gọi để tham gia đối thoại, dù không luôn luôn ở cùng một trình độ hoặc cùng một phương thức”[9].

Kết luận, dưới ánh sáng Công Đồng Vat.II, với kinh nghiệm mục vụ và theo phương pháp “Khoa học Hội Thánh” những điều trình bày trên đây, hy vọng sẽ giúp chúng ta xác tín vào con đường mục vụ đối thoại. Để từ xác tín ấy, chúng ta sẽ dấn thân vào mục vụ đối thoại và chọn ra cho mình một cương lĩnh đối thoại.

Cương lĩnh bao gồm nguyên tắc, nội dung, và hình thức như thế nào.

 

 

 

 

 

 

7.3.  Cöông lónh ñoái thoaïi

        7.3.1. Nguyeân taéc     

Mục vụ đối thoại là một công trình xây dựng tinh thần. Xây dựng tinh thần cần có nguyên. Hai nguyên tắc tối quan trọng trong đối thoại hiệp thông: “Yêu và Tin.”

Nguyên tắc thứ nhất: “Yêu thương” 

Yêu thương thể hiện qua những thái độ căn bản: khiêm tốn, kính trọng, kiên nhẫn, lắng nghe. Về khiêm tốn, Chúa Giêsu kêu mời: “Hãy học cùng Ta, vì Ta khiêm tốn và hiền lành.” Về kính trọng, sách Gương Phúc khuyên: “Không nói hay về mình, biết kính trọng mọi người. Đó là khôn ngoan và toàn hảo nhất.” Và kinh nghiệm cho thấy, một sự tôn trọng được sinh ra bởi tình yêu có thể duy trì sáng tạo. Về kiên nhẫn: “Kiên nhẫn là hơi thở sâu của đam mê” (E. Jungel). Còn về lắng nghe, chúng ta hầu hết không bao giờ nghe đầy đủ câu: “Khi chúng ta trao đổi, chúng ta có thể nghe nhau, nghe trước khi xét đoán.”

Nguyên tắc thứ hai: “Tin” 

Tin là tiền đề căn bản khác trong đối thoại hiệp thông. Tin có trong đối thoại hiệp thông như trái đất có cây. Không có gì xấu xa hơn khi người ta phải đối mặt với một bức tường nghi ngờ. Thẻ tín dụng tuỳ thuộc vào niềm tin kinh tế. Và thẻ đối thoại tuỳ thuộc vào niềm tin của mỗi cuộc hiệp thông. Tin thể hiện qua thái độ: nhận và cho, hiểu biết, liên kết, gắn bó. 

“Tin Yêu” đáp ứng hai tố chất căn bản nơi con người, tương đương với “Lý và Tình.” Có thể nói: “Tin và Yêu” vừa là động lực vừa là mục tiêu của thần học mục vụ trong đối thoại hiệp thông[10]. “Tin Yêu” thúc đẩy ta đối thoại và đối thoại để đạt tới “Tin Yêu” hơn.

 

 

 

 7.3.2. Noäi dung

 

Trong tinh thần đối thoại của Giáo Hội, William Backus đã xuất bản nhiều sách và băng về đối thoại, trong đó có cuốn: “Nói với nhau sự thật.” Tác giả đề cập tới đối thoại hiệp thông như một nghệ thuật biết phải nói gì, nói thế nào và nói khi nào tốt nhất, ngay cả trong những câu chuyện đời thường. 

Trước hết, nghệ thuật phải biết nói gì

Theo ông, “Hãy nói những gì mình muốn nói với tình yêu và trong tinh thần trách nhiệm.” Như lời Thánh Phaolô: “Bởi thế, một khi đã cởi bỏ sự gian dối, mỗi người trong anh em hãy nói sự thật với người lân cận, vì chúng ta là phần thân thể của nhau.” 

Tuy nhiên, “Sự thật thường hay mất lòng.” Nó dễ gây đau đớn, bất bình. Vì thế, nhiều khi “Chúng ta xuất hiện tốt lành bên ngoài ngay cả khi chúng ta rất khó chịu bên trong”[11]. Nhiều khi chúng ta cho rằng, “Bên ngoài quan trọng hơn là nói sự thật trong tình yêu”[12]. Nhưng dẫu sao, “Thà mất lòng trước mà được lòng sau.” Có lúc: “Giận nhưng đừng phạm tội; hãy tha thứ cho nhau, vì Thiên Chúa trong Chúa Kitô đã tha cho bạn”[13]. Hơn nữa, “Người công chính bước đi trong sự thật, con cháu họ được chúc phúc”[14]. Và như thế chúng ta theo gương Chúa Kitô: “Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính”[15].

Thứ đến, nghệ thuật phải biết nói thế nào 

Hãy nói sự thật bằng tình yêu chân thành trong hoàn cảnh và nhu cầu thiết thực. Như Chúa Giêsu, Ngài cũng đã diễn tả trực tiếp yêu cầu: “Hãy theo Ta và Ta sẽ làm cho các con trở nên kẻ đánh cá người”[16]. Và: “Ta muốn, hãy nên sạch”[17]. Ngài cũng thẳng thắn xin: “Hãy cho Ta uống”[18].

Thực tế, chúng ta nên dùng câu nói mở đầu bằng đại danh từ nhân xưng “Tôi” mỗi khi có những vấn đề liên quan tới thất tình[19]. Ví dụ: “Tôi yêu bạn; tôi thực sự cảm kích điều mà bạn đã làm cho tôi.” Kinh nghiệm cho thấy, trong nhiều trường hợp, cha mẹ nói với con cái bằng ngôi thứ nhất, rất thành công. Ví dụ: “Mẹ rất buồn khi thấy con đối xử với Ba như thế; ba rất tự hào về con.” Khi tức giận, chúng ta càng nên dùng “Ngôi thứ nhất” mà không nên dùng “Ngôi thứ hai.” Ví dụ: “Tôi cảm thấy bất bình, thất vọng” thay vì: “Anh là đứa tồi, vô dụng!”

Nhưng nghệ thuật quan trọng nhất là gì?

Đó là nghệ thuật: “Nói khi nào?” Mặc dầu chúng ta được tự do nói “Không” nhưng làm thế nào để nói lời từ chối? Vì khi từ chối sẽ làm đau lòng mình và nhất là người bị từ chối. Chúa Giêsu từ chối rất khéo: “Lạy thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi[20]. Người đáp: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?”[21]

Về điểm này, tục ngữ Việt Nam có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Điều này nhắc nhở chúng ta cần cầu nguyện và suy nghĩ, cân nhắc trước khi phải từ chối, để sự từ chối của chúng ta bao giờ cũng đầy ắp yêu thương, không làm buồn người có thiện chí và đồng thời tỏ ra biết ơn chân thành mà lại rất chân thực. 

Trong trường hợp phải ứng xử với người hay phê bình chỉ trích thì sao? 

Chúng ta biết, phê bình, nhất là phê bình chủ nghĩa, luôn làm đau lòng người bị phê bình, dễ gây nên tranh luận và thường ít đem lại hiệu quả. Kinh nghiệm cho thấy, “Đụng chạm tới lòng tự ái của người khác là điều tối kỵ.” 

Thế nhưng, không có phê bình sẽ thiếu vắng tiến bộ. Vì thế, cần có phê và tự phê. Chúng ta nên giúp người khác tự phê bằng cách đặt câu hỏi và hỏi thêm, để vấn đề được sáng tỏ. Trong trường hợp phải phê bình, thì tỏ ra trân trọng, hiểu biết và chỉ nhắm mục đích duy nhất là đi tìm sự thật, và vì lợi ích chung, theo nguyên tắc khôn ngoan mục vụ của Giáo Hội chúng ta: “Tôn trọng con người và tôn trọng sự thật.” 

Chú trọng hơn nữa, trong trường hợp giận giữ thì sao? 

Lời Chúa: “Cơn giận không thể hiện sự công chính của Thiên Chúa”[22]. Theo Phật Giáo: “Cơn giận như đốm lửa thiêu trụi rừng nhân đức.” Tục ngữ ta có câu: “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa cả đời không khê.” 

Vì thế, trước hết phải biết cẩn trọng, tự chủ, trân kính con người, không bao giờ khởi sự khi nóng nảy. Tất cả chỉ nhắm mục đích có lợi: “Nếu có người trong anh em phạm tới anh, hãy đi và nói cho nó biết lỗi của nó, giữa anh và nó thôi. Nếu nó nghe anh, anh lợi được người anh em”[23].

Để giúp đạt được điều đó, có bốn câu hỏi được đặt ra: “Người đó đã làm gì? Đã xúc phạm tới tôi thế nào? Hậu quả gì? Tôi muốn người đó làm khác là gì? Sau đó là nghệ thuật lắng nghe, gồm bốn chìa khóa: “SOLER.” Squarely là chân thành và chân thật; Open là cởi mở (không chéo chân, khoanh tay); Eye là từ tốn, dịu dàng; Lean là chú tâm; Relax là thanh thản, thoải mái. 

Kinh nghiệm, nghe mệt hơn nói: “Lắng nghe là biểu thị của thập gía”[24]. Quả thực, khi nghe đòi hỏi người nghe phải chú ý, linh hoạt, thiện cảm, tiên đoán, hồi tưởng và sáng tạo. Cao cả hơn thế, lắng nghe còn là dấu chỉ của người khôn ngoan. Vua Salômon, vị vua nổi tiếng khôn ngoan, chỉ xin Chúa một điều: “Xin cho con tâm hồn biết lắng nghe.”

Và sau cùng, điều kiện ắt có và đủ là phải “Lấy tình yêu bao bọc sự thật”[25].

Trước hết, như chúng ta đã biết, tố chất con người bao gồm lý và tình. Lý là sự hiểu biết. Theo kinh nghiệm: “Hiểu biết làm kiêu căng, nhưng tình yêu cảm hóa”[26]. Hiểu biết mà không có tình yêu chỉ dẫn tới mánh khoé, độc tài, và tranh chấp. 

Tắt một lời, thiếu bác ái, tất cả đều làm lời nói của chúng ta trở nên không chân thật. Vì thế tác giả nhấn mạnh tới: “Bác ái trong lời nói” vì tình yêu là “Quyền lực cao cả nhất.” Tình yêu có thể phá vỡ ổ khóa tội lỗi, mạnh hơn sự chết có thể chiến thắng sự dữ. Tình yêu có nghĩa là làm lợi tối đa cho người khác. Nếu tôi yêu anh, tôi nói sự thật với anh, điều đó không có lợi cho tôi nhưng cho anh. 

Đặc trưng bác ái trong lời nói theo Thánh Phaolô: “Không dập tắt ý tưởng, lời nói, thái độ người khác; không làm bối rối nhưng tán dương, đồng thời cũng dám nhận lỗi lầm; tránh giận giữ và kiên nhẫn.” Ví dụ: “tôi đã làm điều gì tổn thương anh? Và có vấn đề gì không làm anh hài lòng và hạnh phúc?” 

Sau cùng, nghệ thuật nói để phục vụ một mục đích tốt. Nhưng phải nói thế nào? Trước hết, nên có những câu hỏi thú vị. Ví dụ, thay vì hỏi: “Anh nghĩ gì về diễn giả tối nay”, chúng ta hỏi: “Xin vui lòng cho tôi biết điều gì, đối với anh, là quan trọng nhất mà diễn giả tối nay đã diễn thuyết?” Hoặc thay vì hỏi: “Anh thấy thế nào về cuộc du lịch Israel”, chúng ta hỏi: “Trong chuyến du lịch Israel, điều gì đặc biệt đã gây thú vị nhất đối với anh?” 

Thứ đến là học kể chuyện. Một câu chuyện hay, thích hợp, đúng lúc, đúng hoàn cảnh, đúng đối tượng cũng như có mục đích, sẽ có giá trị gấp nhiều lần giảng thuyết dài giòng, trừu tượng. Chúa Giêsu là bậc thầy kể chuyện. Chúng ta cần học tập, bắt chước Ngài. Ví dụ, Ngài kể về một người Samaritanô Nhân Hậu. Câu chuyện ca ngợi một người có lòng thương xót kẻ hoạn nạn dọc đường gió bụi. Nội dung gây xúc động. Vì nghĩa cử thương xót, bao dung, cao thượng, lại rất đẹp, nên có sức thuyết phục lôi kéo người nghe làm theo. Trong nghệ thuật kể chuyện, không nên bộc lộ quá nhiều về mình và quá sớm. Ví dụ, khi kể chuyện cười, người kể không nên cười trước. Kỹ năng kể chuyện hay, cần phải viết và nhớ chuyện. 

Sau cùng, cần cầu nguyện để xin ơn biết kể gì, kể ra với ai và khi nào nên kể. Tôi rất thích lời nguyện sau đây: “Lạy Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ, Chúa đã cứu con khỏi tội lỗi và sự chết; khỏi sự gian tà và cả sự vô tâm. Con xin tin và cảm tạ hồng ân này. Con quyết tâm theo gương yêu thương của Chúa, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa đã gởi xuống tâm hồn con, như hồng ân ban sự sống của Chúa. Amen.”

7.3.3. Hình thöùc

 

Hình thức trong đối thoại hiệp thông. Đó là ngôn từ và hồn của ngôn từ. Ngôn ngữ là hồn của dân tộc: “Và Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta.” Hồn của ngôn ngữ là Tình Yêu. Tình yêu là điều thiện hảo, nên mang tính chia sẻ. Ai không biết chia sẻ thì không có khả năng sống cộng đồng. Vì thế ngôn từ và yêu thương là hai hình thái hết sức quan trọng cần rèn luyện để thể hiện hữu hiệu việc hiệp thông đối thoại hầu hiểu biết, cảm thông, hòa giải, tha thứ, chữa lành… và tiến tới sự gần nhất với tình yêu Thiên Chúa và với nhau[27].

Và hơn thế, sau khi nghiên cứu vấn đề trong sách, đã khiến tôi chú tâm suy tư, tìm hiểu và khám phá ra khía cạnh “Thần Học ngôn từ trong văn hóa đối thoại.” Đặc biệt trong văn hóa Việt Nam mà Viện Thần Học Mục Vụ Quốc Tế Việt Nam phải đối mặt. Hy vọng khám phá này, sẽ giúp ích cho mục vụ của tôi sau này. Điều này sẽ được trình bày ở phần: “Trong môi trường văn hóa Việt Nam.” Bây giờ chúng ta chú ý tới việc đào luyện.

 

7.4. Đào luyện kỹ năng đối thoại

 

 7.4.1. Kỹ năng căn bản

 

Mỗi người cần biết lắng nghe, biết giãi bày tâm tư, và biết diễn đạt chân thành. Trước hết, về kỹ năng nghe. Có hai loại nghe. Nghe thật và nghe giả. Nghe giả là nghe có ý thủ lợi. Nghe thật là muốn hiểu, vui, học hỏi và chia sẻ. Bốn bước nghe hữu hiệu: tích cực, thiện cảm, cởi mở, toàn diện. Mắt chăm chú về phía người nói, thỉnh thoảng củng cố, tán thành người nói bằng tỏ thái độ gật đầu hay xin giải thích, chú tâm tránh xao nhãng và tỏ ra tín nhiệm, ngay cả khi khó chịu bực tức, để hiểu đúng ý người nói. 

Khi phải nói, nên nói vắn tắt, cô đọng, không nên tập trung vào điểm yếu của đối phương, nhưng nên tập trung vào cái mà bạn muốn và nghĩ. Hơn nữa, khi nghe cần chú ý để hiểu cảm nghĩ, ý kiến và nhu cầu; tránh làm phật ý; không nên tranh biện và đối lập hay sửa lời nói mà nên hỏi để làm rõ hơn. 

Thứ đến là kỹ năng bộc bạch, giãi bày tâm tư. Tôi xin hệ thống hóa thành bốn bước: nhận thức, nghĩ, cảm tưởng và nhu cầu. Mở đầu, tôi cho biết nhận thức của tôi về nội dung vấn đề. Ví dụ, tôi đọc gì, của ai, ở đâu, lúc nào…? Nghĩa là tôi thấy gì?  Sau đó là nghĩ. Nghĩ là nhìn vấn đề trong mọi mối tương quan, đối chiếu thực tế với nguyên tắc, rồi đánh gía. Tiếp theo là cảm tưởng, gợi nhớ, thích, cảm kích. Sau cùng là nhu cầu: tôi cần, anh có thể?

Sau cùng, về kỹ năng diễn đạt thì sao? Cấu trúc diễn đạt cũng giống như kỹ năng bộc bạch, gồm bốn chữ: “Thấy, Nghĩ, Cảm, Cần.” Tựu trung, có mục đích rõ ràng, thẳng thắn, tránh mỉa mai, lôi kéo về quá khứ, so sánh tiêu cực, có vẻ đe dọa, tấn công[28].

 

7.4.2. Kỹ năng cao cấp

 

Trước hết là ngôn ngữ thể lý

Theo Albert Mehrabian: 7% bằng lời nói; 38% giọng nói; 55% cử chỉ, điệu bộ, nhất là nét mặt. Ngoài ra còn tư thế và hơi thở. Khoảng cách thân mật từ 6 đến 18 inches. Khoảng cách cá nhân: 4’; giữa hai người: 4’ – 12’; với dân chúng: 12’ – 20’. Thứ đến, về giọng. Chúng ta để ý tới sự nhấn mạnh, âm vang, âm lượng, nhịp điệu và nhịp độ. 

Phải kiểm soát được điều mình nghĩ và xem đó là gì và người ta thực sự nghĩ thế nào và cảm tưởng của họ ra sao. Rồi, nên có một chương trình khép kín. Mục đích của chương trình để giữ thăng bằng cuộc sống. Cũng giống như tự kỷ ám thị, câu thần chú, phương châm mà chúng ta có thể để ở nhưng tới thuận tiện cho dễ nhớ. Sau đó cần nhập vai cha mẹ, con cái và người trưởng thành.  

Hơn nữa, mỗi vị trí có ngôn ngữ và thái độ sử sự khác nhau cần giải mã ẩn ngữ và siêu ngữ, khám phá ra những bí ẩn để ứng dụng vào đối thoại. Hầu làm sáng tỏ ngôn ngữ và bổ sung những thiếu sót về văn hóa và giới tính. 

Sau cùng, về văn hóa và giới tính, tác giả dựa theo tâm lý và kinh nghiệm, nêu lên mười ba đặc điểm của nam giới và mười ba của nữ giới cần nhận biết khi đối thoại[29]. Ví dụ, người Ý và người Hy Lạp có khuynh hướng tranh luận lớn tiếng với nhiều cử điệu mạnh. Người bắc Âu hay người Á Châu, kiểu này được xem là gây gỗ và bạo lực. 

Kỹ năng chủ yếu khi tình trạng xung đột

Trước hết khẳng định vấn đề, rồi đấu tranh hợp lý, và sau cùng đàm phán. Có ba loại căn bản xung đột: kiểu thụ động, công kích, và khẳng định. Loại khẳng định diễn tả cảm nghĩ và ước muốn, khẳng định quyền hợp pháp của mình mà không vi phạm tới quyền lợi của người khác. Kỹ năng này không phải bẩm sinh mà là do học tập. Khi bạn đang xung đột với ai đó, cả hai cần lắng nghe và diễn tả khẳng định của nhau. Kinh nghiệm cho thấy, nhiều vấn đề được giải quyết một cách đơn giản nhờ diễn tả rõ ràng điều mà bạn đang cảm nghĩ và ước muốn. Sự hiểu lầm thường được đánh tan và vấn đề được giải quyết mau lẹ. 

Còn đấu tranh hợp lý, là tranh luận về khác biệt một cách chân thành và cởi mở mà không lớn tiếng và bạo lực. Nó đòi hỏi những nguyên tắc trao đổi hợp lý và hòa bình, dẫn đến một giải pháp thỏa thuận hỗ tương. Ba thái độ cần có. Xung đột là điều không thể tránh, vì nhận thức của mỗi người về nhu cầu, khát vọng, ý kiến, sở thích, ưa chuộng, kính trọng và mục đích khác nhau. Nhu cầu lại không có giá rị ngang nhau. Mà cả hai lại đều muốn thắng. 

Sau đây là một số nguyên tắc đấu tranh hợp lý mà tôi thiết nghĩ là quan trọng. Xác định thời gian và vấn đề. Tránh vấn đề nhạy cảm và thái độ khiển trách. Diễn tả cảm tưởng bằng “Tôi.” Ví dụ: “Tôi cảm thấy giận” hơn là “Anh làm tôi giận”. Khi muốn đề nghị, chúng ta nói: “Tôi muốn anh chu đáo hơn nữa” thay vì nói “Tôi muốn anh đi ngay khỏi đây.” 

Sau cùng là đàm phán. Đàm phán có trong mọi lãnh vực. Đàm phán là một kỹ năng giúp bạn đạt được điều ước muốn nơi người khác mà không làm xa cách họ. Gồm bốn bước. Trước hết là chuẩn bị. Rồi tranh luận. Tiếp đến là trao đổi đề nghị. Sau cùng phân biệt cái gì đồng ý, cái gì không đồng ý, rồi cứ tiếp tục tranh luận, cho tới khi đạt thỏa thuận. 

Xung đột là điều không thể tránh. Thái độ trước xung đột sẽ quyết định thành công trong đàm phán. Sau đây là những nguyên tắc đạo đức trong đàm phán. Phân biệt con người với vấn đề. Hiểu con người. Chú ý tới lợi ích của con người. Lập danh sách giải pháp. Đàm phán chọn lựa giải pháp tối ưu, một cách khôn ngoan trước những đối thủ đầy quyền lực mà lại kiên quyết không hợïp tác và chơi không đẹp[30].

Kỹ năng quan hệ xã hội: Thành kiến và tiếp xúc

Trước hết về thành kiến. Thành kiến là một quan niệm do kinh nghiệm, rồi dùng kinh nghiệm đó đánh giá về người khác. Điều này có ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai người. Kỹ năng rèn luyện sẽ giúp chúng ta khách quan đánh giá về con người hơn. 

Ví dụ, câu đố: nối kết chín điểm với chỉ bốn đường thẳng mà không được nhấc bút trong mười phút. Người có thành kiến là người sẽ giải quyết theo kinh nghiệm là chỉ có thể vẽ hình vuông. Nhưng giải quyết như vậy không thể được.  Thế nên, cần di chuyển các điểm theo hình khác, sẽ trả lời được cấu đố. Tuỳ theo mỗi con người, mỗi hoàn cảnh và mỗi lần, chúng ta cần suy nghĩ và sáng tạo giải pháp sẽ có đáp án trúng và hiệu quả hơn. Hình câu đố và giải đáp minh họa[31].

 

 

 

 

Thứ đến là tiếp xúc

Trước hết, cần phá vỡ băng giá và tiến đến đối thoại với những người cần tiếp xúc. Đó là nghệ thuật bắt đầu. Nhờ tuân theo một vài nguyên tắc đề nghị đơn sơ, bạn có thể bớt xấu hổ trước người lạ, và có thể nói với mọi người và mọi nơi. Chẳng hạn hỏi về đường xá, địa chỉ, khen ngợi, một chút hài hước, sử dụng những sự kiện đang xảy ra. Sau đây là nghệ thuật phá vỡ băng giá: “Hỏi, nghe tích cực, và bộc bạch một chút về bản thân, để gây thiện cảm và lòng tin, tạo nên gần gũi”[32].

Kỹ năng đối thoại về phái tính, với trẻ em và gia đình

Về phái tính, tuỳ theo sự khôn ngoan, nhưng cũng cần nâng cao sự hiểu biết về phái tính, tránh xung đột bất cứ giá nào và nên nhờ đến các nhà chuyên môn. Còn đối thoại với trẻ em. Có ba kỹ năng: nghe, diễn tả và cùng giải quyết vấn đề. Sau cùng là đối thoại gia đình. Muốn cho gia đình đối thoại tốt, nên để cho mọi người tự do nói điều mà họ cảm, nhìn, và muốn. 

Đây là hai bài tập giúp đạt được điều đó. Một là khi có người nói xung đột, bạn hãy viết ra, giọng và ngôn ngữ thể lý, giải thích và đâu là sứ điệp thật sự. Hai là nghe chính mình, cũng viết xuống những gì có liên quan tới sứ điệp của mình. Làm điều này sẽ giúp kiên nhẫn và nhờ đó sẽ khách quan và đúng đắn hơn[33].

Kỹ năng quần chúng

Trước hết là kỹ năng gây ảnh hưởng tới người khác. Thứ đến là kỹ năng đối thoại trong nhóm. Tiếp theo là khi phải thuyết trình và sau cùng là khi phỏng vấn. 

Ảnh hưởng người khác là nghệ thuật đòi hỏi hiểu biết về nguyên tắc thay đổi. Nhưng trước hết nên biết những cái không làm thay đổi. Đó là đe dọa, làm mất uy tín, và đặt điều kiện. Đây là chiến lược hữu hiệu. Gồm những tác động: ca ngợi, vì ai cũng thích được khen; trao đổi, vì ai cũng muốn lợi, không nên để bên nào bị thiệt “có đi có lại mới toại lòng nhau”; phần thưởng: “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp; một quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”; đánh giá bằng lời và không lời, ví dụ: nói cám ơn là quan trọng, nhưng nụ cười, gật đầu, vỗ về, cái nhìn hài lòng cũng có thể tăng cường sức mạnh cho người mình hợp tác. 

Còn đối thoại trong nhóm, cần nêu rõ mục đích, gợi ra sự đóng góp, xác định sự nhất trí, duy trì đạo đức và chọn kiểu lãnh đạo thích hợp. Khi phải nói trước công chúng, cũng nên xác định mục đích cần thuyết phục ai? Khi trình bày cần ngắn gọn và xúc tích, bố cục chặt chẽ, lý luận hợp lý, dùng hình tượng so sánh dễ hiểu, thiết thực, rõ ràng hiệu quả, có sức thuyết phục.

Sau cùng làm thế nào để rèn luyện kỹ năng phỏng vấn đạt hiệu quả?  Tôi có thể tóm tắt chung, “Biết người biết ta.” Nghĩa là cần biết mục đích của nhau. Viết ra một số câu hỏi. Chuẩn bị một số câu trả lời có liên quan tới nội dung phỏng vấn, để chứng tỏ bản lĩnh và khả năng, hầu gây ấn tượng tốt lúc khởi đầu. Những việc làm gây ấn tượng tốt: đúng giờ, nói đúng tên, ăn mặc chỉnh tề, phong cách bình thản, thái độ lịch thiệp, trân trọng, cởi mở, lương thiện và đáng tin. Ngoài ra còn biết bày tỏ đúng lợi ích chung mà người phỏng vấn đang quan tâm; nói chuyện hay; xây nhịp cầu liên đới. Nói chung, nên để lại một ấn tượng tốt sau phỏng vấn là điều quan trọng[34].

 

7.5. Kết luận

 

Kỹ năng không những đòi hỏi nhận thức, hiểu biết lý thuyết, nhưng còn phải thực hành trong đời sống. Kỹ năng đòi hỏi thực tập, thực nghiệm. Nghĩa là phải thực hành, tập luyện, theo một nghị trình để rèn luyện bản thân. 

Tìm hiểu gương mẫu, thực hành hầu như mỗi ngày. Xử lý mọi lãnh vực đối thoại, từ trẻ em tới ông chủ; từ việc gỡ ngòi nổ nơi người bạn đồng nghiệp bị áp bức đến khuyên giải một người bạn bị đau khổ; từ cứu khỏi một câu nói hình thức tới sự lắng nghe hào phóng cuộc tranh luận về phái tính với những thành viên trong gia đình. 

Kỹ năng đối thoại không bẩm sinh. Chúng còn được học hỏi, thực hành và trở thành tinh thông. Càng thực hành, chúng ta càng thành thạo và càng sớm vui mừng đón nhận phần thưởng trong đời. Và hơn nữa, khi thực hành, nó sẽ tác động tới đời sống và đem lại hiệu quả thiết thực. 

Sự thành công và hạnh phúc của chúng ta tuỳ thuộc phần lớn vào khả năng đối thoại. Khi chúng ta đối thoại hữu hiệu, chúng ta có thể kết bạn và giữ bạn. Chúng ta cũng sẽ trổi hơn trong công việc, dễ dàng giải quyết xung đột trong gia đình và tại nơi làm việc, đồng thời giữ được an vui sâu đậm trong mọi mối tương quan. 

Giống như người lái xe và bơi lội, đối thoại là một kỹ năng xem ra đơn giản nhưng đòi hỏi sự đào luyện chuyên môn mới có thể đem lại hiệu quả. Đặc biệt là áp dụng trong lãnh vực rao giảng tin mừng.

 

Người Giáo Dân: Nhiệm Vụ Quan Trọng và Khẩn Thiết

Hiệp Thông và Tăng Trưởng Để “Loan Báo Tin Mừng”

 

Trước hết, nhiệm vụ xây dựng: “Hiệp Thông”[35].

Nhiệm vụ này phát xuất từ bản tính của ơn gọi làm Con Thiên Chúa, làm cành nho, làm phần thân thể của Đức Kitô, nên phải hiệp thông với Đức Kitô là đầu, là cây nho thật. Đức Phaolô VI trong buổi triều yết sau Công Đồng đã quả quyết: “Giáo Hội là một sự Hiệp Thông. 

Tiếng hiệp thông ở đây có nghĩa gì? 

“Ta mời gọi chúng con đọc lại giáo lý nói về việc các thánh thông công. Các thánh thông công có hai nghĩa: người Kitô hữu được thông công vào sự sống Đức Kitô và sự lưu thông của chính đức ái này trong toàn thể cộng đồng các tín hữu ở trần gian, và bên kia thế giới. Hợp nhất với Đức Kitô và trong Đức Kitô, hợp nhất các Kitô hữu với nhau trong Giáo Hội”[36]. Chúng ta hãy nghe lại lời của Đức Giêsu: "Ta là Cây Nho Thật, và Cha Ta là Người trồng nho... các con hãyở trong Ta, như Ta ở trong các con”[37].  

Chỉ mấy lời đơn sơ này cũng đã mặc khải cho chúng ta thấy sự thông hiệp mầu nhiệm kết hợp Chúa và các môn đệ Ngài, nối kết Đức Kitô với các người đã chịu phép Rửa Tội trong sự hơp nhất toàn vẹn: một sự thông hiệp linh động và chuyển ban sinh lực, nhờ đó người Kitô-hữu không còn thuộc về mình nữa, nhưng trở thành sở hữu của Đức Kitô, như cành nho hợp nhất với cây nho. Sự thông hiệp của người Kitô-hữu với Đức Giêsu, lấy sự thông hiệp của Chúa Con với Chúa Cha trong ơn Chúa Thánh Thần làm kiểu mẫu, nguồn gốc và cùng đích: Người Kitô-hữu hiệp nhất với Chúa Con trong mối giây ràng buộc tình yêu của Chúa Thánh Thần cũng được hiệp nhất với Chúa Cha.

Chúa Giêsu còn tiếp: "Ta là cây nho, chúng con là cành"[38]. Người Kitô hữu hiệp thông với Đức Kitô nên họ cũng hiệp thông với nhau. Tất cả đều là cành nho của Cây Nho duy nhất là Đức Kitô . Trong sự hiệp thông huynh đệ này, Chúa Giêsu phản ảnh lạ lùng việc tham dự nhiệm mầu vào đời sống tình yêu thâm sâu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Để thực hiện sự thông hiệp này, Chúa Giêsu đã cầu nguyện: "Cho hết thảy được hợp nhất, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để họ cũng được liên hiệp cùng Ta, cho thiên hạ tin rằng Cha đã sai con đến"[39]. Sự thông hiệp này, chính là mầu nhiệm của Giáo Hội như Công Đồng Vaticanô II đã dùng những lời của Thánh Cyprianô để nhắc lại: "Giáo Hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được hợp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”[40].

Mầu nhiệm GiáoHội hiệp thông này được nhắc nhở ở mỗi đầu Thánh Lễ khi vị chủ tế đón mời chúng ta bằng lời chào của Thánh Phaolô Tông Đồ: "Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha và ơn Thông Hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em[41].

Như thế chúng ta thấy bổn phận đầu tiên và quan trọng nhất của mọi tín hữu là bảo tồn sự Hiệp thông trong Giáo Hội, nghĩa là sống hiệp nhất với nhau và với đầu. Đây là điều kiện tiên quyết làm nền tảng cho việc thi hành các sứ vụ khác. Quả thực, một cành nho lìa khỏi cây và các cành nho khác thì làm sao có thể sống và sinh hoa trái. Cũng thế, một chi thể lìa khỏi các phần khác, đầu và thân, không thể tồn tại[42].

Thứ đến là bổn phận: “Tăng Trưởng” thân thể 

Ngoài bổn phận xây dựng, bảo vệ và duy trì sự Hiệp Thông, người giáo dân còn bổn phận tăng trưởng phần thân thể. Chúng ta nghe giáo huấn của thánh Phaolô: “Mỗi người chúng ta đã lãnh nhận ơn nghĩa thánh như Chúa Kitô đã phân chia… và các ơn Ngài ban cho con người, trước tiên là các Tông đồ, đến các vị rao giảng, các nhà thừa sai Phúc Âm, các chủ chăn và những người lo việc dậy dỗ. 

Như thế Dân Thánh Chúa được tổ chức để các thừa tác vụ được hoàn thành và để thân thể của Đức Kitô được xây dựng. Cuối cùng tất cả chúng ta cùng nhau Hiệp Nhất trong đức tin và trong sự hiểu biết chân chính con Thiên Chúa, để tiến tới tình trạng trưởng thành và sung mãn trọn vẹn của tầm vóc con người Đức Kitô”[43].

Để chu toàn các bổn phận đặc biệt này, người tín hữu giáo dân lưu ý tới các phương thế sau đây. Trước hết, trong Giáo Hội có hai tác vụ chính: tác vụ truyền phong và tác vụ do hiệu năng bí tích của phép Rửa Tội, Thêm Sức và Hôn Phối. Tiếp đến là ơn Đoàn Sủng. Và sau cùng là tham gia vào đời sống Giáo Hội.

Trước hết là tác vụ truyền phong 

Trong Giáo Hội, chúng ta thấy trước tiên các thừa-tác-vụ được truyền phong nghĩa là phát nguồn từ Phép Truyền Chức Thánh. Chúa Giêsu đã chọn và đặt các Tông Đồ "như là hạt giống nảy sinh dân Israel mới và đồng thời cũng là nguồn gốc của phẩm trật trong Giáo Hội”[44], và truyền cho họ phải huấn luyện và đào tạo những môn đệ trong khắp các dân tộc, và điều khiển hàng tư tế.

Sứ vụ của các Tông Đồ mà Chúa Giêsu tiếp tục giao phó cho các vị Chủ chăn dân Ngài, là một chức vụ mà Thánh Kinh gọi là "diakonia" nghĩa là phục vụ hay mục vụ. Các vị này nhận lãnh nơi Đức Kitô Phục sinh, ơn đoàn sủng của Chúa Thánh Thần được truyền thụ không ngừng từ đời các Tông Đồ, nhờ bí tích Truyền Chức Thánh: Từ Đức Kitô họ nhận lãnh trách nhiệm và quyền năng linh thiêng để phục vụ Giáo Hội, họ hành động nhân danh Chúa Kitô là Đầu và để hợp nhất Giáo Hội lại trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc âm và phép Bí Tích[45].

Các thừa-tác-vụ được truyền phong là một ân sủng được ban cho toàn thể Giáo Hội, chứ không chỉ là ân sủng riêng cho cá nhân người lãnh nhận. Các thừa-tác-vụ này là sự thực thi và biểu lộ việc được tham dự vào chức linh mục của Chúa Kitô; sự tham dự này khác biệt ngay trong bản tính, chứ không chỉ trong mức độ tham dự đã được ban cho mọi tín hữu nhờ phép Rửa Tội và phép Thêm Sức. Đàng khác, chức linh mục thừa-tác-vụ, như Công Đồng Vaticanô II đã gọi hướng về chưc tư-tế-vương-giả cộng đồng của mọi tín hữu, và cùng đích cốt yếu của nó nằm ở trong chức tư tế này[46].

Vì thế, để bảo đảm và làm tăng trưởng sự hiệp thông trong Giáo Hội, đặc biệt về những gì có liên quan đến các thừa-tác-vụ khác nhau và bổ túc cho nhau, các vị chủ chăn phải xác tín chắc chắn rằng chức linh mục của mình là để phục vụ toàn Dân Thiên Chúa. Các tín hữu giáo dân cũng phải nhìn nhận rằng chức linh mục thừa-tác-vụ tuyệt đối cần thiết cho cuộc sống của chính mình trong Giáo Hội, và cho mình được tham dự vào sứ mệnh của Giáo Hội[47].

Thứ đến là tác vụ do hiệu năng của bí tích

Sứ mệnh cứu rỗi của Giáo Hội giữa thế giới được thực hiện không chỉ nhờ các vị thừa hành đã nhận lãnh bí tích Truyền chức Thánh, nhưng cũng nhờ các tín hữu giáo dân; vì họ đã được chịu phép Rửa Tội và được kêu gọi đặc biệt, để tham dự theo mức độ của mỗi người vào chức vụ tư tế, rao giảng và vương giả của Đức Kitô. 

Bởi thế, các vị chủ chăn phải thừa nhận và cổ võ các thừa-tác-vụ, nhiệm vụ và chức vụ của các tín hữu giáo dân, những nhiệm vụ và tác vụ này có nền tảng bí tích trong phép Rửa Tội, phép Thêm Sức và hơn nữa trong phép Hôn Phối đối với nhiều người trong giáo dân. Hơn nữa, khi cần thiết hoặc vì lợi ích của Giáo Hội đòi buộc, các chủ chăn có thể theo quy chế dự định trong bộ luật chung, giao phó cho tín hữu giáo dân một số nhiệm vụ hay chức vụ.

Những nhiệm vụ hay chức vụ này vẫn (tuỳ thuộc) với thừa-tác-vụ chủ chăn của các Ngài, nhưng không cần chức Thánh mới thi hành được. Giáo Luật xác định: "Nơi nào nhu cầu Giáo Hội đòi hỏi và thiếu thừa-tác-viên, thì các giáo dân dù không có chức tác-vụ đọc sách và giúp lễ, cũng có thể thay thế họ làm một số việc như đọc Lời Chúa, chủ tọa các buổi cầu nguyện, rửa tội và cho rước lễ theo các quy tắc luật định"[48].

Tuy nhiên, việc thi hành chức vụ này không làm cho người tín hữu giáo dân trở thành vị chủ chăn: Thật ra, điều tạo nên một thừa-tác-vụ, không phải là chính tác động mà là bí tích Truyền Chức. Chỉ có phép Truyền Chức Thánh mới ban cho vị thừa-tác-viên nhận chức sự tham gia vào chức tư tế của Đức Kitô[49]. Chức vụ thi hành với tư cách là kẻ thay thế được xem là hợp pháp, là vì các chủ chăn đã lãnh nhận một cách công khai sự đại diện chính thức. Vậy khi thi hành chức vụ này, người thay thế phải lệ thuộc vào quyền lãnh đạo của Giáo-quyền[50].

Thượng Hội Đồng Giám Mục vừa qua đã trình bày cho thấy một cái nhìn bao quát tình trạng Giáo Hội về thừa-tác-vụ, nhiệm-vụ và chức-vụ của những người đã chịu phép Rửa Tội. Các Nghị Phụ đã hết lòng thán phục những sự cộng tác tông đồ của các tín hữu giáo dân nam nữ để làm cho Giáo Hội được sống và tăng trưởng bằng các ơn đoàn sủng, bằng các hoạt động nâng đỡ việc truyền giáo, việc thánh hóa và sống đạo. Đồng thời các vị Nghị Phụ cũng rất quý mến sự tận tâm sẵn có của họ để phục vụ các cộng đồng trong Giáo Hội, và việc chuẩn bị sẵn sàng của họ để thay thế các vị chủ chăn trong những trường hợp khẩn cấp hoặc trong các nhu cầu nhất thời[51].

Sau khi Công Đồng cổ võ việc canh tân Phụng vụ, các tín hữu giáo dân cũng ý thức rõ ràng về nhiệm vụ của họ trong khi chuẩn bị tham dự các nghi thức Phụng vụ; vì thế họ đã tỏ ra rất quan tâm. Vì việc cử hành Phụng vụ là một việc Thánh của cộng đồng dân Chúa chứ không riêng gì của hàng giáo sĩ. Lẽ dĩ nhiên việc nào không phải dành riêng cho các vị có chức Thánh thì phải do các tín hữu giáo dân đảm trách[52]. Một khi chấp nhận việc tham gia thật sự của người tín hữu giáo dân trong việc phụng sự, tự nhiên cũng để chấp nhận họ tham gia vào việc rao truyền Lời Chúa và trách nhiệm mục vụ[53].

Các nhiệm-vụ và chức-vụ người tín hữu giáo dân có thể thực thi hợp pháp trong Phụng vụ, trong việc truyền bá Đức Tin và trong các cơ cấu mục vụ của Giáo Hội, phải được thực thi phù hơp với ơn gọi đặc biệt của họ, một ơn gọi khác biệt với các thừa-tác-vụ Thánh. Chính bức Tông Huấn "Truyền bá Phúc âm" của Đức Phaolô VI đã đề cập đến vấn đề này. Bức Tông Huấn đã đem lại những kết qủa rất lớn lao và tốt đẹp vì đã cảnh tỉnh được người tín hữu giáo dân để họ tham gia bằng nhiều cách vào đời sống, và vào sứ mệnh tông đồ của Giáo Hội . Bức Tông Huấn đã nhắc nhở rõ ràng rằng: "Môi trường riêng biệt của các hoạt động tông đồ của người giáo dân là thế giới mênh mông phức tạp của đời sống chính trị, của các thực tại xã hội và kinh tế, của đời sống văn hóa, khoa học và nghệ thuật, của đời sống quốc tế, của các phương tiện truyền thông xã hội. Nó cũng bao gồm các thực tại khác đặc biệt mở rộng cho việc rao truyền Phúc âm như tình yêu, gia đình, giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên, lao động chức nghíệp và đau khổ. Càng có nhiều giáo dân thấm nhuần tinh thần Phúc âm, ý thức trách nhiệm đối với các thực tại ấy và dấn thân một cách tích cực, đủ khả năng trong việc khai triển các thực tại ấy, và đồng thời ý thức được bổn phận buộc mình phải phát huy tiềm năng Công Giáo của mình đã từ lâu bị chôn vùi và bóp nghẹt, chúng ta càng thấy tầm mức siêu việt và hiệu năng trần thế của nó, để được sử dụng trong công cuộc xây dựng nước Thiên Chúa nghĩa là nước Cứu Rỗi trong Đức Giêsu Kitô"[54].

Tiếp đến là ơn Đoàn Sủng[55]

Chúa Thánh Thần trong lúc giao phó cho Giáo Hội Hiệp Thông các thừa-tác-vụ, thì đồng thời cũng làm cho Giáo Hội được sung túc với nhiều ân hụê và ân sủng đặc biệt khác gọi là đoàn sủng. Các ơn này có nhiều hình thức khác nhau vì Chúa Thánh Thần Đấng ban phát những ơn này là Đấng Tự Do tuyệt đối, và vì lịch sử Giáo Hội có nhiều nhu cầu khác nhau. Tân Ước đã mô tả và xếp hạng các ơn này, như chúng ta thấy có rất nhiều loại khác nhau: "Vì Thánh Linh hiển hiện trong mỗi người hầu mang lại ích lợi. Như người này nhờ Thánh Linh được ơn lợi khẩu, người khác cũng nhờ Thánh Linh được thông thái, bởi một Thánh Linh đó người này được tín ngưỡng và cũng do Thánh Linh ấy người kia được ơn trị bệnh; lại người được làm phép lạ, kẻ nói tiên tri, người phân biệt các tâm kồn, kẻ nói được nhiều ngoại ngữ, người khác có thể thông dịch các thứ tiêng"[56].

Các đoàn sủng cao siêu hay giản dị, tất cả đều là ân sủng Chúa Thánh Thần, trực tiếp hay gián tiếp các ơn này đều đem lại lợi ích cho sự sống Giáo Hội, vì Chúa đã sắp xếp cho các ơn này được xử dụng để xây dựng Giáo Hội, để bổ ích cho con người và để đáp ứng lại các nhu cầu của thế giới. Chính trong thời đại chúng ta, chúng ta cũng thấy đó đây nẩy nở những đoàn sủng nơi người tín hữu giáo dân cả nam lẫn nữ. Các ơn này được ban cho một người nhất định, nhưng các người khác cũng được thông phần và rồi được bảo tồn qua thời gian như một gia sản sống động, quý giá để tạo nên mối liên hệ thiêng liêng đặc biệt giữa nhiều người.

Khi nói đến việc tông đồ giáo dân, Công Đồng Vaticanô II đã viết: "Để thể hiện việc tông đồ này, Chúa Thánh Thần thánh hóa dân Chúa bằng bí tích và tác vụ. Ngài cũng ban cho tín hữu ơn đặc biệt để "mỗi người tùy theo ơn đã nhận mà giúp đỡ nhau và chính họ trở nên như những người quản lý trung tín các ơn Thiên Chúa" hầu xây dựng Toàn Thân trong Đức ái"[57]. Các ơn Chúa Thánh Thần được phát sinh để tạo thêm sinh lực dồi dào, vì thế nó đòi hỏi những ai lãnh nhận phải thi hành để cho Giáo Hội được lớn lên và phát triển như Công Đồng đã dậy.

Không phải chỉ những ai lãnh nhận các đoàn sủng, mà tất cả các chi thể của Giáo Hội đều phải tỏ lòng biết ơn. Vì các ơn ấy là một kho tàng kỳ diệu ơn sủng Chúa ban cho Toàn Thân Chúa Kitô để được thánh hóa và hoạt động tông đồ, với điều kiện là nó thật bởi Chúa Thánh Thần mà đến và được thực thi hoàn toàn do Chúa Thánh Thần thúc đẩy.

Vì thế, chúng ta phải luôn thận trọng phân biệt các đoàn sủng. Thực ra, như các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng đã tuyên bố: "Hoạt động của Chúa Thánh Thần, là Đấng thổi hơi nơi nào Ngài muốn, thực không phải dễ dàng phân biệt và nhận lãnh . Chúng ta biết Thiên Chúa tác động trong tất cả các tín hữu và chúng ta cũng ý thức được các ơn lành do các đoàn sủng, ban cho mỗi người hoặc cho cả cộng đồng Kitô hữu. Nhưng chúng ta cũng cần ý thức đến sức mạnh của tội lỗi và những cố gắng của nó nhằm gieo rắc rôi loạn trong đời sống của các tín hữu và của các cộng đồng." Vì thế mọi đoàn sủng phải liên hệ và tuỳ thuộc vào các chủ chăn của Giáo Hội.

Công Đồng đã công bố rõ ràng: "Những vị hữu trách của Giáo Hội có thẩm quyền phán quyết về tính cách chân thực và việc sử dụng hợp lý các ơn ấy; các Ngài có nhiệm vụ thử thách, không phải để dập tắt ơn Chúa Thánh Thần, nhưng để trắc nghiệm và giữ lại những gì là chính đáng"[58] để tất cả những đoàn sủng, mặc dầu khác biệt nhưng bổ túc cho nhau, đều quy về lợi ích chung[59].

Sau cùng là người tín hữu giáo dân dấn thân, tích cực tham gia vào đời sống Giáo Hội[60]. Người tín hữu giáo dân tham gia vào sự sống củaGiáo Hội không chỉ bằng cách thực thi các thừa-tác-vụ hay các đoàn sủng của mình mà còn bằng nhiều cách khác nữa. Hành động này phải được thực hiện trước tiên và cần thiết trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội địa phương là các Giáo phận, là nơi có "sự hiện diện và tác động của Giáo Hội Chúa Kitô duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền"[61].

Để tham dự một cách chính đáng vào đời sống Giáo Hội, các tín hữu giáo dân cần có một cái nhìn sáng suốt và chính xác về Giáo Hội địa phương đối với Giáo Hội hoàn vũ. Giáo Hội địa phương không phải là một mảnh của Giáo Hội hoàn vũ, và Giáo Hội hoàn vũ không phải chỉ là tổng số các Giáo Hội địa phương hợp lại. Nhưng các Giáo Hội địa phương kết hợp với nhau bằng một giây linh động, căn bản và trường tồn, vì Giáo Hội hoàn vũ hiện hữu và biểu lộ trong các Giáo Hội địa phương.

Vì thế, Công Đồng quả quyết là các Giáo Hội địa phương "được hình thành theo hình ảnh của Giáo Hội hoàn vũ. Chính trong các Giáo Hội địa phương và từ các Giáo Hội này mà một Giáo Hội Công Giáo duy nhất hiện hữu"[62].

Công Đồng còn khích lệ các tín hữu giáo dân sống linh động trong Giáo Hội địa phương, đồng thời ngày càng hướng đến Giáo Hội hoàn vũ công giáo. Sắc lệnh Tông Đồ giáo dân tuyên bố: "Giáo dân phải luôn luôn phát triển ý thức về giáo phận và giáo xứ, vì giáo xứ là một tế bào của giáo phận. Họ phải luôn mau mắn đáp lại tiếng gọi của chủ chăn và tuỳ sức tham gia vào những sáng kiến chung của giáo phận. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu nơi thành thị cũng như ở thôn quê, họ không chỉ giới hạn sự cộng tác của mình trong phạm vi giáo xứ hay giáo phận, nhưng cố gắng mở rộng phạm vi tới các lãnh vực liên xứ, liên giáo phận, quốc gia và quốc tế. Hơn nữa, việc di dân mỗi ngày một gia tăng, những mối tương giao lại càng mở rộng và việc giao thông thêm dễ dàng, đã không để một thành phần xã hội nào sống đóng kín cho riêng mình. Vì thế người giáo dân phải quan tâm đến những nhu cầu của Dân Chúa rải rác khắp trên thế giới"[63].

Việc tham gia của người tín hứu giáo dân vào các đại hội đồng giáo phận hay vào các hội đồng địa phương như hội đồng tỉnh đã được Giáo Luật dự định[64]. Việc này làm cho sự thông hiệp được gia tăng và giúp cho sứ mệnh thuộc Giáo Hội của các Giáo Hội địa phương vừa trong ranh giới giáo phận cũng như đối với các giáo hội địa phương khác của giáo tỉnh hay của Hội Đồng Giám Mục. 

Các Hội Đồng Giám Mục cũng được mời gọi nghiên cứu phương thế thực tiễn nhất để phát triển, trên bình diện quốc gia hoặc bình diện vùng, việc thăm dò ý kiến và việc hợp tác của các tín hữu giáo dân nam, nữ để mọi người ý thức được các vấn đề chung và để biểu lộ sự hiệp thông Giáo Hội của mọi hạng người[65].

Cụ thể trong môi trường giáo xứ[66]. Việc hiệp thông của Giáo Hội mặc dầu có tầm vóc bao quát hoàn vũ, nhưng nó được diễn tả một cách rõ ràng và gần gũi nhất ở trong Giáo xứ. Giáo xứ là đơn vị địa phương của Giáo Hội. Nói một cách khác chính là Giáo Hội sống giữa con cái nam nữ của mình[67].

Tất cả chúng ta phải dùng Đức Tin để khám phá bộ mặt thật của Giáo xứ, nghĩa là "mầu nhiệm" của Giáo Hội hiện diện và tác động trong Giáo xứ. Mặc dầu đôi lúc Giáo xứ không có nhiều người cũng không đầy đủ phương tiện, có khi Giáo xứ lại tản mác trên những địa hạt rộng lớn, hay lẩn khuất giữa những khu phố tân thời đông đúc và lộn xộn. Nhưng Giáo xứ không phải là một cơ cấu, một địa hạt, hay một ngôi nhà, nó là "một gia đình của Chúa, một cộng đoàn huynh đệ chỉ có một linh hồn"[68] là "mái gia đình, đầy tình huynh đệ và mở rộng đón tiếp mọi người"[69] là "cộng đồng các tín hữu[70].

Tóm lại, Giáo xứ được đặt nền tảng trên một thực tại thần học, vì đó là một cộng đồng thánh thể[71]. Nghĩa là một cộng đồng có tư cách cử hành Bí Tích Thánh Thể, nguồn gốc cấu tạo nên cộng đồng và đem lại cho cộng đồng sức sống và giây liên kết bí tích thông hiệp với toàn thể Giáo Hội. Nói rằng cộng đồng có tư cách cử hành Bí Tích Thánh Thể là vì Giáo xứ là một cộng đồng đức tin và là một cộng đồng có cơ cấu, nghĩa là được tạo nên bởi các vị thừa hành có chức Thánh và các Kitô hữu khác dưới quyền trách nhiệm của một Cha sở vừa đại diện cho Giám Mục Giáo phận[72] vừa là mối giây của hàng giáo phẩm liên kết Giáo xứ với toàn Giáo Hội địa phương. 

Công việc của Giáo Hội trong thời đại chúng ta thật mênh mông, một Giáo xứ tự mình không thể cáng đáng nổi. Vì thế, Giáo Luật đã dự liệu những hình thức hợp tác giữa các Giáo xứ trong hạt[73] và yêu cầu Giám Mục giáo phận phải lưu tâm đến tất cả mọi thành phần tín hữu, ngay cả những người không ở dưới quyền cai quản mục vụ của các Ngài[74]. Cần phải tạo nên những nơi gặp gỡ, điều kiện để Giáo Hội có thể hiện diện và hoạt động hầu đem lại ân sủng và lời Phúc âm vào trong những môi trường sống phức tạp của con người hôm nay.

Một cách tương tự có nhiều cách thế chiếu rọi ảnh hưởng thiêng liêng hoặc làm tông đồ trong phạm vi văn hóa, xã hội, giáo dục, chức nghiệp v.v... có thể lấy Giáo xứ làm trung tâm hoặc khởi điểm. Giáo xứ hôm nay đang sống một giai đoạn mới đầy hứa hẹn. Đức Phaolô VI, khi mới lên ngôi Giáo Hoàng đã tuyên bố với hàng giáo sĩ Rôma: "Ta tin tưởng là cơ cấu cổ kính của giáo xứ có một sứ mệnh khẩn thiết rất hợp thời; chính Giáo xứ là cộng đồng tiên khởi của Dân Chúa, chính giáo xứ phải khai trương đời sống phụng vụ và tập hợp Dân Chúa trong việc cử hành phụng vụ; giáo xứ có bổn phận phải bảo tồn và nung nấu đức tin của đoàn lũ dân chúng hôm nay; giáo xứ còn là trường dạy dỗ giáo lý Cứu Rỗi của Đức Kitô; nơi tích cực thực thi các công tác bác ái huynh đệ"[75].

Giờ đây, chúng ta hãy nhìn rõ sự hiệp thông và sự tham dự của các tín hữu giáo dân vào sinh hoạt của giáo xứ. Ở đây cũng nên lưu ý các tín hữu giáo dân nam cũng như nữ, một lời nói rất xác thực đầy ý nghĩa và đầy khích lệ của Công Đồng: "Trong các cộng đồng trong Giáo Hội, hoạt động của họ cần thiết đến nỗi không có thì việc tông đồ của các vị chủ chăn lắm lúc không đạt được kết qủa mỹ mãn[76].

Đây là lời xác nhận căn bản phải được hiểu theo ý nghĩa của "khoa giáo-hội-học hiệp thông". Các thừa-tác-vụ cũng như các đoàn sủng, dù khác biệt nhưng bổ túc cho nhau, nên tất cả đều cần thiết cho sự trưởng thành của Giáo Hội . Các tín hữu giáo dân mỗi ngày phải xác tín hơn ý nghĩa dấn thân tông đồ của mình trong giáo xứ. Chính Công Đồng đã có ý nhấn mạnh điều này: "Giáo xứ là một hình thức tông đồ cộng đồng kiểu mẫu, vì đó là nơi quy tụ đủ mọi hạng người thành một cộng đoàn và đưa họ vào tinh thần đại đồng của Giáo Hội. Giáo dân nên tập thói quen cộng tác chặt chẽ với các linh mục của mình để hoạt động trong giáo xứ. Họ cũng nên có thói quen trình bày với cộng đoàn giáo hội những vấn đề riêng của mình hay của cả thế giới hoặc những vấn đề liên quan tới phần rỗi mọi người, để cùng nhau góp ý kiến nghiên cứu và giải quyết. Họ cũng phải tuỳ sức mà cố gắng đóng góp vào mọi công cuộc tông đồ và truyền giáo của gia đình giáo hội địa phương mình"[77]. Công Đồng nói đến việc "cùng nhau góp ý kiến" để cứu xét và giải quyết các vấn đề mục vụ, được các Nghị Phụ nghiên cứu và giải thích rộng rãi theo một cơ cấu tương xứng gọi là Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ[78].

Trong hiện tình, các tín hữu giáo dân có thể và phải nỗ lực làm sao cho việc hiệp thông giáo hội được nẩy nở trong lòng giáo xứ. Có một nghị lực truyền giáo cho những người chưa tin, và cho những ai đã tin mà lại bê tha trong đời sống đạo của mình. Nếu giáo xứ là giáo hội ở trong một phạm vi địa dư, thì giáo hội sống và sinh hoạt trong lòng xã hội loài người và liên đới thâm sâu với các ước vọng và thảm kịch của nó. Nhiều khi trong nhiều môi trường sống, tình cảm xã hội bị giao động bởi vũ lực và làm cho con người mất hết phẩm giá.

Con người bị lạc lõng mất hết phương hướng, nhưng trong tâm hồn họ vẫn nuôi ước vọng được cảm nghiệm và tài bồi một tương giao đầy tình huynh đệ, và đầy tình người. Ước vọng này, giáo xứ có thể làm thỏa mãn cho họ, nếu các tín hữu giáo dân hăng hái tham gia để họ đạo trung thành với ơn gọi và sứ mệnh nguyên thủy của mình. Đó là trở thành "nơi" hiệp thông của những kẻ có lòng tin và đồng thời trở nên "dấu chỉ" và là "phương thế" của ơn gọi mọi người sống hiệp thông.

Tóm lại, giáo xứ là căn nhà mở rộng. Hầu đón tiếp mọi người và phục vụ mọi người. Như Đức Gioan XXIII thường nói là "giếng nước của thôn xóm" để mọi người đến giải khát[79].

Các tín hữu giáo dân hợp với các linh mục, với tu sĩ nam nữ, làm thành Dân Thiên Chúa duy nhất, một Thân Thể của Đức Kitô. Là "phần thân thể" của Giáo Hội, nhưng mỗi Kitô hữu vẫn là "một hữu thể cá biệt không thay thế được".

Ngược lại, điều này cho chúng ta thấy ý nghĩa sâu xa của tính chất duy nhất của mỗi người, vì chính nó là nguồn mạch của sự phong phú muôn mặt của toàn thể Giáo Hội. Vì thế Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô đã gọi mỗi người trong chúng ta bằng tên riêng của họ, không lẫn lộn người này với người kia. Lời mời gọi của Chúa: "Các con cũng hãy vào làm việc trong vườn nho của Ta." Lời mời gọi này dành riêng cho từng người một. Có nghĩa là: “Con, chính con, con hãy vào làm việc trong vườn nho của Thày"[80].

Như thế, mỗi người trong chúng ta, mặc dù vẫn giữ đặc tính duy nhất của mình, vẫn được trọng dụng để làm cho sự hiệp thông Giáo Hội tăng trưởng bằng sinh hoạt và sự hiện diện thực tế của mình, cũng như mỗi người chúng ta nhận lãnh và đồng hóa theo cách thế của mình, cho sự phong phú của toàn thể Giáo Hội. Đó chính là ý nghĩa "Các Thánh Thông Công" mà chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Ích lợi của mọi người là ích lợi của mỗi người, và ích lợi của mỗi người là ích lợì của mọi người. Thánh Grêgôriô Cả nói: "Trong Giáo Hội, mỗi người lo nâng đỡ từng người[81].

Điều tuyệt đối cần thiết là mỗi tín hữu giáo dân phải ý thức sâu xa mình là "phần thân thể của giáo hội" và nhiệm vụ đặc biệt được giao phó cho mình, một nhiệm vụ không thể thay thế được cũng không thể nhờ ai làm thay, một nhiệm vụ chính mình phải chu toàn vì lợi ích chung của mọi người. Theo cái nhìn này chúng ta mới hiểu được hết ý nghĩa của Công Đồng khi quả quyết rằng mỗi người bắt buộc phải làm việc tông đồ: "việc tông đồ mà mỗi người phải thực hiện bắt nguồn từ mạch sống phong phú đích thực Kitô giáo". Là căn bản và điều kiện của mọi hoạt động tông đồ giáo dân, kể cả việc tông đồ giáo dân tập thể và không có gì có thể thay thế việc đó được!

Việc tông đồ cá nhân này rất hiệu quả ở bất cứ nơi nào và thời đại nào. Hơn nữa, trong một số hoàn cảnh, chỉ có hoạt động tông đồ này mới thích hợp và mới có thể thực hiện được. Mỗi người giáo dân, dù thuộc thành phần nào đi nữa, dù không có cơ hội hay khả năng để cộng tác trong các hội đoàn, đều được kêu gọi, và hơn nữa phải làm việc cá nhân[82].

Việc tông đồ cá nhân chứa đựng nhiều kho tàng phong phú cần được khai thác, để người giáo dân thấy mà thêm lòng hăng say trong việc truyền giáo. Nhờ hình thức làm tông đồ này mà ánh sáng Phúc âm được tỏa sáng trên các khu vực và môi trường sống, trong đó cuộc sống hằng ngày của giáo dân phải tiếp xúc. Đây là một sự chiếu giãi ánh sáng Phúc âm trường kỳ liên lỉ, vì cuộc sống cá nhân phải tương đồng với Đức Tin. Đây cũng là một sự chiếu giãi Phúc âm quyết liệt thâm sâu. Bởi vì người tín hữu giáo dân cùng chung một điều kiện sinh sống, cùng chung một việc làm, cùng chia sẻ những khó khãn, những niềm hy vọng của anh em mình, họ có thể cảm kích tâm hồn người bên cạnh, các bạn hữu, các đồng nghiệp, và mở rộng cho họ thấy một chân trời toàn diện, ý nghĩa trọn hảo của cuộc sống. Đó là sự hiệp thông với Thiên Chúa và với mọi người[83].

Sự hiệp thông Giáo Hội đã sẵn có và đang linh động trong sinh hoạt của mỗi người, lại mang thêm một ý nghĩa riêng biệt khi các tín hữu giáo dân hơp tác sinh hoạt chung, nghĩa là khi họ đoàn kết để hoạt động và tham gia với một tinh thần trách nhiệm vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội. Trong thời gían sau này, người ta thấy có rất nhiều hiệp hội giáo dân ra đời và hoạt động rất hăng hái đắc lực. Trong lịch sử Giáo Hội các hiệp hội tín hữu đã phát sinh và tiếp nối liên tục cho đến ngày hôm nay như các hội đoàn, các Dòng Ba, các cộng đồng huynh đệ.

Nhưng trong thời đại ngày nay hiện tượng này đã bùng phát một cách đặc biệt, đây đó phát sinh và lan tràn nhiều hình thức tập thể như: hiệp hội, nhóm, cộng đồng, phong trào. Nói được đây là một mùa gặt mới của các hội đoàn tín hữu giáo dân. Bởí vì "bên cạnh các nhóm cổ truyền, mọc lên những phong trào và nhóm mới có khi bắt nguồn từ nhóm cổ truyền, nhưng lại có bộ mặt và mục đích riêng. Nguồn mạch và ơn Chúa Thánh Thần càng phong phú và muôn mặt trong cơ cấu Giáo Hội, thì khả năng sáng tạo và tâm hồn đại độ của người giáo dân càng lớn lao"[84].

Lý do sâu xa đòi hỏi các tín hữu giáo dân phải tụ tập nhau thành nhóm, chính là lý do thần học xây dựng trên khoa giáo-hội-học như Công Đồng Vaticanô II đã công nhận. Công Đồng nhận thấy trong việc tông đồ tập thể là "một dấu hiệu của sự hiệp thông và tính cách hợp nhất của Giáo Hội trong Chúa Kitô"[85].

Chính do khoa giáo-hội-học mà người tín hứu giáo dân có "quyền" qui tụ thành đoàn thể. Cũng vì lý do này mà cần phải có "tiêu chuẩn" phân biệt hình thức hiệp hội nào chân chính, đích thực thuộc về Giáo Hội. Những tiêu chuẩn nền tảng để phân biệt các Hội đoàn giáo dân trong Giáo Hội là những tiêu chuẩn sau đây: Ơn gọi nên Thánh của người Kitô-hữu, đó là mục đích tiên quyết. Điều này phải được biểu lộ trong ơn Chúa Thánh Thần phát sinh nơi người tín hữu[86] để họ lớn lên cho đến tuổi trưởng thành sung mãn của đời sống đạo và đến mức trọn lành của đức ái[87]. Vì thế tất cả các hội đoàn công giáo được kêu gọi để ngày càng trở nên phương tiện thánh hóa trong Giáo Hội. Một phương tiện giúp đỡ và khích lệ "sự hiệp nhất thâm sâu giữa cuộc sống thường nhật với Đức Tin của các hội viên." 

Sự dấn thân tuyên xưng đức tin công giáo trong việc nhận lãnh và rao truyền chân lý về Chúa Kitô, về Giáo Hội, và về con người, đúng theo giáo huấn của Giáo Hội là Thầy dạy chân chính. Tất cả các hiệp hội của người tín hữu giáo dân phải trở nên "một nơi rao truyền và thông đạt Đức Tin và giáo dục sống Đức Tin này trọn vẹn"[88]. Phải chứng minh một đời sống hiệp nhất kiên cường vững chắc, trong tình nghĩa phụ tử đối với Đức Giáo Hoàng, trung tâm muôn thuở và hữu hình của sự hiệp nhất trong Giáo Hội hoàn vũ[89] đối với Giám Mục "Nguyên lý hiển hiện và nền móng của sự hợp nhất"[90] của Giáo Hội địa phương và "tất cả các hình thức tông đồ khác của Giáo Hội"[91].

Sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và với Giám Mục phải tỏ ra bằng cách sẵn sàng, ngay thẳng nhận lãnh các giáo huấn tín lý và chỉ giáo mục vụ của các Ngài. Hiệp thông với Giáo Hội còn đòi hỏi phải chấp nhận hình thức đa diện hợp pháp của các tín hữu giáo dân trong Giáo Hội và đồng thời sẵn sàng hợp tác chung với nhau. Thỏa thuận và cộng tác để thực hiện sứ mệnh tông đồ của Giáo Hội, là "rao truyền Phúc âm và Thánh hoá nhân loại, và đào tạo cho con người một lương tâm Công Giáo đích thực để họ có thể đem tinh thần Phúc âm thấm nhuần mọi cộng đồng cũng như mọi lãnh vực của đời sống"[92].

Theo viễn tượng này, tất cả mọi hình thức hiệp hội của người tín hữu giáo dân phải có một tinh thần truyền giáo hăng say để trở thành dụng cụ ngày càng sinh động cho việc truyền bá Phúc âm. Dấn thân hiện diện trong xã hội loài người để phục vụ nhân phẩm toàn diện con người, đúng theo học thuyết xã hội của Giáo Hội. Như thế, các hội đoàn giáo dân phải trở nên những trào lưu mạnh mẽ thu hút nhiều người và liên đới để tạo nên những điều kiện công bình và huynh đệ hơn cho đời sống xã hội. 

Những tiêu chuẩn nền tảng vừa trình bày trên đã được chứng mình rõ ràng trong những kết quả cụ thể tốt đẹp trong đời sống và hoạt động của các hình thức hiệp hội, chẳng hạn việc ưa thích cầu nguyện, suy ngắm, đời sống phụng vu và bí tích; việc tổ chức để giúp đỡ thanh thiếu niên ý thức ơn gọi hôn nhân, ơn gọi linh mục, ơn gọi đời sống tận hiến, sẵn sàng tham gia vào các chương trình và hoạt động của Giáo Hội trên bình diện quốc gia và quốc tế; dấn thân vào viêc dậy giáo lý và trao đổi khả năng sư phạm để đào tạo người Kitô hữu; tìm cách thực hiện sự có mặt của người Kitô hữu trong các lãnh vực xã hội; thành lập và làm linh động các công tác từ thiện, văn hóa và thiêng liêng tạo tinh thần vô vị lợi và nghèo khó Phúc âm để thực hiện lòng bác ái đại độ với mọi người...

Phận sự của vị Chủ Chăn để thực hiện việc hiệp thông[93]. Trong trường hợp các hiệp hội gặp phải khó khăn và có nhiều [94]hình thức mới xuất hiện, các vị Chủ Chăn trong Giáo Hôi phải dùng quyền bính của mình, vì lợi ích của Giáo Hội, và cũng vì lợi ích của chính các hội đoàn giáo dân, các Ngài phải phán đoán, phân bỉệt để hướng dần nhất là khích lệ cho các hiệp hội ấy trưởng thành trong sự hiệp thông và trong sứ mệnh của Giáo Hội. Điều thuận lợi nên làm là các hội đoàn và các phong trào mới khi đã phổ biến rộng rãi trong nước và ngoài nước phải được Giáo quyền có thẩm quyền chính thức công nhận. Chính Công Đồng đã quả quyết về điểm này như sau: "Có nhiều hình thức liên hệ giữa việc tông đồ giáo dân với hàng Giáo phẩm, tuỳ theo hình thức và mục đích của mỗi hoạt động... Một số tổ chức tông đồ giáo dân, dưới hình thức này hay hình thức khác, đã được Giáo quyền công khai chấp nhận. Ngoài ra vì lợi ích chung của Giáo Hội, Giáo quyền có thể lựa chọn và cổ võ cách đặt biệt một vài tổ chức trong số những tổ chức hay hiệp hội tông đồ sẵn có, trực tiếp nhằm mục đích thiêng liêng, và Giáo quyền cũng nhận trách nhiệm đặc biệt đối với những tổ chức ấy"[95].

Tất cả chúng ta, Chủ Chăn cũng như tín hữu phải tìm mọi cách để duy trì giữa các đoàn thể giáo dân mối giây huynh đệ để mọi người mến chuộng, yêu thương và hợp tác với nhau. Chỉ có cách này thì kho tàng ơn Chúa ban cho chúng ta là các ân huệ, các đoàn sủng, mới có thể đóng góp một cách dồi dào và trật tự vào việc xây dựng ngôi nhà chung của chúng ta: "Để xây dựng chắc chắn ngôi nhà chung, chúng ta phải khước từ óc chia rẽ bè phái; ngược lại chúng ta phải tôn trọng và sẵn sàng cộng tác với nhau bằng một tâm hồn nhẫn nại, sáng suốt và sẵn sàng hy sinh"[96].

Kết luận, một lần nữa chúng ta hãy đọc lại lời của Chúa Giêsu: "Ta là Cây Nho chúng con là cành”, để cảm tạChúa ban cho chúng ta ơn hiệp thông trong Giáo Hội; đó là tia sáng chiếu vào thời gian, tia sáng của sự thông hiệp tình yêu đời đời không thể diễn tả được của Thiên Chúa Ba Ngôi. Ý thức được ơn Chúa thì phải ý thức trách nhiệm: Bởi vì đó là một ơn, như nén bạc trong Phúc âm, nó đòi hỏi phải biến thành sự sống thông hiệp ngày mỗi lớn lên. Nhận lãnh trách nhiệm về ơn thông hiệp, trước tiên có nghĩa là phấn đấu để thắng chia rẽ và đối lập; chính hai cám dỗ này đe dọa sự sống và sự dấn thân làm tông đồ của các người Kitô-hữu.

Thánh Phaolô đã đau đớn kêu lên: "Ta nghe mỗi người trong anh em nói: Tôi thuộc về Phaolô, và tôi thuộc về Apollô, còn tôi thuộc về Kepha và tôi thuộc về Chúa Kitô; thế thì Chúa Kitô bị chia năm xẻ bảy sao?”. Lời này vẫn còn vang vọng như một tráchmóc trước cảnh "nhiệm thể Chúa Kitô bị xâu xé." Ngược lại chúng ta hãy lắng nghe dư âm của lời mời gọi cũng của Thánh Phaolô sau đây: "Thưa anh em, nhân danh Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô, tôi nài xin toàn thể anh em hãy nhất tâm đừng chia rẽ, nhưng hãy hợp nhất và đoàn kết với nhau trong tinh thần, và trong tư tưởng". 

Như thế sự sống thông hiệp của Giáo Hội trở nên một dấu chỉ cho thế giới và là một hấp lực thu hút mọi người tới niềm tin vào Chúa Kitô: "Lạy Cha, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, xin cho họ trở thành một trong chúng ta để thế gian tin rằng Cha đã sai Con". 

Như thế sự hiệp thông hướng về truyền giáo và chính sự hiệp thông là truyền giáo[97].

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHÖÔNG TAÙM:  CON ÑÖÔØNG LOAN BAÙO TIN MÖØNG NGAØY NAY

                               MUÏC VUÏ HOØA GIAÛI

8.1. Daãn nhaäp

 

Trong cuộc sống hiện đại, có thể nói hòa giải diễn ra ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Trong quá trình tìm kiếm sự thỏa mãn cho mỗi nhu cầu đều có khả năng dẫn đến hòa giải. Quá trình thực thi công việc mục vụ càng không tách khỏi hòa giải. Để chia nhau một cái bánh mà hai anh em phát sinh tranh cãi. Lúc đó người cha đề nghị một người trung gian đứng ra hòa giải. Người hòa giải có thể đưa ra giải pháp khiến cho hai bên đồng ý vì họ cảm thấy làm thế là công bằng.

Vậy thực chất hòa giải là gì, cương lĩnh ra sao và cần đào luyện hòa giải trong môi trường văn hóa Việt Nam như thế nào?

 

8.2. Nhận thức về hòa giải

 

8.2.1. Ý nghĩa

 

Theo nghĩa từ ngữ tiếng Việt Nam, trước hết: Hòa có nghĩa không ai được ai thua. Giải có nghĩa là gỡ ra. Hòa giải có nghĩa làm trung gian để hòa hai phía[98]. Hoặc theo nghĩa: “Làm cho ổn thỏa tình trạng mâu thuẫn, xích mích giữa hai bên, như tòa án hòa giải”[99].

Chúng ta sống bằng hoài niệm (như biến cố, lịch sử, biểu tượng). Những yếu tố này dẫn tới thái độ, cách ứng xử. Muốn gỡ ra hay muốn thay đổi ứng xử, chúng ta cần thay đổi hoài niệm đã ảnh hưởng tới cách ứng xử của chúng ta trong nhiều năm. Khi chúng ta nói về hòa giải chúng ta phải nói về đối thoại. Nhưng trước hết chúng ta cần nhận thức ý nghĩa về người hòa giải trong mục vụ hòa giải theo chiều kích thần học.

Người Hòa Giải, theo Tân Ước

Là người Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người: “Thật vậy, chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người, đó là một Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tự hiến làm gía cứu chuộc mọi người”[100]. Là người Bảo Lãnh, giống như Môisen[101]. Là Trạng Sư. Người đại diện ở giữa chuyển cầu như Chúa Giêsu Kitô là Đấng Trung gian tuyệt hảo của chúng ta với Thiên Chúa[102]. Là Đấng Can Thiệp, như Jonathan can thiệp cứu David thoát chết khỏi vua Saolê[103]. Là Đấng Truyền Tin, như sứ thần Gabriel[104].

Người Hoà Giải, theo Cựu Ước

Là Người Trung Gian chuyển ơn phúc cho toàn dân, như Abraham[105]. Là Đấng Chuyển Cầu cho dân, như Môisen[106].

 

8.2.2. Tầm quan trọng của hòa giải

 

Qua những ý nghĩa về vai trò Trung Gian Hòa Giải trên đây, chúng ta nhận ra mục đích của vai trò người Hòa Giải là đem đến Ơn Cứu Độ. Có nghĩa là thay đổi. Chuyển đổi từ thù đến bạn; từ tội lỗi đến thánh thiện; từ sự chết tới sự sống. Hòa giải sự tương quan giữa Thiên Chúa và con người.

Như thế, sự Hòa Giải là việc Thiên Chúa làm, qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Tội lỗi làm chúng ta xa lìa Thiên Chúa. Người đã mời gọi chúng ta hòa giải với Người: “Thiên Chúa đã Hòa Giải chúng ta với Ngài qua Chúa Kitô,” và “Mục Vụ Hòa Giải cốt ở điều này là Thiên Chúa trong Chúa Kitô hòa giải thế gian với Người. Hầu chúng ta có thể trở nên công chính, thánh thiện của Thiên chúa trong Người”[107].

 

 

8.3. Cương Lĩnh Hòa Giải

8.3.1. Nguyên tắc

Xác định mục đích

Bất cứ cuộc hòa giải nào cũng có mục đích. Trước hết cần biết qua hòa giải có thể đạt được mục tiêu dự định gì của mỗi bên. Nếu hòa giải mà không đạt được mục đích của mỗi bên thì cuộc hòa giải đó không đạt được kết quả. 

Do đó trước khi hòa giải, mỗi bên phải xác định rõ mục đích của mình. Chỉ khi nào biết rõ mục đích của hai bên, thì người hoà giải mới nắm được quyền chủ động đề ra giải pháp trong hòa giải[108].

Tính nguyên tắc

Tiến hành hòa giải phải căn cứ vào những nguyên tắc nhất định. Hai bên phải tuân thủ sự ràng buộc của luật pháp, đạo đức xã hội, quy ước và những thông lệ đã hình thành từ lâu đời. Nguyên tắc ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hiệu quả hòa giải[109].

Tính hợp tác

Hòa giải không phải là để một bên giành thắng lợi, còn bên kia chịu thiệt, mà là sự hợp tác trong sự nghiệp chung. Hòa giải phải khiến cho hai bên đều cảm thấy mình có lợi, mặc dầu trong đó một bên phải có một số hy sinh ở vài mặt nào đó, nhưng về toàn cục nên là hai bên đều có lợi. 

Cho nên có người gọi hòa giải là thể hiện một cách cụ thể: “Chủ nghĩa hợp tác có lợi cho mình”[110].

8.3.2. Nội dung

Trong phần này, chúng ta lưu ý tới các điểm sau đây:

Hiểu biết sâu sắc về nguồn gốc xung đột của các bên. 

Cho phép các bên hiểu biết về đặc điểm cách xử lý xung đột. 

Thay phiên trình bày cách giải quyết xung đột.

Cho biết lợi ích và gía trị của mỗi cách xử lý xung đột. 

Ý thức tầm quan trọng chọn phương pháp giải quyết vấn đề xung đột. 

Điều quan trọng là phải hiểu biết xung đột, vì nó sẽ hướng dẫn chúng ta cách hòa giải. 

Xung đột thường chứa đựng ba chiều kích: Con người, diễn biến và vấn đề. 

Mỗi xung đột đều có liên hệ tới mối tương quan và cá tính. Người ta thường chiến đấu mãnh liệt, rồi dịu dần và lan rộng. Rồi cuối cùng là những lý do tranh luận.

Bất kỳ giải pháp nào cũng buộc phải nhận thức tất cả ba khía cạnh của xung đột. Ba góc cạnh xung đột này đòi hỏi kỹ năng của các nhà hòa giải với những lý lẽ riêng. Trong mỗi hoàn cảnh, đều có những lựa chọn dẫn đến hậu qủa tốt nhất. 

Nên phải quyết định thế nào về cách xử lý tốt nhất một xung đột. Người hòa giải phải ra quyết định này.

 

8.3.3. Hình thức

 

Xây dựng những bước chuẩn bị.

 

Bước một

 

Họp sơ bộ. Mục đích để hiểu biết nhau. Bao gồm giới thiệu, mục đích, nguyên tắc căn bản, sắp đặt chương trình, duyệt xét lý lịch, sự kiện, xem xét nhu cầu quyền lợi hợp pháp, và soạn thảo hợp đồng chính thức có chữ ký của các bên. 

 

Bước hai

 

Trình bày câu chuyện

Hãy để cho bên bị (nạn nhân) phát biểu trước. 

Sau đó mời hai bên diễn tả về những gì đã xảy ra. 

Hãy dùng kỹ năng lắng nghe tích cực để hiểu rõ câu chuyện và cảm nghĩ của cả hai bên.

Theo dõi các tình huống và giữ thế trung lập. 

Hỏi phản hồi các bên để chắc chắn mọi vấn đề trước khi ký nhận thỏa thuận. 

Người trung gian hòa giải điều chỉnh câu chuyện của cả hai phía. 

 

Bước ba

 

Ký kết thỏa thuận

Trước hết, hỏi bên nạn nhân về nhu cầu chính đáng. Tiếp đến hỏi bên phạm nhân nghĩ thế nào về bên nạn nhân muốn. Giúp các bên tiến tới thỏa thuận và bảo đảm chắc chắn lại từng điểm, từng điều. 

Sau đó hai bên ký nhận. 

Lưu giữ. 

Cám ơn. 

 

Ngoài ra cần lưu ý đến các yếu tố:

 

Tình huống và các lựa chọn khác: Thời gian, quyền lực, văn hóa, phái tính và tuổi tác. 

Hòa giải cá nhân hay hòa giải cộng đồng. 

Đặc biệt là nơi hòa giải: Phải được cả hai bên đồng ý. 

Sau cùng là lựa chọn người hòa giải:

Trung lập

Hiểu biết

Công tâm và đáng tin cho cả hai bên. 

 

 

 

8.4.  Đào Luyện Kỹ Năng Hòa Giải

 

8.4.1 Người Hòa Giải

 

Người Hòa Giải không thiết yếu phải có trình độ và kinh nghiệm chuyên biệt. 

Nhưng thiết yếu cần có:

Kỹ năng đối thoại, nhạy cảm, được người khác uỷ quyền. Khả năng đáng tin cậy. Biết xử lý xung đột, bản lĩnh. Kiểm soát được tiến trình. Khả năng thiết lập một môi trường đặc biệt. Khả năng giữ trung lập và không phán đoán[111].

Người Hòa Giải phải nắm vững một số luật nền tảng. 

Nó giúp điều hành và bảo vệ toàn vẹn tiến trình. 

Như: Tham gia tình nguyện, tín nhiệm vào tiến trình và thỏa thuận (phi trừ bị các bên khước từ). Không gian trung lập. Quyền các bên họp riêng với người hòa giải hay thành phần thứ ba. Quyền phát biểu không bị ngắt ngang. Quyền các bên cảm nghĩ an toàn và tự do khỏi mọi lạm dụng. Mọi thỏa thuận buộc phải phản ánh quyền lợi và sự nhất trí của hai bên. Thêm vào đó, phải chú ý quyền phát biểu ưu tiên cho nạn nhân[112].

Người Hòa Giải là người đáng tin. 

Họ phải khả tín trong tất cả mọi thông tin mà nó có thể để lộ căn tính của mỗi bên. Chỉ có thể chia sẻ thông tin đáng tin với những người có trách nhiệm. Không giữ biên bản khả tín sau vụ việc đã được kết thúc.

Như chúng ta biết, mục đích của hòa giải là phục hồi, chữa lành nhân phẩm con người[113]. Nhưng tại sao cần Trung Gian Hòa Giải để hòa giải giữa phạm nhân và nạn nhân? Vì mỗi người phải trả lẽ trước Thiên Chúa[114].

Khi một điều sai trái không chỉ mang hậu qủa cho cá nhân mà còn ảnh hưởng chung tới toàn xã hội, làm mất trật tự, mất cân bằng, nên gọi là tội xã hội. Điều này dễ hiểu, khi chúng ta đối chiếu với tội bất tuân Adam-Eva không chỉ là tội của cá nhân. Nhưng ảnh hưởng tới toàn thể nhân loại. Cho nên khi ta xúc phạm tới Thiên Chúa và tới anh em, ta phải giải quyết vấn đề của “Chúng ta” chứ không còn là của riêng ta nữa.

 

8.4.2. Kỹ Năng Hòa Giải

 

Trong hòa giải, đối thoại là điều quan trọng. Đó là những cuộc trao đổi tư tưởng, cảm nghĩ, quan điểm hay thông tin bằng lời nói, chữ viết, dấu hiệu, hay cử chỉ. Trong đó, mỗi người phải cảm thấy sứ điệp của họ được tiếp nhận một cách rõ ràng và chính xác. Mỗi bên phải cảm thấy họ có quyền bình đẳng trong đối thoại. 

- Kỹ năng nghe

Lắng nghe người khác nói và nói cho người khác nghe. Nếu là một người hòa giải, sự lắng nghe của bạn cho phép các bên đối thoại cảm thấy họ được nghe[115]. Bạn có thể khích lệ hai bên trao đổi: “Lắng nghe tích cực”[116].

Khi chúng ta nói qúa nhiều mà nghe qúa ít, chúng ta đối thoại hòa giải với người khác điều mà chúng ta nghĩ rằng ý tưởng của chúng ta quan trọng nhiều hơn là chính họ. Điều này chúng ta được học biết trong phần đối thoại. 

Tránh trở thành quan tòa. Và khi tức giận đừng bao giờ giúp bất cứ người nào.

- Kỹ năng hỏi 

Khả năng hỏi những câu hỏi thích hợp, xác đáng là một kỹ năng hòa giải bản chất. Câu hỏi là “cửa sổ khai thông vào tâm linh”. Có rất nhiều loại câu hỏi để lấy thông tin, phát hiện nhu cầu, mục đích. 

Chúng ta có thể dùng sáu câu hỏi thông thường: “Ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao, thế nào.” Người hòa giải thành thạo, luôn chú ý theo dõi “quá trình tâm lý” của hai bên để kịp thời đặt câu hỏi khám phá ra sự thật. Hầu dẫn hai bên đến kết luận mà hai bên mong chờ.

-Kỹ năng biết người biết ta

Trong hòa giải, người ta rất chú trọng tới công thức trong binh pháp Tôn Tử: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”[117]. Sự kỳ diệu của hòa giải là ở chỗ biết nhu cầu con người. 

Tất cả là vì nhu cầu. Bản chất của hòa giải là thông qua sự trao đổi những lợi ích khác nhau để thoả mãn nhu cầu của mình. 

Nhu cầu của mỗi người rất khác nhau. Trong những thời kỳ khác nhau lại có những nhu cầu khác nhau. Người hòa giải cần chú ý tới khả năng hiện thực. Cho nên sách lược hòa giải là ở chỗ làm rõ nhu cầu của hai bên, rồi lấy đó làm nền tảng tìm kiếm giải pháp lợi ích tối đa[118].

- Kỹ năng đáp án vừa lòng

Mưu lợi ích chung là động cơ nhất trí của cả hai bên hòa giải. Trong hòa giải, phải luôn luôn chú ý nghĩ cách biến lợi ích khác nhau thành lợi ích chung. 

Điều này khiến người hòa giải tìm phát hiện lợi ích chung, nhu cầu chung, nhấn mạnh việc hai bên có thể thông qua hòa giải để đi đến chỗ nhất trí. Kinh nghiệm của những nhà hòa giải bậc thầy: “Hòa giải thành công là mỗi bên hòa giải đều thắng, không ai thua”[119].

 

 

 

 

8.5. Kết luận

Hòa Giải là Tin Mừng

Có nghĩa là một cuộc thay đổi giữa con người với Thiên Chúa nhờ Ân Sủng và Tình Yêu của Ngài trong Chúa Kitô. Ý nghĩa này được sử dụng trong thư thứ hai của thánh Phaolô: “Lời hòa giải” và “Mục vụ hòa giải[120]. Thánh Phaolô xác định hoạt động tông đồ như là “Mục vụ hòa giải”. Như “Sứ giả cho Chúa Kitô”. 

Các tông đồ là những sứ gỉa của “Lời hòa giải”. 

Có thể nói đó là: “Tin Mừng Hòa Giải. Tin Mừng Bình An”[121].

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHÖÔNG CHÍN:  QUA AÙNH  SAÙNG ÑÖÙC TIN

 

9.1. Dẫn nhập

 

Đặc điểm đối thoại là: “Thông tin cho nhau nhằm đưa đến một mục đích chung. Một thái độ cung kính và thân thiện. Tương quan tích cực và xây dựng, với những người và cộng đồng của các tín ngưỡng dị biệt, nhằm tìm cách quen biết nhau, và làm phong phú cho nhau”[122].

“Qua đối thoại, chúng ta để cho Thiên Chúa hiện diện giữa chúng ta; vì chúng ta mở lòng ra đối thoại với nhau thế nào thì chúng ta cũng mở lòng ra với Thiên Chúa như vậy”[123]. Đối thoại như thế cũng tương tự như hòa giải, vì hòa giải dẫn tới bình an và ơn cứu độ. 

Và thực thế, mục vụ đối thoại và hòa giải đều dẫn đến “Chân, Thiện, Mỹ.” Đó là là những Ưu Phẩm của Thiên Chúa. Nên chúng ta cần chú ý đến nền tảng Đức Tin.

 

9.2. Động lực Đức Tin

 

9.2.1. Tinh thần Cầu Nguyện

 

Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa là chủ trái tim con người. Ngài là Tình Yêu, và chủ động yêu thương và dạy bảo từng người. Vậy động lực chính của đối thoại hòa giải là gì? Là Ân Sủng và Tình Yêu. Nên tinh thần Cầu nguyện và Thần Học Mục Vụ Đối Thoại Hòa Giải là cực kỳ thiết yếu. Đúng như Lời Chúa: “Không có Thầy các không làm được gì.”

Trước hết là tinh thần Cầu nguyện: “Thiên Chúa ở trong tất cả.” 

Câu chuyện một người học trò hỏi Thầy: “Thiên Chúa ở đâu? Thầy đáp: “Hãy nói cho ta biết ở đâu Thiên Chúa không ở?” Kinh nghiệm đối thoại của thánh Ignatiô, Ngài đi trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Chiêm niệm trong hành động. Tất cả trong tình yêu. Đó là hành động hoàn hảo: “Trong Ngài chúng ta sống, di chuyển và hiện hữu”[124].

9.2.2. Thần học mục vụ đối thoại hòa giải

Thứ đến là Thần Học mục vụ Đối Thoại: “Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.”

Thiên Chúa là tương quan: Cha, Con, Thánh Thần. Đó là sứ điệp “Đối Thoại”[125]. Ngoài ra, ngày nay người ta còn đề cập tới Chúa Kitô, mẫu hòa giải hoàn hảo của Thiên Chúa, với hai bản tính, bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người. 

Theo M. Aubert: “Đối thoại đòi phải biết đổi chỗ đứng …là con đường tinh thần mà người tín hữu phải đi…tìm ra con đường của mình và tìm thấy người khác ở ngay trong nội tâm của mình.” Hòa giải cũng cần như vậy. Và cả hai đều liên quan tới ngôn từ.

Sau cùng là Thần Học ngôn từ. 

Thánh Phaolô khẳng định với chúng ta: “Dù tôi nói đuợc các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần, nếu tôi không có đức bác ái, thì tôi chỉ là người khua chuông gõ mõ. Dù tôi nói tiên tri, dù tôi thấu hiểu mọi mầu nhiệm cùng mọi khoa học, hay dù tôi có đức tin mạnh mẽ khiến được núi non di chuyển, nếu tôi không có đức bác ái, thì tôi chỉ là hư vô. Dù tôi hiến thân cho lửa thiêu đốt, nếu tôi không có đức bác ái, thì những hy sinh ấy cũng thành vô ích. Người có đức bác ái thì nhẫn nại, nhân từ, không ghen tị, không khoe khoang, không kiêu kỳ, không tham lam, không tìm tư lợi, không giận dữ, không mưu mô gian ác, không vui khi thấy sụ bất công, chỉ vui khi thấy sự thật. Người có đức bác ái tha thứ mọi sự, trông cậy mọi sự, và chịu đựng mọi sự[126].

Tôi muốn coi “Bác ái” là thần học ngôn từ trong văn hóa đối thoại giao tiếp, vì phát xuất từ Lời Chúa qua suy tư thần học mục vụ của thánh Phaolô.  Điều này giúp tôi xác tín về sự ngự trị của tình yêu trong ngôn từ mục vụ đối thoại, hòa giải.

9.3. Kết luận     

Vì tầm quan trọng của vấn đề, nên thánh Phaolô khẩn thiết: “Chúng tôi nài xin anh chị em nhân danh Đức Kitô hãy hòa giải với Thiên Chúa”[127]. Trong thực tế, thánh Phaolô đã làm gương cho chúng ta, khi Ngài can thiệp van xin Philemon cho Ônêximô: “Khẩn thiết xin Philemon hòa giải tình trạng nô lệ của Ônêximô và nhận như người anh em và là phần tử của gia đình Thiên Chúa”[128].

Như thế hòa giải có nghĩa là tái lập tương quan. Chúa Kitô đã hòa giải chúng ta với Thiên Chúa và với nhau. Nhiều cản trở giữa con người, như chủng tộc, tình trạng xã hội, phái tính, cá tính… nhưng Chúa Kitô có thể phá vỡ những rào cản này. 

Chúa Giêsu Kitô có thể thay đổi tương quan giữa Onesimus với Philemon từ tình trạng nô lệ tới danh phận anh em. Chúa Kitô có thể chuyển đổi tương quan vô vọng nhất của chúng ta tới tương quan yêu thương sâu đậm[129].

Dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, chúng ta cần tiếp tục suy tư và dấn thân đối thoại hòa giải. Hành động như thể là do sức mình, nhưng kết quả như thể do ân sủng Thiên Chúa, trong môi trường mục vụ văn hóa của chúng ta thời nay.

 


CHÖÔNG MÖÔØI:  TRONG MOÂI TRÖÔØNG VAÊN HOÙA VIEÄT NAM

 

10.1. Dẫn nhập

 

Bữa Tiệc Lưỡi

 

Tương truyền, Esope, triết gia Hy Lạp, nổi tiếng về nói Ngụ Ngôn. Khi còn trẻ ông đã từng làm người phục vụ cho một nhà quí tộc. Có lần, chủ nhân mở tiệc đãi khách, mà phần lớn là các nhà triết học.  Esope được lệnh phải làm món gì ngon nhất để đãi khách. Ông đi thu thập các lưỡi của động vật, và thiết tiệc Lưỡi. 

Vào tiệc, chủ nhân giật mình, hỏi: “Tại sao lại toàn lưỡi?” Esope trả lời: “Lưỡi là vật then chốt dẫn đến mọi học vấn, đối với các hiền triết, lẽ nào bữa tiệc lưỡi không phải là bữa tiệc ngon nhất hay sao?” 

Khách nghe nói vậy, ai cũng cười tán thưởng. Chủ nhân thích thú, liền cao hứng dặn dò Esope: “Vậy ngày mai, ta cần một tiệc rượu, món ăn phải là những loại tồi nhất”. 

Ngày hôm sau, tiệc vẫn là món lưỡi. Chủ nhân thấy vậy liền nổi trận lôi đình, quát hỏi: “Tại sao cũng là lưỡi?” Esope bình thản đáp: “Lưỡi không chỉ là vật tốt nhất, đồng thời còn là vật tệ hại nhất, vì chẳng lẽ mọi việc tồi tệ lại không phải từ miệng mà ra hay sao?”

Có người nói, ngôn ngữ có khả năng chinh phục cái phức tạp nhất trên thế giới: “Tâm linh con người”; lại có người còn nói, nhân tài chưa chắc đã có tài ăn nói, nhưng phàm đã là người có tài ăn nói thì nhất định là nhân tài…

Nó là tố chất cần có của những nhân tài thuộc loại người sáng tạo mở đường. 

Tài nói là sự biểu hiện của một năng lực tổng hợp:

Quan sát nhạy bén (có thể nhận thức sự vật một cách sâu sắc, chỉ có như vậy, lời nói mới đúng ngay thực chất của sự việc, phản ánh chính xác trọng điểm của sự vật).

Tư duy chặt chẽ (biết cách phân tích, phán đoán, suy lý).

Diễn đạt mạch lạc (có lý, trôi chảy thông suốt, từ ngữ phong phú, tri thức uyên bác). 

Tài nói là thước đo trình độ học thức của một người. 

Nó còn là sự dung hợp giữa nghệ thuật và kỹ xảo. 

 

10.2.  Ñoái thoaïi trong moâi tröôøng vaên hoùa Vieät Nam

        10.2.1.  YÙ nghóa veà Tính Ngöôøi

 

Đặc biệt, trong văn hóa Việt Nam, chữ “Nhân” với nghĩa là “Tính Người.” Bao gồm chữ “Nhị” và bộ “Nhân đứng”. Tính người bộc lộ trong quan hệ giữa hai người. 

L. Pheurbach từng viết: “Con người cá thể không chứa bản chất con người ở trong mình… Bản chất con người chỉ bộc lộ trong giao tiếp, trong thể thống nhất giữa con người với con người. Con người để cho mình chỉ là con người theo nghĩa thông thường; còn con người trong giao tiếp với đồng loại, trong sự thống nhất giữa Tôi với Anh mới chính là Thượng Đế”[130].

Đối thoại làm con người trở nên giống Thượng Đế.

Tính người và tính Thượng Đế được tăng cường, khi tính cộng đồng lại là một trong những đặc trưng văn hóa của Người Việt. Do tính cộng đồng, người Việt Nam rất thích đối thoại. Năng lực ăn nói được người Việt xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người:

“Vàng thì thử lửa, thử than; chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.”

10.2. 2. Nghệ thuật ngôn từ

 

Và chúng ta đã biết, một trong những công cụ của giao tiếp là ngôn ngữ. W. Humboldt, nhà văn hóa lớn của nhân dân Đức, từng nói: “Ngôn ngữ là linh hồn của một dân tộc.” Hồn cũng chính là nghệ thuật. 

Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có ba đặc trưng sau đây:

Một là tính biểu trưng, có tính ước lệ. Ví dụ: “Nhà em cách bốn quả đồi, cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng. Nhà em xa cách quá chừng, Em van anh đấy, anh đừng thương em…” (Nguyễn Bính). 

Thứ hai là tính biểu cảm, nhiều thơ hơn văn xuôi. Theo nhà xuất bản KHXH, Hà Nội, 1983-1984: Tây Phương văn xuôi chiếm 78,3%; Việt Nam thơ chiếm 72,6%. 

Sau cùng là tính động, linh hoạt, tuỳ theo ý đồ của người nói mà anh ta có thể diễn đạt, không diễn đạt hay diễn đạt nhiều lần một ý nghĩa ngữ pháp nào đó: Tôi đi Mỹ, Tôi sẽ đi Mỹ, Ngày mai tôi đi Mỹ, ngày mai tôi sẽ đi Mỹ (so sánh: I’ll go to America tomorrow). 

Chính vì linh hoạt như vậy mà tiếng Việt có khả năng diễn đạt khái quát rất cao. Chẳng hạn, trong khi người Việt có thể nói một câu không thời, không thể, không ngôi, như “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: near the ink, you are black; near the light, you will shine.” 

Trong lời nói, người Việt rất thích dùng cấu trúc động từ. Trong một câu, có bao nhiêu hành động thì có bấy nhiêu động từ; trong khi đó thì các ngôn từ phương Tây có khuynh hướng ngược lại, rất thích dùng danh từ, danh động từ, danh hóa tĩnh từ. Ví dụ: “Cám ơn anh đã tới chơi: Thank you for your coming.” Tiếng Việt ưa dùng cấu trúc chủ động khác với Tây Phương, hay dùng bị động. Ví dụ: “John bị thầy phạt: John was punished by the teacher.” Cấu trúc bị động thích hợp với lối tư duy khách quan; khác với tư duy chủ quan, chủ động. Như vậy, trong giao tiếp đối thoại, người Việt thiên về nội dung tĩnh (tâm lý, tình cảm, dẫn đến nghệ thuật thơ ca và phương pháp biểu trưng) bằng hình thức động (cấu trúc độnbg từ, ngữ pháp, ngữ nghĩa linh hoạt). 

Trong khi đó, người Tây nói riêng và truyền thống văn hóa trọng dương nói chung lại có thiên hướng nói đến những nội dung động (hành động, sự việc, dẫn đến nghệ thuật văn xuôi và phương pháp tả thực) bằng hình thức tĩnh (cấu trúc danh từ, ngữ pháp hình thức chặt chẽ). 

Mới hay, ngôn ngữ thực sự là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc và tác động của luật âm dương (trong âm có dương, trong dương có âm; âm sinh dương, dương sinh âm) thật là rộng lớn và sâu xa![131] Vì thế, văn hóa Phương Đông nói chung, văn hóa Việt Nam nói riêng, trọng “Tình”, nên khi thể hiện lại thích trọng “Lý”. Ví dụ, “Chúng ta phải có nghĩa vụ với nhau; anh làm cái đó không đúng”. 

Ngược lại, văn hóa Phương Tây, trọng “Lý”, nên khi thể hiện lại thích trọng “Tình”. Ví dụ, “Tôi yêu bạn; tôi cảm thấy buồn khi anh làm điều đó!” Hiểu được điều này, người Việt bắt đầu thích ứng và đang có chiều hướng thay đổi cách đối thoại trong gia đình giữa cha mẹ và con cái. Ví dụ, “Mẹ yêu con và mẹ rất hãnh diện về con; mẹ cảm thấy rất buồn khi thấy con nói với bố như vậy…”

Quả thực, trong giao tiếp đối thoại, người Việt lấy tình làm trọng: “Vợ chồng là nghĩa ở đời; ai ơi chớ nói những lời thiệt hơn.” Trong cách diễn tả, Người Việt thường ưa vòng vo tam quốc, vấn xá cầu điền, nói vậy mà không phải vậy… Đấy là những hiện tượng văn hóa. Bất kỳ hiện tượng văn hóa nào, cũng đều được qui định bởi một số yếu tố. 

Do tính cộng đồng, người Việt trọng quan hệ và trọmg tình hơn bất cứ thứ gì trên đời: “Đem nhau đến trước cửa quan, bên ngoài là lý, bên trong là tình.” Trọng tình, nên sợ mất lòng, không dám nói thật: “Sự thật mất lòng.” Ca dao tục ngữ ta có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” 

Do tính tự trị, người Việt thường hay linh hoạt, và rất trọng chủ quyền. Vì thế, người Việt tuy bên ngoài cười cười, nhưng bên trong xét thấy không có lợi và sợ mất chủ quyền, thì họ có thể dễ không đồng ý hoặc sau đó rất dễ đổi ý. Cha ông ta thường dậy: “Người ta trọng của trọng công, không ai lại trọng người không bao giờ.” Và: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá; nhà có chủ.” 

Lại do tính hài hòa, nên người Việt thiếu quyết đoán, ăn nói nước đôi: “Làm trai phân hai mà nói.” Nên rất dễ bị hiểu lầm là những người “ba phải,” không có lập trường. Ngoài ra, trước khi đối thoại, người Việt thường hay tò mò quan sát, để biết người, hầu biết cách ứng xử: “Tùy mặt gởi lời, tùy người gởi của.” 

Hơn nữa, danh dự được người Việt gắn liền với giao tiếp, lời nói để lại tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng: “Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa.” Và cuối cùng là nổi tiếng, nói lên danh dự và uy tín trong lời nói đối thoại. Người Việt coi trọng cái tiếng hơn bất cứ thứ gì trên đời, nên cũng rất sợ dư luận: “Sợ mang tai mang tiếng.” 

Về cách thức giao tiếp, người Việt ưa tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận. Lối giao tiếp trọng tình, ưa tế nhị khiến người Việt có thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc”, không mấy khi mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người Tây Phương. Truyền thống khi bắt đầu giao tiếp là phải “vấn xá cầu điền” (hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn). Cũng để tạo không khí, người Việt thường mở đầu bằng miếng trầu, chén trà, điếu thuốc, ly bia…

Ngoài ra, người Việt thường hay khuyên: “Ý tứ”. Nên hay có thói quen đắn đo cân nhắc kỹ khi nói: “Ăn có nhai, nói có nghĩ; biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe; khôn cũng chết, dại cũng chết, ai biết thì sống; người khôn ăn nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo…” 

Hơn nữa, chính vì sợ mất lòng, khiến người Việt không mấy quyết đoán, vì thế nói bằng nụ cười, rất hay cười. Lại hay nhường nhịn: “Một sự nhịn là chín sự lành; chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê.” 

 

           10.2.3. Đối Thoại Quyền Lực Ngôn Từ

 

Lưỡi ta còn không? 

 

Trương Nghi, nhà du thuyết lừng danh thời Xuân Thu Chiến Quốc, với sách lược “Liên Hoàn.” Theo sách truyền, lúc đầu ông đến nước Sở. Chẳng may, Tướng Quốc nước Sở mất viên Ngọc Bích. Trương Nghi bị nghi oan ăn trộm, nên bị cực hình tra khảo rồi bị đuổi đi. 

Về đến nhà, vợ thương than: “Nếu chàng không đọc sách du thuyết, thì đâu đến nỗi gặp phải nỗi nhục lớn như thế này?” Trương Nghi mặt không sắc giận, há miệng hỏi lại vợ: “Nàng nhìn xem lưỡi ta còn không?” Người vợ gật đầu. Trương Nghi cười đáp: “Thế là đủ rồi.” 

Quả thực sau này, theo thuyết liên hoàn, Trương Nghi đã trở thành Liên Tướng Quốc. Kinh nghiệm Trung Quốc cổ đại chỉ ra rằng: “Một lời nói có thể hưng bang, một lời nói có thể diệt quốc.” 

“Ôn cố tri tân”

Thời kỳ đại chiến thế giới lần thứ hai, người Mỹ coi “Miệng lưỡi, bom nguyên tử, tiền vàng là ba thứ vũ khí để sinh tồn và cạnh tranh. Rồi khoa học đã thay thế cho sức mạnh vũ khí, thế nhưng địa vị bá chủ của miệng lưỡi vẫn giữ nguyên”[132].

Thế kỷ 21, cách mạng khoa học kỹ thuật và thông tin đang dâng cao ngút trời. Nói năng không những đã trở thành một bộ phận cấu thành cuộc sống thường ngày, mà còn là điều kiện tiên quyết cho sự thành bại của sự nghiệp con người. Trình độ và năng lực nói năng đã trở thành một tiêu chí quan trọng không thể thiếu để đo chỉnh thể tố chất của con người.

Ngay cả trong lãnh vực Kinh Thánh, Thánh Vịnh ca tụng: “Giữa thế nhân, Ngài vô song tuyệt mỹ, nét duyên tươi thắm nở môi người hoàn hảo”[133]. Theo kinh nghiệm: “Nhờ cân nhắc và kiềm chế miệng lưỡi mình, bạn có thể sẽ tránh được 97% các dịp tội và lỗi lầm, và như thế bạn sẽ anh dũng tiến đến sự thánh thiện”[134]. A. Bêne cũng cho rằng: “Phần lớn sự cọ sát xung đột trong cuộc sống thường ngày bắt nguồn từ những âm thanh, ngữ điệu và thói quen nói năng làm cho con người bực mình.” Trong mục vụ đối thoại và hòa giải, chúng ta ý thức toàn diện và toàn thể năng lực của lời nói.

 

10.3.  Minh hoïa

 

          10.3.1. Đối Thoại Tôn Giáo

 

Năm 2001

Liên Hiệp Quốc chọn “Năm Quốc tế đối thoại giữa các nền văn minh.” Nhằm cổ võ sự tôn trọng và quí mến những nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Khích lệ đối thoại để xây dựng một nền văn minh tình thương và hòa bình.

Tông Huấn Giáo Hội Á Châu

Khẳng định: “Tiếp xúc, đối thoại, hợp tác với những người theo các tôn giáo khác, là một trách nhiệm mà Công Đồng Vat. II trao lại cho toàn thể Giáo Hội như là một bổn phận và một thách đố”[135]. “Đại kết và đối thoại đã trở thành điều thiết yếu để ta thực hiện bất cứ tác vụ nào”[136].

Nhận biết các ưu điểm của các tôn giáo, để trân trọng, quí mến, yêu thương và phát huy các điểm tốt của họ. Theo Chân Phước Têrêsa Calcutta: “Giúp họ sống tốt tôn giáo của họ. Nếu Chúa muốn, chúng ta sẽ thực hiện Thánh Ý của Ngài.”

Chúng ta bắt đầu đối thoại với ba Tôn Giáo: Phật, Cao Đài, và Hòa Hảo. 

1. Phật Giáo

Chú trọng tới nỗi khổ của con người. Đức Phật dậy: “Ta chỉ dậy một điều là Khổ và Diệt Khổ.” Tượng Phật gần gũi với nét “Hiền Hòa, nhân ái.” Phật Bà Quan Âm, biến thể của Quán Thế Âm Bồ Tát. Có khả năng quán xuyến hết các âm thanh của thế giới, tiếng kêu khổ của con người, trở thành vị Thần Hộ Mệnh của cư dân nông nghiệp. Có “nghìn mắt, nghìn tay.”

Tục ngữ LaTinh: “Con mắt nhà nông phân bón ruộng đồng”. Và tục ngữ Việt Nam: “Đông tay hơn hay làm.” Trong lịch sử Việt Nam, Phật Giáo rất nhập thế, ví dụ: cố vấn cho nhà Vua trong những việc hệ trọng. Vì thế, Phật tử rất chú tâm tới việc đời. Khẩu hiệu hành đạo: “Cứu nạn cứu khổ.” Và chủ trương: “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người.” Trước hết, cứu người thân khỏi khổ: “Phật trong nhà không thờ, đi thờ Thích Ca ngoài đường.” Họ cũng quan niệm: “Thi ân bất cầu báo.”

Đầu thế kỷ XX, họ hăng hái tham gia vào các hoạt động xã hội. Các phong trào hòa bình và độc lập dân tộc. 

2. Cao Đài

Tôn giáo Dân Tộc. Nhằm tổng hợp các tôn giáo đã có, tạo ra tôn giáo mới, gọi tắt là Cao Đài. Chủ trương: “Thiên nhân hợp nhất, vạn giáo nhất lý, làm lành lánh giữ, sùng bái một Đấng Cao Cả, Chúa Tể Càn Khôn vũ trụ, hóa sanh muôn loài, cha chung vạn vật.” 

“Hằng ngày tín hữu phải cầu nguyện cho mọi người. Hầu biết nhìn nhau như anh em một cha, bạn học một thầy. Cầu cho Nhân loại hòa hiệp thái bình. Hầu chung hưởng hạnh phúc mà Cha Đại Từ Bi dành cho.” 

Đối tượng thờ chủ yếu và trên hết là: “Con Mắt Trái” (trái là dương, có nghĩa là mặt trời) gọi là Thiên Nhãn. Biểu tượng cho tâm linh vô hình. Mắt Trời là duy nhất và thống nhất ở khắp mọi nơi, là tinh thần tổng hợp vạn giáo. Mắt Trời soi xét tất cả, không việc gì không biết; tín đồ nhìn vào Thiên Nhãn thấy như đang nhìn vào chính cõi Tâm Linh của mình (Tâm tại nhãn).

Cao Đài chủ trương đề cao cái Tâm vì Tâm do Thượng Đế ban cho, hiệp với Thân, làm nên con người. Tâm con Người và Tâm Vũ Trụ đồng nhất lý. 

Năm 1936, hội nghị quốc tế tôn giáo họp ở London nhìn nhận: “Cao Đài là một tôn giáo khoan dung nhất thế giới.” Tổng hợp các tôn giáo, từ Nho, Phật, Đạo tới các tôn giáo Tây Phương; tổng hợp các truyền thống dân tộc. 

3. Hòa Hảo

Tổng hợp Phật Giáo và đạo Ông Bà. 

Giáo lý: “Thiên kinh vạn quyển, Hiếu nghĩa vi tiên.” 

Chủ trương “Hiếu Hòa và Giao Hảo”. 

Thực thi thuyết Tứ Ân: Ân Tổ Tiên Cha Mẹ; ân đất nước; ân Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng); ân đồng bào và nhân loại. Về giáo dục, họ giữ tam cương ngũ thường, tránh nạn tứ đổ tường và hy sinh cho Quê Hương Dân Tộc. Tu tại gia, cốt ở “trau tâm trỉa(sửa) tánh.”

Nhận ra những điểm tốt nơi ba tôn giáo sống gần chúng tôi nhất, đã giúp chúng tôi biết trân trọng, yêu thương và phát huy những ưu điểm này. Chúng tôi coi nhau như anh em. Cụ thể, trong hành động, hằng năm vào những dịp lễ lớn của nhau, chúng tôi thường cử phái đoàn đến dự lễ và dùng cơm. 

Theo quan niệm dân gian, người ta cho rằng: “Bắc cầu, bồi lộ, thí nước, phúc ba đời”. Vì thế, trong cuộc sống, chúng tôi cùng nhau xây dựng cầu cống, đường xá, để góp phần phát triển kinh tế xã hội là rất thuận lợi và tràn đầy hạnh phúc.

 

           10.3.2. Đối Thoại Chính Trị

 

Như Công đồng Vat. II từng nhắc nhở: “Do bởi phần vụ và thẩm quyền của mình, Giáo Hội hòa mình trong cộng đồng chính trị dưới mọi hình thức và không liên kết với bất cứ một thể chế chính trị nào. Trong tinh thần đối thoại và hợp tác huynh đệ, qua các thành viên của mình, Giáo Hội tha thiết tham gia tốt đẹp vào đời sống quốc gia nhằm phục vụ toàn dân và sự đoàn kết xã hội”[137].

Thông điệp Đệ Bách Chu Niên xác định: “Những hình thức dân chủ mới hình thành đem lại hy vọng về một sự đổi thay cơ cấu chính trị và xã hội mong manh nặng trĩu với hàng loạt những bất công và bất mãn cũng như với một nền kinh tế tàn phá nặng nề và những cuộc tranh chấp xã hội nghiêm trọng” (CA 22a). Do đó người Công Giáo có trách nhiệm góp phần mình trong môi trường chính trị để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, nhưng bằng con đường đối thoại chứ không phải chiến tranh: “Đây là những vấn đề mà những dân tộc này đang phải đối phó chỉ có thể giải quyết được qua sự đối thoại và tinh thần liên đới hơn bằng cuộc chiến đấu để tiêu diệt kẻ thù bằng chiến tranh.” (CA 22b) “Đối thoại và làm chứng cho chân lý, bằng cách kêu gọi lương tri của đối phương và tìm cách khơi dậy nơi họ cảm thức về nhân phẩm con người.” (CA 23)

Đức Gioan Phaolô II khuyên: “Để chu toàn không ngừng sứ mạng yêu thương và phục vụ, Giáo Hội Công Giáo cũng được mời gọi chia sẻ niềm hy vọng của mình bằng đường lối đối thoại, một lối đối thoại phát sinh và triển nở trong cuộc đối thoại cứu độ do tình yêu thương của Chúa Cha đối với nhân loại, nhờ Chúa Con và trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Một lối đối thoại chân thành và xây dựng giữa tất cả các nhân tố của xã hội nhân sự là đường lối duy nhất mang lại niềm hy vọng mới cho toàn dân Việt Nam”[138].

Sau đây là tham luận về việc xây dựng “Đại Đoàn Kết.”

“Đoàn kết” không chỉ là khẩu hiệu xây dựng đời sống văn hóa, nhưng còn là một trong những qui luật giải thích các hiện tượng văn hóa, qui luật của sự sống còn, của việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thành công Tổ Quốc.

Trước hết, “Đoàn Kết” phát xuất từ nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, mang tính thời vụ cao. Nên có câu “Đông tay hơn hay làm”. Điều này đã khiến mọi người phải đoàn kết để kịp thu hoặch mùa màng và gieo xạ đúng thời vụ. 

Thứ đến, “Đoàn Kết” phát xuất từ môi trường thiên nhiên. Hàng năm, nước ta thường có lũ lụt, mà “lụt thì lút cả làng”. Điều này cũng đã khiến mọi người phải đoàn kết đắp đê, giữ đê, để chống thiên tai. 

Sau nữa, “Đoàn Kết” phát xuất từ hoàn cảnh lịch sử. Đất nước ta thường hay có chiến tranh xâm lược, mà “Giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh.” Nên mọi người phải đoàn kết chống và đưổi giặc. 

Tóm lại, “Đoàn Kết” phát xuất từ môi trường kinh tế, thiên nhiên và lịch sử. Thế nên, “Đoàn Kết” không chỉ là khẩu hiệu văn hóa mà là qui luật sinh tồn và phát triển của Dân Tộc: “Đoàn kết thì sống; đại đoàn kết, đại thành công.”

“Đoàn Kết” là bản chất của Dân Tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, nói đến đoàn kết là đã cảnh giác sự mất đoàn kết. Lịch sử chỉ ra rằng: “Dân tộc Việt Nam rất đoàn kết trong thời loạn và lúc thiên tai, nhưng lại xem ra có cẻ lơ là trong thời bình và lúc không có nguy cơ lũ lụt đe dọa. 

Truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ” mà ai cũng nghĩ là nói về Dân Tộc Việt Nam. Truyền thuyết nói lên sự đoàn kết là từ bản chất, nhưng cũng đồng thời bộc lộ sự chia lìa. Vì thế, Dân Tộc Việt Nam muốn sống còn và phát triển thịnh vượng, nên cảnh giác nguy cơ chia rẽ và nỗ lực bảo vệ sự đoành kết như con ngươi trong mắt mình. 

Tôi tự so sánh: “Đoàn Kết” là các phím “Nhấn”, “Phát Triển” là bản nhạc hòa âm. Nhấn vào các phím “Đoàn Kết”, cũng giống như nhạc công nhấn vào phím đàn. Tất yếu sẽ cất lên bản Hoà Tấu “Đại Hùng Ca Phát Triển.” Tôi còn ví “Đoàn Kết” như điểm “Đột Phá” cho toàn Dân Tộc tiến lên.

Từ nhận thức trên đây và theo mục tiêu của tôn giáo là giáo dục sự “Đoàn Kết”, tôi xin trân trọng đóng góp một số ý vào công trình xây dựng khối Đại Đoàn Kết Toàn Dân Tộc. Trước hết, động viên mọi Dân Tộc nâng cao trình độ hiểu biết lên. Phát động phong trào cả Nước là trường, toàn dân là học sinh. Học suốt đời. Bảy mươi học bảy mươi mốt, học kinh nghiệm. Thực sự khuyến học, vì mục đích chính của việc học là tu luyện, để giúp phân biệt Thiện Ác. Nhờ đó mọi người có ý thức trách nhiệm xây dựng đoàn kết, đúng như câu nói: “Càng lên cao càng tụ lại.” Càng hiểu biết cao, càng dễ giúp cho Dân Tộc Việt Nam qui tụ lại. 

Thứ đến là chú ý nâng cao Đạo Đức lên. Dân Tộc chúng ta là Dân Tộc trọng Đức: “Đức thắng Tài”; và: “Tài tán đức tụ.” Càng đạo đức càng trở nên thánh thiện.  Lịch sử chứng minh rằng: “Không vị thánh nào mà lại không thương xót Chúng Sinh và không dấn thân cứu nhân độ thế.” Cái nhìn của thánh nhân là: “Tứ hải giai huynh đệ.” Bốn biển là anh em. Cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp, phồn vinh, để mọi người sống bình an, hạnh phúc và hạnh phúc vững bền. Thế nên càng đạt đức Thánh Hiền càng dễ qui tụ Dân Tộc mình. 

Sau cùng là đào luyện anh hùng. Anh hùng là người cứu độ. Dân tộc Việt Nam theo truyền thống rất trọng anh tài và anh hùng. Anh tài là nguyên khí dựng Nước. Nhiều vị anh hùng có công với Đất Nước, khi chết đã được phong lên hàng Thần Thánh. 

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, Dân tộc ta chỉ đoàn kết khi có anh tài và anh hùng xuất hiện. Nắm được mấu chốt này, chúng ta thực sự “Khuyến Tài” trong mọi lãnh vực để qui tụ Dân Tộc mình.

Đoàn kết là lẽ sống, là qui luật xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ Quốc hữu hiệu. Phải đoàn kết bằng mọi giá và bằng mọi phương thế. Kinh nghiệm toàn diện lịch sử cho thấy: “Tri thức, đạo đức và anh hùng” là ba phương thế hữu hiệu và vững bền nhất, vì Dân Tộc Việt Nam trọng Đức, trọng Văn hơn trọng võ. Thực hiện được vậy, Dân Tộc hạnh phúc trường tồn.

Kết luận

Đối thoại là một trong những phương thế mục vụ hữu hiệu thời nay. Cần xây dựng một cương lĩnh đối thoại.  Rồi chú tâm đào luyện kỹ năng đối thoại hiệp thông. Sau đó cũng nên học biết thêm về văn hóa và nghệ thuật ngôn từ. Cuối cùng được nung đúc bởi Thần học mục vụ đối thoại hiệp thông: “Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và Ngôi Lời Nhập Thể.” Hy vọng sẽ góp phần dẫn con người vào Chân Thiện Mỹ, Vinh Quang Thiên Chúa ngay đời này.

 

10.4. Hòa giải Trong Môi Trường Văn Hóa Việt Nam

 

10.4.1. Đặc trưng văn hóa Việt Nam

 

Một trong những đặc trưng văn hóa bản địa Việt Nam là tính cộng đồng[139]. Tính này dẫn đến tinh thần trọng dân chủ tập thể. Trọng làng xóm. Mỗi người đều hướng tới những người khác. 

Thêm vào, do ảnh hưởng của Tam Giáo, tính người Việt rất trọng hài hòa: “Dĩ hòa vi quí; tương hòa sinh hóa; hòa khí sinh tài (thái độ ôn hòa đẻ ra tiền của).” Do đó hòa giải là tòa án nhân dân rất phổ biến, hữu hiệu trong xã hội và tôn giáo ở Việt Nam.

 

10.4.2. Ban hòa giải

 

Một người làm trung gian hay hợp tác đồng hòa giải là phương thức chung. Nhưng để đáp ứng văn hóa Việt Nam: Tính Cộng Đồng”, các nhà lãnh đạo Việt Nam thường sử dụng phương thức tập thể, gọi là Ban Hòa Giải. 

Ban này gồm nhiều người và nhiều thành phần, cả phụ nữ, đặc biệt là nhữntg người cao niên, khôn ngoan, có chức vụ, nhiều kinh nghiệm. Khi hòa giải, thường chọn ở những nơi có nhiều người trong khu xóm hay trong một tổ. Hai bên hòa giải kính nể tập thể hơn cá nhân, thậm chí cả khi cá nhân ấy là người có chức vụ cao.

 

 

 

10.5. Minh họa

 

        10.5.1. Ban Hòa giải Dân Chúa: Môi trường xứ đạo

 

Công Đồng Vatican II là Công Đồng đổi mới. Để đổi mới, Thánh Công Đồng khởi đổi từ định nghĩa. Trước hết định nghĩa về con người: “Con người là cả hồn cả xác, là xác và hồn” (MV 14.). 

Thứ đến là về Giáo Hội: “Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, là gia đình của Chúa, là thân thể Chúa Kitô, là dấu chỉ và dụng cụ hiệp thông với Chúa và với toàn cầu.” (GH) Căn cứ vào những định nghĩa trên, chúng ta có thể khắc họa dự thảo cơ chế: “Hội đồng mục vụ giáo xứ.” 

Cơ chế mục vụ này, thể hiện dấu chỉ và dụng cụ Hiệp Thông, tạo nên một Giáo Hội tham gia. Cơ chế mục vụ này tạo cho cộng đồng tín hữu giáo xứ góp phần cộng tác vào việc cổ võ sinh hoạt mục vụ hợp tác sinh động, như trong đại gia đình Thiên Chúa. Hệ thống tổ chức mục vụ này rất phù hợp với văn hóa Á Châu, đặc biệt là văn hóa Việt Nam: mang tính cộng đồng và trọng gia tộc. 

Hy vọng cơ chế mục vụ này, sẽ góp phần tích cực phục vụ nhân vị con người. Và tác động phát triển hiệu quả toàn diện và toàn thể Giáo Hội và xã hội trong thời đại hợp tác hôm nay.

Hệ thống tổ chức “Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ,” thể hiện mầu nhiệm Hiệp Thông, bao gồm Thánh bổn mạng, cha xứ, các Thánh, các linh hồn, đại diện các thành phần Dân Chúa. Như trong đại gia đình: có lão thành, gia trưởng, hiền mẫu, thanh niên, thiếu nhi, đại diện trẻ thơ. Thánh bổn mạng, các Thánh, các linh hồn. Cha xứ, không ở trên mà cùng ở trong hàng với Dân Chúa. Hội Đồng Giáo Xứ không ở trên mà ở dưới Gia Đình Dân Chúa. Họ được Dân Chúa bầu ra, được Giáo Quyền chấp thuận, xã hội công nhận, làm người phục vụ sự hiệp thông Dân Chúa. 

Bốn Ban đặc trách chuyên môn phục vụ cả hồn cả xác, cả đạo cả đời, cả vật chất cả tinh thần, cả đời này cả đời sau. Quí chức cựu và Cố Vấn giúp kinh nghiệm hỗ trợ cho Hội Đồng Mục Vụ, đặc trách đào tạo người phục vụ cho giáo xứ. 

Đặc trưng cơ chế chú trọng tới Ơn Chúa và sự Hiệp Thông. Vì thế, cơ chế được xây dựng trên nền tảng của sự Cầu Nguyện và Hy Sinh. Theo phương châm: “Thứ nhất cầu nguyện, thứ nhì hy sinh, thứ ba mới tới hoạt động tông đồ.” Và bảo vệ sự Đoàn Kết với bất cứ giá nào, như thể bảo vệ “Con Ngươi” trong mắt mình. 

Để đạt mục đích Hiệp Thông trong môi trường văn hóa Việt Nam, chúng ta cần gì?

Ban Hòa Giải

Bao gồm một số Viên Chức Cựu có uy tín, có kinh nghiệm và trung thành với Giáo Hội. Qui chế sinh hoạt của ban này được soạn thảo theo tinh thần Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh. Nhiệm vụ của Ban này là trung gian hòa giải giữa Phúc Âm và cuộc sống, giữa Đạo và Đời, giữa tinh thần và vật chất, giừa cha xứ và giáo xứ, giữa gia đình cũng như khu xóm. 

Kinh nghiệm gần ba mươi năm (1977- 2005) phục vụ môi trường xứ đạo, tôi cảm thấy hạnh phúc, mặc dầu phải đương đầu với nhiều thách đố. Theo tầm nhìn văn hóa: “Tương lai Dân Tộc và Giáo Hội Việt Nam rất cần sử dụng hình thức Ban Hòa Giải, với trình độ cao về mục vụ đối thoại và hòa giải.”

 

10.5.2. Trung gian hòa giải: Cuộc hôn nhận đặc biệt

 

Năm 2004, giáo hạt Tân Hiệp, giáo phận Long xuyên, đề cử tôi vào chức vụ: “Trung Gian”, giải quyết những nố Hôn Nhân khó khăn. Sau đây là một vụ điển hình.

Bên Nữ, có chồng – chồng chết – để lại một cháu gái rất xinh đẹp, nay đã lên bảy. Nhà cửa khang trang bên cạnh nhà bố mẹ chồng cũ. Bên Nam, thanh niên chưa có gia đình. Hai người thương yêu nhau, tiến tới hôn nhân. 

Trở ngại: gia đình cô ta và gia đình bố mẹ chồng cũ không tán thành. Họ gây trở ngại, thậm chí đe dọa sẽ hành hung cha quản sở, nếu tiến hành lễ cưới trong thánh đường.

Giải quyết: Cầu nguyện là công việc thường xuyên.

Đầu tiên, tôi mời Bố cô ta gặp tôi trao đổi. Sau cuộc trao đổi, ông ta và tôi có ký kết văn bản. Bao gồm các luật lệ, nguyên tắc, bổn phận về hôn nhân gia đình theo giáo luật và theo luật pháp đời. 

Tiếp theo, lần lượt tôi mời tất cả các bên có liên hệ. Sau đó, tôi mời anh chị có ý định lấy nhau. Trong trao đổi, tôi rất trân trọng, kiên nhẫn lắng nghe, thái độ khách quan, trung lập và nặng tình cảm. Sau nhiều lần trao đổi, tôi phát hiện một nhu cầu chung: “Quyền lợi” của các bên liên hệ. 

Dựa trên nhu cầu này, tôi tiến hành vụ việc theo nguyên tắc: “Không để cho bên nào thiệt.” Trước khi kết thúc vụ việc, tôi triệu tập phiên hòa giải, gồm Ban Hòa Giải xứ đạo, Chính Quyền địa phương, tôi, viên thư ký, hai anh chị sắp định kết hôn, địa điểm tại gia đình bố mẹ chồng cũ. 

Trước khi ra về, mọi người nghe lại các điều khoản, rồi ký nhận, có cả chữ ký của chính quyền và Ban Hòa Giải. Ít lâu sau, tôi nhận được thiệp hồng lễ cưới và tiệc cưới.

Sự việc mãi tới nay, khi nghĩ lại, tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa và trong lòng cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi mong ước và tiếp tục cầu nguyện cho họ và cho mọi người trong đại gia đình họ hạnh phúc.

 

10.6. Kết luận

 

Thiên Chúa là Đấng đối thoại: “Cha con và Thánh Thần.” Qua Chúa Giêsu Kitô,

Thiên Chúa là Đấng Trung Gian Hòa Giải Cứu Độ. Ngài muốn Giáo Hội là chính mỗi người chúng ta chia sẻ chức năng mục vụ Đối thoại và Hòa Giải để tiếp tục thực hiện ơn Cứu Độ cho nhân loại trong giai đoạn lịch sử hôm nay, nơi từng nền văn hóa.

Thực hành đối thoại trong mục vụ, chính là thực hành Đạo qua việc phục vụ con người. Muốn phục vụ con người phải biết con người. Con người thời nay là con người của khoa học và thực tiễn. 

Một trong những phương thế để biết con người cụ thể đó là phương pháp đối thoại. Và như chúng ta đã biết, đối thoại là con đường mới của Hội Thánh. Vì thế, đối thoại rất cần thiết và bổ ích cho các nhà mục vụ thời nay nếu muốn phục vụ con người hữu hiệu. Chúng ta có thể nói, “Mục vụ đối thoại cũng chính là một trong những cách thức thực hành đạo qua việc phục vụ ‘Ngôi Lời.’  Phục vụ "Ngôi Lời" dẫn tới thói quen. Thói quen dẫn tới tính cách Kitô hữu. Tính cách Kitô hữu dẫn tới định mệnh đời đời”.

Còn Hòa giải phải là sứ điệp trung tâm của Tin Mừng: “Thiên Chúa đã hòa giải chúng ta với Ngài qua Chúa Kitô và trao cho chúng ta nhiệm vụ hòa giải”[140]. Chúng ta không còn là kẻ thù của Thiên Chúa, hay người xa lạ với Ngài khi chúng ta tin vào Chúa Kitô. Vì chúng ta đã được hòa giải với Thiên Chúa, chúng ta có ưu quyền khuyến khích người khác làm như vậy, và vì thế chúng ta là những Người mang trọng trách “Mục Vụ Hòa Giải.” Như lời Chúa Giêsu: “Nếu có người anh em ngươi xúc phạm tới ngươi, hay đi vàvạch cho họ biết lỗi lầm của họ, chỉ giữa ngươi và họ thôi. Nếu họ nghe ngươi, ngươi đã lợi được người anh em”[141].

Như thế, hoà giải có nghĩa là chữa lành những tương quan đã đổ vỡ. Đây là những hướng dẫn mang tính cương lĩnh chiến lược của chính Chúa Giêsu đối với những người xúc phạm chúng ta, để tất cả có thể sống trong bình an hài hòa.

Đến đây, tôi xác tín: Đối thoại và hòa giải là nhiệm vụ Chúa trao, là cách thế loan báo Tin Mừng hiện đại của Hội Thánh trong thế giới ngày nay. Và cũng là Con Đường Hạnh Phúc: “Ai làm cho người khác hòa thuận là phúc thật, vì họ được gọi là con Thiên Chúa”[142].

 

 

 

 

 

 

 

 

CHÖÔNG MÖÔØI MOÄT:  KEÁT LUAÄN CHUNG LUAÄN AÙN

 

            Thức Tỉnh Người Giáo Dân Thiên Niên Kỷ Mới

Có một câu chuyện nổi tiếng.

Kể về một con sư tử.

Hắn đến bên đàn cừu.

Và rất đỗi ngạc nhiên khi nhận ra ở giữa đàn cừu đó có một con “Cừu - sư tử”.

Con “Cừu - sư tử” này vốn được đàn cừu nuôi dưỡng từ khi còn bé.

Nó cũng kêu be be và cũng chạy quanh như một chú cừu.

Con sư tử sục thẳng tới chỗ nó.

Và khi đối diện với sư tử-thật, chàng sư tử-cừu run lẩy bẩy.

Sư tử-thật bảo nó: “Chú mày làm gì giữa đám cừu này?”

Sư tử-cừu đáp: “Tôi là một con cừu”.

Sư tử-thật bảo: “Ồ, không phải thế đâu. Chú mày theo ta”.

Thế là nó đưa chàng sư tử-cừu đến một ao nước trong veo gần đó và bảo: “Chú mày nhìn đi nào!”

Vừa khi trông thấy rõ hình ảnh mình phản chiếu dưới mặt nước, sư tử-cừu gầm lên vang dội. Nó phóng rất mạnh ra khỏi hàng rào giữ cừu, biến vào rừng !

Ngay lúc đó, nó đã được biến đổi.

Nó không bao giờ quay lại với sự ngộ nhận trước đây của mình nữa.[143]

Câu chuyện mang nhiều ý nghĩa.

Nhưng ở đây chỉ có mục đích:

Chứng minh sức mạnh của sự “Thức Tỉnh”.

“Người Giáo Dân Thiên Niên Kỷ Mới”.

Trang Mạng: Mucvugiaodan.org

Tất cả đều Mang Tính Thức Tỉnh. 

Người tín hữu giáo dân đã tự nhận ra mình: “Thật đáng tin, đáng trân quý, và tràn đầy sức mạnh”. Họ là thành phần trong Gia Đình Dân Thiên Chúa. Là chi thể của Nhiệm thể Chúa Kitô. Nhờ bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, họ trở nên con cái Thiên Chúa. Họ được mời gọi nên thánh. Và được chia sẻ bình đẳng trong các sứ vụ của Chúa Kitô “Tư tế, Tiên tri, và Vương đế”. Như mọi tín hữu khác trong Giáo Hội. Nhưng khác biệt của họ là tính cách trần thế,[144]  neân cuõng ñöôïc ñaøo luyeän caân xöùng, ñaëc bieät laø nhöõng ngöôøi phuïc vuï coäng ñoaøn xöù ñaïo, ñeå trôû neân toâng ñoà, chöùng nhaân, loan baùo tin möøng trong thôøi ñaïi hoâm nay.

Thöïc vaäy, trong Giaùo Hoäi, giaùo daân ñoùng moät vai troø rieâng bieät trong vieäc xaây döïng giaùo hoäi.  Hoï coäng taùc vaøo toaøn theå ñôøi soáng Giaùo Hoäi.  Cuï theå trong vieäc phuïc vuï giaùo hoäi vôùi tö caùch ñaëc bieät, trong phuïng vuï, trong kinh nhaät tuïng, trong caùc vieäc muïc vuï phuïng vuï vôùi chöùc tö teá coäng ñoàng.  Trong muïc vuï, hoï tham döï vaøo vieäc toâng ñoà cuûa haøng giaùo phaåm, vaøo nhöõng saùng kieán chung cuûa giaùo phaän.  Ngöôøi giaùo daân coù theå tham gia trong uyû ban muïc vuï giaùo phaän, trong caùc hoäi ñoàng giaùo xöù, giaùo phaän, lieân giaùo phaän, quoác gia vaø quoác teá chuyeân lo vieäc toâng ñoà; choã ñöùng vaø vai troø cuûa hoï trong caùc Thaùnh Boä, trong vieäc giaùo duïc vaø giaûng daäy.  Hoï tham gia sinh hoaït trong coäng ñoaøn xöù ñaïo, treân bình dieän lieân xöù ñaïo, lieân giaùo phaän, quoác gia vaø quoác teá.  Coäng taùc vieân giöõa giaùo daân vôùi chuû chaên.  Hoã trôï caùc cha xöù trong vieäc toâng ñoà, trong vieäc quaûn trò, vaø quaûn lyù taøi saûn giaùo hoäi.  Caùc Giaùm Muïc phaûi thaêng tieán phaåm giaù vaø traùch nhieäm cuûa giaùo daân, laøm cho hoï lôùn leân trong ôn nghóa thaùnh.  Caùc linh muïc phaûi naâng cao vai troø cuûa giaùo daân, löu taâm ñeán söï töï do chaân chính, nhìn nhaän kinh nghieäm vaø khaû naêng cuûa hoï; toân troïng saùng  kieán, traùch nhieäm vaø yù kieán dò bieät; ñeå hoï ñöôïc töï do trong vieäc tìm kieám, suy nghó vaø dieãn taû.  Trong vieäc toâng ñoà giaùo daân, caùc chuûng sinh khoâng ñuû tö caùch laøm linh muïc, ñöôïc giuùp ñôõ, ñeå hoï daán thaân trong vieäc toâng ñoà giaùo daân, tham gia vaøo caùc hoäi doøng lo hoaït ñoäng toâng ñoà daønh cho giaùo daân.   Sau cuøng, giaùo daân khoâng nhöõng chæ laøm chöùng cho Ñöùc Kitoâ giöõa loøng giaùo hoäi, maø coøn phaûi ñem tinh thaàn Kitoâ giaùo thaám nhuaàn theá giôùi, nhaân loaïi trong vieäc rao giaûng Ñöùc Kitoâ, ñoù laø nghóa vuï truyeàn giaùo.  Hoï cuõng caàn chuaån bò ñeå laøm vieäc taïi caùc xöù truyeàn giaùo.[145]

Giữa thế trần, họ có phận sự và sinh hoạt trần thế, tuy không độc quyền[146]. Trong môi trường xã hội, họ được trao ban ân sủng và khả năng riêng biệt để noi theo Đức Kitô trong tinh thần tám mối phúc thật. Họ được mời gọi tiến bước trong sự thánh thiện với đời sống thiêng liêng riêng biệt, kết hợp với Chúa Kitô và hiện diện trong thế giới. Ơn gọi tìm kiếm nước Thiên Chúa bằng cách làm việc trần thế và xếp đặt chúng theo ý Thiên Chúa[147].

Tóm lại, họ có ơn gọi và sứ mệnh của toàn dân Kitô giáo, nhưng tham dự và chu toàn với cách thế riêng. Như tham dự vào việc phụng vụ bằng chức vụ tư tế chung; vào nhiệm vụ ngôn sứ của Đức Kitô bằng chứng tích đức tin, cộng tác viên của chân lý; vào chức vương đế bằng việc làm cho nước Thiên Chúa ngày càng lan rộng qua việc làm và hoạt động trong thế giới[148].

Quyền lợi và bổn phận làm tông đồ. Nhân chứng cho Đức Kitô trong đời sống và trong nghề nghiệp. Nỗ lực thánh hoá bản thân và rao giảng Phúc Âm cho thế giới[149].

Nhiệm vụ riêng của họ là thực thi công bình bác ái để canh tân trật tự thế giới. Nghĩa là đem luật Chúa và tinh thần Phúc Âm Đức Kitô, thấm nhuần thế gian, để thế gian được biến đổi theo ý Thiên Chúa, như men trong bột.

Họ phải diễn tả nếp sống mới trong môi trường xã hội để niềm tin và đời sống giáo hội không còn xa lạ với xã hội nhưng thấm nhiễm và cải hóa xã hội đó. Họ làm cho Giáo Hội hiện diện giữa trần thế. Cho các giá trị Kitô giáo và nhân bản thấm nhiễm vào các phương tiện truyền thông xã hội.

Họ cộng tác với những người thiện chí, theo đuổi phát triển nhằm mục đích chung. Để đạt được đích này, cần lưu tâm tới khả năng chuyên môn[150]. Muốn có chuyên môn, họ cần được đào luyện. Nhất là về linh đạo, mục vụ và truyền giáo thời nay.

Quả thực, Giáo Hội chưa được thiết lập thực sự, nếu chưa có hàng giáo dân đích thực và nếu hàng giáo dân này chưa cùng làm việc với Hàng Giáo Phẩm. Do đó, ngay khi thiết lập Giáo Hội phải hết sức chú tâm đến việc đào tạo một hàng giáo dân Kitô giáo trưởng thành[151].

Trong việc đào luyện linh đạo, mục vụ và truyền giáo cho người tín hữu giáo dân trưởng thành, chúng ta sẽ chú ý tới những thách đố thời nay, qua ánh sáng của Công Đồng Vat. II và huấn quyền.

Những thách đố đó là:

- Thế giới khoa học kỹ thuật, chuyển từ trạng thái “Tĩnh” sang trạng thái “Động”.

Dẫn đến bất định.

- Khuynh hướng chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tự do cá nhân, ích kỷ. Cắt đứt liên đới, thiếu tinh thần trách nhiệm. Ngại yêu thương phục vụ.

Dẫn đến chối bỏ tình yêu.

- Chủ trương thực tiễn, thực dụng, số lượng.

Dẫn đến vô tín.

Ba thách đố có liên quan mật thiết với nhau.

Và có nguồn gốc từ lịch sử loài người trong Kinh Thánh.

Tôi xin tóm tắt Cựu Ước.

Gia đình Adam, Eva được tự do sống trong đại phúc. Nhưng đã kết thúc trong đại họa, vì chủ nghĩa tự do. Eva hành động thiếu liên đới và sau khi đã hành động thì thiếu trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.

Còn trong Tân Ước

Hạnh phúc thực sự của con người là khám phá ra mình là con Thiên Chúa, qua gương làm con của Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa làm người. Ngài chỉ cho biết Thiên Chúa là Tình Yêu, con người muốn sống hạnh phúc thật, hãy thực hành yêu thương và phục vụ như Ngài.

Linh đạo, mục vụ và truyền giáo là đáp trả thời đại. Và đã trả đáp cụ thể.

Sau khi người tín hữu giáo dân được đào luyện, họ phải được cơ hội tham gia vào giáo hội. Để trở thành giáo hội tham gia, căn cứ vào định hướng của Công Đồng Vat. II.

Tôi ước mơ: “Giáo dân là mùa xuân Hội Thánh”[152].

Để mơ ước biến thành hiện thực, tôi chú ý tới hai điều.

1. Một là đổi mới cơ chế Giáo Hội

Từ cơ chế lãnh đạo chỉ huy sang cơ chế lãnh đạo hiệp thông. Đổi mới này, căn cứ theo các định nghĩa về Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, là gia đình của Chúa và là chi thể của nhiệm thể Chúa Kitô, là vườn nho. Và căn cứ vào nguyên tắc khôn ngoan mục vụ của Công đồng: “Phân biệt, không phân tán”[153], khi dùng công thức “Cả…Cả” thay cho công thức “Hoặc là…Hoặc là”.

Ví dụ: Con người gồm “cả xác cả hồn”; mục vụ gồm “cả thực tại cả ân sủng”.

2. Hai là đào luyện anh tài (Người giáo dân lãnh đạo)

Người tông đồ giáo dân, góp phần lãnh đạo cơ sở. Theo kinh nghiệm quốc tế, “Các kế hoạch phát triển không chú ý tới yếu tố văn hóa sớm muộn đều dẫn tới thất bại”[154].Vì thế tôi đã để ý tới đặc trưng văn hóa Việt Nam. Hai nét rất tương đồng giữa nhận định của Đức Thánh Giáo Hoàng Piô X về “Người Tông Đồ Giáo Dân” và truyền thống lãnh đạo “Trọng Dân”.

Đức Thánh Giáo Hoàng Piô X, chủ trương cứu Giáo Hội và thế giới suy sụp hiện nay. Đó là do một số giáo dân trong các xứ đạo, có khả năng làm tông đồ.

Còn văn hoá lãnh đạo trọng dân, thì cho rằng “Dĩ Dân vi Bản; “Dân vi quí”. 

Nhưng không phải là toàn dân, mà là anh tài trong dân, vì người dân rất trọng và theo anh tài. Truyền thống Á Châu nói chung, và Việt Nam nói riêng, coi “Anh tài là nguyên khí dựng Nước”.

Chúng ta có thể chuyển dịch: “Người tông đồ giáo dân lãnh đạo là nguyên khí góp phần dựng lại mùa xuân Hội Thánh”. Thế nên tôi đã đặc biệt đề nghị chú ý huấn luyện lãnh đạo chuyên biệt một nhóm người trong xứ đạo. Chương trình huấn luyện lãnh đạo chuyên biệt có thể áp dụng không những chỉ cho những người lãnh đạo như Hội đồng Mục Vụ mà còn cho cả những người lãnh đạo các giới, lãnh đạo các nhóm đạo đức.

Tất cả họ trở thành ban lãnh đạo chung cộng đồng, tựa như một gia đình giáo xứ thu nhỏ, hợp tác tự tin, đồng trách nhiệm với cha xứ hầu đem lại thành quả mục vụ hữu hiệu trong việc làm nên mùa xuân Hội Thánh ở địa phương.

Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh tới vai trò lãnh đạo, yếu tố quyết định việc đổi mới thành công trong Hội Thánh. Như nhận xét của John C. Maxwell: “Mọi nỗ lực bạn có thể thực hiện mà nó có liên quan tới người khác, sẽ thịnh hay suy tuỳ thuộc vào lãnh đạo. Khi bạn xây dựng tổ chức hay cộng đồng, xin bạn hãy nhớ năm điều này:

“Con người quyết định tiềm lực

Tương quan quyết định đạo đức

Cơ cấu quyết định tầm cỡ

Tầm nhìn quyết định hướng đi

Và lãnh đạo quyết định thành công”[155].

Thành công có liên quan tới lòng tin. Cổ nhân thường dạy: “Nhân, Dân, bất tín bất lập”. Nghĩa là người không có niềm tin, không được người khác tin, không làm nên cơ đồ. Kinh nghiệm gần đây, lịch sử Hoa Kỳ cho thấy: “Khủng hoảng niềm tin cũng chính là khủng hoảng về lãnh đạo”[156].

Muốn xây dựng niềm tin, cần xây dựng hình tượng người lãnh đạo theo gương Môsê và Đức Kitô: “Người Lãnh Đạo – Đầy Tớ”. Phục vụ con người. Yêu mến con người. Phát huy con người. Săn sóc toàn diện đời sống con người, trong đó có cả dân tộc và Giáo Hội[157].

Nói theo ngôn ngữ của Phúc Âm, là để loan báo Tin Mừng cho toàn dân. Đó là văn hóa Tin Mừng “Liên Đới và Trách Nhiệm; Yêu Thương và Phục Vụ”. Nền văn hóa Phúc Âm này, đáp trả thời đại tự do chủ nghĩa và chỉ coi giá trị bằng số lượng và thực tại[158].

Giáo Hội mời gọi mọi người hãy nghiên cứu sứ điệp Phúc Âm. Vì Giáo Hội tin rằng sứ điệp ấy sẽ đáp ứng khát vọng thầm kín nhất của lòng người, đáp ứng nhu cầu tâm linh con người. Thông qua con đường thời đại truy tìm chân lý, đối thoại và hòa giải[159].

Có thể nói đó là: “Tin Mừng Hòa Giải; Tin Mừng Bình An”[160].

Dẫn tới thành công và thịnh vượng, hạnh phúc lâu dài.

Sau cùng, có mang lại hiệu quả mong muốn không?

Ông Milton Friedman, nhà kinh tế đoạt giải Nobel, nói rằng:

 “Cách đánh giá duy nhất về một lý thuyết hay một ý tưởng là khả năng đưa ra những tiên đoán chính xác về tương lai dựa trên lý thuyết hay ý tưởng đó”[161].

Theo đó, “Người Giáo Dân Thiên Niên Kỷ Mới,” khi “In Dấu” vào thực tế, tôi tin lời tiên tri “Người Giáo Dân là Mùa Xuân Hội Thánh”, nhất định sẽ trở thành hiện thực. Và theo nguyên tắc: “Lãnh Đạo là “Ảnh Hưởng”, thì “Người Giáo Dân Thiên Niên Kỷ Mới”, sẽ góp phần làm nên “Mùa Xuân Dân Tộc Việt Nam”, cũng nhất định sẽ trở thành hiện thực” ./.



[1]
Mc 16,15.

[2]Công Đồng Vat.II, Ánh Sáng Muôn Dân”, 1.

[3]Mc 16,15

[4]Công Đồng Vat.II, Truyền Giáo, 16-17.

[5]Công Đồng Vat.II, “Lời giới thiệu tổng quát”,  45-46.

[6]Gioan Phaolô II, Ngày Thanh Niên Thế Giới, 1991.

[7]Tông Huấn Á Châu,  EA 29.

[8]ĐT.C. P.VI, Tông Huấn Ecclesia suam.

[9]Tông Huấn, Sứ Vụ Đấng Cứu Độ, RM: Redemptoris Missio.

[10]Ibid., 44-80.

[11]William Backus, Ph.D.  Nói với nhau sự thật.   USA, 1985, 27.

[12]Ibid.,28.

[13]Eph 4:25.

[14]Prov. 20: 7, RSV

[15]Mt 3: 16.

[16]Mc 1: 17.

[17]Mc 1: 41.

[18]Jn 4: 7.

[19]Thất tình: “Hỷ, nộ, ai, cụ,ái, ố,  dục.”

[20]Lc 12: 13.

[21]Ibid., 14.

[22]James 1: 20.

[23]Mt 18: 15.

[24]William Backus, Ph.D.  Nói với nhau sự thật.   USA, 1985, 139.

[25]Ibid., 156-173.

[26]1Cor. 8: 1.

[27]Ibid., 126-167.

[28]Mt.McKay, Martha Davis, Patrick Fanning.  How To Communication.  NY 1995, 5-52.

[29]Ibid., 53-107.

[30]Ibid., 121-153.

[31]Mt.McKay, Martha Davis, Patrick Fanning.  How To Communication.  NY 1995, 168, 178.

[32]Ibid., 167-179.

[33]Ibid., 195-229.

[34]Ibid., 245-279.

[35]Ibid., 18.

[36]AAS IV 794, 1966.

[37]Jn 15, l-4.

[38]Ibid., 15: 5.

[39]Tông Huấn, Người Tín Hữu Giáo Dân, 18.

[40]Vaticanô II, Hiến chế Lumen Gentium, số 4 và Cyprianô, De Orat. Dom,. 23 : PL 4, 553.

[41]2 Cor. 13:13.

[42]Thủ Bản, Phong Trào Giáo Dân việt Nam Hải Ngoại, 14-15.

[43]Eph. 4, 7-13; Rom 12, 4-8.

[44]Vaticanô II, Sắc lệnh Ad Gentes, số 5

[45]Tông Huấn, Người Tín Hữu Giáo Dân, 22.

[46]Xem Vaticanô II, Hiến chế, Lumen Gentium, số 10.

[47]Gioan-Phaolô II, Thư trong ngày thứ Năm Tuần Thánh gửi các Linh mục của Giáo hội (9-4-1979), 3-4. Insegnament II, l (1979), 844-847.

[48]Can. 230, 3. 71- Xem Vaticanô II,  SL. Apostolicam actuositatem, số 24

[49]Vaticanô II, Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, 2 & 5.

[50]Vaticanô II, Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, 2 & 5.

[51]Bộ Giáo Luật kể một số chức vụ và hành động riêng thuộc các thừa tác viên có chức thánh; những việc này có thể được giáo dân hành xử trong một thời gian vào những hoàn cảnh đặc biệt và nghiêm trọng, với sự cho phép đúng theo luật định đi trước và với ủy quyền của giáo quyền hợp cách: xem Can. 280 # 3; 517 # 2; 776; 861 # 2; 910 # 2; 943; 1112; v.v....

[52]Vaticanô II, HC. Sacrosanctum Consilium, số 28; Can. 230 # 2: "với năng cách được cử tạm thời, giáo dân có thể hành xử chức vụ Đọc Sách trong các hành vi phụng vụ; cũng thế, tất cả giáo dân có thể hành xử các chức vụ bình giải, ca ngâm, hoặc những chức vụ khác nữa, theo luật định".

[53]Bộ Giáo Luật trình bày nhiều chức vụ và bổn phận khác nhau mà giáo dân có thể chu toàn trong các cơ cấu của Giáo hội: xem Can. 228; 229 # 3; 317 # 3; 436 # 1 số 5 và # 2; 483; 494; 537; 759; 776, 784, 785; 1282, 1421 # 2; 1424; 1428 # 2; 1435; v.v....

[54]Phaolô VI, Tông huấn Evangelii Nuntiandi, 70, AAS 68 (1960), 60.

[55]Tông Huấn, Người Tín Hữu Giáo Dân, 24.

[56]1 Cor. 12: 7-10…

[57]Vaticanô II, Sắc lệnh Apostolicam, 3."Từ việc lãnh nhận các đoàn sủng này, dẫu đơn sơ nhất, mỗi người giáo dân có quyền và bổn phận thực hiện các ơn đó trong Giáo hội và giữa trần thế vì lợi ích con người và xây dựng Giáo hội, trong sự tự do của Chúa Thánh Linh "Đấng thổi nơi nào Ngài muốn", và đồng thời hiệp thông với anh em mình trong Đức Kitô và đặc biệt với các vị chủ chăn của mình".

[58]Vaticanô II, Hiến chế Lumen Gentium, 12.

[59]Xem tld 30.

[60]Tông Huấn, Người Tín Hữu Giáo Dân, 25.

[61]Vaticanô II, Sắc lệnh Christus Dominus, 11.

[62]Vaticanô II, Hiến chế Lumen Gentium, 23.

[63]Vaticanô II, Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 10

[64]Can. 443 # 4; 468 # 1 và 2.

[65]Propositio, 10.

[66]Tông Huấn, Người Tín Hữu Giáo Dân, 26.

[67]Tài liệu Công đồng viết: "Vì Giám mục trong Giáo hội mình không thể chỉ huy toàn đoàn chiên mọi lúc, mọi nơi, người cần thiết lập nhiều giáo đoàn tín hữu, trong đó quan trọng hơn cả là giáo xứ, được tổ chức tại địa phương dưới quyền dẫn dắt của một vị chủ chăn thay mặt Giám mục, một cách nào đó, các họ đạo tiêu biểu cho Giáo hội hữu hình được thiết lập trong hoàn vữ" (Vaticanô II, Hiến chế Sacrosanctum Consilium, 42).

[68]Vaticanô II, Hiến chế Lumen Gentium, 28.

[69]Gioan-Phaolô II, Tông huấn Catechesi Tradendae, 67 AAS 71 (1979); 1333.

[70]Can. 515 #1.

[71]Propositio, 10.

[72]Vat. II, HC. Sacrosanctum Consilium, 42.

[73]Can. 555 #1.1

[74]Can. 383 #1

[75]Phaolô VI, Bài diễn văn đọc trước Giáo sĩ Roma (24-6-1963): AAS 55 (1963) 6711.

[76]Vaticanô II,  Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 10

[77]ltd.

[78]Propositio, 10.

[79]Tông Huấn, Người Tín Hữu Giáo Dân, 27.

[80]Ibid., 28.

[81]Thánh Grêgôriô Cả, Bài giảng về Ez II,l.5.

[82]Vaticanô II, Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 16.

[83]Tông Huấn, Người Tín Hữu Giáo Dân, 28.

[84]Gioan Phaolô II, Kinh Truyền Tin (23-8-1987). Insegnamenti X,3 (1987), 240.

[85]Vaticanô II, Sắc lệnh Apostolicam actuositatem, 18.

[86]Vaticanô II,  Hiến chế Lumen Gentium, 39.

[87]tld 40

[88]Vaticanô II, SL. Apostolicam Actuositatem, 19

[89]Vaticanô II, Hiến Chế Lumen Gentium, 23.

[90]tld.

[91]Vaticanô II, Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 19.

[92]tld 20.

[93]Ibid., 31.

[94]Tông Huấn, Người Tín Hữu Giáo Dân, 30.

[95]tld 24

[96]119- Gioan-Phaolô II,Diễn văn trước Hội nghị quốc gia Giáo Hội Ý,  tại Lorette (10.4.1985) AAS 77 (1985) 964.

[97]Tông Huấn, Người Tín Hữu Giáo Dân, 31.

[98]Nguyễn Lân, Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Tp. HCM, 1998.

[99]Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Hà Nội, 1998.

[100]1Tm 2,5.

[101]Ga 3:19,20.

[102]Heb. 7:11-18; Rom 8:33f.

[103]1S 19:1-7.

[104]Lc 1:5-38.

[105]Gn 12:3.

[106]Ex 32:11-12:31-34.

[107]2 Cr 5,18-20.

[108]Trần Thành, Để trở thành Người Lãnh Đạo giỏi, Việt Nam, 1999, 355.

[109]Ibid., 356.

[110]Ibid., 356.

[111]Institute for Conflict Management – Mediation Training Manuel, Module V – The basics of Mediation, p.3.

[112]Ibid., 4.

[113]Vine, W.E., Vine’ s Complete Expository Dictionary of Old and New Testament Words, Thomas Nelson Publishers, Nashville, TN 1996, p. 530

[114]Wilson, Neil S., Ed. et all, The Handbook of Bible Application, Tyndale House Publishers, Inc., Wheaton, IL, pg 12f.

[115]Ibid., 12

[116]Ibid., p. 120.

[117]Triệu Truyền Đống, Phương Pháp Biện Luận, Giáo Dục, 1996, 248.

[118]Trần Thành, Để trở thành Người Lãnh Đạo giỏi, Việt Nam, 1999, 372-378.

[119]Nhiệm Văn Cật, Nghệ Thuật Nói Hay, Cà Mau, 2004, 879.

[120]Léon – Dufour, Xavier, Dictionary of Biblical Theology, The Word Among Us, Ijamsville, MD 2000, p. 480.

[121]2 Cr 18-19, 20; Ep 6:15

[122]Gioan Phaolô II, Đối Thoại và Rao Truyền, 9.

[123]Gioan Phaolô II, Chia sẻ với các vị lãnh đạo các tôn giáo ngoài Kitô, tại Madras, Ấn Độ, 5/2/86.

[124]TĐCV 17:28.

[125]Gioan Phaolô II, Chia sẻ với các vị lãnh đạo các tôn giáo ngoài Kitô, tại Madras, Ấn Độ, 5/2/86.

[126]1 Cr 12,31 –  13,1-7.

[127]2 Cr 5,20

[128]Plm 1:15f.

[129]Wilson, Neil S., Ed. et all, The Handbook of Bible Application, Tyndale House Publishers, Inc., Wheaton, IL, pg 516f.

[130]Kagan M.C. 1988: Mir obscheija. – Moskva: Politizdat.

[131]Trần Ngọc Thêm.  Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa VN.Văn hóa giao tiếp và NT ngôn từ”, VN 1996, 307-325.

[132]Triệu Truyền Đống (Bản dịch: Nguyễn Quốc Siêu).  Phương Pháp Biện  Luận.  Giáo Dục, 1996, 5.

[133]Gc 3,2.

[134]Mgr. Felix A Losito. Đạt Đến Thánh Đức Phi Thường Qua Lời Nói.  Kinh Đô, TX, 1997, 3, 8.

[135]Tông Huấn Giáo Hội Á Châu (EA) 31.

[136]Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC), tại Samphran, Thái Lan, 2000.

[137]Gioan Phaolô II, Gởi Hàng Giáo Phẩm và Giáo Dân Việt Nam, 22-01-2002.

[138]Ibid.,

[139]Trần Ngọc Thêm, Tìm về Bản Sắc Văn Hóa Việt nam, TP HCM, 1996, 213.

[140]2 Cr 5,18.

[141]Mt 18,15.

[142]Mt 5:,9.

[143]Anthony De Mello, S.J. Thöùc Tænh, Image Books – Doubleday 1992, 67-68.

[144]Công Đồng Vat. II, GH, 31-32. 43; 2, 29; TG 15.

[145]Coâng Ñoàng Vat.II, Ñaø Laït, 1972, 1053-55.

[146]Ibid., MV, 43.

[147]Ibid., GH, 31, 41; , 4.

[148]Ibid., GH, 31, 34, 35, 36; , 2, 7, 10; MV, 43.

[149]Ibid., , 2, 3; TG, 21, 15; GH, 31, 35.

[150]Ibid., , 2,7-8, 14, 41; GH, 31, 36; MV, 43; TG, 15, 21; TT 5. 13-15, 21.

[151]Công đồng Vat. II, TG, 21.

[152]Nguyễn Nhân Hòa, Tuyển Tập Giáo Dân, số ra mắt, “Để Giáo Dân Là Mùa Xuân…”, 2005, 33.

[153]Công Đồng Vat. II, Giáo Hội, “Mầu Nhiệm Giáo Hội”, 8. Chú thích, 8

[154]Trần Ngọc Thêm, Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam, HCM, 1996, 10.

[155]John C. Maxwell, The 21 Irrefutable Laws Of Leadership, USA, 1998, 225.

[156]Nguyễn Dy Loan, Công đồng chung Vat. II Bốn mươi năm sau,.., Đ.H.T.T., 2006, 14-15.

[157]Công Đồng Vat. II, MV, 3, 21, 41, 47; , 8; TG, 12; GD, 0,3.

[158]Giáo Hoàng Benedictô XVI, Muối Cho Đời, Lịch sử thật của thế giới, P.T.G.D.H.N., 2006.

[159]Công Đồng Vat. II, MV, 21, 41

[160]Ep 6,15.

[161]Brian Tracy, Change your thinking change your life; Nguyễn Tư Triệt, Đời thay đổi khi tư duy thay đổi, NXBT, 2003, 12.

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô