TỦ SÁCH THĂNG TIẾN GIÁO DÂN
GIÁO DÂN HỢP TUYỂN
SỐ 10 THÁNG 03/2014
CHỦ ĐỀ: “TÂN PHÚC-ÂM-HÓA
ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH”
GIÊRÔNIMÔ NGUYỄN VĂN NỘI
VÀ NHÓM BẠN THỰC HIỆN
CÁC SỐ GIÁO DÂN HỢP TUYỂN ĐÃ PHÁT HÀNH
GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 1 (1/2012): GIÁO DÂN TRONG
GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI
GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 2 (4/2012): GIÁO DÂN VIỆT NAM
VỚI CÔNG ĐỒNG VATICAN II
GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 3 (7/2012): GIÁO DÂN VIỆT NAM
SỐNG ĐẠO XƯA VÀ NAY
GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 4 (10/2012): GIÁO DÂN VIỆT NAM
LOAN BÁO TIN MỪNG
GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 5 (12/2012): GIÁO DÂN SỐNG
ĐỨC TIN
GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 6 (3/2013): GIÁO DÂN CẦU
NGUYỆN
GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 7 (6/2013): GIÁO DÂN VỚI THÁNH
KINH LÀ LỜI MẠC KHẢI
GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 8 (9/2013): GIÁO DÂN VỚI GIÁO
HUẤN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI
GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 9 (12/2013): GIÁO DÂN VỚI VIỆC
CANH TÂN ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN
GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 10 (03/2014): GIÁO DÂN VỚI VIỆC
«TÂN PHÚC HÓA ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH»
-----------------------
Ghi chú : Bạn đọc nào muốn có các số GDHT trên, có thể hỏi
Thư Quán thuộc Trung Tâm Mục Vụ TGP. Sài Gòn.
Một “tiêu chuẩn” hay “phương châm” giúp các tín hữu
sống Đức Tin một cách cập nhật và thức thời là “Sentire
cum Eclesia”. “Sentire cum Ecclesia” là một phương
châm la-tinh, có nghĩa là hòa chung vào nhịp sống của
Mẹ Giáo Hội. Lịch Phụng Vụ và Đường Hướng Mục Vụ
của Giáo Hội là hai lãnh vực mà người tín hữu có điều
kiện tốt nhất để “Sentire cum Ecclesia.”
Liên quan tới Đường Hướng Mục Vụ của Giáo Hội
Việt Nam, chúng ta đều biết rằng Hội đồng Giám Mục
Việt Nam đã chọn “Tân Phúc âm hóa đời sống Gia Đình”
làm Đường Hướng Mục Vụ cho Năm 2014 này. Vậy
«Sentire cum Ecclesia» trong năm 2014 là chúng ta học
hỏi và thực thi “Tân Phúc âm hóa đời sống Gia Đình” như
mong muốn và chỉ thị của các Vị Chủ Chăn yêu quý của
chúng ta.
Giáo Dân Hợp Tuyển số 10 này sẽ giúp các bạn thực
hiện điều quan trọng ấy.
Trong số báo này trước hết xin mời các bạn hãy tìm
hiểu và thực hiện Thư Chung 2013 của HĐGMVN về
«Tân Phúc âm hóa đời sống gia đình» (Phần thứ nhất).
Kế đến xin mời các bạn hãy nhìn lại một số đặc điểm
hay chiều kích trọng yếu của Gia Đình đã được Phúc Âm
hóa (Phần thứ hai).
Và chúng ta sẽ nghiên cứu một số vấn đề liên quan
tới Mục Vụ Gia Đình (Phần thứ ba).
Kế tiếp là đề tài «Xây dựng gia đình Kitô giáo trong
nền kinh tế thị trường» với mục đích giúp các Gia Trưởng
Hiền Mẫu Tĩnh Huấn Mùa Chay (Phần thứ bốn).
Kế đến là ba chứng từ sống động của những người
sống bậc gia đình (Phần thứ năm).
Và sau cùng là Kinh Cầu Cho các Gia Đình của Chân
Phước Gioan Phaolô II.
Rất mong quý độc giả nhận được nhiều nguồn vui và
ánh sáng khi dành thời gian đọc kỹ và áp dụng những bài
trong số 10 này.
Nguyện xin Thánh Gia Thất là Chúa Giê-su, Đức Mari-
a và Thánh Cả Giu-se chúc lành cho chúng con và cho
công việc khiêm tốn của chúng con.
Nguyện xin Thánh Gia Thất là Chúa Giê-su, Đức Mari-
a và Thánh Cả Giu-se chúc lành cho các gia đình và
cho tất cả những ai đón nhận công trình nhỏ bé này và
quảng bá nó!
Sài-gòn, ngày 20 tháng 02 năm 2014
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội và Nhóm Bạn
GIAÙO DAÂN HÔÏP TUYEÅN 10
NỘI DUNG
LỜI NGỎ---------------------------------------------------------------------3
NỘI DUNG ------------------------------------------------------------------5
PHẦN THỨ NHẤT: Tìm hiểu và thực hiện Thư chung 2013
của HĐGMVN về Tân Phúc-âm-hóa đời sống gia đình -----6
PHẦN THỨ HAI: Những Đặc tính hay Chiều kích trọng yếu
của gia đình đã được Phúc-âm-hóa----------------------------- 15
Bài I: Gia đình Kitô hữu tiếp nhận vaø loan bao Tin Mừng ---- 16
Bàii II: Gia đình Kitô hữu là trung tâm của Phúc-âm-hóa ----- 24
BÀI III: Sự thánh thiện của gia đình Kitô hữu nhằm loan báo
Tin Mừng------------------------------------------------------------------- 30
BÀI IV: Gia đình Kitô hữu là cộng đoàn cầu nguyện----------- 38
BÀI V: Tha thứ và hòa giải trong Gia đình Kitô hữu------------ 46
BÀI VI: Gia đình Kitô hữu là Cung thánh sự sống -------------- 52
PHẦN THỨ BA: Liên quan đến Mục vụ gia đình ----------- 60
BÀI I:Ý nghĩa và tầm quan trọng của Mục vụ gia đình -------- 61
BÀI II: Các giai đoạn của Mục vụ gia đình ------------------------ 67
BÀI III :Những người có trách nhiệm về Mục vụ gia đình----- 73
BÀI IV:Mục vụ Tư vấn về Hôn nhân và Gia đình---------------- 80
BÀI V: Đào tạo các nhân viên Mục vụ Gia đình ----------------- 88
PHẦN THỨ BỐN: Xây dựng gia đình Kitô giáo trong nền
kinh tế thị trường ------------------------------------------------------ 92
PHẦN THỨ NĂM: Chứng từ của những người sống bậc đời
sống gia đình ----------------------------------------------------------- 110
KINH CẦU CHO GIA ĐÌNH ----------------------------------------- 120
GIAÙO DAÂN HÔÏP TUYEÅN 10
PHẦN THỨ NHẤT
TÌM HIỂU VÀ THỰC HIỆN “THƯ
CHUNG” 2013 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM
MỤC VIỆT NAM VỀ “TÂN PHÚC ÂM
HÓA ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH”
I. CÂU HỎI GỢI Ý TÌM HIỂU
1.1 Vì sao Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chọn “Tân Phúc
Âm Hóa Đời Sống Gia Đình” làm Đường Hướng Mục Vụ năm
2014?
1.2 Theo Thư Chung 2013 về “Tân Phúc Âm Hóa Đời
Sống Gia Đình” của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thì một gia
đình được Phúc Âm hóa phải thể hiện mình như thê nào? tức
có những đặc tính gì?
1.3 Trong Thư Chung 2013 về “Tân Phúc Âm Hóa Đời
Sống Gia Đình”, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đưa ra
những đề nghị nào để giúp “Tân Phúc Âm Hóa Đời Sống Gia
Đình”?
II. VÀO ĐỀ:
Mọi người trong anh chị em chúng ta đều biết Hội Đồng
Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) đã chọn Năm 2014 làm Năm
«Phúc Âm Hóa (hay Tân Phúc Âm Hóa) Đời Sống Gia Đình»
(PAHĐSGĐ hay TPAHĐSGĐ) tức chọn việc PAH ĐSGĐ làm
đường hướng và hoạt động mục vụ trong Năm 2014.
Tại sao HĐGMVN lại có chọn lựa này?
Tôi thấy có 2 lý do:
· Một là nhiểu giáo dân, nhiều gia đình công giáo Việt Nam
chưa hiểu thấu và nhất là chưa sống đầy đủ “ơn gọi và sứ
mạng của người và của gia đình công giáo”;
· Hai là nhiều giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam đã
và đang bị xuống cấp trầm trọng trong bối cảnh kinh tế, xã
hội và chính trị hiện nay của nước ta.
Vậy hôm nay chúng ta thử nhìn kỹ một số điểu cơ bản của
chọn lựa của HĐGMVN.
III. PHẦN TRÌNH BÀY:
Thư Chung 2013 của HĐGMVN về “Tân Phúc Âm Hóa
Đời Sống Gia Đình”, nêu lên bốn điểm quan trọng đáng nghiên
cứu sau đây:
* “MỘT là mục tiêu của Phúc-Âm-hóa
Dẫn mọi người vào cuộc gặp gỡ cá vị với Đức Giê-su Ki-tô,
trong Thánh Thần, nhờ đó gặp gỡ Thiên Chúa Cha của Người,
cũng là Cha của chúng ta, và để đời sống mình được biến đổi
theo tinh thần Phúc Âm. Như thế, trước hết chính bản thân
chúng ta phải được Phúc-Âm-hóa, phải củng cố và làm mới lại
đức tin của mình, rồi mới có thể giúp những anh chị em đã xa
rời đức tin tái khám phá vẻ đẹp và ánh sáng đức tin. Ngày nay,
khi một số người chỉ còn là Ki-tô hữu trên danh nghĩa, chúng ta
hãy sống cho đúng với ơn gọi Ki-tô hữu của mình trong niềm
vui, hãy chiếu tỏa sức hấp dẫn của Tin Mừng cho những người
chung quanh” (Thư Chung HĐGMVN 2013, số 3).
* HAI là “Tân Phúc-Âm-hóa”
Không phải là rao giảng một Phúc Âm mới vì “Đức Giê-su
Ki-tô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi
đến muôn đời” (Dt 13,8), nhưng là “mới về lòng nhiệt thành,
mới trong phương pháp, và mới trong cách diễn tả”. Mới về
lòng nhiệt thành là làm mới lại tương quan giữa bản thân
chúng ta với Đức Giê-su Ki-tô, để mối tương quan ấy hướng
dẫn toàn bộ đời sống chúng ta. Mới trong phương pháp là biết
vận dụng những phương pháp thích hợp để đáp ứng sự thay
đổi nhanh chóng của thời đại về nhiều mặt, văn hóa, xã hội
cũng như kỹ thuật. Mới trong cách diễn tả là cố gắng nghiên
cứu và sử dụng những cách diễn tả phù hợp, để con người
hôm nay có thể hiểu và lĩnh hội được sứ điệp Phúc Âm.
Công cuộc Tân Phúc-Âm-hóa đòi duyệt lại toàn bộ các sinh
hoạt mục vụ ở tất cả mọi bình diện, nghĩa là phải thực hiện
cuộc hoán cải từ trong tâm thức đến định hướng và phương
pháp khi làm mục vụ. Từ kinh nghiệm của các nước đã có
nhiều Ki-tô hữu bỏ đạo, nếu chúng ta không nhanh chóng thực
hiện cuộc hoán cải mục vụ này, thì trong tương lai không xa,
Hội Thánh tại Việt Nam cũng có thể rơi vào tình trạng băng giá
của mùa đông đức tin như một số nơi trên thế giới” (Thư
Chung HĐGMVN 2013, số 4).
* BA là trong năm 2014 sắp tới, chúng ta hãy cùng
nhau Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và thúc đẩy gia
đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Hội Thánh được gọi là gia đình của Thiên Chúa và mỗi gia
đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia. Việc canh tân Hội
Thánh phải được bắt đầu từ mỗi gia đình, do đó, Hội Thánh
đặc biệt quan tâm đến các gia đình. Cách cụ thể, mới đây Đức
Thánh Cha Phan-xi-cô đã loan báo triệu tập Thượng Hội Đồng
Giám Mục khóa ngoại lệ vào tháng 10 năm 2014 về “Những
thách đố mục vụ đối với gia đình trong bối cảnh Phúc-Âmhoá”.
Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 cũng nhấn
mạnh: “Trước cuộc khủng hoảng gia đình hiện nay, Hội Thánh
nhận thấy cần phải tăng cường và canh tân mục vụ gia đình,
phải xem mục vụ gia đình là hoạt động quan trọng, nối kết
những kế hoạch và chương trình mục vụ của giáo xứ cũng
như giáo phận” (Thư Chung HĐGMVN 2013, số 5).
“Để thực hiện những mục tiêu trên, xin anh chị em hãy xây
dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống
tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng
say loan báo Tin Mừng.
(a) “Gia đình là c_ng đoàn c_u nguy_n, thờ phượng Thiên
Chúa, đền thờ tại gia. Hiệp thông trong kinh nguyện vừa là hoa
trái vừa là đòi hỏi của sự hiệp thông bắt nguồn từ bí tích Rửa
Tội và Hôn Phối. Chúa Giê-su hiện diện trong gia đình khi vợ
chồng, cha mẹ, con cái cùng cầu nguyện, và khi đó, chính
cuộc sống gia đình trở thành lời kinh sống động. Hoàn cảnh
sống hiện nay gây nhiều khó khăn trở ngại cho việc gia đình
cùng sum họp cầu nguyện. Tuy nhiên đây là đòi hỏi quan trọng
trong đời sống gia đình công giáo. Vì thế, cùng với việc siêng
năng tham dự Thánh Lễ và lãnh nhận các bí tích, chúng tôi tha
thiết xin anh chị em duy trì giờ kinh chung trong gia đình, và cố
gắng đưa Lời Chúa vào giờ kinh này” (Thư Chung HĐGMVN
2013, số 6).
(b) “Gia đình là c_ng đoàn yêu th__ng bằng tình yêu hợp
nhất thủy chung, xuất phát từ Thiên Chúa Tình Yêu. Mối tương
quan giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái cũng như giữa anh chị
em với nhau, phải là dấu chỉ sống động của Tình Yêu Thiên
Chúa. Vì thế, các gia đình công giáo phải loại bỏ mọi thứ bạo
hành, “hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền
hòa, nhẫn nại, chịu đựng và tha thứ cho nhau” (Cl 3,12-13 -
Thư Chung HĐGMVN 2013, số 6).
(c) “Gia đình là c_ng đoàn ph_c v_ s_ s ng, được khơi
nguồn từ chính Thiên Chúa Hằng Sống. Vợ chồng Kitô hữu
yêu thương nhau bằng một tình yêu mở ra với sự sống, tôn
trọng sự sống ngay từ lúc thụ thai, cộng tác với Thiên Chúa
Tạo Hóa qua việc sinh con có trách nhiệm, giáo dục con cái
nên người tốt và nên con cái Chúa. Gia đình phải là ngôi
trường đầu tiên dạy các đức tính nhân bản và đức tin, là thành
trì bảo vệ sự sống thể lý cũng như tinh thần của con cái trước
sự tấn công của cái ác và cái xấu trong cuộc sống. Vì thế, các
bậc cha mẹ phải ý thức trách nhiệm của mình là những nhà
giáo dục đầu tiên và không thể thay thế, bằng chính gương
sáng của mình” (Thư Chung HĐGM VN 2013, số 6).
(d) “Gia đình là c_ng đoàn tham gia vào s v_ Phúc-âmhóa,
bằng lời cầu nguyện cũng như bằng hành động cụ thể.
Chính đời sống yêu thương hiệp nhất trong gia đình công giáo,
ngay giữa những khó khăn và thử thách của cuộc đời, tự nó đã
là lời chứng âm thầm nhưng có sức thuyết phục của Tin Mừng.
Ngoài ra, theo truyền thống tốt đẹp, gia đình công giáo còn là
nơi vun trồng ơn gọi linh mục và tu sĩ. Đồng thời, khi có thể, xin
anh chị em hãy mạnh dạn chia sẻ và giới thiệu Đức Ki-tô cho
người khác” (Thư Chung HĐGMVN 2013, số 6).
* BỐN là HĐGMVN đề nghị bốn đề nghị cụ thể như sau:
- Đề nghị 1: “Vi_c chu_n b_ cho gii tr_ b_c vào đ_i
s ng hôn nhân và gia đình là đòi hỏi khẩn thiết hơn bao giờ
hết. Các bạn trẻ cần ý thức và sống đời hôn nhân như một ơn
gọi và sứ mệnh cao quý, được chọn lựa với ý thức, tự do và
trách nhiệm. Đôi bạn Kitô hữu còn được mời gọi sống bí tích
Hôn Phối như dấu chỉ hữu hình và hữu hiệu của tình yêu Đức
Kitô dành cho Hội Thánh, một tình yêu phong nhiêu, duy nhất
và bất khả phân ly. Để được như thế, cần có sự chuẩn bị xa,
chuẩn bị gần, và chuẩn bị trực tiếp cho các bạn trẻ bước vào
đời sống hôn nhân.
Trong bối cảnh có nhiều biến động về văn hóa-xã hội ngày
nay, chúng tôi thiết nghĩ cần phải nhắc lại chân lý này: định chế gia
đình đặt nền tảng trên hôn nhân gi_a m_t ng__i nam và m_t
ng__i n_. Định chế này dựa trên bản tính con người, do chính
Thiên Chúa thiết lập, hướng đến thiện ích của chính gia đình và xã
hội; vì thế, mọi cá nhân và tập thể xã hội cần nhìn nhận và tôn
trọng định chế này” (Thư Chung HĐGMVN 2013, số 7).
- Đề nghị 2 : “Đ_ng hành vi các gia đình tr_ ngày nay
là yêu cầu mục vụ quan trọng, để giúp họ sống tình yêu vợ
chồng với tinh thần trách nhiệm, phục vụ sự sống, biết hòa hợp
tình thương trong tổ ấm gia đình với trách nhiệm xây dựng Hội
Thánh, xã hội và đất nước.
Với những anh chị em đang gặp khó khăn vì hôn nhân đ_
v_ và gia đình ly tán, một đàng chúng ta vẫn phải nêu cao lý
tưởng đời sống hôn nhân công giáo, đàng khác phải đồng
hành và nâng đỡ họ, thay vì bày tỏ thái độ lên án và loại trừ”
(Thư Chung HĐGMVN 2013, số 7).
- Đề nghị 3: “Hi_n nay, có nhi_u nhóm, hi_p h_i, phong
trào tu đc và tông đ_ đang d_n thân chăm lo m_c v_ gia
đình theo những cách thế và mức độ khác nhau. Những
phong trào này cần được các mục tử đồng hành và hướng
dẫn, nâng đỡ và khích lệ, để họ góp phần cách cụ thể và hài
hòa với chương trình mục vụ chung trong mỗi giáo xứ, giáo
phận” (Thư Chung HĐGMVN 2013, số 7).
- Đề nghị 4: “Các giáo ph_n nên quan tâm đ_n vi_c đào
t_o giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân chuyên trách m_c v_ gia đình.
Những người này sẽ cộng tác với các giám mục giáo phận trong
việc xây dựng và triển khai những chương trình mục vụ gia đình
trong giáo phận cũng như giáo xứ. Chúng tôi cũng muốn gửi lời
kêu gọi đặc biệt đến anh chị em văn nghệ sĩ và giới truyền thông
công giáo. Ước mong anh chị em vận dụng tài năng Thiên Chúa
ban, để tôn vinh vẻ đẹp đích thực của tình yêu hôn nhân và gia
đình. Các linh mục tương lai cũng cần được chuẩn bị chu đáo
hơn về mục vụ gia đình, để có thể đồng hành với các gia đình
cách hữu hiệu” (Thư Chung HĐGMVN 2013, số 7).
IV. KẾT LUẬN:
Thư Chung 2013 của HĐGMVN về «Tân Phúc Âm Hóa
Đời Sống Gia Đình» chỉ đem lại kết quả cho các gia đình và
giáo xứ/giáo phận nếu Thư Chung ấy được mỗi người và
cộng đoàn chúng ta đem ra áp dụng vào đời sống. Nhưng nếu
muốn Thư Chung ấy được đem ra áp dụng thì chúng ta phải
dành thời gian và cơ hội để học hỏi, tìm hiểu và thảo luận về
Thư Chung ấy.
Chớ gì các Ban Mục Vụ Gia Đình GX/GH/GP, các Linh Mục
Xứ và Giáo Dân quan tâm đến việc quan trọng này.
V. PHẦN THẢO LUẬN & CHIA SẺ
5.1 C_m nh_n chung v_ Th_ Chung 2013 HĐGMVN
Sau khi nghe trình bày [hay đọc] những đoạn văn trên của
Thư Chung 2013 của HĐGMVN, anh chị thấy ưng ý (tâm đắc)
điều gì nhất? Xin mời chia sẻ.
5.2 Khó khăn tr_ ng_i trong công cu_c TPAHĐSGĐ:
(a) Công cuộc “Tân Phúc Âm Hóa Đời Sống Gia Đình” gặp
phải những khó khăn trở ngại trong hoàn cảnh xã hội và Giáo
hội Việt Nam ta hiện nay?
(b) Làm thế nào để vượt qua được những khó khăn trở
ngại ấy?
5.3 Giái pháp hay đ_ ngh_ c_a HĐGMVN:
(a) Anh Chị có nhận định hay góp ý gì về các giải pháp hay
đề nghị mà HĐGMVN đã đưa ra ?
(b) Làm thế nào để các giải pháp hay đề nghị ấy được thực
hiện trong giáo xứ của quý Anh Chị ?
(c) Theo các Anh Chị thì có giải pháp nào khác cơ bản hơn
và được xem là chìa khóa mở vào công cuộc « Tân Phúc Âm
Hóa Đời Sống Gia Đình» một cách hiệu quả nhất không? Giải
pháp đó là gì?
5.4 Chia s_ kinh nghi_m riêng:
Xin mời Anh Chị chia sẻ một kinh nghiệm thành công hay
thất bại của đời sống gia đình mình với các Anh Chị khác _
Giêrônimô Nguyễn Vă_Ð_™_xø€€n Nội
PHẦN THỨ HAI
NHỮNG ĐẶC TÍNH HAY CHIỀU KÍCH
TRỌNG YẾU CỦA GIA ĐÌNH ĐÃ ĐƯỢC
PHÚC ÂM HÓA
Giới thiệu:
Trong Thư Chung 2013 về “Tân Phúc Âm Hóa Đời Sống
Gia Đình”, HĐGMVN đã nêu lên 4 đặc tính hay chiều kích
trọng yếu nhất của Gia Đình đã được Phúc Âm hóa. Đó là:
(1o) Gia đình là cộng đoàn cầu nguyện,
(2o) Gia đình là cộng đoàn yêu thương,
(3o) Gia đình là cộng đoàn phục vụ sự sống,
(4o) Gia đình là cộng đoàn tham gia vào sứ vụ Phúc
Âm hóa.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các tính đặc tính hay chiều
kích trên của gia đình đã được Phúc Âm hóa, GDHT số 10 xin
cống hiến cho các bạn một số bài mà tác giả Giêrônimô
Nguyễn Văn Nội đã soạn nhân lần gặp gỡ quốc tế thứ 4 của
các Gia Đình tại Manila (Phi-lip-pin) từ ngày 23 đến ngày
26/01/2003.
Các bài này đã được phổ biến trong cuốn GIÁO DÂN VỚI
GIA ĐÌNH của tác giả, nhưng chắc nhiều bạn chưa có dịp tiếp
cận (vì chỉ phổ biến dưới dạng tài liệu photocopy).
[GIA ĐÌNH LÀ CỘNG ĐOÀN THAM GIA
VÀO SỨ VỤ PHÚC ÂM HÓA]
BÀI I: GIA ĐÌNH KITÔ HỮU TIẾP NHẬN
vaø LOAN BÁO TIN MỪNG
I. NHẬP ĐỀ
Vào những ngày từ 23-26/01/2003 vừa qua, tại Manila
(Philíppin) sẽ có cuộc gặp gỡ quốc tế lần thứ 4 của các gia đình
trên toàn thế giới. Lần gặp gỡ quốc tế đầu tiên của các gia đình là
vào năm 1994 tại Rôma (Italia) nhân dịp Liên Hiệp Quốc và Giáo
hội Công giáo chọn năm 1994 là Năm Gia đình. Lần gặp gỡ quốc
tế lần thứ 2 của các gia đình là vào năm 1997 tại Rio de Janeiro
(Brazin). Lần gặp gỡ quốc tế lần thứ 3 của các gia đình là vào
tháng 10.2000 trong khuôn khổ Năm Thánh 2000 tại Roma (Italia).
Và sắp tới đây là lần gặp gỡ quốc tế lần thứ 4 của các gia đình.
Chủ đề của lần gặp gỡ này là: “Gia đình Kitô h_u là Tin M_ng
cho Thiên Niên K_ th_ III”.
Để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ quan trọng này, trong năm 2002
Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình đã cho phổ biến một tài liệu
hướng dẫn gồm 12 đề tài về Gia đình cho việc SUY TƯ VÀ TRAO
ĐỔI trong các cộng đoàn và tổ chức Giáo hội như sau:
1. Gia đình Kitô hữu tiếp nhận và loan báo Tin Mừng.
2. Gia đình Kitô hữu là chứng nhân của Giao ước Vượt Qua.
3. Gia đình Kitô hữu là trung tâm của Phúc Am hóa.
4. Gia đình Kitô hữu là Hội Thánh tại gia.
5. Sự thánh thiện của Gia đình Kitô hữu nhằm phục vụ
Tin Mừng.
6. Thánh Thể là dấu chỉ và lương thực cho Tình Yêu
đôi bạn không giới hạn.
7. Thứ tha và hòa giải trong gia đình Kitô hữu.
8. Gia đình Kitô hữu là cộng đoàn cầu nguyện.
9. Gia đình Kitô hữu là trung tâm và nguồn phát sinh
thiện hảo xã hội.
10. Gia đình và tình yêu Kitô hữu đối với những người
yếu kém nhất.
11. Gia đình Kitô hữu chuẩn bị và đồng hành với các gia
đình trẻ.
12. Gia đình Kitô hữu là cung thánh của sự sống.
Vậy “Gia đình Kitô h_u ti_p nh_n và loan báo Tin
M_ng” là đề tài đầu tiên trong số 12 đề tài về Gia đình; vì
thế được chọn làm đề tài của buổi sinh hoạt đầu tiên về gia
đình của năm 2003 của chúng ta. Vậy chúng ta cùng nhau
tìm hiểu (1) ‘Tin Mừng’ nghĩa là gì? (2) Thế nào là “gia đình
Kitô hữu tiếp nhận và loan báo Tin Mừng”? (3) Để tiếp nhận
và loan báo Tin Mừng, các gia đình Kitô hữu phải làm gì?
II. TRÌNH BÀY
1. ‘Tin Mừng’ nghĩa là gì?
1.1 Trong Bài Phúc Âm mà Giáo hội đọc trong Thánh Lễ
(đêm) Giáng Sinh, có đoạn sau đây:
“Khi hai người đang ở đó, thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt
khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm
trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.
Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và
thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và
vinh quang của Chúa chiếu tỏa chung quanh, khiến họ kinh khiếp
hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo
cho anh em một Tin Mừng trọng đại, cũng là Tin Mừng cho toàn
dân: Hôm nay một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong
thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lc 2,6-11).
1.2 Vậy Tin Mừng mà các thiên thần loan báo cho những
người chăn chiên trên cánh đồng Bêlem xưa là Tin Mừng về
Đấng Cứu Độ đã sinh ra cách đây hai ngàn năm. Nói đúng hơn
thì chính Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ là Tin Mừng.
2. Thế nào là ‘Gia đình Kitô hữu tiếp nhận và loan
báo Tin Mừng’?
2.1 Th_ nào là ‘gia đình Kitô h_u ti_p nh_n Tin M_ng’?
(1) Giáo hội công giáo đã đón nhận Tin Mừng là chính Chúa
Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa mà Chúa Cha gửi đến để mặc
khải Thiên Chúa Tình Yêu và chỉ đường vạch lối cho con người
được Ơn Cứu độ. Khi đón nhận Tin Mừng ấy Giáo hội không giữ
riêng cho mình mà có trách nhiệm loan báo cho muôn dân, muôn
người.
(2) Bên giếng Rửa Tội hay trong thánh đường mỗi người (dù
lớn hay bé) đều nói lên điều mình ước xin nơi Giáo hội: “đức tin”.
Xin đức tin, tức xin Giáo hội trao ban Tin Mừng.
(3) Trong thánh lễ Hôn Phối, hai người phối ngẫu công giáo đều
là những người đã đón nhận Tin Mừng và có trách nhiệm loan báo
Tin Mừng ấy cho người khác lại một lần nữa đón nhận Tin Mừng
một cách đặc biệt: Họ đón nhận Tin Mừng về Tình Yêu “Phu Thê”
của Chúa Giêsu Kitô đối với Giáo hội. Họ được mời gọi là phản ảnh,
là minh họa của Tình Yêu và Mầu nhiệm cao cả ấy. Tình yêu và
cuộc sống hôn nhân của hai người được nâng lên bậc bí tích là vì
thế. Tình yêu và cuộc sống hôn nhân của hai người mang một ý
nghĩa cao vời và được Thiên Chúa chúc phúc như hiến chế Vui
mừng và Hy vọng đã khẳng định:
“Chúa Kitô ban dồi dào ơn phúc cho tình yêu muôn hình
muôn vẻ của vợ chồng, một tình yêu phát xuất từ Nguồn Mạch
Tình Yêu Thiên Chúa và được tác thành theo gương kết hiệp của
Chúa Kitô và Hội Thánh. Thực vậy, như xưa kia Thiên Chúa đến
gặp gỡ Dân Ngài bằng một Giao Ước yêu thương và trung thành,
ngày nay Đấng Cứu Thế, Bạn Trăm Năm của Hội Thánh cũng
đến với đôi vợ chồng qua Bí Tích Hôn Phối. Người còn ở lại với
họ để hai vợ chồng mãi mãi trung thành yêu thương nhau bằng
sự tự hiến cho nhau, như Người đã yêu thương Hội Thánh và đã
nộp mình vì Hội Thánh. Tình Yêu vợ chồng đích thực được hòa
nhập trong Tình Yêu Thiên Chúa, được hướng dẫn và thêm
phong phú nhờ quyền năng cứu chuộc của Chúa Kitô và hoạt
động cứu rỗi của Hội Thánh, để hai vợ chồng được dẫn dắt cách
hữu hiệu đến cùng Thiên Chúa, cũng như được nâng đỡ và kiên
cường trong nhiệm vụ cao cả làm cha làm mẹ” (Hiến chế Mục vụ
về Giáo hội trong thế giới ngày nay, số 48).
2.2 Th_ nào là ‘gia đình Kitô h_u loan báo Tin M_ng’?
(1) Một khi đã đón nhận Tin Mừng, mọi Kitô hữu có trách
nhiệm loan báo Tin Mừng cho người khác, như lệnh truyền của
Chúa Giêsu trước khi về Trời: “Anh em hãy đi và làm cho muôn
dân trở thành môn đệ, làm phép Rửa cho họ nhân danh Chúa
Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi
điều Thày đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20).
(2) Trước hết hai vợ chồng có trách nhiệm loan báo Tin Mừng
cho nhau: chồng loan báo Tin Mừng cho vợ; vợ loan báo Tin
Mừng cho chồng. Kế tiếp hai vợ chồng có trách nhiệm loan báo
Tin Mừng cho những người trong gia đình và nhất là cho con cái
của mình. Sau nữa hai người có trách nhiệm loan báo Tin Mừng
cho những người khác cùng môi trường sinh sống hay lao động
và ngoài xã hội.
3. Để tiếp nhận và loan báo Tin Mừng các gia đình Kitô
hữu phải làm gì?
“Không ai cho cái mình không có” (Nemo dat quod non habet)
câu châm ngôn của người La Mã xưa có thể áp dụng vào trường
hợp của chúng ta. Muốn loan báo Tin Mừng cho người khác thì
trước hết chúng ta phải đón nhận Tin Mừng trước đã.
3.1 Đ ti_p nh_n Tin M_ng các gia đình Kitô h_u
phi làm gì?
Thật ra khi lãnh Bí Tích Thanh Tẩy là ai nấy chúng ta đã đón
nhận Tin Mừng về Chúa Giêsu, là chính Chúa Giêsu rồi. Nhưng
việc đón nhận Chúa, chúng ta phải tiếp tục luôn mãi, vì không ai
có thể cho rằng mình đã đón nhận Chúa một cách trọn vẹn, đầy
đủ. Chúa càng vào sâu trong tâm hồn và cuộc sống của chúng
ta, thì chúng ta càng nên giống Chúa và do đó càng có khả năng
loan báo Chúa cho người khác. Muốn đón nhận Chúa vào sâu
trong tâm hồn và cuộc sống của mình, chúng ta phải nỗ lực vun
trồng đời sống cầu nguyện và nội tâm sâu sắc. Các giờ thờ
phượng, tham dự bí tích, tĩnh tâm, học hỏi và suy niệm Lời Chúa,
dấn thân phục vụ, kiểm điểm đời sống là các phương thế hữu
hiệu giúp chúng ta càng ngày càng sống mật thiết hơn với Chúa
và sống yêu thương phục vụ hơ___________n đối với tha nhân.
3.2 Đ loan báo Tin M_ng các gia đình Kitô h_u phi
làm gì?
Khi đã có Chúa trong tâm hồn và cuộc sống của mình rồi,
chúng ta chỉ cần thể hiện Chúa ra bên ngoài, qua lời nói, việc
làm, cách sống của chúng ta là Tin Mừng ấy được người khác
nhận ra. Nhưng như thế chưa đủ, chúng ta còn phải chủ động
tìm cơ hội, nắm bắt d
Các tin khác