Thứ hai, ngày 07 tháng 10 năm 2024 | 12:44 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

Đề tài học hỏi tháng 1: Tông đồ giáo dân

 
HỌC HỎI SẮC LỆNH
VỀ HOẠT ÐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA GIÁO HỘIAD GENTES

CHƯƠNG III: CÁC GIÁO HỘI ÐỊA PHƯƠNG
 
TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN
 

1. Sự trưởng thành của các Giáo Hội địa phương và tông đồ giáo dân

Ngoài hoạt động truyền giáo, một trong những bằng chứng khác nói lên sự trưởng thành của một Giáo hội trẻ là hoạt động tông đồ của người giáo dân. Sắc lệnh truyền giáo “Ad Gentes”, chương III, số 21 diễn tả vai trò giáo dân trong Giáo Hội trẻ: biểu dương đức tin, truyền giáo cách ý thức, có quy mô và mang lại hiệu quả. Tin Mừng không thể đi sâu vào tinh thần, đời sống và sinh hoạt của một dân tộc nếu không có sự hiện diện linh hoạt của giáo dân. Vì thế, ngay khi gầy dựng Giáo Hội, đã phải chú tâm tối đa đến việc đào tạo các Kitô hữu giáo dân trưởng thành.

Phận vụ chính của giáo dân, nam cũng như nữ, là làm chứng về Chúa Kitô bằng cách sống cũng như bằng lời nói:

1. trong gia đình,
2. trong các đoàn thể xã hội, cũng như trong môi trường nghề nghiệp.

Thật vậy, họ phải biểu lộ con người mới đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, trong sự công chính và thánh thiện bằng cách:

1. Thể hiện nếp sống mới đó trong môi trường xã hội và văn hóa của đất nước, hợp với truyền thống dân tộc. Họ phải nghiên cứu, hoàn chỉnh, bảo toàn, cập nhật và sau cùng phải hoàn thiện nền văn hóa đó trong Chúa Kitô, để niềm tin vào Chúa Kitô và đời sống Giáo Hội không còn xa lạ với cộng đồng họ đang sống, nhưng bắt đầu thấm và biến đổi xã hội.

2. Sống gắn bó với những người chung quanh bằng tình bác ái chân thành, để trong mối tương giao giữa cộng đồng, hình thành mối dây liên kết mới của sự hiệp nhất và tình liên đới đại đồng khởi phát từ mầu nhiệm Chúa Kitô.

3. Gieo rắc niềm tin vào Chúa Kitô nơi những người có chung môi trường sống hay cùng chung ngành nghề: đây là một nhiệm vụ khẩn thiết vì nhiều người chỉ có thể nghe Tin Mừng và nhận biết Chúa Kitô nhờ các giáo dân sống gần bên họ.

4. Cộng tác trực tiếp hơn với hàng Giáo Phẩm trong việc thực thi sứ mệnh đặc biệt là loan báo Tin Mừng và truyền thông giáo lý Kitô giáo để Giáo Hội mới khai sinh thêm vững mạnh.

2. Lãnh vực trần thế

Giáo Hội đã biết đến khái niệm tông đồ giáo dân từ thời ông Giuse Arimathea và các phụ nữ thành Giêrusalem. Người tông đồ đầu tiên và là nguồn gốc của mọi tông đồ chính là Chúa Con, người được Chúa Cha sai đi vào trong thế gian, để làm “Sứ Giả, là Thượng Tế, là Trung Gian cho chúng ta tuyên xưng đức tin” (Dt 3,1). Mọi sứ mệnh và việc tông đồ trong Giáo Hội đều là sự thông phần vào sứ mệnh của Chúa Con. Qua bí tích Rửa tội, người giáo dân là người con trong Chúa Con, vì thế, họ cũng là người con được sai đi, một người con có sứ mệnh tông đồ.

Như vậy người giáo dân hoạt động tông đồ trong lãnh vực nào? Sắc lệnh Tông đồ giáo dân Apostolicam Actuositatem khẳng định, giáo dân “phải đảm nhận những nhiệm vụ đặc trưng của mình để canh tân trật tự trần thế.” (số 7). Tông đồ giáo dân nhắm đến và xảy ra trong thế giới trần thế. Qua bí tích Rửa tội và Thêm sức, tất cả đều được chính Thiên Chúa chỉ định để làm việc tông đồ, tuy nhiên, giáo dân được trao ban nhiệm vụ đặc biệt là làm cho Giáo hội hiện diện và đem lại kết quả ở những nơi và hoàn cảnh mà chỉ có qua họ thì Giáo hội mới trở thành muối đất. Như vậy, mỗi giáo dân là chứng nhân đồng thời là dụng cụ sống động của Giáo hội tùy theo những ân huệ và khả năng đã được ban cho mình. Nhiệm vụ chính của họ là qua chứng từ đời sống của mình làm cho Đức Kitô hiện diện trong thế gian, làm cho thế gian thấm nhập Thần Khí của Ngài và xếp đặt thế gian theo ý của Ngài. Đây là ơn gọi thực sự của người giáo dân chứ không phải là một bổn phận, một việc làm để bù đắp cho việc thiếu hụt các linh mục tu sĩ. Họ đóng một vai trò riêng biệt của họ trong Giáo hội, đặc biệt dành cho họ và cần thiết cho Giáo Hội

3. Các hình thức tông đồ giáo dân

Làm việc tông đồ là yếu tố quan trọng trong đời sống của một Kitô hữu, là bản tính của kitô hữu trong bất kỳ thời nào cũng như lãnh vực nào. Các điều kiện và hình thức để thực thi nhiệm vụ này thay đổi tùy theo từng thời kỳ. Thế nhưng vào thời đại của chúng ta, bổn phận này đã thường xuyên được nhắc đến và trở nên cấp bách vì nhu cầu thật sự của nó. Đồng thời, ơn gọi làm tông đồ không kêu gọi mọi người làm như nhau nhưng tùy theo hoàn cảnh của mỗi cá nhân, và như vậy mang nhiều hình thức khác nhau. Tựu trung có thể chia làm hai hình thức chính là tông đồ cá nhân và tông đồ có tổ chức.

a. Tông đồ cá  nhân.

Các lãnh vực của tông đồ giáo dân có nhiều và đa dạng. Người giáo dân có thể hoạt động tông đồ trong Giáo Hội và ngoài thế gian, trong giáo xứ và giáo phận, trong gia đình, trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Trong số các lãnh vực hoạt động này, gia đình có tầm quan trọng nhất vì là Giáo hội tại gia và là tế bào đầu tiên của xã hội. Không một xã hội nào có thể tồn tại như là một xã hội lành mạnh nếu đời sống gia đình không mạnh mẽ. Đời sống gia đình vững chãi thì xã hội mới có thể tiến lên được.

Tông đồ cá nhân trước hết là làm tông đồ “cho” gia đình của riêng mình và tiếp đến là cả gia đình cùng làm tông đồ cho các gia đình khác. Trong thời Giáo hội lúc mới được hình thành, chính các gia đình Kitô giáo đã cảm hóa và cải hóa được các gia đình ngoại giáo đương thời bằng cách sống đời hôn nhân một vợ một chồng và tiết chế bên ngoài đời sống hôn nhân. Đó là những giá trị cơ bản của hôn nhân hay gia đình Kitô giáo. Các sử gia nói rằng khiết tịnh và bác ái là hai nhân đức mà các Kitô hữu sơ thời đã thực hành để cải hóa toàn thể các quốc gia ngoại giáo trong đế quốc Roma, nhờ đó họ tin theo Đức Giêsu Kitô. Ngày nay, các gia đình Kitô giáo cũng được kêu mời để trở nên những chứng nhân sống động cho các giá trị Kitô giáo này. Đó là cách truyền giáo hay cách làm việc tông đồ hiệu quả nhất. ĐTC Gioan Phaolô II trongTông huấn về các gia đình đã nói: “Như thuở bình minh của Kitô giáo, ông bà Aquila và Priscilla là cặp vợ chồng truyền giáo, ngày nay Giáo hội cũng chứng tỏ sự mới mẻ ngàn đời và hiệu quả của mình qua sự hiện diện của các đôi vợ chồng và gia đình Kitô giáo… bằng việc loan báo Tin Mừng và phục vụ những người quanh mình trong tình yêu của Đức Giêsu Kitô.” (Familiaris Consortio, số 54). Điều này bao gồm các nỗ lực xây dựng và hỗ trợ hôn nhân cũng như sống nếp sống gia đình lành mạnh. Tại sao ngày nay việc tông đồ giáo dân cho các gia đình lại trở nên cấp thiết và quan trọng đến như vậy? Bởi vì hiện nay tinh thần tục hóa đã ảnh hưởng nhiều trên xã hội, cấu trúc gia đình bị phá vỡ, tình trạng ly dị không còn hiếm hoi nữa, đồng thời hôn nhân đồng giới tại vài quốc gia cũng đã được hợp thức hóa.

Làm việc tông đồ bằng cầu nguyện và sống gương mẫu cá nhân là cách làm việc tông đồ theo nghĩa rộng. Như vậy, cá nhân mỗi giáo dân có thể làm việc tông đồ cách trực tiếp (bằng cách hướng dẫn người khác gia nhập hay trở lại đạo) hoặc gián tiếp (trong môi trường làm việc của mình, người giáo dân thể hiện niềm tin của mình qua cách sống phù hợp với Tin Mừng).

b. Tông đồ tập thể có tổ chức

Là làm tông đồ có tổ chức (chính thức) hay được ủy nhiệm và không được ủy nhiệm. Sự ủy nhiệm đem lại tước vị chính thức cho người giáo dân khi dấn thân vào việc tông đồ. Những tổ chức tông đồ không được ủy nhiệm làm việc theo sáng kiến và trách nhiệm của mình. Vài giáo dân được Chúa chọn và được giám mục kêu gọi để “hiến mình cho công việc tông đồ” (LG 41) nhưng không thể lấy những trường hợp bất thường như vậy làm gương mẫu cho tông đồ giáo dân. Phần lớn giáo dân chỉ thi hành nhiệm vụ của mình mà không có ủy nhiệm của phẩm trật giáo quyền, họ chỉ làm chứng cho Đức Kitô, trong đức tin, đức cậy và đức mến, trong cuộc sống và công việc hằng ngày. Nhiệm vụ của họ đến từ bí tích Rửa tội và Thêm sức. Đàng khác, để có được khả năng cần thiết thì rõ ràng cần phải huấn luyện. Sự huấn luyện rất cần thiết cho mỗi tông đồ giáo dân.

Giáo hội đặc biệt khuyên giáo dân nên hoạt động tông đồ tập thể, cụ thể là trong hiệp hội, các hội đoàn (Legio Mariae, Các bà mẹ Công giáo, Khôi Bình,…) đã có sẵn trong các giáo xứ hay trong môi trường sống của mình. Hoạt động tông đồ tập thể phù hợp với tính xã hội của con người, giúp phát huy tinh thần liên đới, học hỏi lẫn nhau, nâng đỡ và hổ trợ nhau. Điều này giúp cho các công tác tông đồ mang tính hiệu quả hơn.

“Người giáo dân nên nhớ rằng con người, tự bản chất đã có xã hội tính, và Thiên Chúa đã muốn quy tụ những người tin vào Chúa Kitô để lập thành Dân Thiên Chúa và liên kết họ nên một thân thể. Vì thế, hoạt động tông đồ tập thể đáp ứng được những đòi hỏi của các tín hữu xét dưới khía cạnh con người cũng như dưới khía cạnh Kitô hữu … Phương cách hoạt động tập thể rất quan trọng đối với công tác tông đồ vì trong các cộng đoàn Giáo hội cũng như trong nhiều môi trường khác, việc tông đồ thường đòi hỏi phải được thực hiện theo một chương trình hành động chung. Những hội đoàn được thành lập để hỗ trợ hoạt động tông đồ tập thể, phải nâng đỡ và huấn luyện các hội viên làm tông đồ, phối hợp và điều hành các công tác tông đồ, nhờ đó hy vọng kết quả sẽ phong phú hơn là để từng người hoạt động riêng rẽ”…. (Sắc lệnh Tông đồ giáo dân Apostolicam Actuositatem, số 18)

Như vậy, dù là giáo sĩ hay giáo dân, tất cả đều có nhiệm vụ làm tông đồ. Nhưng hoạt động căn bản này của Giáo Hội lại được thực hiện qua trung gian những con người, qua thái độ dấn thân của con người. Vì thế, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói: “Trên hết, điều mà chúng ta cần trong thời khắc này của lịch sử là những con người, qua đức tin sáng tỏ và cuộc sống đức tin của mình, làm cho Thiên Chúa trở nên tin cậy được trong thế giới này. Các chứng từ của những Kitô hữu nói về Chúa nhưng sống ngược với Ngài, đã làm đen tối đi hình ảnh của Thiên Chúa và mở cửa cho sự hoài nghi. Chúng ta cần những người luôn hướng ánh nhìn về Thiên Chúa, thật sự hiểu biết về con người. Chúng ta cần những người được ánh sáng của Chúa soi sáng, được Chúa mở cánh cửa tâm hồn họ, để trí năng của họ có thể nói với trí năng của người khác, để tâm hồn họ có thể mở ra với tâm hồn của người khác”
 
 
 
Tác giả bài viết: Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính
Nguồn tin: Gpquinhon.org

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ngợi một tình yêu xây dựng
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ...
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn thể thứ hai của Thượng hội đồng
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn ...
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ phó tế
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ ...