Giáo Hội là một gia đình đại dồng hiệp nhất trong khác biệt, được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, vì Giáo Hội ”có một đức tin, một cuộc sống bí tích, một sự kế nhiệm tông đồ duy nhất, một niềm hy vọng chung, cùng đức ái”.
Do đó chúng ta có đi bất cứ đâu, kể cả trong một giáo xử nhỏ bé nhất, trong một xó xỉnh xa xôi nhất của trái đất này, đều có Giáo Hội; chúng ta ở nhà, chúng ta ở trong gia đình, chúng ta là anh chị em.
Ảnh: REUTERS/Alessandro Bianchi
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 100.000 ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư 25-9-2013 tại quảng trường thánh Phêrô.
Như mọi lần đã có hàng chục em bé được Đức Thánh Cha hôn, vuốt ve và xoa đầu. Cũng có em nhát qúa, không cho Đức Thánh Cha hôn. Lần này lại có một kiểu khác biểu lộ tình yêu thương đối với Đức Thánh Ca: có tín hữu hành hương biếu nước ngọt mở sẵn có ống hút cho ngài. Và Đức Thánh Cha đã đơn sơ nhận và uống ngay. Các nhóm trẻ thì không ngừng gọi tên Đức thánh Cha, hay hô lớn tên quốc gia của mình để lôi kéo sự chú ý của ngài, và hò lớn: thưa Đức Thánh Cha, phía này, phía này. Và dĩ nhiên là ngài phải quay qua ngay phía đó.
Trong bài giáo lý Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài: Giáo Hội là một duy nhất. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:
Anh chị em thân mến, trong Kinh Tin Kính chúng ta nói: ”Tôi tin Giáo Hội duy nhất”, nghĩa là chúng ta tuyên xưng rằng Giáo Hội là duy nhất và Giáo Hội này trong chính mình là sự hiệp nhất. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào Giáo Hội Công Giáo trên thế giới chúng ta khám phá ra rằng nó bao gồm gần 3.000 giáo phận rải rác trong mọi Đại lục: biết bao nhiêu ngôn ngữ, biết bao nhiêu nền văn hóa! Ở đây có các Giám Mục của các nền văn hóa khác nhau, của biết bao nhiêu nước! Có Giám Mục của Sri Lanka, Nam Phi, Ấn Độ, biết bao nhiêu vị ở đây của châu Mỹ Latinh. Giáo Hội rải rác trên toàn thế giới. Thế nhưng hàng ngàn cộng đoàn công giáo làm thành sự hiệp nhất. Điều này có thể xảy ra như thế nào?
Chúng ta tìm ra một câu trả lời trong ”Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo”, khẳng định rằng Giáo Hội Công Giáo rải rác trên thế giới ”có một đức tin, một cuộc sống bí tích, một sự kế nhiệm tông đồ duy nhất, một niềm hy vọng chung, cùng đức ái” (s. 161). Đây là một định nghĩa đẹp, rõ ràng và hướng dẫn chúng ta rất tốt. Hiệp nhất trong lòng tin, cậy, mến, hiệp nhất trong các Bí Tích, trong chức Thừa Tác: chúng là các cột trụ nâng đỡ, và hiệp nhất toàn ngôi nhà vĩ đại của Giáo Hội. Chúng ta có đi bất cứ đâu, kể cả trong một giáo xử nhỏ bé nhất, trong một xó xỉnh xa xôi nhất của trái đất này, đều có Giáo Hội; chúng ta ở nhà, chúng ta ở trong gia đình, chúng ta là anh chị em. Và đây là một ơn rất lớn của Thiên Chúa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha khẳng định rằng: Giáo Hội là một cho tất cả mọi người. Không có một Giáo Hội cho người Âu châu, một Giáo Hội cho người Phi châu, một Giáo Hội cho người Mỹ châu, một Giáo Hội cho người Á châu, một Giáo Hội cho ngừơi Đại dương châu, nhưng Giáo Hội là một ở khắp nơi. Nó như là trong một gia đình: người ta có thể ở xa, rải rác trên thế giới, nhưng các mối dây sâu đậm hiệp nhất tất cả các chi thể của gia đình vẫn bền chặt, cho dù khoảng cách có xa bao nhiêu đi nữa. Chẳng hạn tôi nghĩ tới kinh nghiệm của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio de Janeiro: trong đám đông ngút ngàn người trẻ trên bãi biển Copacabana, người ta nghe nói biết bao nhiêu ngôn ngữ, trông thấy biết bao nhiêu nét mặt rất khác nhau, người ta gặp gỡ các nền văn hóa khác nhau, thế nhưng đã có sự hiệp nhất sâu xa, người ta làm thành một Giáo Hội duy nhất, người ta hiệp nhất và cảm nhận được sự hiệp nhất ấy. Chúng ta tất cả hãy tư hỏi: tôi là tín hữu công giáo, tôi có cảm thấy sự hiệp nhất này không? Tôi là tín hữu công giáo, tôi có sống sự hiệp nhất này của Giáo Hội không? Hay nó không liên quan tới tôi, bởi vì tôi khép kín trong nhóm nhỏ của tôi hay trong chính mình? Tôi có thuộc những người ”tư nhân hóa” Giáo Hội cho nhóm của mình, cho quốc gia, cho bạn bè của mình không? Thật là buồn khi tìm thấy một Giáo Hội bị tư nhân hóa vì sự ích kỷ này hay vì thiếu đức tin! Thật là buồn!
Khi tôi nghe rằng có biết bao kitô hữu trên thế giới đau khổ, tôi có vô cảm hay đau khổ như một thành phần trong gia đình không? Khi tôi nghe nói rằng có biết bao nhiêu kitô hữu bị bách hai và hiến mạng sống cho đức tin, nó có đánh động con tim của tôi, hay không liên quan tới tôi? Tôi có cởi mở đối với người anh chị em của gia đình đang hiến mạng vì Chúa Giêsu Kitô không? Chúng ta có cầu nguyện cho nhau không?
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Tôi xin hỏi anh chị em một câu, nhưng đừng trả lời lớn tiếng, chỉ trả lời trong con tim thôi: Có bao nhiều người trong anh chị em cầu nguyện cho các kitô hữu bị bách hại? Bao nhiêu người? Mỗi người hãy trả lời trong tim mình: ”Tôi có cầu nguyện cho người anh chị em đó đang gặp khó khăn để tuyên xưng và bảo vệ đức tin của họ không? Thật là quan trọng biết nhìn ra bên ngoài hàng rào của mình, biết cảm nhận mình là Giáo Hội, gia đình duy nhất của Thiên Chúa.
Tiếp đến Đức Thánh Cha nêu lên câu hỏi: Có các vết thương đối với sự hiệp nhất này không? Chúng ta có thể đả thương sự hiệp nhất này không? Và ngài trả lời:
Rất tiếc trên con đường lịch sử, cả bây gìơ nữa, chúng ta không luôn luôn sống sự hiệp nhất. Đôi khi nảy sinh ra các hiểu lầm, xung khắc, căng thẳng, chia rẽ đả thương Giáo Hội, và khi đó Giáo Hội không có gương mặt mà đáng lý chúng ta muốn, nó không biểu lộ tình bác ái, gương mặt mà Thiên Chúa muốn. Chính chúng ta tạo ra các xâu xé. Và nếu chúng ta nhìn vào các chia rẽ vẫn còn giữa các kitô hữu, công giáo, chính thống, tin lành chúng ta cảm thấy sự mệt mỏi khiến cho sự hiệp nhất ấy được hữu hình một cách tràn đầy. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự hiệp nhất, nhưng thường khi chúng ta lại sống nó một cách mệt nhọc.
Cần phải tìm kiếm, xây dựng sự hiệp thông, giáo dục hiệp thông, thắng vượt các hiểu lầm và các chia rẽ, bắt đầu từ gia đình, từ các thực tại giáo hội, cả trong cuộc đối thoại đại kết nữa. Thế giới của chúng ta cần sự hiệp nhất. Đó là một thời đai, trong đó tất cả chúng ta cần sự hiệp nhất. Chúng ta cần hòa giải, hiệp thông, và Giáo Hội là Nhà của sự hiệp thông. Thánh Phaolô đã nói với tín hữu Êphêxô rằng: ”Tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đã đem lại, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau” (Ep 4,1-3). Khiêm nhường, dịu hiền, cao thượng, yêu thương để duy trì sự hiệp nhất! Đây là các con đường đích thật của Giáo Hội. Chúng ta hãy nghe lại một lần nữa: Khiêm nhường, chống lại kiệu ngạo, khêm nhường, hiền dịu, cao thượng và yêu thương để duy trì sự hiệp nhất. Và thánh nhân nói tiếp: Chỉ có một thân thể, một Thần Khí linh hoạt và liên tục tái tạo Giáo Hội; một niềm hy vọng, sự sống vĩnh cửu; một niềm tin, một Phép rửa, một Thiên Chúa, Cha của tất cả mọi người (x. cc.4-6). Sự giầu có của những gì hiệp nhất chúng ta! Đó là sự giầu có đích thực: điều hiệp nhất chúng ta, chứ không phải điều chia rẽ chúng ta. Đây là sự giầu có của Giáo Hội. Hôm nay mỗi người hãy tự vấn: tôi có làm cho sự hiệp nhất trong gia đình, giáo xứ, cộng đoàn lớn lên không, hay tôi là người bép xép, là nguyên do gây chia rẽ khó chịu? Anh chị em không biết các bép xép làm hại Giáo Hôi, các giáo xứ, các cộng đoàn biết chừng nào! Chúng làm hại. Chúng gậy thương tích. Một kitô hữu trước khi bép xép phải cắn lưỡi, có hay không? Cắn lưỡi. Điều đó sẽ tốt cho chúng ta, bởi vì khi lưỡi phồng lên, thì không nói được nữa và không bép xép đựơc nữa. Tôi có khiêm tốn khâu lại các vết thương của sự hiệp thông với lòng kiên nhẫn và hy sinh không?
Bước sau cùng đi vào chiều sâu: ai là đầu máy của sự hiệp nhất Giáo Hội? Đây là câu hỏi hay. Đó chính là Chúa Thánh Thần, mà chúng ta tất cả đã nhận được trong bí tích Rửa Tội và cả trong bí tích Thêm Sức nữa. Đó là Chúa Thánh Thần. Sự hiệp nhất của chúng ta trước hết không phải là hoa trái của sự đồng thuận, hay sự dân chủ trong Giáo Hội, hoặc sự cố gắng đồng ý với nhau của chúng ta, nhưng đến từ Chúa Thánh Thần, là Đấng tạo nên sự hiệp nhất trong khác biệt, bởi vì Chúa Thánh Thần là hòa hợp, Ngài luôn tạo sự hòa hợp trong Giáo Hội, và một sự hiệp nhất hòa hợp trong biết bao khác biệt văn hóa, tiếng nói, tư tưởng. Chính Chúa Thánh Thần là đầu máy.. Vì thế cầu nguyện là điều quan trọng, vì lời cầu linh hoạt dấn thân hiệp thông và hiệp nhất của chúng ta. Lời cầu nguyện với Chúa Thánh Thần để Người đến và hiệp nhất Giáo Hội.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài giáo lý như sau: Chúng ta hãy xin với Chúa: Lậy Chúa, xin ban cho chúng con luôn ngày càng hiệp nhất hơn, đừng bao giờ là dụng cụ của chia rẽ; xin làm cho chúng con dấn thân, như lời cầu đẹp của thánh Phanixicô nói, đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi xúc phạm, đem hiệp nhất vào nơi bầt hòa.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều đoàn hành hương khác nhau, trong đó có các nhóm tới từ Nam Phi, Uganda, Australia, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Sri Lanka, Nam Hàn và Việt Nam.
Sau khi Kinh Lậy Cha Đức Thánh Cha đã ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
(Linh Tiến Khải, RadioVaticana 25-09-2013)
Các tin khác