Thứ sáu, ngày 03 tháng 05 năm 2024 | 01:15 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Khóa học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

KHÓA III: GIÁO DÂN NÒNG CỐT

 

ĐỀ  TÀI  IV 

 

Ý NGHĨA CỦA QUYỀN BÍNH TRONG GIÁO HỘI:

PHỤC VỤ CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA

 

I. MỤC ĐÍCH

1.1 Giúp học viên hiểu rõ ý nghĩa của quyền bính trong cộng đoàn Giáo hội, đúng như Đức Giêsu Kitô đã hiểu, đã sống, và đã đạt cho cộng đoàn môn đệ.

   

1.2 Giúp các học viên liên hệ với thực tế để sửa sai quan niệm và điều chỉnh cách sử dụng quyền bính trong nhóm hay hội đoàn tông đồ, trong giáo họ và giáo xứ cho phù hợp với Phúc Âm hơn.

 

II. TIẾP CẬN VẤN ĐỀ

   Mỗi tổ thảo luận về 2 câu hỏi sau, rồi chia sẻ lại với cả lớp:   

2.1 Người đời thường hiểu quyền bính như thế nào? và thường sử dụng quyền bính vào những mục đích gì?

 

2.2 Trong Cộng đoàn Giáo hội, quyền bính phải được hiểu và sử dụng như thế nào cho phù hợp với tinh thần và giáo huấn của Đức Giêsu?

 

2.3 Trong Cộng đoàn Giáo hội – cụ thể là trong nhóm hay hội đoàn tông đồ, giáo họ và giáo xứ - người có quyền bính hay lãnh đạo phải là người thế nào?

 

III. HỌC HỎI

3.1 Quyền bính theo quan niệm thông thường của người đời.

     Trong quan niệm thông thường của con người thời nay, quyền bính thường được đồng hóa với quyền lực, với sức mạnh (pouvoir, power). Vì thế người nắm quyền bính hay lãnh đạo là người nắm quyền lực, là người có sức mạnh trong tay khiến mọi người phải kính nể, lụy phục. Thế nên người ta thường tìm mọi cách - thậm chí sử dụng cả thủ đoạn, mánh lới - để có quyền, có địa vị. Vì có quyền, có địa vị cũng đồng nghĩa với có tiền.

   Nhưng xét theo nguyên ngữ thì quyền bính có một ý nghĩa hoàn toàn khác: trong cổ ngữ la tinh quyền bính = auctoritas (tiếng Anh là authorithy, tiếng Pháp là autorité) là danh từ xuất phát từ động từ augere mà ra. Augere có nghĩa là “tăng thêm”. Vậy quyền bính hay cụ thể là người cầm quyền hay lãnh đạo là người làm cho những người dưới quyền mình được có thêm; được có nhiều hơn; được sung sướng, hạnh phúc hơn; được phát triển, hoàn hảo hơn.

   Ý nghĩa nguyên ngữ này rất gần với quan điểm của Đức Giêsu. Khi kêu gọi và tập hợp một số người đi theo Người, Đức Giêsu cũng phải đương đầu với quan niệm thông thường về quyền bính, về vai trò và vị trí của người lãnh đạo của chính các môn đệ thân tín của Người. Sách Phúc Am để lại cho chúng ta những bằng chứng rất rõ ràng về quan niệm sai lầm của các môn đệ. Cũng như cho chúng ta thấy rõ quan điểm của Đức Giêsu về quyền bính, về trách nhiệm của người nắm quyền trong Cộng đoàn Giáo hội.

 

3.2 Quyền bính dưới ánh sáng Tin Mừng và theo gương Đức Giê-su Kitô.

3.2.1 Quan điểm về quyền bính của các môn đệ trước Phục Sinh:Ít nhất là một lần đã nổ ra cuộc tranh cãi giữa các môn đệ về chuyện: “Ai là người lớn nhất trong Nước Trời” (Lc 22,24). Cuộc tranh cãi chắc là gay go, vì  giữa các ông đã không giải quyết được với nhau nên mới phải nhờ đến sự phân xử của Đức Giêsu (Mt 8,1-4). Rồi việc bà mẹ hai ông Gioan và Giacôbê (theo Mt) hoặc chính hai ông ấy (theo Mc) đến xin Đức Giêsu dành cho người ngồi bên hữu, người ngồi bên tả khi Người được vinh quang là một câu chuyện rất tiêu biểu và đầy ý nghĩa (Mt 20,20-23 và Mc 10,35-40). Thật ra không chỉ có hai môn đệ Gioan và Giacôbê ham hố quyền lực mà là tất cả mười hai môn đệ đều ham hố quyền lực và muốn được Thầy dành cho mình chỗ tốt nhất, cao nhất. Bằng chứng là mười môn đệ kia tỏ ra ghen tỵ, tức tối với hai anh em Gioan và Giacôbê: Mt 20,24 và Mc 10,41.

 

3.2.2 Quan điểm và thái độ của Đức Giêsu về quyền bính:Nhưng quan điểm và thái độ của Đức Giêsu về quyền bính hết sức minh bạch. Tuy lời giảng giải ôn hòa, nhưng rất dứt khoát, quyết liệt:

   “Các ông còn cãi nhau sôi nổi xem ai trong nhóm được coi là lớn nhất. Đức Giêsu bảo các ông: “Vua của các dân thì lấy quyền mà thống trị dân, và những ai cầm quyền thì tự xưng là ân nhân. Anh em thì không như thế, trái lại ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ nhất, và kẻ làm đầu phải nên như người phục vụ. Bởi lẽ giữa người ngồi ăn và kẻ phục vụ, ai lớn hơn ai? Hẳn phải là người ngồi ăn chứ? Thế mà Thầy đây, Thầy sống ở giữa anh em như người phục vụ.”(Lc 22,25-27).

   “Nhưng Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: “Anh em biết thủ lãnh các dân thì lấy quyền mà thống trị dân, những người làm lớn thì dùng uy mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em, và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,25-28; xem Mc 10,42-45).

 

3.2.3 Bài học Đức Giêsu để lại cho những ai được giao quyền lãnh đạo Cộng đoàn Giáo hội:Dường như Đức Giêsu cho rằng những lời giảng dạy, dặn dò trên chưa đủ nên Người muốn để lại trong tâm trí các môn đệ một ấn tượng mạnh, thật mạnh, một kỷ niệm không thể tàn phai, để cho các môn đệ nhớ đời. Và cũng để cho bài học của Người được các môn đệ mọi thời mọi nơi nhắc nhở và học tập:

   “Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến…nên bấy giờ Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau…

   “Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giêsu mặc áo vào, về chỗ và nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là Thầy là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật Thầy là Thầy là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.Thầy đãnêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em. Thật, Thầy bảo thật anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi “ (Ga13,1-16).

 

3.2.4 Quan điểm về quyền bính của các môn đệ sau Phục Sinh:

* Hơn ai hết, Thánh Phêrô, Tông đồ cả, sau khi Đức Giêsu phục sinh, đã hiểu ý nghĩa của quyền bính là phục vụ:

    “Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. Ai có nói, thì nói lời Thiên Chúa; ai phục vụ, thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban. Như thế trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô. Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thưở muôn đời”(1 Pr 4,10-11).

    “Cùng các bậc kỳ mục trong anh em, tôi xin có mấy lời khuyên nhủ, vì tôi cũng thuộc hàng kỳ mục, lại là chứng nhân những đau khổ của Đức Kitô và được dự phần vinh quang sắp tỏ hiện trong tương lai. Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi ích thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt tình tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” [1 Pr, 5.1-4].

* Thánh Phaolô, Vị Tông đồ dân ngoại cũng thấu hiểu và tích cực áp dụng tinh thần phục vụ ấy của người lãnh đạo, dù ngài giỏi giang trổi vượt hơn các Tông đồ khác và đã từng thành công trong các hành trình tryền giáo:

     “Bởi thế, vì Thiên Chúa đoái thương giao cho chúng tôi công việc phục vụ, nên chúng tôi không sờn lòng nản chí. Trái lại chúng tôi khước từ những cách hành động ám muội, đáng xấu hổ và không dùng mưu mô mà xử trí, cũng chẳng xuyên tạc Lời Thiên Chúa…Bởi chúng tôi không rao giảng chính mình mà chỉ rao giảng Đức Giêsu là Chúa, còn chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Đức Giêsu “ (2 Cr 4, 1-3.5).

    Trong niềm xác tín mỗi người là khí cụ của Chúa, ngài chấp nhận để anh em lớn lên, còn mình thì nhỏ đi:

    “Thiên Chúa đã đặt chúng tôi làm tông đồ hạng chót, như những kẻ bị án tử hình bởi vì chúng tôi đã nên trò cười cho thế gian cho thiên thần và loài người. Chúng tôi điên dại vì Đức Kitô, còn anh em thì khôn ngoan trong Đức Kitô; chúng tôi yếu đuối còn anh em thì mạnh mẽ; anh em được kính trọng còn chúng tôi bị khinh khi….Cho đến  bây giờ , chúng tôi đã nên như rác rưởi của thế gian, như phế vật đối với mọi người “ (1 Cr. 4.9-13).

 

3.2.5 Quan điểm về quyền bính của Giáo hội Công giáo:

  * Các vị Giáo hoàng luôn xưng mình là “Tôi tớ của các tôi tớ” (servus servorum) theo giáo huấn và gương sáng của Đức Giêsu để lại.

  * Khi ngỏ lời với thế giới, Công Đồng Vatican II (1962-1965) đã long trọng tuyên bố về mối tương quan giữa Giáo hội và thế giới:

    “Không bị một tham vọng trần thế nào thúc đẩy, Giáo hội chỉ nhắm một điều là dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, Giáo hội tiếp tục công cuộc của Chúa Kitô, Đấng đã đến thế gian để làm chứng cho chân lý, để cứu rỗi chứ không luận phạt, để phục vụ chứkhông để được hầu hạ” (Hiến chế Mục vụ Giáo hội trong thế giới ngày nay, 3).

   * Trong phần kết thúc Hiến chế Mục vụ trên, Công đồng nhắc đến bổn phận của mỗi tín hữu và các Giáo hội địa phương: “Người Kitô hữu không thể tha thiết gì hơn là luôn được phục vụ con người trong thế giới ngày nay cách quảng đại và hữu hiệu hơn “ (HCMV số 93)  “vì người ta cứ dấu này mà nhận ra anh em là môn đệ Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga, 13.35).

 

IV. ÁP DỤNG

4.1 Về quyền bính Đức Giêsu có quan điểm hoàn toàn khác với quan điểm của người đời. Nên chúng ta không thể áp dụng quan điểm thông thường của người đời về quyền bính vào trong đời sống Cộng đoàn Giáo hội.

 

4.2 Là giáo dân nòng cốt trong các nhóm hay hội đoàn tông đồ, trong giáo họ và giáo xứ, chúng ta cần phải “thuộc nằm lòng” giáo huấn và gương sáng của Đức Giêsu về người đứng đầu các cộng đoàn Giáo hội.

 

V. CHIA SẺ

5.1 Trong nhóm hay hội đoàn tông đồ, giáo họ, giáo xứ, người giáo dân có cảm nhận được quyền bính lãnh đạo là một quyền bính phục vụ như  Đức Giêsu đã dạy và đã nêu gương trong Phúc Am không?

 

5.2 Là giáo dân nòng cốt của giáo xứ, bạn thấy mình phải thay đổi gì trong cung cách sống và lãnh đạo của mình cho phù hợp hơn với Tin Mừng?

 

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 

 

 

Các tin khác

    (Trang 1/5)    1 2 3 4 >

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô