Thứ sáu, ngày 03 tháng 05 năm 2024 | 08:06 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Khóa học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

KHÓA III: GIÁO DÂN NÒNG CỐT

 

ĐỀ TÀI III

VAI TRÒ CỦA GIÁO DÂN NÓI CHUNG

VÀ CỦA GIÁO DÂN NÒNG CỐT NÓI RIÊNG 

TRONG ĐỜI SỐNG GIÁO XỨ

 

 

I. MỤC ĐÍCH:

       Giúp học viên hiểu rõ về vai trò của giáo dân  nói chung và của giáo dân nòng cốt nói riêng trong đời sống Giáo xứ, để tùy tinh thần, khả năng, hoàn cảnh mà tham gia đóng góp vào việc xây dựng Giáo xứ thành Cộng đoàn mà Chúa và Giáo hội mong muốn.

 

II. TIẾP CẬN VẤN ĐỀ

2.1 Ong bà anh chị hiểu giáo dân là ai? có vai trò gì trong Giáo xứ ?

 

2.2 Việc giáo dân cộng tác với Linh mục trong Giáo xứ có ý nghĩa gì? Giáo dân có thể cộng tác với linh mục trong các lãnh vực nào thuộc đời sống Giáo xứ?

 

2.3 Theo quí ông bà anh chị thì Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, (Ban Hành Giáo) Ban Điều Hành các Giáo họ và các Giới, Ban Trị Sự các hội đoàn có vai trò quan trọng như thế nào trong Sinh hoạt Mục vụ của Giáo xứ?

 

2.4 Để chu toàn trọng trách “đầu tầu” trong Giáo xứ, các thành viên Hội đồng Mục vụ Giáo xứ (Ban Hành Giáo), Ban Điều hành các Giáo họ và các Giới, Ban Trị sự các Hội đoàn…..cần được bồi dưỡng trong các lãnh vực nào? Giáo xứ phải làm gì để bồi dưỡng cho các thành phần quan trọng này?

 

III. HỌC HỎI TRAO ĐỔI:

3.1 Giáo dân trong dòng lịch sử Giáo hội.

    Sau 20 thế kỷ tồn tại, giáo hội trong thế gian cũng trải qua nhiều thăng trầm như chính lịch sử của thế giới. Ý nghĩa về vai trò vị trí người giáo dân cũng được hiểu khác nhau qua những thời kỳ.

 

3.1.1 Giáo dân trong mấy thế kỷ đầu:

      Không có sự phân biệt lớn giữa giáo sĩ và giáo dân. Họ được gọi chung là những người tin theo Đức Kitô (Christianos: Kitô hữu). Các Tông đồ được kính trọng, và giảng dậy cho các tín hữu, nhưng sống chung gần gũi với họ: ”Các tín hữu chuyên cần nghe các tông đồ giảng dậy…Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến đề thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ…Không một ai coi bất cứ cái gì mình có làm của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự là của chung..” (Cv.2.42-47; 4,32-34). Nhìn chung Giáo hội hình thành như những cộng đoàn, không mấy chú ý đến cơ cấu. Người đã đón nhận Tin mừng trở thành nhân chứng Phúc âm cho người khác, cứ thế các cộng đoàn  lan rộng.

3.1.2 Giáo dân từ thế kỷ thứ IV cho đến trước Công Đồng Vatican II (1962-1965):

    Từ khi Kitô giáo được đế chế Roma công nhận và hỗ trợ, giáo hội ngày càng phát triển mạnh mẽ. Khắp Au châu, nẩy sinh nhu cầu tổ chức cơ cấu, đã hình thành trong giáo hội những chức danh và quyền hành, để quản trị giáo hội cũng như để loan báo và bảo vệ truyền thống Phúc âm. Cùng lúc hàng giáo sĩ cũng được các nhà cầm quyền đời tôn trọng, quyền lực đạo đời đan xen, Giáo hội được nhìn như một vương quốc trần gian, trong bối cảnh lịch sử của chủ nghiã phong kiến phát triển (Tk 10). Quyền bính hiểu theo nghĩa thống trị được đề cao. Từ đó hình thành rõ nét sự phân cấp giáo sĩ, với giáo dân, thậm chí có lúc mâu thuẫn, e ngại. Giáo dân bị coi nhẹ, được nhìn dười nhãn quan trần thế hẹp hòi, hơn là theo  tinh thần Phúc Am:

       “Gíáo dân là những người được phép lấy vợ, canh tác kiện tụng, cúng tiền vào nhà thờ, nộp thuế thập phân. Dù vậy họ vẫn được cứu rỗi nếu họ làm lành lánh dữ “  (Theo Bộ tập hợp Giáo Luật năm 1140).

        Trong 8 thế kỷ tiếp theo, giáo dân đã có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ giáo hội, hay đi đầu  trong việc canh tân đời sống thiêng liêng (như trường hợp thánh Phanxicô thành Assisi) và cũng đã có những luồng gió đòi đổi mới, tìm cách trở về nguồn Tin Mừng. Đã có nhiều thay đổi trong cách định nghĩa về người giáo dân, tuy vậy vẫn chưa đầy đủ theo tinh thần Tin mừng, và có tính thụ động:

             Bộ giáo luật năm 1917, điều 107: ”Giáo dân là người không phải là giáo sĩ “; điều 682: ”Giáo dân là những người nhận từ hàng giáo phẩm những ơn ích thiêng liêng, và nhất là những trợ lực cần thiết cho sự cứu rỗi”. Còn trước đó 47 năm, Công đồng Vatican I (1869- 1870) vẫn chưa chú ý mấy đến vai trò vị trí người giáo dân, chỉ đề cập đến một số tật xấu của họ vào thời đó.   

 

3.1.3 Vai trò và vị trí giáo dân trong thế kỷ 20, đặc biệt sau Công đồng Vatican II:

      Từ cuối thế kỷ 19 phong trào tục hóa lên đến đỉnh cao, thu hẹp tầm ảnh hưởng của hàng giáo sĩ, nhất là sau thế chiến I (1914-1917) phát triển các phong trào Công giáo Tiến hành, vị trí “có mặt khắp nơi” của  giáo dân ngày càng nổi bật. Vai trò đặc biệt của họ được nhìn nhận, và Công Đồng Vatican II (1962-1965) đã phục hội giá trị cho người giáo dân, trên nền tảng Tin Mừng và có tính tích cực hơn:

    Theo Giáo luật 1983, điều 207: ”Do sự thiết lập của Thiên Chúa, giữa các tín hữu trong Giáo hội,  có các thừa tác viên có chức thánh, trong luật được gọi là các giáo sĩ, còn các người khác được gọi là giáo dân. Giáo dân là một trong hai thành phần tín hữu, do Phép Rửa và Thêm Sức, được Thiên Chúa ủy thác làm việc tông đồ, đặc biệt ở những nơi chỉ nhờ giáo dân người ta mới có thể nghe Phúc Am, và biết Đức Kitô” (điều 225).

 

3.2 Giáo dân trong Giáo Hội và thế giới ngày nay.

3.2.1 Nền tảng Lời Chúa :

   “Tất cả chúng ta đã được rửa tội trong một Thánh Thần độc nhất để làm thành một thân thể”(1 Cr 12,13) “Anh em là Thân thể Chúa Kitô, vì mỗi người đều là chi thể “ (1 Cr 12,27) “Còn anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa để loan truyền những kỳ công của Người” (1 Pr 2,9) “Anh em không còn là nô lệ, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa” (Gl 4,7;  Rm 8,15-16).

 

3.2.2 Giáo huấn của Giáo hội:

      * Giáo dân được định nghĩa cách tích cực và mới mẻ trong mối quan hệ trực tiếp với Đức  Kitô và giáo hội của Người:”Giáo dân là những người được tháp nhập vào thân Chúa Kitô, nhờ Phép Rửa Tội đã trở nên dân Chúa và tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Chúa Kitô theo cách của ho” (Hiến chế TL về GH, 31)

    * Giáo dân có phẩm giá bình đẳng như mọi tín hữu:”Chỉ có một Thiên Chúa, một đức tin, một Phép Rửa, một dân riêng của Thiên Chúa, cùng chung một phẩm giá của những chi thể đã được tái sinh trongĐức Kitô, cùng có một ân huệ làm con cái Thiên chúa, một ơn gọi nên trọn lành , một ơn cứu độ và một niềm hy vọng duy nhất và một đức aí không phân chia . Vì thế trong Đức Kitô và trong Giáo hội không có sự hơn kém về nguồn gốc hay dân tộc, vì địa vị xã hội hoặc vì nam nữ “ (HCTLGH, 32).

    * Giáo dân có ơn gọi và vị trí riêng, đó là vị trí giữa đời, đảm nhận các vai trò trong xã hội, họ có mặt khắp nơi, đặc biệt trong gia đình và những nơi hàng giáo sĩ không thể hiện diện. Nên họ có sứ mạng thánh hoá các trật tự trần thế, giữa những cảnh sống hàng ngày (HCTLGH số 31) có ơn gọi làm tông đồ giáo dân. Công đồng Vatican II có riêng một sắc lệnh cho vấn đề này: “Sắc lệnh Tông đồ giáo dân”. Năm 1988 Đức Gioan Phaolô II đã ban hành “Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân”. Theo tinh thần Tông huấn này, giáo dân được mời gọi tham gia vào công cuộc cứu rỗi của Giáo hội, tham dự vào chức năng tư tế, ngôn sứ và vương giả của Chúa Kitô (HCTL GH, 33-36).

 

3.3 Giáo dân nồng cốt trong Giáo xứ.

     Trong giáo xứ nào cũng cần có một số giáo dân sốt sáng, nhiệt thành và có năng lực cùng góp công góp sức với nhau và với linh mục chánh xứ để làm cho mọi sinh hoạt mục vụ của giáo xứ được trôi chẩy và tốt đẹp. Chúng ta có thể gọi chung thành phần giáo dân ấy là “giáo dân nòng cốt” “giáo dân đầu tầu”, “giáo dân lãnh đạo” hay “cán bộ khung của giáo xứ”. Đó là thành viên của ban điều hành các Giáo họ (giáo khu) và của Hội đồng Mục vụ Giáo xứ (có giáo phận gọi là Ban Hành Giáo). Đó còn là thành viên các giới, hội viên các hội đoàn –gồm cả giáo lý viên- và nhất là những người có trách nhiệm về mỗi giới, mỗi hội đoàn, mỗi lãnh vực tông đồ thường được gọi là Ban Điều hành, Ban Trị sự hay Ban Trách nhiệm.

 

3.3.1 Hội đồng Mục vụ giáo xứ (Ban Hành giáo).

(1) Định nghĩa: Giáo luật điều 536:

    # 1.Nếu Giám mục giáo phận xét là thuận lợi, sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội đồng Linh mục, thì trong mỗi giáo xứ nên thành lập Hội đồng Mục vụ Giáo xứ (HĐMVGX), do cha chánh xứ chủ trì, và trong đó các tín hữu cùng với những người chiếu theo chức vụ, tham gia vào việc chăm sóc mục vụ trong giáo xứ cùng đóng góp sự cộng tác của mình vào việc cổ võ sinh hoạt mục vụ.

    # 2.Hội đồng Mục vụ Giáo xứ chỉ có quyền tư vấn và được điều hành theo các qui tắc do Giám mục giáo phận ấn định.

(2) Chức năng nhiệm vụ của HĐMVGX (Ban Hành giáo):

    (1o) Xác định ưu tiên và lên kế hoạch hoạt động cho giáo xứ trong cái nhìn hướng về tương lai.

     (2o) Phối hợp các chương  trình và sinh hoạt hiện có.

     (3o) Làm cho mọi người tham gia vào công việc của giáo xứ.  

     (4o) Làm cho càng nhiều người càng tốt có thể tham gia đóng góp vào quá trình hình  thành các quyết định chung của giáo xứ.

    (5o) Cộng tác với các ban ngành của Giáo phận và thông qua Hội đồng Mục vụ Giáo hạt cộng tác với các giáo xứ khác và thực hiện công việc của Hội đồng Mục vụ Giáo hạt theo các ưu tiên và dưới sự hướng dẫn của Giáo phận.

    (6o) Đóng góp vào việc hoạch định các mục tiêu và chương trình của Giáo phận.

 

3.3.2 Vai trò của các Giới, Hội đoàn và những người giữ vai trò lãnh đạo các Giới, Hội đoàn.

    Trong Giáo xứ, các giới và các hội đoàn có một vai trò khá quan trọng, trong việc giúp giáo dân có một cách sống Phúc âm thích hợp với đoàn sủng của mỗi thành phần Dân Chúa. Mỗi giới, mỗi hội đoàn có con đường nên thánh hay đường lối tu đức riêng thường được gọi là linh đạo.

    Ban Điều hành các Giới và Ban Trị sự các Hội đoàn có trách nhiệm duy trì và linh hoạt “linh đạo” riêng của Giới và Hội đoàn mình, trong khuôn khổ đường hướng mục vụ chung của Giáo xứ và cộng tác chặt chẽ với các thành phần khác trong Giáo xứ.

 

IV. ÁP DỤNG :

     Thể hiện vai trò và vị trí người giáo dân trong Giáo xứ:

4.1 Trao đổi, góp ý, cộng tác với chủ chăn trong tinh thần “anh em trong Đức Kitô” (HCTLGH, 37).

   

4.2 Được hàng giáo sĩ nhìn nhận phẩm giá, lắng nghe và khuyến khích lãnh lấy trách nhiệm trong Giáo hội và thế giới.

 

4.3 “Mối tương quan mật thiết giữa giáo dân và chủ chăn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Giáo hội. Nhờ đó giáo dân ý thức trách nhiệm mình một cách vững vàng hơn và lòng hăng say của họ được phát triển “ (HCTLGH, 37).            

 

4.4 Giữa các giáo dân tương giao với nhau và với chủ chăn trên tinh thần cùng một chi thể trong Đức Kitô. Và vì cùng chia sẻ sứ mạng tông đồ, nên cũng có tinh thần chủ động, tích cực, có sáng kiến.

 

4.5 Kiểm điểm xem chúng ta đang nhìn vai trò GD theo tinh thần trước hay sau Công đồng Vatican II?

 

4.6 Quan tâm học hỏi và rèn luyện cho xứng với vai trò giáo dân, nhất là “giáo dân nòng cốt” trong Giáo xứ.

 

V. CHIA SẺ

      Xin mỗi người chia sẻ với các học viên khác về ba điểm sau đây:

5.1 Điều mình  tâm đắc trong các điều được trình bày trong đề tài 03 này.

     

5.2 Suy nghĩ  và quyết tâm của mình về cách sẽ tham dự Khoá Bồi dưỡng này.

 

5.3 Suy nghĩ và quyết tâm của mình về việc sẽ nỗ lực chu toàn những công việc được cha chánh xứ và giáo xứ giao.

      

 Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Các tin khác

    (Trang 1/5)    1 2 3 4 >

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô