Thứ sáu, ngày 03 tháng 05 năm 2024 | 05:10 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Khóa học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

KHÓA IIB: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN THỰC HÀNH

PHỤ CHƯƠNG

Nhằm giúp các tông đồ giáo dân có thêm tư liệu để nghiên cứu và thực hành, trong lần phát hành đợt hai này, tôi xin bổ sung PHẦN PHỤ CHƯƠNG với hai tài liệu quan trọng như sau:

I. GIÁO DÂN THỜI GIÁO HỘI SƠ KHAI: NHỮNG VIÊN GẠCH XÂY DỰNG MỘT NỀN THẦN HỌC GIÁO DÂN (THE LAITY IN THE EARLY CHURCH BUIDING BLOCKS FOR A THEOLOGY ON THE LAITY) của linh mục tiến sĩ Phê-rô Phan Đình Cho  và

II. GIẢ NHƯ TÔI LÀ MỘT GIÁO DÂN LÃNH ĐẠO TRONG GIÁO XỨ (IF I WERE A LOCAL CHURCH LAY LEADER) của linh mục tiến sĩ Herchel H. Sheets.

TÀI LIỆU I

GIÁO DÂN THỜI GIÁO HỘI SƠ KHAI:

NHỮNG VIÊN GẠCH XÂY DỰNG MỘT NỀN THẦN HỌC GIÁO DÂN.

Lm. Phêrô Phan Đình Cho - Trần Duy Nhiên dịch

LTS: Linh mục Giáo Sư Tiến Sĩ Phêrô Phan Đình Cho - được thế giới biết đến với tên Peter C. Phan – đậu bằng tiến sĩ Triết học tối ưu với lời khen của hội đồng (summa cum laude) và bằng tiến sĩ Thần Học (Doctor of Divinity) tại London University, tiến sĩ Thần học tại Salesian Pontifical University, Rôma; Liên Hội Thần Học Gia Công Giáo tại Chicago (Catholic Theological Union) đã trao tặng cha tước vị tiến sĩ Danh Dự. Cha nguyên là chủ tịch Hiệp Hội Thần Học Gia Công Giáo Hoa Kỳ (Catholic Theologiacal Society of America), cựu Giáo sư tại University of Dallas, Texas, và Catholic University of America. Hiện nay, cha là Giáo sư và Khoa trưởng tiên khởi khoa Tư Tưởng Công Giáo về Xã Hội (Chair of Catholic Social Thought), phân khoa Thần Học tại Đại Học Georgetown, đại học Dòng Tên nổi tiếng tại Washington D.C. Cha còn là sáng lập viên Viện Triết Đạo ở Hoa Kỳ. Cha từng là chủ nhiệm một bộ sách 8 tập về thần học hệ thống (systematic theology). Ngoài những bài viết cho các sách báo và tạp chí thần học, cha viết một số sách như Tư Tưởng Xã Hội, Văn Hóa và Cánh Chung, Vĩnh cửu trong thời gian, Ân sủng và Kiếp Người. (Social Thought, Culture and Eschatology, Eternity in Time, Grace and the Human Condition. Vì mang giòng máu Việt Nam, nên những suy tư thần học của cha vừa mang tính uyên bác Tây phương, vừa mang tính nhạy cảm Đông phương, do đó tiếng nói của cha được thế giới đón nhận như một làn gió mới đầy uy tín. Mặc khác, vì là một giáo sư của các trường Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ, đồng thời thường được mời diễn thuyết và giảng dạy nhiều nơi trên thế giới, nên hầu như toàn bộ tác phẩm của cha được viết bằng Anh Ngữ. Trong số này, Maranatha khởi sự đăng bản dịch một bài của cha, nhan đề là ‘The Laity in the Early Church: Building Blocks for the Thelogoly of the Laity.’

 

Khi mà nguyên nhân trước mắt của cuộc khủng hoảng hiện đang làm rúng động Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ và tại những nơi khác do việc lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, thì tự bản chất, cuộc khủng hoảng ấy lại mang chiều kích Giáo Hội. Vấn đề này liên hệ đến tương quan giữa các vị lãnh đạo Giáo Hội và giáo dân. Nhiều giáo dân đã tỏ ra vô cùng phẫn nộ trước cách thức mà các giám mục và hồng y, và thậm chí các đấng có thẩm quyền trong giáo triều Rôma, đã xử sự trước vấn đề các giáo sĩ thích liên hệ tình dục với trẻ em. Chẳng những các vị lãnh đạo Giáo Hội ấy đã không nắm bắt được tính chất và tầm vóc của việc lạm dụng tình dục nơi hàng giáo sĩ, mà các ngài chứng tỏ rằng mình hoàn toàn thiếu trách nhiệm đối với giáo dân. Hệ quả là những phong trào quần chúng đã được hình thành hầu thôi thúc Giáo Hội chẳng những thay đổi cách thức đào tạo các linh mục tương lai, mà quan trọng hơn nữa là thay đổi cách thức hiểu và sống vai trò người giáo dân trong Giáo Hội. Do đó, điều cần thiết ấy là một nền thần học (về) giáo dân thích hợp hơn. Tiểu luận này mong góp phần để xây dựng một nền thần học như thế, bằng cách xem xét bản chất và nhiệm vụ của giáo dân trong thời Giáo Hội sơ khai. [1]

Có một thành phần gọi là “giáo dân”trong Tân Ước không?

Mục đích của ngoặc kép là để chúng ta lưu ý về cách sử dụng từ ngữ ‘giáo dân’ trong Tân Ước. Khái niệm hiện nay về giáo dân như (thành phần) đối lập với giáo sĩ và tu sĩ là một khái niệm không hề tìm thấy trong Tân Ước. Danh từ Hy Lạp laos (λαός - nguồn gốc của từ ‘laity’ = giáo dân) chỉ định dân được tuyển chọn (Israel) chứ không phải là những người không có chức thánh hoặc không phải là tu sĩ trong Giáo Hội, và danh từ kleros (κλeρoς  - nguồn gốc của từ clergy = giáo sĩ) dùng để chỉ một lô đất hay di sản mà mình nhận hoặc những người được giao phó cho mình chăm sóc, chứ không phải là những người được phong chức trong Giáo Hội. Quả thực, giáo dân, tu sĩ và giáo sĩ ngày nay đều họp thành một thực thể mà Tân Ước vừa gọi là laostheou(λαός θεoυ), nghĩa là dân của Thiên Chúa (1 Pr 2, 10) vừa gọi là kleros (κλeρoς), nghĩa là di sản của Thiên Chúa. (1Pr 5, 3).

Về khái niệm tư tế (= linh mục) và chức tư tế (= chức linh mục), trong Tân Ước, thuật ngữ iereus (ιερεύς: tư tế) hay arkhiereus (αρχιερεύς: thượng tế) chỉ áp dụng cho Chúa Giêsu mà thôi (Dt 4, 10) và thuật ngữ ierateuma (ιεράτευμα: chức tư tế) thì áp dụng cho toàn thể dân Chúa mà không hề có một sự phân biệt nào (1 Pr 2, 5.9). Hai thuật ngữ ấy không bao giờ dành riêng cho bất cứ nhóm người đặc biệt nào trong Giáo hội dựa trên hoặc chiếu theo một bí tích đặc biệt mà họ lãnh nhận hay một nhiệm vụ đặc thù mà họ thực thi cho công đoàn.

Nền tảng cho chức tư tế của Chúa Giêsu là cái chết hy sinh của Người trên thập giá và cuộc phục sinh của Người. Như trong thư Do Thái: “Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người, vì Người đã được Thiên Chúa tôn xưng là Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê.” (5, 8-10) Về chức tư tế của toàn dân Thiên Chúa, nền tảng thần học là bí tích Thanh Tẩy qua đó, như lời thánh Phaolô, dân Chúa được thanh tẩy trong cái chết của Chúa Kitô, được chôn cất với Người, và sống lại trong sự sống mới cùng với Chúa Kitô (Rm 6,3-5). Tôi sẽ trở lại chức tư tế do phép rửa này như là phẩm giá căn bản duy nhất của Kitô hữu, bao gồm cả ‘giáo dân’ lẫn ‘giáo sĩ’. Ở đây, chỉ cần lưu ý rằng trong Tân Ước không hề có khái niệm ‘giáo dân’ như là một nhóm Kitô hữu khác biệt so với giáo sĩ và tu sĩ, một phẩm trật mà vào thời ấy dĩ nhiên chưa từng hiện hữu. Chỉ có một tư tế duy nhất là Chúa Giêsu và một chức tư tế duy nhất là chức tư tế của Đức Kitô; và toàn thể dân Chúa (laos - λαός) đều là tư tế cùng một tư cách, đó là qua phép rửa mà họ chia sẻ bình đẳng với nhau chức tư tế duy nhất của Chúa Kitô.

Điều này không có nghĩa là trong Tân Ước không có một số nhiệm vụ đa dạng được nhiều người khác nhau trong Giáo Hội đảm nhận. Phúc âm từng đề cập đến nhóm Mười Hai (Tông đồ) mà vai trò là đại diện cho mười hai chi tộc Israen và làm chứng cho sứ mạng, cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu (Cv 1, 22). Nhưng ngoài nhóm Mười Hai với phần vụ đặc thù của họ là làm chứng tai nghe mắt thấy cho cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, thì vẫn còn có nhiều ‘đặc sủng’, nhiều ‘việc phục vụ’‘hoạt động’ khác trong Giáo Hội sơ khai (1Cr 12, 4-6). Trong số này, có người giữ nhiệm vụ ngắn hạn và người thì dài hạn. Trong số các ‘đặc sủng’ (charismata - χαρισμάτα), thánh Phaolô nêu lên ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn đức tin, ơn chữa bệnh, ơn làm phép lạ, ơn nói tiên tri, ơn phân định thần khí, ơn nói các tiếng lạ, ơn giải thích các tiếng lạ (1 Cr 12, 8-10). Trong phần tiếp theo của bức thư ấy, thánh Phaolô còn ghi thêm những phương thức và hoạt động khác: việc tông đồ, giảng dạy, giúp đỡ và quản trị (1 Cr 12, 28).

Không rõ là khi đề ra danh sách này, thánh Phaolô muốn ghi cho đầy đủ (có vẻ không phải như thế) hay muốn sắp xếp theo thứ tự quan trọng (rất có thể), đặc biệt là trong đoạn văn cuối, khi ngài viết: ‘thứ nhất là các tông đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy.’ Dù sao đi nữa, điều chắc chắn là, đối với thánh Phaolô, mọi đặc sủng, mọi công việc phục vụ và hoạt động đều cần thiết và quan trọng cho đời sống Giáo Hội. Cũng như không chi thể nào có thể nói với chi thể khác: Tôi không cần anh! (1 Cr 12,21), thì không phần vụ nào trong giáo hội là dư thừa. Hơn nữa, nếu buộc xếp hạng các loại đặc sủng, thì theo thánh Phaolô, Tình Yêu phải đứng hàng đầu, vì thiếu tình yêu thì không có phần vụ nào còn giá trị gì nữa (1 Cr 13,13). Sau hết, và quan trọng nhất, mọi đặc sủng phải được thực thi để xây dựng cộng đoàn (1 Cr 14,12).

Cuối cùng, cần phải lưu ý rằng ba thuật ngữ episcopos, presbyteros, và diakonos (έπίσκoπoς, πρεσβύτερoς, διάκovoς) nói lên những nhiệm vụ đặc thù cần phải thực thi. Thuật  ngữ thứ nhất có nghĩa là người ‘giám sát’ hay ‘nhìn từ trên’, nhưng thường được dịch là ‘giám mục’ (giám quản); thuật ngữ thứ hai có nghĩa là ‘niên trưởng’ hay ‘trưởng lão’, nhưng thường được dịch là ‘linh mục’ (kỳ mục), và thuật ngữ thứ ba có nghĩa là ‘người phục vụ’ hay ‘bồi bàn’, nhưng thường được dịch là ‘phó tế’ (trợ tá). Trong Philip 1, 1, thánh Phaolô gửi lời chào ‘các vị (xin lưu ý đến số nhiều: các) giám quản (giám mục) và trợ tá (phó tế)’ trong cộng đoàn, và dù chúng ta cũng không biết họ đảm nhận nhiệm vụ gì, thì rõ ràng họ giữ một vai trò quan trọng bởi lẽ thánh Phaolô đã nêu đích danh. Trong Rôma 16, 1 thánh Phaolô đề cập đến một người nữ tên là Phoebe và gọi bà là ‘diakonos (διάκovoς:phó tế) của hội thánh’.

Trong ba bức thư mục vụ - hẳn là không do thánh Phaolô tự tay viết lấy mà do các môn đệ viết nhân danh ngài - thì cũng ghi lại các thuật ngữ episcopos, presbyterosdiakonos (έπίσκoπoς, πρεσβύτερoς, διάκovoς). Trong 1 Timôtê, có một số chức năng và nhiệm vụ được dành cho cả episcopos (giám mục, giám quản) (3, 2-3) lẫn diakonos (διάκovoς: phó tế, trợ tá’) (3,8-12). Những chức năng và nhiệm vụ ấy ít nhiều cũng được đòi hỏi nơi episkopos trong Titô 1, 7. Về phần các presbyteros (πρεσβύτερoς: linh mục - kỳ mục), 1 Timôtê 5, 17 bảo rằng họ phải được ‘đãi ngộ gấp đôi, nhất là những người vất vả phục vụ lời Chúa và giảng dạy.’ Những nhiệm vụ như đặt tay (1 Tm 4, 14), xức dầu bệnh nhận (Gc 5, 14), và quản trị chung (Tt 1.5; 1 Pr 5, 2-3) cũng được nêu là phần vụ của họ.

Tôi đã đặt các từ ‘giám mục’, ‘linh mục’ và ‘phó tế’ trong dấu ngoặc như trên để nhắc độc giả rằng khi những từ này được dùng trong Tân Ước thì chúng không có cùng một nghĩa như ta hiểu hiện nay. Giám mục, linh mục, và phó tế hiện nay – thành phần giáo sĩ trong Giáo Hội – không phải là những người kế vị các ‘giám mục’, ‘linh mục’ và ‘phó tế’ trong Tân Ước, vì những vị được gọi bằng những danh xưng này không họp thành ‘giáo sĩ’ trong giáo hội thời Tân Ước, bởi lẽ Giáo Hội thời ấy không có một phẩm trật như thế…●

                  

Sự xuất hiện của Giáo Dân như thành phần khác biệt và thuộc quyền nhóm linh mục.

 

Rõ ràng là trong Tân Ước chỉ có một tư tế duy nhất, đó là Chúa Giêsu, và toàn thể dân Thiên Chúa bình đẳng chia sẻ chức tư tế của Chúa Kitô thông qua phép rửa (chức tư tế do phép rửa). Nhờ chức tư tế phổ quát (chung) này, mọi Kitô hữu đều bình đẳng từ nền tảng, có cùng một phẩm giá và cùng một ơn gọi nên thánh như nhau. Tuy nhiên, sự bình đẳng nền tảng này giữa các Kitô hữu không có nghĩa là họ đều làm cùng một việc. Có rất nhiều phần vụ và mọi phần vụ đều cần thiết cho sự lành thánh của Giáo Hội; và mọi người phải thực thi các phần vụ mình để kết thành thân thể Chúa Kitô. Nếu phải xếp hạng các phần vụ đó theo thứ tự cao thấp, thì tiêu chuẩn không phải là quyền lực hay sự thánh thiện. Như thế có nghĩa là không có phần vụ nào cao trọng hơn phần vụ khác xét về quyền lực, và không có phần vụ nào tốt lành hơn phần vụ khác xét về sự thánh thiện: chúng đều bổ túc cho nhau. Tiêu chuẩn duy nhất để phân biệt các phần vụ trong giáo hội là công việcphục - vụ - trong - tình - yêu. Như Alexandre Faivre từng nói lên: “Không có vấn đề phẩm trật tôn ti về quyền lực hay về sự thánh thiện. Chỉ có phẩm trật tôn ti trong việc phục vụ mà thôi” [2]

Vậy thì lúc nào và vì sao xuất hiện khái niệm về một nhóm người trong giáo hội được gọi là ‘giáo dân’, khác biệt và bất bình đẳng với một nhóm khác được gọi là ‘giáo sĩ’? Tìm về tư liệu đề cập đến bước đầu của sự xuất hiện này, các sử gia nêu lên một bức thư do thánh Clêmentê viết năm 96 nhân danh Hội Thánh Rôma gửi Hội Thánh Corintô. Nguyên nhân của bức thư này là cuộc đấu tranh tai tiếng để dành lấy quyền lực trong hội thánh Côrintô [3].  Các vị trưởng lão lãnh đạo, từng thực thi nhiệm vụ mình một cách hoàn hảo, bỗng bị một nhóm người trẻ truất phế. Hình như nhóm này muốn đưa vào một cách thức cai quản uyển chuyển hơn, có lẽ với một nhiệm kỳ ngắn hạn thay vì một nhiệm vụ suốt đời. Có thể những người chống đối cũng là những kẻ tự cho rằng mình có các ân sủng hay đoàn sủng đối lập với những tác vụ bình thường.

Thánh Clêmentê viết bức thư ấy nhằm giải quyết xung đột bằng cách dựa trên khái niệm về tôn ti trật tự trong cơ cấu giáo hội. Theo ngài, các tông đồ cắt đặt những tín hữu tiên khởi làm ‘giám quản và trợ tá cho các tín hữu tương lai’ (chương 42). Về sau, các ngài cũng qui định rằng khi những giám quản và trợ tá ấy chết đi thì ‘những người được chấp thuận khác sẽ thay thế nhiệm vụ của họ’ (chương 44). Từ đó, thánh Clêmentê tiếp tục bảo rằng ‘sẽ phạm đức công bình nếu cách chức những người được bổ nhiệm do họ (= các tông đồ), hay được chọn sau này với sự đồng ý của toàn thể hội thánh, do những người có thế giá, từng được mọi người chấp thuận và coi sóc đàn chiên của Chúa Kitô một cách không sai sót, khiêm nhường, trầm tĩnh và không tự phụ’ (chương 44). Thế là mặc nhiên thánh Clêmentê khai sinh một khái niệm quan trọng trong giáo hội học: ấy là khái niệm ‘kế vị các tông đồ.’

Chính trong bối cảnh đó mà thuật ngữ laikos (λαϊκός) xuất hiện lần đầu tiên. Để giải thích quan niệm về tôn ti trật tự trong giáo hội, thánh Clêmentê sử dụng ba hình ảnh. Thứ nhất là hình ảnh của quân đội, trong đó ‘mỗi người theo cấp bậc mình đều thi hành mệnh lệnh của hoàng đế và các tướng lãnh’ (chương 37). Thứ hai là hình ảnh theo thánh Phaolô, ấy là một thân thể có nhiều chi thể, tuy khác biệt nhau, ‘nhưng hành động phối hợp với nhau và hiệp nhất trong vâng phục để phục vụ cho toàn thân’ (chương 37). Thứ ba là hình ảnh của việc thờ phượng Do Thái, với luật lệ qui định nơi chốn, thời gian và người cử hành lễ tế, và không ai được vi phạm luật lệ ấy. Cũng thế,  thánh Clêmentê khẳng định rằng mọi sự trong Giáo Hội phải được thực hiện ‘theo tôn ti trật tự’: ‘Vị thượng tế đã được giao phó nhiệm vụ đặc biệt; các tư tế có địa vị riêng của mình; các Lêvi có thừa tác vụ đặc thù của họ; và người giáo dân (laikos anthropos - λαϊκός αvθρωπoς) bị ràng buộc trong luật lệ dành cho giáo dân (tous laikous prostagmasin - τoυς λαϊκoυς πρoστάγμασιv)’ (chương 40).     Trong văn bản này, tính từ ‘giáo dân’ (laikos - λαϊκός) là một từ mới do thánh Clêmentê đặt ra. Rõ ràng đối với thánh Clêmentê, giáo dân (dù ngài không dùng laikos như một danh từ) hợp thành một nhóm người tách biệt trong giáo hội. Thế nhưng, trong khi Ngài nêu lên bổn phận, nhiệm vụ, và vị trí riêng biệt của ba nhóm kia, thì ngài không nêu một vai trò hay vị trí nào của người giáo dân ngoài việc họ bị trói buộc vào một số lề luật. Dù thánh Clêmentê không nói các lề luật ấy là gì, thì chắn chắn lề luật hàng đầu hẳn là phục tùng và vâng lời, để giữ tôn ti trật tự trong hội thánh.

Từ bức thư của thánh Clêmentê, ba khuynh hướng liên quan đến giáo dân bắt đầu xuất hiện. Thứ nhất, họ được xếp vào một nhóm riêng biệt, khác với nhóm tư tế (thượng tế, tư tế và Lêvi): các thành viên trong giáo hội giờ đây đã chia ra thành hai thành phần là giáo sĩ và giáo dân. Thứ hai, họ không có một nhiệm vụ và vai trò riêng nào, đặc biệt là trong việc phụng tự, so với hàng tư tế: họ không có một ‘khuôn mặt’ và được định nghĩa bằng lối phủ định căn tính (= giáo dân là… không phải là giáo sĩ. Chú thích của người dịch). Thứ ba, những nhân đức chủ yếu của họ là vun trồng tinh thần vâng lời và phục tùng giáo sĩ: chức linh mục theo phép rửa của họ với các hoạt động cần thiết và sự bình đẳng căn bản của họ so với các thành phần khác trong giáo hội đã trở nên mờ nhạt.

Khoảng đầu thế kỷ thứ hai, - như ta đọc được qua ba khía cạnh của phẩm trật giám mục trong bảy bức thư của thánh I-nhã, giám mục Antiôkia, chịu tử đạo tại Rôma năm 107 - việc  một giám mục duy nhất có một hội đồng nhiều linh mục ủng hộ và các phó tế trợ giúp đã trở thành một chuẩn mực, ít ra là tại Tiểu Á. Đối với thánh I Nhã, cơ cấu này, được gọi là cơ cấu ‘giám mục duy nhất’ (monepiscopate), là một bảo đảm cho tính duy nhất và chính thống của Giáo Hội. Mọi người đều có bổn phận vâng lời và phục tùng giám mục, và khi chưa có sự chấp thuận của ngài, thì không thể cử hành cả Bí Tích Thánh Thể lẫn Bí Tích Hôn Nhân. Thánh I Nhã viết cho cộng đoàn Trallia như sau: “Vì khi anh em vâng lời giám mục như thể ngài là Chúa Kitô, tôi thấy rằng anh em sống không chỉ theo phương cách nhân loại mà thôi, nhưng còn theo đường lối của Chúa Giêsu Kitô… Do đó, điều chủ yếu là không bao giờ được hành động mà không có giám mục… Nên tuân phục cả hội đồng linh mục như tuân phục tông đồ Chúa Giêsu Kitô… Mọi người cần tỏ ra kính trọng các phó tế. Các ngài đại diện cho Chúa Giêsu Kitô, nhưng giám mục có vai trò của người cha, và hội đồng linh mục giống như hội đồng của Thiên Chúa và một nhóm tông đồ.” [4]

Rõ ràng, sự phân biệt giữa ‘giáo sĩ’ và ‘giáo dân’ đã trở thành rất đậm nét, và ‘giáo dân’ đã biến mất khỏi lãnh vực thần học với tư cách là một thành phần quan trọng có quyền hạn riêng.

Những giáo dân có ảnh hưởng trong Giáo Hội Sơ Khai: một hình ảnh khác.

Mặc cho căn tính khá tiêu cực của giáo dân vào cuối thế kỷ thứ nhất, thì vào thế kỷ thứ hai và thứ ba có những nhân vật không phải là ‘giám mục’ hay ‘linh mục’ hay ‘phó tế’ qua lễ đặt tay trong một nghi lễ phong chức hoặc do một nhiệm vụ giám quản trong cộng đoàn (và ta có thể gọi nhóm này là ‘giáo dân’), nhưng những lời giáo huấn hay bài viết của họ đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong giáo hội. Có hai người xứng đáng được trân trọng đặc biệt: đó là Justinô và Tertulianô.

Justinô (100 – 165), ra đời tại Samari, là một triết gia ngoại giáo đã đón nhận đức tin Kitô Giáo và tiếp tục dạy triết học cho đến khi chịu tử đạo tại Rôma dưới thời đời Hoàng Đế Maccô Aurêliô. Ông viết một số tác phẩm vào hạng nổi danh nhất như tập Biện Giải (Apology) gửi Hoàng Đế Antôniô Piô và các dưỡng tử ông để bảo vệ Kitô hữu chống lại lời cáo buộc họ là vô thần, vô luân và phản quốc [5]. Chính trong tập Biện Giải này mà ta tìm thấy những giáo huấn ý nghĩa nhất của Justinô về Kitô giáo và Kitô hữu. Đối với ông, mọi Kitô hữu đều là tư tế nhờ phép rửa. Ông không phân biệt giáo sĩ với giáo dân và không xác nhận là có một chức tư tế khác - chức tư tế được tấn phong hay thừa tác - thêm vào và cao hơn chức tư tế do phép rửa. Đối với ông, mọi môn đệ của Chúa Kitô đều có một phẩm giá như nhau, Ông bảo:  Chúa Kitô đã đến để ban một ‘phẩm giá ngang bằng cho tất cả những ai tuân giữ giới răn Người.’ [6]

Điều này không có nghĩa là cộng đoàn mà Justinô mô tả không có một người chủ tọa và cũng không cử hành bí tích Thánh Thể. Quả thật, Justinô để lại cho chúng ta bản tường thuật xưa nhất về cách thức cử hành bí tích Thánh Thể trong thời giáo hội sơ khai. Ông viết rằng trong thánh lễ ngày Chúa nhật, có ít nhất ba loại người với nhiệm vụ khác nhau: “người chủ tọa cộng đồng anh em’, (những) người đọc Sách Thánh, và những người phục vụ gọi là ‘trợ tá’ ( phó tế). Thật đáng lưu ý vì Justinô không dùng một danh từ để chỉ định người chủ tọa cộng đoàn, thay vì thế, ông đã sử dụng một động từ, dịch sát mặt chữ là ‘người đang chủ tọa’. Mặt khác, ông không bảo rằng vị ‘chủ toạ’ cộng đoàn phải là người đã được ‘phong chức’ (nghĩa là một giám mục, linh mục hay phó tế) hoặc một người nam. Ông chỉ nêu bốn công việc của người chủ tọa: khuyên bảo và khích lệ dân Chúa sau bài đọc, dâng lời cầu nguyện Thánh Thể tự phát, chủ tọa việc phân phối bánh và rượu đã được hiến thánh, và thu góp những quà tặng để giúp đỡ người thiếu thốn. Rõ ràng ông không nghĩ rằng điều quan trọng là một chức vị cố định như giám mục hay linh mục, khiến cho một người được đặt cao hơn cộng đoàn; điều quan trọng là công việc phục vụ mà một người thực thi cho cộng đoàn.

Người thứ hai trực tiếp nhấn mạnh đến chức tư tế của giáo dân là Tertulianô, gốc Phi Châu, (160-220). Dù ông rời Giáo Hội Công giáo để gia nhập giáo phái Montanô, thì những điều ông viết cũng ảnh hưởng nhiều trên nền thần học Tây phương. Việc nhấn mạnh này lại càng ý nghĩa vì Tertulianô, ngược với Justinô, công nhận có hai thành phần trong giáo hội: giáo dân, mà ông gọi là ‘plebs’, nghĩa là thứ dân hay thường dân, và ‘ordo presbytororum’ hay giáo sĩ, nghĩa là giai cấp những giám mục, linh mục và phó tế, là những người ‘lãnh đạo và chủ chăn’. Nhưng Tertulianô dứt khoát nêu rõ rằng giáo sĩ xuất phát từ giáo dân, một thành phần có phẩm giá tư tế bình đẳng với giáo sĩ. Quả thật, bởi lẽ giáo dân là tư tế, nên Tertulianô bảo rằng khi vắng giáo sĩ, thì giáo dân (dù theo ông thì không bao gồm nữ giáo dân) có thể và có bổn phận rửa tội và dâng Thánh Thể trong thời gian đó: “Nơi nào không có tòa của giáo sĩ, thì anh em là giáo dân, anh em hãy dâng (Thánh Lễ) và rửa tội, và anh em sẽ là tư tế cho chính mình. Nói cách khác, khi nào có ba người họp lại, dù chỉ là giáo dân, thì đã có giáo hội’.

Từ khác biệt đến bất bình đẳng: Nghi thức phụng vụ đặt tay cho hàng giáo sĩ.

Bất chấp lời khẳng định mạnh mẽ của Justinô và Tertulianô về chức tư tế do phép rửa của giáo dân và quyền bình đẳng giữa họ với hàng giáo sĩ trong Giáo Hội, thì vào giữa thế kỷ thứ ba, sự khác biệt giữa giáo dân và giáo sĩ đã dần dần biến thành sự bất bình đẳng: giáo dân thấp kém hơn giáo sĩ. Chúng ta đã lưu ý trước đây về sự thấp kém của nữ giáo dân so với nam giáo dân trong thần học của Tertulianô. Ở đây, ngay cả nam giáo dân cũng bị xem là thấp kém so với giáo sĩ như vậy. Khuynh hướng này bắt đầu với Origen (185-254). Ông lý luận rằng giáo sĩ cao trọng hơn giáo dân bởi vì họ có quyền tha tội cho giáo dân. Sự cao trọng trong địa vị được chuyển sang một nếp sống tinh thần: giáo dân được tái hôn khi vợ mình đã qua đời, trong khi đó thì giáo sĩ không được phép tái hôn. Hơn nữa, thừa tác vụ dạy dỗ với tư cách là thầy giảng hay kinh sư, mà vào thế kỷ thứ ba vẫn do giáo dân đảm nhiệm (Clêmentê thành Alexandria và chính Origen từng là thầy giảng trước khi trở thành linh mục năm 230), bắt đầu thu hẹp lại vào hàng giáo sĩ.

Sự phân biệt giữa giáo sĩ và giáo dân được xác định qua quyết định của giáo luật và phụng vụ vào thế kỷ thứ ba trong một văn kiện quan trọng được xem là Truyền Thống các Tông Đồ, mà tác giả là một linh mục La Mã, thánh Hippolite (170-236). Văn kiện này cực kỳ quan trọng vì nó mô tả nghi lễ được cử hành tại Rôma vào thế kỷ thứ ba. Qua văn kiện này, rõ ràng là sự phân biệt giữa giáo sĩ và giáo dân được hình thành qua phụng vụ. Một giáo dân muốn trở thành giáo sĩ thì phải thông qua nghi lễ đặt tay, còn được gọi là ‘ordinatio’ (mà trong từ vựng Việt Nam hiện nay gọi là: lễ nghi phong chức): “Việc đặt tay (keirotonia - χειρoτovία) được dành cho giáo sĩ (kleros- κλeρoς) để cử hành phụng vụ (leitourgia - λειτoυργία).” Việc đặt tay này được dành cho những ai được phân công cử hành phụng vụ hay ‘hy lễ’ (nghĩa là bí tích Thánh Thể), đấy là giám mục, linh mục và phó tế. Những tác vụ khác trong phụng vụ, ví dụ các nhiệm vụ của một góa phụ, một trinh nữ, một người giảng dạy, đọc sách hay chữa bệnh, thì không được phép hay đòi buộc đặt tay. Điều cần thiết cho các tác vụ này là nghi lễ ‘bổ nhiệm’ hay ‘nhậm chức’.

Những giáo dân nào được đặt tay để cử hành phụng vụ? Trong khi cuốn Truyền thống các Tông Đồ không nhắc gì đến phụ nữ, thì một tài liệu khác, tập Didascalia Apostolorum (Giáo Huấn các Tông Đồ), cũng được viết vào thế kỷ thứ ba bằng tiếng Hy Lạp, nhưng chỉ còn lại bản tiếng Syria, có đề cập đến nữ phó tế. Tập này kêu gọi Kitô hữu tôn kính giám mục ‘vì đối với anh em, giám mục giữ vị trí của Thiên Chúa Tối Cao. Phó tế giữ vị trí của Chúa Kitô nên anh em phải yêu mến họ. Anh em cũng phải yêu mến các nữ phó tế, là những người giữ vị trí của Chúa Thánh Thần. Đối với anh em, những trưởng lão (linh mục) đại diện cho các tông đồ.’ [7]

Một trường hợp đáng chú ý khác là trường hợp của người tuyên xưng,nghĩa là một Kitô hữu bị bắt hoặcbị giam cầm hay xử phạt bằng một hình thức nào đó (chứ không chỉ bị nhạobángmà thôi) vì đức tin Kitô giáo trong thời kỳ bách hại và tuyên xưng đức tin mình. Theo Truyền Thống các Tông Đồ: “Nếu một người tuyên xưng từng bị bắt nhân danh Chúa, thì không được đặt tay trên người đó để phong chức phó tế hay chức linh mục, bởi lẽ người tuyên xưng đã được vinh dự hưởng chức linh mục nhờ việc tuyên xưng của mình. Nhưng nếu người tuyên xưng đó được tấn phong giám mục, thì cần phải đặt tay trên người đó.” [8] Mặc dù chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng người tuyên xưng là một người nam, và nhiều dịch giả sử dụng đại từ giống đực để chỉ định người tuyên xưng, chúng ta biết rằng không chỉ người nam mà người nữ cũng bị bắt giam vì đức tin và đã tuyên xưng đức tin mình. Do đó, phụ nữ ‘cũng đã được vinh dự hưởng chức linh mục nhờ việc tuyên xưng của mình’….●

 

 

Giáo sĩ như một giai cấp trong Giáo Hội và trong xã hội và thân phận giáo dân như là một hình phạt.

Cho đến đầu thế kỷ thứ IV, Kitô giáo là một tôn giáo ngoài vòng pháp luật và thỉnh thoảng xảy ra những cuộc bách hại đẩm máu đối với Kitô hữu. Tuy nhiên, cùng với việc trở lại của hoàng đế Constantin (274 hay 288-337) và với cái gọi là Sắc Chỉ Milan năm 313, Kitô giáo thoạt đầu được thừa nhận và, rất nhanh sau đó, dưới triều hoàng đế Theodore I (379-395), trở thành tôn giáo duy nhất được công nhận và là quốc giáo.

Tư cách pháp nhân mới đã đem đến những thay đổi vô cùng to lớn trong tổ chức Kitô giáo. Một mặt, quyền bính chính trị bắt đầu len lỏi vào đời sống giáo hội. Hoàng đế Constantin, dù chỉ nhận phép rửa khi hấp hối, vẫn tin rằng giáo hội và chính quyền phải được liên kết càng chặt chẽ càng hay. Được giám mục Xêsarê là Eusebiô tuyên dương là ‘vị tông đồ thứ mười ba’ và ‘giám mục ngoại vụ’, Constantin triệu tập các công đồng giáo hội - ở Arles năm 314 và tại Nicê năm 325 – và ban cho giáo hội rất nhiều đặc quyền đặc lợi. Mặt khác, tổ chức Giáo hội mau chóng rập khuôn tổ chức chính quyền. Dần dần, thế giá và quyền hạn của giám mục sánh đôi với thế quyền trên lãnh thổ mà mình cai quản. Như vậy, một giám mục tại trung ương sẽ giám sát những gì xảy ra trong lãnh thổ của các giám mục trong khu vực ấy, và từ đó bắt đầu có ‘phẩm trật’ (cấp bậc) giữa các giám mục.

Một trong các hệ quả đau buồn của việc sắp xếp này, ấy là một giám mục của một giáo phận nhỏ và nghèo có thể bị cám dỗ phải xoay sở để được chuyển đến một tòa giám mục danh giá và giàu có hơn, và thế là người ta đã tháo gỡ mối dây – tương tự như giữa hai vợ chồng – nối kết giám mục với dân mình trong giáo phận. Hơn nữa, các giám mục bắt đầu được xem như là các ‘ông hoàng’ với đầy đủ quyền hành chính trị trần thế. Và càng ngày càng xảy ra việc các giám mục được hoàng đế bổ nhiệm và cùng chia sẻ cái ‘gần như thần quyền’ (quasi-divine authority) của hoàng đế. Quyền bính trong giáo hội trở thành quyền bính (mang tính chất) đạo, và các Kitô hữu phải phục vụ cho quyền bính đó, thay vì quyền bính đó là để phục vụ cho dân Chúa.

Một hệ quả tồi tệ khác của bước ngoặt do Constantin đem đến trong giáo hội ấy là giáo sĩ chẳng những trở thành một tầng lớp trong giáo hội mà còn là một giai cấp trong xã hội. Phẩm trật với ba cấp bậc – giám mục, linh mục và phó tế - trở thành cái thang để bước lên trong quyền hành và vinh dự; và địa vị giáo sĩ trở thành một sự nghiệp có nhiều bậc thang, mà bậc dưới tiến lên bậc trên thông qua một quá trình ‘thăng quan tiến chức’ (promotion). Hơn nữa, trong lãnh vực kinh tế chính trị, giáo sĩ là một giai cấp hưởng những đặc quyền vô cùng to lớn. Giáo sĩ cũng như vợ họ, các nô lệ đã được giải phóng của họ, và những đầy tớ họ đều được miễn nhiều bổn phận công cộng và đóng thuế. Trong hoàn cảnh như thế, không ngạc nhiên gì một số người gia nhập hàng giáo sĩ vì những động cơ không cao thượng tí nào.

Một kết quả đáng tiếc nữa, ấy là hạ thấp địa vị của giáo dân trong giáo hội, mà sự phân biệt với giáo sĩ không chỉ thể hiện qua những nghi lễ phụng vụ, như đã thấy trên, mà con ở đẳng cấp kinh tế, xã hội và chính trị. Thái độ xem thường giáo dân được thấy rõ qua hình phạt dành cho giáo sĩ khi có hành vi xấu. Hình phạt ấy là ‘thu hẹp’, hay ‘truất quyền’ hay ‘giáng chức’ hay ‘hạ bậc’ từ địa vị giáo sĩ xuống bậc sống giáo dân. Như thế, bậc giáo dân là cấp bậc thấp nhất trong giáo hội, một bậc sống nhục nhã, tệ hơn cả vạ tuyệt thông, bậc sống mà một giáo sĩ bị phạt phải sống nếu trót phạm một hành vi tội lỗi!

Ơn gọi đan tu và việc giáo sĩ hóa ơn gọi ấy.

Như một phản ứng đối với việc tục hóa quá độ của giáo hội từ thời Constantin, một số giáo dân nam nữ khai sinh một phong trào ‘ẩn lánh’ khỏi thế gian để đi vào sa mạc tìm kiếm sự trọn lành cho đời sống Kitô hữu. Người nam được gọi là ẩn sĩ (mà trong tiếng Anh và tiếng Pháp có hai thuật ngữ gồm: anchorite / anachorète – do từ ngữ Hy lạp anachoreo, nghĩa là ‘rút lui, ẩn lánh’; hermit / ermite – do từ ngữ Hy Lạp eremitai, nghĩa là ‘người ở sa mạc’) và tu sĩ (cebonite / cébonite – do hai từ ngữ Hy Lạp koino [cộng đoàn] + bios [sống], nghĩa là những người sống cộng đoàn); còn người nữ thì gọi là ‘đồng trinh’. Phong trào đan tu này bắt đầu từ miền Bắc Ai Cập với những khuôn mặt nổi bật như An tôn (251-356) và Pacômiô (290-346), tiếp theo là Basil Xêsarê (330-370), và sau này phong trào ấy chuyển qua phương tây với Martinô thành Tours (335-397) và Biển Đức thành Nursia (480-550).

Dù khởi thủy là một sáng kiến của giáo dân, thì chẳng bao lâu sau, phong trào đan tu đã được giáo sĩ hóa. Lý do thì nhiều. Một trong các lý do là vì những cộng đoàn tu sĩ giáo dân này thường ở xa các giáo xứ nhưng cần lãnh nhận bí tích, nên đòi hỏi phải tấn phong cho ít ra một vài tu sĩ. Hơn nữa, do tiếng thơm về sự thánh thiện và tinh thần phục vụ xã hội của họ, các cộng đoàn này lôi cuốn đến quanh mình các cộng đồng không sống đời sống đan tu, vì thế các đan sĩ phải phục vụ họ bằng thừa tác vụ linh mục. Thêm vào đó, do sự thánh thiện của họ, một số đan sĩ được phong linh mục, đôi khi ngược với ý muốn của mình, như là một phần thưởng và một sự công nhận địa vị thiêng liêng của họ. Cuối cùng, các giám mục, được soi sáng bởi uy tín và ảnh hưởng của phong trào đan tu, nên bắt đầu khuyên giáo sĩ hành xử như các đan sĩ. Hệ quả là dần dần càng có nhiều đan sĩ trở thành linh mục, và càng nhiều linh mục sống theo đời sống đan tu. Điều khởi sự như một phong trào giáo dân đã kết thúc bằng cách biến địa vị giáo dân thành một địa vị thấp hèn: bấy giờ, lý tưởng cao nhất của đời sống Kitô hữu là trở nên tu sĩ hay linh mục, và tốt nhất là vừa tu sĩ vừa linh mục.

Vai trò nam giáo dân thuở ấy như thế nào?

Cần phải lưu ý đến chữ ‘nam’ trong câu hỏi trên. Ta chỉ tập trung vào Kitô hữu phái nam mà thôi, bởi lẽ vai trò nữ giáo dân thật mờ nhạt trong giáo hội sơ khai. Mãi đến thế kỷ thứ tư thì thuật ngữ giáo dân mới minh nhiên áp dụng cho người nữ. Ngay cả Tertulianô, người từng khẳng định rằng giáo dân có thể cử hành Thánh Thể khi thiếu vắng linh mục, thì cũng dứt khoát xác nhận: “người nữ không được lên tiếng trong nhà thờ, hoặc rửa tội, hoặc dâng lễ, hoặc đòi hỏi quyền làm một nhiệm vụ gì mà người nam làm, nhất là thừa tác vụ tư tế.”[9] Hơn nữa, tập Didascalia Apostolorum, khi nói về việc bổ nhiệm các góa phụ hay phong chức cho nữ phó tế, thì cũng xác nhận: “chúng ta không cho phép người nữ hoặc rửa tội cho ai hoặc chịu rửa tội từ tay một người nữ.”[10] Nữ phó tế tham dự nghi lễ rửa tội chỉ xức dầu cho người nữ được rửa tội; còn chính bí tích rửa tội thì phải được thực thi do giám mục, hoặc linh mục, hoặc một nam phó tế. Người nữ cũng không được phép làm nhiệm vụ giảng dạy. Đúng ra, phải nói rằng trong Giáo Hội sơ khai, nữ giáo dân không có một vai trò đặc biệt nào trong Giáo Hội. Nếu có những nhiệm vụ đặc biệt nào được dành cho họ, ấy là do hoàn cảnh đặc thù của họ là góa phụ hay đồng trinh.

Thế thì bổn phận của nam giáo dân là gì? Chúng ta đã thấy rằng, ít ra cho đến thế kỷ thứ ba, nam giáo dân có thể dạy dỗ với tư cách là thầy giảng hay thầy dạy (kinh sư). Họ cũng có thể được bổ nhiệm như là phó-trợ-tá hay người đọc sách trong phụng vụ. Vì một trong các đặc sủng của họ là chữa bệnh nên họ cũng có thể trừ quỷ. Trong những thế kỷ đầu, một số nhiệm vụ khác cũng được mở rộng cho giáo dân, cho người nam và trên lý thuyết cho cả người nữ nữa, bao gồm nhiệm vụ làm cha mẹ đỡ đầu cho người tân tòng, dự phần vào việc nhận những kẻ đã đền tội vào lại cộng đoàn, có tiếng nói trong việc chọn hàng giáo sĩ và đặc biệt là bầu giám mục; họ cũng được tham khảo trong những tranh luận thần học quan trọng. Tuy nhiên, qua dòng thời gian, những nhiệm vụ ấy bắt đầu bị rút đi khỏi tay giáo dân hay mất ý nghĩa đích thực của chúng. Dù sao, cũng còn một nhiệm vụ vẫn tồn tại mãi cho giáo dân, ấy là đóng góp để bồi dưỡng cho hàng giáo sĩ. Ngoài vâng lời và phục tùng hàng giáo sĩ (tôn vinh giáo sĩ), giáo dân còn phải trợ giúp tài chánh cho họ. Không phải là quá đáng nếu bảo rằng về mặt xã hội, trong Giáo Hội tiên khởi, giáo dân là thành phần nam Kitô hữu có khả năng tài chánh để cấp dưỡng cho giáo sĩ.

Hướng đến nền thần học hiện đại về giáo dân: chức tư tế do phép rửa.

Nhìn thoáng lại năm thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo ta thấy dần dần xuất hiện một thành phần Kitô hữu gọi là ‘giáo dân’, đồng thời có một sự xói mòn trầm trọng về phẩm giá và vai trò của họ trong giáo hội. Cũng nên tóm lược lại các giai đoạn của quá trình giáo dân mờ đi trong giáo hội sơ khai.

1.     Trong Tân Ước, không hề có sự phân chia Kitô hữu thành hai loại người mà sau này được gọi là ‘giáo sĩ’ và ‘giáo dân’, và loại đầu khác biệt với loại sau nhờ ‘chức tư tế’. Đúng ra, mọi Kitô hữu đều là tư tế do phép rửa tội, và đều bình đẳng chia sẻ chức tư tế duy nhất của Chúa Giêsu Kitô. Cũng nhờ phép rửa, qua đó các ơn Chúa Thánh Thần được thông truyền một cách đa dạng, Kitô hữu được kêu gọi thực thi những nhiệm vụ khác nhau và bổ túc cho nhau, những nhiệm vụ cần thiết cho sự sống của giáo hội.

2.     Vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất, khi giáo hội bắt đầu được tổ chức và cơ cấu hóa, một số nhiệm vụ cai trị và quản lý bắt đầu có tầm quan trọng, và những người thực thi các nhiệm vụ ấy được trao cho một chức tước như ‘giám mục’, ‘linh mục’ và ‘phó tế’, mặc dù những chức vị ấy không giống như những chức vị mà các thuật ngữ ấy chỉ định ngày hôm nay.

3.     Lần đầu tiên thuật ngữ giáo dân được sử dụng là do cuộc tranh dành quyền lực trong Hội Thánh Côrintô vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất. Một trong các vị lãnh đạo Hội Thánh tại Rôma, thánh Clêmentê, can thiệp bằng một bức thư để cố gắng giải quyết cuộc xung đột ấy bằng cách nại vào khái niệm tôn ti trật tự, nghĩa là trong gi&aacut

Các tin khác

    (Trang 1/5)    1 2 3 4 >

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô