Thứ sáu, ngày 03 tháng 05 năm 2024 | 09:07 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Khóa học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

KHÓA IIB: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN THỰC HÀNH

ĐỀ TÀI X

TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN HỌC TẬP PHƯƠNG PHÁP

XÂY DỰNG ĐỘI NHÓM TÔNG ĐỒ

 I. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Việc tông đồ là việc của toàn thể Cộng đoàn Giáo hội nên chẳng những phải được thực hiện trong tinh thần của Giáo hội và liên kết chặt chẽ với Giáo hội mà còn cần được thực hiện cách cộng đoàn hay tập thể.  Vì thế mà việc xây dựng êkíp hay đội nhóm tông đồ là điều rất cần thiết và hữu ích. Đề tài 10 này nhằm giúp các tông đồ giáo dân biết cách xây dựng đội nhóm tông đồ. 

II. PHẦN HỌC HỎI QUA SỰ TRÌNH BÀY CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN (60 phút).

Trong những bài lần trước, các anh chị em học viên đã được hướng dẫn về một số phương pháp sống và hoạt động của Tông đồ Giáo dân hay Công Giáo Tiến Hành. Trong đề tài này, các anh chị sẽ nghe trình bày về các phương thức xây dựng đội nhóm để cùng nhau làm việc tông đồ.  Đây là việc hết sức quan trọng vì việc Tông đồ là việc của toàn Giáo hội. Nếu chỉ có các cá nhân riêng lẻ thực hiện việc ấy mà thôi thì không thể xuể và không đầy đủ ý nghĩa về Giáo hội học và Truyền giáo học. Việc xây dựng đội nhóm tông đồ ngoài mục đích là giáo dân liên kết với nhau và cùng nhau hoạt động tông đồ còn có một mục đích quan trọng khác là anh chị em tông đồ giáo dân giúp nhau trở thành các chiến sĩ truyền giáo tinh nhuệ nữa.

2.1 Nhu cầu đào tạo cho Giáo hội các chiến sĩ tinh nhuệ của Chúa Ki-tô (Miles Christi):

Theo gương Chúa Cứu Thế thì Giáo hội cần mỗi ngày một đi vào chiều sâu của cuộc sống trần gian. Chúa Giê-su đã dấn thân vào kiếp sống khó nghèo nơi hang Bê-lem, lạc lõng bên Ai Cập, lao động vất vả tại Na-gia-rét. Ba năm đi truyền đạo là ba năm Người đi tìm người cùng khổ, để đem lại sự cứu chữa, an ủi và niềm tin cho họ. Người đứng về phía những người bất hạnh, cô đơn, bị áp bức, để vực họ dậy. Người sống nghèo hèn và vất vưởng như họ, để cảm thông với họ và đem đến cho họ niềm hy vọng mới.  Giáo hội tiên khởi của Người là Giáo hội đi vào cuộc sống của mọi tín hữu để đem ơn cứu độ đến cho họ, chứ không phải là một Giáo hội có cơ cấu đồ sộ và đứng bên cạnh hoặc đứng bên lề cuộc sống. Nhiều tín hữu ở Phương Tây ngày nay đã xa lìa Giáo hội, đã ly khai bỏ Giáo hội vì họ không còn tìm thấy nơi Giáo hội là một ”chuồng chiên” mà người mục tử biết mặt từng con chiên, đi trước đàn chiên để hướng dẫn, để săn sóc, để an ủi vỗ về chiên (xem Ga 10, 3-6). Giáo hội ngày nay càng ngày càng cần ý thức được ý nghĩa của lời Tin Mừng này:  ”Ta là người chăn chiên tốt lành. Ta biết chiên Ta và chiên Ta biết Ta... Ta vì chiên Ta mà bỏ mạng sống mình.” (Ga 10, 14-15). Chính vì thế mà Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đang cổ võ cho phong trào sống Tin Mừng trong các nhóm nhỏ để những thành viên của các nhóm nhỏ này đi vào cuộc sống của con người. Vì chưng Giáo hội không đủ sức, cũng không đủ cánh tay để với tới cuộc sống của từng con người, nếu như Giáo hội không đào luyện và sử dụng các chiến sĩ tinh nhuệ của mình. Chính những tín hữu được đào luyện này lặn lội giữa trần thế, am hiểu trần thế sẽ thay mặt Giáo hội hiện diện tại đây mang Tin Mừng của Chúa Cứu Thế. Chúa Giê-su đã dành ra suốt ba năm để đào tạo các môn đệ, vậy thì Giáo hội ngày nay có lý do gì mà không đi theo gương của Người là đào tạo các chiến sĩ giáo dân cho cánh đồng truyền giáo?

2.2 Những nguyên lý xây dựng đội, nhóm tông đồ giáo dân.

Muốn xây dựng đội nhóm tông đồ giáo dân, phải tuân thủ mấy nguyên lý căn bản sau đây:

(1) Trở về với Tin Mừng để học lại cách huấn luyên các môn đệ của Chúa Giê-su:

Muốn đào tạo được những người lính chiến tinh nhuệ ấy, Giáo hội không còn cách nào khác hơn là phải quay trở về Tin Mừng để học với Chúa Cứu Thế về cách Người đã tuyển chọn và huấn luyện các môn đệ. Thực vậy, để thực hiện đường lối phổ biến Tin Mừng và đem ơn cứu rỗi cho trần thế, Chúa Giê-su đã lo quy tụ và huấn luyện các môn đệ, trước khi tổ chức công việc truyền đạo cho quần chúng. Người không bao giờ bao cấp truyền đạo, nhưng Người muốn cùng với các môn đệ của mình truyền đạo. Chính các môn đệ là công cụ và phương pháp Người dùng để chinh phục trần gian cho Nước Trời. Người muốn biến đổi những môn đệ tin vào Người, để sau này họ trở thành những người dìu dắt Giáo hội.

Trong cách lựa chọn môn đệ, Chúa Giê-su cũng hành xử một cách khác người: Người chọn những con người thuộc giai cấp hạ lưu chứ không chiêu mộ những người thuộc tầng lớp thượng lưu. Không ai nghĩ rằng những con người tầm thường ấy lại có khả năng chinh phục con người, cải tạo trần gian. Còn Chúa Giê-su lại có lập trường khác: chính những con người chân thành và nhiệt tâm này là một tiềm lực để xây dựng Giáo hội và trần thế. Trong tay Người, với ơn thánh Người, những con người bình thường, dốt nát này sẽ được Người uốn nắn thành những chiến sĩ tinh nhuệ, những thủ lãnh đảm trách công việc tiếp tục rao giảng Tin Mừng. Họ biết họ đang đi theo ai và ai đang hướng dẫn dậy dỗ họ (Ga 6, 69).

Phương pháp đào tạo của Người là chú tâm vào tuyển chọn và huấn luyện một số ít người để biến cải họ trước khi cải biến môi trường. Người huấn luyện họ không phải chỉ với lý thuyết suông, nhưng còn phối hợp với thực hành. Người đi bất cứ nơi đâu và làm bất cứ phép lạ nào, hầu như Người đều kéo các môn đệ đi theo mình. Người hòa trộn vào cuộc sống các ông. Các ông hòa trộn vào cuộc sống của Người. Thầy trò sống với nhau nếp sống tam cùng: cùng ăn, cùng ở và cùng làm.

Đáng tiếc là ngày nay đường lối truyền đạo của Chúa Giê-su không được noi theo và tuân giữ một cách triệt để. Người ta chạy theo bề ngoài, chạy theo con số, chạy theo thành tích để báo cáo. Muốn xây dựng Giáo hội của Người, Giáo hội phải trở lại với Tin Mừng để học tập đường lối của Người. Đường lối đó là phải trở về đào tạo nhóm nhỏ, nghĩa là phải chấp nhận công việc huấn luyện này chậm chạp, tẻ nhạt, nhọc mệt, chán ngán. Ít người thích quan tâm đến kế hoạch này, nhưng đó là nền tảng, là căn bản để kiến tạo những thành quả chắc chắn và rực rỡ.

(2) Xây dựng đội nhóm tông đồ trên nền tảng là tình yêu thương:

Nền tảng để xây dựng đội nhóm tông đồ là tình yêu thương. Tình yêu thương của một Thiên Chúa nhập thế đến sống với con người. Tình yêu thương của một Thiên Chúa bị đóng đinh cứu chuộc con người. Tình yêu thương của một Thiên Chúa phục sinh giải thoát con người. Chính tình yêu thương này mời gọi và tác động mọi người đến với đội nhóm. Chính tình yêu thương Thiên Chúa này ban bố cho mọi người lệnh truyền phải thương yêu nhau như Người đã yêu thương, nghĩa là phải quy tụ lại với nhau thành nhóm và sống tình yêu thương nhau, gắn bó như anh em ruột thịt. Chính tình yêu thương Thiên Chúa cũng tác động mỗi thành viên của đội nhóm phải dấn thân như Người vào trần thế theo hành trình: nhập thế - tử nạn - phục sinh.

Một đội nhóm không xây dựng trên tình yêu Chúa, trên tình huynh đệ và tình đồng loại, sẽ không thể tồn tại vững chắc và hiệu quả. Một đội nhóm thiếu một trong ba tình yêu ấy cũng không thể tồn tại lâu bền được. Ba tình yêu ấy phải được hòa trộn, nuôi dưỡng và tăng trưởng, khi ấy đội nhóm mới phát triển được. Cứ dấu hiệu thương yêu ấy mà một đội nhóm được đánh giá mạnh hay yếu. Chính Lời Chúa là điểm xuất phát, tác động và nuôi dưỡng tình yêu thương này trong buổi sinh hoạt hàng tuần. Buổi sinh hoạt đội nhóm trở thành cái nôi, cái lò sưởi cho tình yêu thương này phát sinh và triển nở.

(3) Nhóm ít người dễ quản lý và phát triển:

Cơ cấu gia đình trong một xã hội là cấu trúc “mẫu” cho một đội nhóm trong Giáo hội. Kích thước quản lý căn bản của xã hội là gia đình. Một gia đình trung bình 6 người sẽ dễ quản lý, giáo dục, bao bọc nhau một cách chặt chẽ, gắn bó hơn là gia đình đông người. Ở đó từng cha mẹ, con cái, anh em hiểu biết tâm tính nhau, nhu cầu của nhau để giáo dục, để đáp ứng. Một người lâm bệnh, một người vắng nhà, một người hư hỏng là nỗi lo âu chung của cả gia đình.

Cũng vậy, một đội hoặc một nhóm quá đông sẽ không thể quản lý nhau, đùm bọc, gắn bó với nhau như một nhóm nhỏ. Trong quân đội cũng như trong phong trào Hướng Đạo, khả năng của một người trưởng không thể quản lý vượt con số 12 người. Con số 12 cũng là con số Chúa Giê-su đã lựa chọn cho chính nhóm của Người, sau này thường được gọi là Nhóm Mười Hai.

Tuy nhiên, nhóm tông đồ giáo dân hay Công giáo tiến hành lại phải chia nhỏ con số 12 thành 2 nhóm, vì lý do buổi sinh hoạt nhóm chỉ đủ thời gian cho khoảng 6 người (tối đa khoảng 8 người) kéo dài trao đổi với nhau trong 2 giờ. Đó là lợi điểm thứ nhất của nhóm ít người.

Lợi điểm thứ hai của nhóm ít người là dễ điều động và kiểm tra công tác. Từng hai người đi công tác chung với nhau hoặc tùy theo nhu cầu, có thể thay đổi và phối hợp công tác với nhau mau lẹ.

(4) Phân chia nhóm theo địa bàn dân cư và môi trường:

Một trong những nguyên tắc căn bản giúp cho nhóm sinh động là nhóm thường xuyên có những dịp gặp gỡ nhau để nối kết tinh thần và thực hiện công tác chung. Điều kiện thuận lợi nhất là họ ở gần nhà nhau trong cùng địa bàn dân cư của giáo xứ hoặc khu xóm. Tiếp theo là họ cùng sinh hoạt với nhau tại một môi trường chung như trường học, xí nghiệp, cơ quan. Nơi họ ở hoặc nơi họ sinh hoạt đều có những sự kiện, những hiện tượng, những thực tại mà họ phải cải tạo theo Tin Mừng. Họ có thể dễ dàng gặp nhau để thực hiện công tác hơn là khi họ ở xa nhau, phải mất nhiều thời gian di chuyển, chờ đợi.

Chính vì những yếu tố kết thân và thực hiện công tác ấy mà cần phải phân chia nhóm theo địa bàn dân cư  và môi trường. Vì nhóm đặt địa bàn sinh hoạt trong họ đạo, tại khu xóm và tại môi trường, do đó, tùy theo hoàn cảnh địa phương, nhóm nên trình bày và bàn hỏi với cha sở, hội đồng mục vụ giáo xứ, người trưởng khu hay giáo họ và những bậc phụ huynh thiện chí. Chính những người này sẽ hỗ trợ nhóm rất nhiều trong công việc xây dựng nhóm và thực hiện công tác.

(5) Nhóm không bao cấp:

Nhóm được xây dựng và huấn luyện không phải đứng bao giàn làm mọi công tác trong họ đạo hoặc trong môi trường. Nhóm mang tính chất ”men”, do đó phải lôi kéo và thúc đẩy được mọi người làm công tác tông đồ chung với mình. Nhóm tông đồ giáo dân như những người đi tiền phong trong mọi việc và sau đó nhường lại cho người khác đảm nhận để nhóm lại tiếp tục đi khai phá.

Mỗi nhóm viên phải tâm niệm rằng mình có nhiệm vụ là phải hướng dẫn, linh hoạt được 10 người khác thay thế mình trong mọi lãnh vực. Mỗi lần đào tạo được một người có khả năng thay thế mình trong một công việc nào, họ liền nhường lại để đi nhận nhiệm vụ mới.

(6) Nhóm không chủ trương nắm giữ chức vị:

Mang tính chất ”men”, nhóm có nhiệm vụ chính yếu là tác động làm cho môi trường “dậy men”, do đó, nhóm không nắm giữ bất cứ địa vị nào trong khu xóm, trong họ đạo, trong môi trường. Nhóm không mang danh nghĩa, không mang chức vị nào hết, nhưng nhóm lại hiện diện và làm mọi việc trong nơi mình sinh sống. Nhóm chỉ nắm giữ các chức vị bất đắc dĩ, khi chưa có người thay thế và sẽ tìm ra người khác thay thế mình sớm bao nhiêu có thể. Từ lúc sinh ra cho tới khi về trời, Chúa Cứu Thế không đảm nhiệm một chức vị nào hết, nhưng Người lại có mặt trên từng cây số của giải đất Pa-les-tin. Đó là bức gương sáng chói cho các chiến sĩ tinh nhuệ của Người phải học tập.

2.3 Các loại đội nhóm tông đồ giáo dân khác nhau.

(1) Nhóm căn bản:

Mô hình lý tưởng của một nhóm được xây dựng với khoảng 6 nhóm viên. Nhóm không ít quá 4 người và không nhiều quá 8 người. Mô hình lý tưởng là nhóm người ở cùng chung một địa bàn giáo xứ hoặc một môi trường sinh hoạt. Nhóm gồm ít nhất một nhóm trưởng và một nhóm viên đã trải qua một thời gian sinh hoạt nhóm và đã học qua một số khóa căn bản về điều hành nhóm. Những người này phối hợp với nhau chặt chẽ để quản lý, huấn luyện nhóm viên và điều động công tác.

Nhóm căn bản sinh hoạt với nhau hằng tuần trong buổi họp nhóm. Nơi đây nhóm trao đổi, chia sẻ với nhau về Lời Chúa, về cảm nghiệm sống Tin Mừng và về công tác tông đồ. Sức mạnh của nhóm xuất phát từ đây. Hoạt động của nhóm cũng khởi đi từ đây. Buổi họp nhóm được sánh ví như nguồn điện sạc lại bình điện cho mỗi nhóm viên sau một tuần sống và hoạt động. Chính vì những lý do đó, tham dự buổi họp nhóm trở thành điều kiện bắt buộc cho các nhóm viên tông đồ giáo dân.

(2) Nhóm công tác mới:

Để thành lập một nhóm mới cũng cần phải có ít nhất 2 nhóm viên cũ. Hai người này đứng ra nghiên cứu, kêu gọi và điều động các người mới. Họ kèm cặp những người mới tham dự buổi sinh hoạt nhóm và đi làm công tác một cách điều hòa trong một thời gian. Đây là những tháng đầu thử  thách thiện chí và bền tâm của các nhóm viên mới.

Cũng có một hình thức khác thành lập nhóm mới, khi linh mục kêu gọi các khu xóm hay giáo họ cử người tham dự một khóa dự bị, gồm những bài học căn bản và sau đó là ngày tĩnh tâm. Sau thời gian này họ sẽ được phân nhóm theo khu vực. Sĩ số trung bình của nhóm vẫn là 6 người. Mỗi nhóm mới này vẫn cần 2 nhóm viên cũ phụ trách hướng dẫn một thời gian. Nhóm sẽ đề cử những người nhiệt tâm, bền chí tham dự khóa nhóm trưởng, khoá hướng dẫn viên hoặc tham dự các sinh hoạt của nhóm để dần dần họ đứng ra tự lập điều hành nhóm.

(3) Nhóm hạt nhân hay nòng cốt:

Nhóm này quy tụ các thành phần nhóm trưởng, các người ưu tú nhất của các nhóm về gặp nhau hằng tuần tại trụ sở giáo xứ. Nơi đây họ được học hỏi trước về bài Tin Mừng nhóm sắp chia sẻ, học tập về chuyên môn và kỹ thuật điều hành và trao đổi, phân phối công tác.

Nhóm hạt nhân hay nòng cốt mang tính chất huấn luỵện và điều phối công tác, do đó không hạn chế sĩ số. Nhóm hạt nhân cũng bầu ra một ban điều hành gồm 4 người: nhóm trưởng, nhóm phó, thư ký kiêm thủ qũy và trưởng ban huấn luyện để điều hành nhóm trong khu vực của mình. Sức mạnh của nhóm tông đồ giáo dân hay Công giáo tiến hành nằm trong tay những thành phần xuất sắc này. Họ vừa là những người xung kích trong công tác, vừa đóng vai huấn luyện viên, vừa là người anh, người chị cả săn sóc gia đình.

(4) Nhóm điều hành chung:

Nhóm này gồm một số các huynh trưởng và các ban điều hành của các nhóm hạt nhân. Buổi họp của nhóm điều hành chung này chú trọng vào phổ biến bài Tin Mừng cho các nhóm chia sẻ trong tuần tới, nắm bắt tình hình sinh hoạt của các nhóm và phổ biến kế hoạch chung cho các nhóm. Tinh thần và khối óc của nhóm được phát sinh và điều động từ đây. Sự đoàn kết và duy nhất đường lối của nhóm được nuôi dưỡng và bảo trì từ đây.

(5) Vai trò linh mục linh hướng và tu sĩ cố vấn:

Nhóm tông đồ giáo dân (hay Công giáo tiến hành) được quy tụ nhằm hoạt động tông đồ giáo dân và thường phải tiếp cận với Thánh Kinh và Mục vụ. Do đó nhóm rất cần sự được các Linh mục và Tu sĩ hướng dẫn và được học hỏi với các vị trong các lãnh vực này. Kinh nghiệm cho thấy  nhóm nào được sự ủng hộ tích cực của hàng giáo sĩ, nhóm đó có nhiều cơ hội phát triển hơn.

Tuy nhiên, nếu không thận trọng, nhóm sẽ rơi vào tình trạng thụ động, lệ thuộc, trong lúc hàng giáo sĩ  lại nắm thế chủ động, bao cấp trong hoạt động giáo dân. Làm thế nào nhóm phải hiểu biết và nắm bắt được ý nghĩa của các danh từ linh hướng và cố vấn? Nhóm mời linh mục hay tu sĩ hướng dẫn nhóm đi đúng Tin Mừng, đi đúng đường lối Giáo hội, trong lúc nhóm phải chủ động về phương diện điều hành nhóm và huấn luyện nhóm. Nhóm có đường lối và phương pháp riêng của mình, không thể vì sự nể trọng các ngài mà xa rời con đường mình đang đi. Cái khó của nhóm là làm thế nào dung hòa được sự tuân phục các ngài và duy trì đường lối độc lập của nhóm.

2.4  Điều kiện xây dựng nhóm tông đồ giáo dân hay Công giáo tiến hành.

Thành lập và duy trì nhóm tông đồ giáo dân hay Công giáo tiến hành không phải là một chuyện dễ. Chính Chúa Giê-su cũng đã phải dầy công và bỏ ra ba năm liên tục huấn luyện nhóm 12, để sau này chính nhóm này đã thay đổi bộ mặt thế giới. Công việc đào tạo càng gian khổ và bền bỉ thì thành công càng vững chắc và rộng lớn.  Sau đây là những điều kiện căn bản để xây dựng nhóm tông đồ giáo dân hay Công giáo tiến hành:

(1) Cầu nguyện:

Nhóm tông đồ giáo dân hay Công giáo tiến hành huấn luyện nhóm viên cải hoá chính mình theo Tin Mừng, trong lúc cùng tiếp tay với Chúa Ki-tô Phục Sinh cải tạo trần thế. Đây không phải là công việc quy tụ các tín hữu chạy theo những hoạt động ồn ào, bề ngoài, hoặc nắm giữ các vị trí then chốt trong Giáo hội và họ đạo hoặc hùa theo phong trào sống đạo như một mốt thời trang... Do đó, rất ít người chấp nhận đi theo một nếp sống âm thầm, tẻ nhạt, hy sinh của nhóm. Như vậy muốn lôi kéo một  ai tới nhóm, đây không phải là công việc của con người nữa, nhưng chính yếu là sự  tác động của Thần Khí Chúa. Chính vì thế, nhóm phải cầu nguyện liên tục xin Ngài cải hoá tâm hồn đó.

Cầu nguyện đóng một vai trò then chốt trong nhóm tông đồ giáo dân hay Công giáo tiến hành, bởi vì sức mạnh của nhóm không do tài năng con người, nhưng do sự tác động của Thánh Thần. Công việc cứu rỗi không phải là công việc của con người, nhưng là công việc của Chúa Cứu Thế. Nhóm tông đồ giáo dân hay Công giáo tiến hành đi theo con đường cứu độ của Người, do đó phải sống với Thần Lực của Người, phải cầu xin Thần Lực của Người điều động trong nhóm. Nhóm tông đồ giáo dân hay Công giáo tiến hành là nơi thể hiện kín đáo sự hoạt động diệu kỳ của Thánh Thần.

(2) Sống tình huynh đệ:

Tình huynh đệ trong nhóm chính là thể hiện tình yêu Chúa. Không có tình yêu Chúa, tình huynh đệ trong nhóm khó bề sinh hoa kết trái. Nhóm nào càng gắn bó chặt chẽ, nhóm đó càng thể hiện sức mạnh của tình yêu Chúa. Như vậy chính tình huynh đệ trong nhóm sẽ lôi cuốn được người khác đến với nhóm và tồn tại với nhóm. Tâm hồn cô đơn, lạc lõng, hoang lạnh của con người giữa trần thế sẽ bắt gặp được bầu không khí ấm áp, đùm bọc, gắn bó của tình huynh đệ và họ sẽ lưu lại trong khung cảnh yêu thương này của nhóm. Không gì cưỡng lại được sức mạnh của tình yêu. Nhóm có tình yêu thương, nhóm sẽ lôi kéo được các tâm hồn đến với nhóm.

(3) Kiên tâm:

Nhóm tông đồ giáo dân hay Công giáo tiến hành không có gì hấp dẫn bên ngoài, hơn thế nữa, đường lối và phương pháp của nhóm cũng không hề dễ dãi, êm đềm, ngon ngọt. Chính vì thế, những người mới đến với nhóm dễ đi tới buồn chán. Con đường cứu thế của Chúa là con đường đầy gian khổ thử thách, do đó nhóm cũng phải lựa chọn phương pháp sống và làm việc đòi hỏi dấn thân và kiên nhẫn cho phù hợp với con đường đi theo Người. Những ai không chấp nhận thái độ kiên tâm bền chí khi đến với nhóm, họ sẽ ra đi như chàng thanh niên giầu có bỏ Chúa mà đi. Chỉ cần họ kiên tâm, trung thành với buổi họp nhóm trong một vài tháng, họ sẽ trở thành một nhóm viên tông đồ giáo dân hay Công giáo tiến hành chính thức. Đây là thời gian “huấn nhục” của họ trong thời gian học tại quân trường của nhóm.

(4) Chấp nhận đi theo con đường hẹp của Tin Mừng:

Một nhóm viên mới sẽ kiên tâm với nhóm, khi họ ý thức và chấp nhận đi theo con đường gian khổ của Chúa Ki-tô. Để trở thành một người lính, họ phải trải qua quân trường cực khổ. Để trở thành một sĩ quan, họ càng phải trải qua nhiều luyện tập huấn nhục đầy đọa. Để trở thành một biệt kích, họ phải đương đầu với kham khổ, tử thần. Đi theo con đường trần gian, con người phải tôi luyện như thế đó, huống hồ đi theo con đường cứu thế của Chúa, nhóm viên lại không chấp nhận đi theo con đường từ Bê-lem tới đồi Gôn-gô-ta sao? Đường lối của Tin Mừng là đường lối của nhóm phải đi theo, không còn chọn lựa nào khác.

Xây dựng nhóm tông đồ giáo dân hay Công giáo tiến hành quả thực là một việc làm quan trọng, cần thiết và hữu hiệu mà chính Chúa khi nhập thế đã thực hiện. Chắc chắn Người đã chọn con đường, chọn phương pháp thích hợp nhất cho mục tiêu cứu thế của Người. Sau 2000 năm và sống giữa thời đại tiên tiến này, đường lối Tin Mừng của Người cũng không thay đổi một dòng, một chữ. Đường lối của Người khó khăn, buồn tẻ, cực nhọc, âm thầm thật, nhưng không vì thế mà những ai đi theo Người, đại diện Người lại có quyền thay đổi hoặc bỏ rơi đường lối ấy. Phải quay trở về sống với Tin Mừng của Người, đó là cách thế tối ưu để cải hoá môi trường trần thế hôm nay.

2.5 Xây dựng Đoàn, Liên Đoàn, Phong Trào Tông đồ giáo dân hay Công giáo tiến hành.

Nếu Đội hay Nhóm là đơn vị nền tảng của nếp sống và hoạt động của tông đồ giáo dân hay Công giáo tiến hành, thì Đoàn là đơn vị lớn hơn liên kết các Nhóm lại thành một Liên Nhóm, trong cơ cấu một họ đạo, một khu vực rộng lớn hoặc một môi trường.

Từ khuôn mẫu tổ chức, đào tạo và sinh hoạt trong một nhóm, chúng ta sẽ hình thành được khuôn mẫu cho các cơ cấu rộng lớn hơn như Đoàn, Liên Đoàn và Phong Trào. Lấy thí dụ Liên Đoàn Thanh Sinh Công Sài Gòn gồm có các Đoàn Thanh Sinh Công của các giáo hạt thuộc giáo phận Sài gòn. Phong trào Thanh Sinh Công Việt Nam gồm các Liên Đoàn Thanh Sinh Công Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang…. Mỗi Đoàn hay Liên Đoàn hoặc Phong Trào đều có Nội Quy riêng. Ngoài ban Chấp Hành, cấp Liên Đoàn hoặc Phong Trào còn có những ban Chuyên môn như Ban Tuyên huấn, Ban Kỹ thuật v.v.. 

III. PHẦN THỰC HÀNH CỦA CÁC HỌC VIÊN

Bước 1: Các học viên tự sắp xếp thành các nhóm căn bản từ  6-8 người, theo các tiêu chí đã được đua ra như cùng địa một bàn dân cư (giáo họ hay khu phố) hoặc cùng môi trường sinh hoạt (giáo chức, công nhân viên, buôn bán, dịch vụ). Sau một ít lần sinh hoạt thì các nhóm tiến hành việc chọn ra ban điều hành nhóm căn bản.

Bước 2: Sau khi các nhóm căn bản đã được tổ chức tương đối ổn định, sẽ hình thành nhóm hạt nhân nồng cốt  và nhóm điều hành chung, để các nhóm này thi hành trọng trách của mình.

Bước 3: Với đà phát triển của các nhóm căn bản và với việc mở thêm khóa 2,3,4 cho các học viên mới, sẽ hình thành các nhóm công tác mới. 

IV. PHẦN KẾT LUẬN 

Có thể có người suy nghĩ rằng: Cần chi phải tổ chức thành đội nhóm tông đồ cho phức tạp và thêm việc. Đúng là tổ chức đội nhóm tông đồ thì có thêm việc thật nhưng không thêm phức tạp. Nhưng thêm việc là cần thiết và không vô ích vì như thế thì hoạt động tông đồ sẽ đạt hiệu kết lớn hơn và lâu bền hơn. Hơn nữa việc đoàn ngũ hóa các chiến sĩ cùng hoạt động để mở mang Nước Trời và đem anh chị em về với Chúa là cần thiết chẳng những vì tính hiệu quả mà còn vì bản chất của chính công việc truyền giáo nữa.

Ghi chú:đề tài này chỉ là công việc thu ngắn và viết lại bài PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐOÀN THỂ CÔNG GIÁO TIẾN HÀNH của tác giả Hoàng Quý, đăng trên website Tiếng nói giáo dân. Xin chân thành cám ơn anh Hoàng Quý đã cho phép sử dụng.

Sàigòn ngày 13 tháng 02 năm 2005

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Các tin khác

    (Trang 1/5)    1 2 3 4 >

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô