Thứ sáu, ngày 03 tháng 05 năm 2024 | 07:28 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Khóa học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

KHÓA II- GIÁO DÂN TRUYỀN GIÁO

 

ĐỀ  TÀI  X

CHÚA THÁNH THẦN

TRONG VÀ NGOÀI GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

 

I. TIẾP CẬN VẤN ĐỀ

Mỗi tổ thảo luận về một trong bốn câu hỏi sau đây:

 1.1 Chúa Thánh Thần đã được ban cho các tông đồ và các môn đệ thời Giáo hội tiên khởi và biến đổi các ngài như thế nào?

 1.2 Dấu chứng nào cho thấy Chúa Thánh Thần luôn đồng hành, bênh vực, bảo vệ và canh tân Giáo hội Công giáo qua dòng lịch sử hơn hai ngàn năm qua?

1.3 Dấu chứng nào cho thấy Chúa Thánh Thần hoạt động trong các tôn giáo, các nền văn hóa và các dân tộc không Kitô giáo?

1.4 Phải hiểu thế nào về lời nói sau đây của Chúa Giêsu với ông Nicôđêmô: “Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu” (Ga 3,8).

 

II. HỌC HIỂU GIÁO LÝ

 2.1 Vai trò của Chúa Thánh Thần.

Về vai trò của Chúa Thánh Thần, sách Giáo lý Hội thánh Công giáo xác định:

“Không ai biết được những gì nơi Thiên Chúa, nếu không phải là Thánh Thần của Thiên Chúa”(1 Cr 2,11). Thánh Thần mạc khải cho chúng ta biết Thiên Chúa, biết Đức Kitô là Ngôi Lời hằng sống, nhưng Thánh Thần lại không nói về mình. Thánh Thần đã “dùng các ngôn sứ mà phán dạy”, để giúp chúng ta nghe được lời của Chúa Cha. Nhưng còn chính Người, chúng ta lại không nghe tiếng Người, chúng ra chỉ nhận biết Người qua việc Người mạc khải và chuẩn bị tâm hồn chúng ta đón nhận Ngôi Lời bằng đức tin. Thánh Thần Chân lý “vén màn cho ta thấy” Đức Kitô, nhưng “không nói điều gì về mình” (Ga 16,13). Một kiểu xóa mình như vậy, đúng là phong cách của Thiên Chúa, giải thích tại sao, “thế gian không thể đón nhận Người, vì thế gian không thấy và không biết Người”, còn những ai tin vào Đức Kitô thì biết Người vì Người ở lại với họ (Ga 14,17) (Sđd, 687).

Sách GLHTCG còn dạy: “Thánh Thần thực sự là Thiên Chúa, đồng bản thể với Chúa Cha và Chúa Con, trong đời sống thâm sâu của Ba Ngôi cũng như trong hồng ân yêu thương của Ba Ngôi dành cho thế giới.” (689). Trong công trình cứu độ của Thiên Chúa, Chúa Con và Chúa Thánh Thần có sứ mạng phối hợp với nhau để mạc khải cho con người Mầu nhiệm của Thiên Chúa và giúp con người nhận biết Chúa Kitô và Chúa Cha để được sống đời đời (x. 689).

 2.2 Chúa Thánh Thần được nhận biết.

“Vì là sự hiệp thông sống động trong đức tin các Tông đồ do Hội thánh lưu truyền, nên Hội thánh là nơi chúng ta nhận biết Thánh Thần:

                -     trong Thánh kinh được Người linh ứng;

-    trong Thánh truyền, mà các Giáo phụ là các chứng nhân cho mọi thời đại;

-    trong Huấn quyền được Người trợ lực;

-    trong Phụng vụ Bí tích mà qua các lời nói và biểu tượng, Thánh Thần giúp chúng ta hiệp thông với Đức Kitô;

-         trong kinh nguyện, lúc Người chuyển cầu cho chúng ta;

-         trong các đặc sủng và thừa tác vụ xây dựng Hội thánh;

-         trong các dấu chỉ của đời sống tông đồ và thừa sai;

-    trong chứng từ của các thánh nơi Người biểu lộ sự thánh thiện của Người và tiếp tục công trình cứu độ” (Sđd, 688).

2.3 Chúa Thánh Thần trong Giáo hội tiên khởi.

“Khi đến ngày lễ ngũ tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho.” (Cv 2,1-4).

“Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ Bẻ Bánh và cầu nguyện không ngừng.

Mọi nguời đều kính sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi  làm lễ tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cv 2, 42-47).

Vậy là:

a.- Sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần dưới hình lưỡi lửa, các Tông đồ đã rao giảng về Đức Giêsu Kitô, Đấng vừa bị đóng đinh thập giá, một cách hết sức kỳ diệu đến độ những người Do Thái sùng đạo từ khắp bốn phương trời trở về Giêrusalem dự lễ Ngũ Tuần, đều hiểu được những điều các ngài nói vì họ nghe bằng chính ngôn ngữ bản xứ của  mình!

b.- Các Tông đồ được biến đổi một cách ngoài sức tưởng tượng: từ nhát gan, sợ sệt thành những con người can đảm và dũng cảm công bố Đức Giêsu là Chúa! Nhất là Tông đồ Phêrô và sau này là Phaolô đã công khai rao giảng về Đức Giêsu vừa bị người Do Thái kết án và giết hại trên thập giá. Các ngài không sợ roi vọt, tù đầy, tra tấn, thậm chí cả cái chết, mà nhà cầm quyền dành cho các ngài.

  c.- Các tín hữu tin theo Đức Giêsu lập thành một cộng đoàn tín hữu đầu tiên với những nét độc đáo chưa từng thấy: chuyên cần nghe giảng dậy, siêng năng cầu nguyện và cử hành lễ bẻ bánh; đồng tâm nhất trí với nhau; yêu thương đùm bọc san sẻ cho nhau để không ai phải thiếu thốn. Từ cộng đoàn nhỏ bé ấy Chúa Thánh Thần đã làm cho Giáo hội phát triển đến mọi miền mọi nước trên địa cầu này (xem đề tài II).

2.4 Chúa Thánh Thần trong dòng lịch sử hơn 2000 năm qua của Giáo hội Công giáo.

Lịch sử Giáo hội Công giáo là lịch sử của Chúa Thánh Thần. Thật vậy nếu không có sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần, thì Giáo hội Công giáo La mã đã lụi tàn từ lâu rồi, vì chưng Giáo hội cũng trải qua những năm dài tăm tối và lịch sử của Giáo hội không phải không có những nét hoen ố do sự yếu đuối và tội lỗi của con người, kể cả của giới lãnh đạo cao cấp của Giáo hội. Thế nhưng Giáo hội vẫn tồn tại và phát triển vì Chúa Thánh Thần có đó: Ngài là sức sống là sự canh tân của Giáo hội. Một vài sự kiện giúp chúng ta nhận ra hoạt động đổi mới của Chúa Thánh Thần:

(a) 21 Công đồng chung được tổ chức trong Giáo hội suốt 20 thế kỷ qua, nhằm củng cố giáo lý và canh tân đời sống Giáo hội. Gần chúng ta nhất là Công đồng Vatican II (1962-1965) vẫn được coi là một Lễ Hiện Xuống mới của thế kỷ XX. Nối tiếp Công đồng là sự cải tổ, canh tân không ngừng của Giáo hội trong mọi lãnh vực và ở mọi cấp độ. Nổi bật nhất là việc canh tân Giáo triều Roma do Đức Phaolô thực hiện, là những việc làm nổi bật của Đức Giáo hoàng đương kim: ban hành Bộ Giáo luật mới và Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo, tổ chức bốn năm chuẩn bị mừng Năm Thánh 2000 với các Thượng Hội đồng Giám mục về các châu lục và các Tông huấn hậu Thượng đồng Giám mục các châu lục. Cao điểm nhất của việc cử hành Năm Thánh là việc Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II long trọng xin Thiên Chúa và nhân loại thứ  tha cho những lầm lỗi yếu đuối của Giáo hội suốt hai ngàn năm qua.

(b) Sự xuất hiện -liên tục- của các dòng tu và tu hội, với các vị sáng lập thánh thiện;

(c) Các phong trào canh tân, các nỗ lực truyền giáo. Tất cả những sự kiện ấy đều là những hoạt động nổi bật của Thánh Thần trong lòng Giáo hội và thế giới.

2.5 Chúa Thánh Thần trong dòng lịch sử của Giáo hội Á châu.

    “Chúa Thánh Thần đã hoạt động tại châu Á vào thời các tổ phụ và các ngôn sứ, rồi còn hoạt động mạnh hơn nữa trong thời Đức Giêsu Kitô và Giáo hội sơ khai, nay vẫn đang hoạt động nơi các Kitô hữu châu Á để củng cố chứng tá đức tin của họ giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa và các tôn giáo của lục địa. Cũng như cuộc đối thoại tình yêu cao cả giữa Thiên Chúa và con người đã được Chúa Thánh Thần chuẩn bị và được hoàn thành trên miền đất Á châu này trong mầu nhiệm Đức Kitô, thì cuộc đối thoại hiện nay giữa Chúa Cứu thế và các dân tộc của châu lục này cũng vẫn tiếp tục nhờ quyền năng của cùng một Thánh Thần đang hoạt động trong Giáo hội. Trong tiến trình này, các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân đều phải đóng vai trò quan trọng, như lời Đức Giêsu đã phán, vừa như một lời hứa vừa như một mệnh lệnh: «Anh em sẽ nhận được sức mạnh khi Thánh Thần đến với anh em; anh em sẽ là nhân chứng của Thầy tại Giêrusalem, trong toàn cõi Giuđê và Samari, cho tới tận cùng trái đất» (Cv 1, 8) (Tông huấn “Giáo hội tại châu Á”, 18)

“Thánh Thần Thiên Chúa đã luôn hoạt động trong lịch sử Giáo hội châu Á, hẳn cũng sẽ tiếp tục hướng dẫn Giáo hội ấy. Người ta tìm thấy nhiều yếu tố tích cực nơi các Giáo hội địa phương, mà các Nghị phụ thường lưu ý trong Thượng Hội đồng, điều này càng làm chúng ta thêm hy vọng vào «một mùa xuân mới trong đời sống đức tin của Kitô hữu».Một lý do vững chắc cho phép ta hy vọng như thế là càng ngày càng có nhiều giáo dân được huấn luyện tốt hơn, nhiệt tình và đầy ơn Thánh Thần, nhận thức sâu sắc hơn ơn gọi riêng của mình trong cộng đoàn Giáo hội. Trong số đó, các giáo dân giảng viên giáo lý là những người rất đáng cho chúng ta chân nhận và ca ngợi một cách đặc biệt. Các phong trào tông đồ và đặc sủng cũng là một ơn huệ do Chúa Thánh Thần ban cho, đem lại sức sống mới và nghị lực cho công việc đào tạo các giáo dân nam nữ, các gia đình và giới trẻ. Các hiệp hội và các phong trào của Giáo hội nhằm thăng tiến nhân phẩm và công lý đã giúp làm cho mọi người cảm nhận được tính phổ quát của sứ điệp Tin Mừng: mọi người đều được nhận làm con cái Thiên Chúa (x. Rm 8, 15-6). (Tông huấn “Giáo hội tại châu Á”, 9)

Trong những cái mới mà Chúa Thánh Thần khơi dậy trong lòng các Giáo hội Á châu ngày nay, thì các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản (Basic Ecclesial Communities, viết tắt là BEC) và chứng tá của các Cộng đoàn ấy được các Nghị phụ Thượng Hội đồng Giám mục về châu Á và Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đặc biệt đề cao:

    “Trong bối cảnh ấy và dựa trên kinh nghiệm mục vụ của mình, các Nghị phụ nhấn mạnh tới giá trị của các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản như một phương thế hữu hiệu để cổ võ mọi người sống hiệp thông và tham gia trong các giáo xứ và giáo phận, và như một sức mạnh thật sự cho công cuộc Loan báo Tin mừng. Những tập thể  nhỏ bé ấy sẽ giúp các tín hữu sống thành những Cộng đoàn đức Tin, Cầu nguyện và Yêu thương như các Kitô hữu đầu tiên (x. Cv 2, 44-47 ; 4, 32-35).Các tập thể này còn giúp các thành viên sống Tin Mừng trong tinh thần yêu thương huynh đệ và phục vụ, từ đó trở thành điểm khởi hành vững chắc để xây dựng một xã hội mới, biểu hiện một nền văn minh tình thương. Cùng với Thượng Hội đồng, tôi khuyến khích Giáo hội tại châu Á, chỗ nào có thể được, hãy coi các cộng đoàn cơ bản ấy như một nét tích cực trong công việc loan báo Tin mừng của Giáo hội. Nhưng các cộng đoàn ấy chỉ thực sự hữu hiệu, khi biết hiệp thông với Giáo hội địa phương và Giáo hội toàn cầu, hiệp thông từ trong tâm hồn với các vị chủ chăn và huấn quyền của Giáo hội, biết dấn thân cho việc truyền giáo mở rộng, không rơi vào tình trạng cô lập và không để cho một ý thức hệ nào lợi dụng khai thác…” (Tông huấn “Giáo hội tại châu Á”, số 25)

2.6 Chúa Thánh Thần trong các tôn giáo, các nền văn hóa và các dân tộc không Kitô giáo.

(1) Ngày 28 tháng 10 năm 1965, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Phaolô VI và các Nghị Phụ Công đồng Vatican II đã long trọng công bố “Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo hội với các Tôn giáo ngoài Kitô giáo”, trong đó có đoạn quan trọng sau đây:

 “Mọi dân tộc đều thuộc về một cộng đoàn cùng chung một nguồn gốc, vì Thiên Chúa đã cho toàn thể nhân loại sinh sống trên mặt địa cầu (x. Cv 17,26).Họ lại có cùng một mục đích tối hậu là Thiên Chúa, Đấng vẫn hằng giải rộng sự quan phòng, chứng tích lòng nhân hậu và ý muốn cứu độ cho hết mọi người (x. Kn 8,4; Cv 14,17; Rm 2,6-7;1 Tm 2,4),cho đến khi những người được chọn hiệp nhất với nhau trong thành thánh, rạng người vinh quang Thiên Chúa, nơi muôn dân bước đi trong ánh sáng Ngài (x. Kh 21,23-24).

     “Từ xưa đến nay, người ta nhận thấy nơi nhiều dân tộc khác nhau một cảm thức về quyền lực tàng ẩn trong vòng chuyển biến của sự vật và trong biến cố của đời người, đôi khi còn tgấy cả sự nhìn nhận một Vị Thần linh tối cao hay một người Cha. Cảm thức hay sự nhìn nhận đó làm cho cuộc sống họ thấm nhuần ý nghĩa tôn giáo. Phần các tôn giáo có liên quan mật thiết với tiến bộ văn hóa thì cố gắng giải đáp những vấn đề trên bằng thứ ngọn ngữ ngày càng tinh tế…

   “Giáo hội Công giáo không thể phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo đó. Với lòng kính trọng chân thành, Giáo hội xét thấy những phương thức hành động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết kia, tuy rằng có nhiều điểm khác với chủ trương mà Giáo hội duy trì, nhưng cũng thường đem lại ánh sáng của Chân lý, Chân lý chiếu soi cho hết mọi người…

   “Vì thế Giáo hội khuyến khích con cái mình nhìn nhận, duy trì và cổ động cho những thiện ích thiêng liêng cũng như luân lý và những giá trị xã hội văn hóa của các tín đồ các tôn giáo khác, bằng con đường đối thoại và hợp tác cách thận trọng và bác ái với tín đồ các tôn giáo ấy mà vẫn là chứng tá của đức tin và đời sống Kitô giáo…

  “Thật ra chúng ta không thể kêu cầu Thiên Chúa là Cha mọi người nếu chúng ta không muốn xử sự với như anh em đối với một số người, cũng được tạo dựng giống hình ảnh Chúa. Liên lạc giữa con người với Thiên Chúa là Cha và giữa con người với anh em mình, có liên quan mật thiết với nhau như lời Thánh Kinh: “Ai không yêu thương thì không nhận biết Chúa” (1Ga 4,8).

 “Do đó mọi lý thuyết hay hành động đưa đến kỳ thị về phẩm gía con người và những quyền lợi do phẩm giá đó mà ra, kỳ thị giữa con người với nhau, giữa dân này với dân khác, sẽ không còn nền tảng.

 “Vì thế, Giáo hội bác bỏ mọi sự kỳ thị hoặc đàn áp chủng tộc hay mầu da, giai cấp hay tôn giáo, vì thái độ ấy xa lạ với tinh thần Chúa Kitô. Do đó Thánh Công đồng theo chân Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, khẩn thiết kêu mời các Kitô hữu: “hãy sống ngay lành giữa lương dân” (1 Pr 2,12),nếu có thể được, tùy khả năng mà sống hòa thuận với hết mọi người (xem Rm 12, 18)như những người con một Cha  trên trời  (xem Mt 5, 45)(Văn kiện đã nêu, số 1-2).

      (2) 38 năm sau, ngày 6-11-1999, tại New Delhi (An Độ) Đức Gioan Phaolô II đã ban hành Tông huấn “Giáo hội tại châu Á” (Ecclesia in Asia) trong đó có đoạn viết:

    “Giáo Hội tin chắc rằng ẩn sâu trong các dân tộc, các nền văn hóa và tôn giáo của Á châu này luôn có một sự khao khát «nước hằng sống»(x. Ga 4, 10-15), một sự khao khát do chính Chúa Thánh Thần khơi dậy và chỉ mình Đức Giêsu Cứu Thế mới có thể thỏa mãn. Giáo hội hướng về Chúa Thánh Thần xin Ngài tiếp tục chuẩn bị tâm hồn các dân tộc Á châu để họ đối thoại với Đấng Cứu tinh nhân loại hầu đón nhận ơn cứu độ. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần trong sứ mạng yêu thương và phục vụ, Giáo hội có thể tạo cơ hội cho Đức Giêsu Kitô và các dân tộc Á châu gặp gỡ nhau, đang khi họ tìm kiếm một cuộc sống sung mãn. Chỉ khi nào có cuộc gặp gỡ ấy người ta mới tìm được nước hằng sống vọt lên đem lại sự sống đời đời, nghĩa là sự nhận biết Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đức Giêsu Kitô do Ngài sai đến (x. Ga 17, 3)”. (Tông Huấn “Giáo Hội tại châu Á”, 18).

       2.7 Danh xưng, các cách gọi  và các biểu tượng.

(1)Danh xưng Chúa Thánh Thần:

“Thánh Thần” là danh xưng của Đấng chúng ta phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con. Hội thánh đã nhận danh xưng này từ Chúa Giêsu và tuyên xưng danh này trong bí tích rửa tội (x. Mt 28.19).

“Thuật ngữ “Thần” dịch từ Ru-ah của tiếng Hipri, là hơi thở, không khí, gió. Đức Giêsu dùng hình ảnh khả giác “gió” để gợi ý cho Nicôđêmô sự mới mẻ siêu việt của Đấng là hơi thở của Thiên Chúa, là Chúa Thánh Thần (Ga 3,5-8). Đàng khác, “Thần” và “Thánh” là những thuộc tính thần thiêng chung cho ba Ngôi Thiên Chúa. Nhưng khi nối kết hai từ này với nhau, Thánh kinh, Phụng vụ và ngôn ngữ thần học muốn chỉ ngôi vị khôn tả của Chúa Thánh Thần, mà không lẫn lộn với các cách sử dụng khác về các từ “thần” và “thánh” (Sđd, 691).

(2)Những cách gọi khác:

Đấng Bảo trợ = Đấng được gọi đến kề bên (Ga 14,16.26; 15,26; 16,7); Đấng Bào chữa = Đấng An ủi; Thần Chân lý; Thần Khí của Lời hứa (x. Gl 3,14; Ep 1,13); Thần Khí làm cho ta nên nghĩa tử (x.Rm 8,15; Gl 4,6); Thần Khí của Đức Kitô (x. Rm 8,11); Thần Khí của Đức Chúa (x. 2 Cr 3,17); Thần Khí của Thiên Chúa (x. Rm 8, 9.14;15,19, 1 Cr 6,11; 7,40), Thần Khí vinh hiển (1 Pr 4,14).

(3)Những biểu tượng về Chúa Thánh Thần:

Nước (694) – Xức dầu (695) – Lửa (696) – Ang mây và ánh sáng (697) –An tín (698) – Bàn tay (699) - Ngón tay (700) – Chim bồ cầu (701).

 

III. ỨNG DỤNG THỰC HÀNH

3.1 Có một nhận thức và hiểu biết đúng đắn về Chúa Thánh Thần và hoạt động của Người trong và ngoài Giáo hội Công giáo:

(a) Chúa Thánh Thần cũng từ Chúa Cha mà tới như Chúa Giêsu đã từ Chúa Cha mà tới, là Thần Linh, là Thiên Chúa như Chúa Giêsu;

(b) Chúa Thánh Thần làm cùng công việc như Chúa Giêsu nhưng ở giai đoạn Chúa Giêsu không còn hiện diện hữu hình ở trần gian này nữa;

(c) Chúa Thánh Thần là Đấng chỉ vẽ, dạy bảo các môn đệ nhiều điều mà Chúa Giêsu không thể nói với các ngài, vì lúc đó các ngài không thể hiểu nổi;

(d) Chúa Thánh Thần là Đấng bảo trợ, bênh vực, củng cố tinh thần các Tông đồ làm cho các ngài nên dũng cảm kiên cường;

(đ) Chúa Thánh Thần là Đấng làm cho cộng đoàn tín hữu yêu thương, đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau như anh chị em một nhà.

(e) Chúa Thánh Thần là Đấng âm thầm hoạt động trong các tôn giáo, các nền văn hóa, các dân tộc không Kitô giáo để làm cho Chân Thiện Mỹ bừng sáng và được đón nhận và hướng dẫn các tâm hồn trong hành trình tìm kiếm Thiên Chúa.

3.2 Cảm tạ Chúa Giêsu đã thương ban Thánh Thần cho Giáo hội và cho các tôn giáo khác để mọi người được Thánh Thần soi sáng, hướng dẫn và trợ lực.

3.3 Vững tin vào quyền năng của Chúa Thánh Thần trong Giáo hội, nhất là trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách, bị bách hại và sa sút tinh thần hay lòng đạo.

3.4 Nhạy bén với các “tín hiệu” (signe) của Chúa Thánh Thần nơi mọi người và mọi cộng đồng để nhận ra sự hiện diện và hoạt động của Người mà đón nhận, cảm tạ và cộng tác.

3.5 Cầu xin Chúa Thánh Thần ban ơn soi sáng, hướng dẫn và sức mạnh hỗ trợ trong cuộc sống, nhất là trong những hoàn cảnh  khó khăn, thử thách, nghi nan.

 

IV. TRAO ĐỔI CHIA SẺ

             4.1 Từ xưa đến nay, anh chị sống với Chúa Thánh Thần như thế nào? Hãy chia sẻ với các anh chị em khác.

            4.2 Anh chị có quan tâm tìm hiểu các tôn giáo cùng có mặt trên mảnh đất Việt Nam này như  Đạo Ong Bà, Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, không? Anh chị khám phá được những gì nơi các tôn giáo và nơi các tín đồ các tôn giáo ấy? 

4.3 Đối chiếu với những điều vừa học được hôm nay về Chúa Thánh Thần trong và ngoài Giáo hội Công giáo, anh chị thấy thế nào? và có ý định làm gì?

 

V. CẦU NGUYỆN

5.1 Thường xuyên cầu xin Chúa Thánh Thần đồng hành, hướng dẫn, soi sáng và canh tân Giáo hội Việt Nam, giáo phận thành phố và giáo xứ Thiên An để các cộng đoàn ấy sống dưới tác động của Người.

5.2 Cầu nguyện cho anh chị em học viên để mọi người đón nhận ơn Chúa Thánh Thần cách dồi dào trong thời gian tham dự Khóa đào tạo này và biết chia sẻ những ơn phúc ấy cho người khác, nhất là cho những anh chị em lương dân sống chung quanh.

 

VI. QUYẾT TÂM   

6.1 Tìm mọi cơ hội để hiểu biết và cảm nghiệm được tác động của Chúa Thánh Thần trong và ngoài Giáo hội.

6.2 Nỗ lực sống dưới tác động (soi sáng, hướng dẫn, trợ lực) của Chúa Thánh Thần để mọi tư tưởng, lời nói, việc làm đều tôn vinh  Thiên Chúa và đem lại lợi ích đích thực cho tha nhân.

 

 

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Ngày 07 tháng 02 năm 2003

Các tin khác

    (Trang 1/5)    1 2 3 4 >

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô