Thứ sáu, ngày 03 tháng 05 năm 2024 | 05:48 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Khóa học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

KHÓA II: GIÁO DÂN TRUYỀN GIÁO

 

ĐỀ  TÀI  VIII

ĐỨC GIÊSU NADARÉT LÀ ĐẤNG CỨU ĐỘ

 

      Ghi chú: Thay vì trình bày đề tài này theo cách quen thuộc, tôi xin mượn toàn văn Chương I có tựa đề là: “Jesus, Called the Christ” tạm dịch là “Đức Giêsu, được gọi là Đấng Kitô” (Mt 1,16) trong cuốn THE MEANING OF CHRISTIANI-TY (tạm dịch là Ý NGHĨA CỦA ĐẠO KITÔ) của Linh mục Peter Nemeshegyi, Dòng Tên, giáo sư thần học và giáo phụ học của Phân khoa Thần học Đại học Sophia, Tokyo (Nhật Bản) và giáo sư thần học của Phân khoa Thần học Giáo hoàng Học viện Thánh Pi-ô X, Đà Lạt (Việt Nam).

  Lý do của sự chọn lựa này là: Chương I cuốn sách nói trên của cha Nemeshegyi có nội dung hoàn toàn phù hợp với đề tài VII của giáo trình và được viết một cách tuyệt vời, khiến chúng ta có thể coi đọc như những trang sách thiêng liêng (lecture spirituelle) trong các  buổi tĩnh tâm, trong những lúc cầu nguyện.

  Bản dịch tiếng Việt là của Lm Đoàn Sĩ Thục và ông Nguyễn Văn Nội, cả hai là cựu học viên của Giáo hoàng Học viện Thánh Pi-ô X, Đà Lạt.

  

CHƯƠNG MỘT

 

“Đức Giêsu, được gọi là Đấng Kitô”

(Mt 1,16).

 

·     NIỀM TIN VÀ SỰ MONG ĐỢI CỦA NGƯỜI DO THÁI

Đức Giê-su, con Bà Ma-ri-a, đã sống và thực hiện sứ mệnh của Ngài gần 2000 năm qua tại Pa-lét-tin, phần đất hầu như là một với quốc gia Ít-ra-en ngày nay. Ngay cả thời đó, đa số dân sống trẹn đất Pa-lét-tin đều là người Do thái và phần thuộc về dân tộc Do thái nằm dưới sự cai quản của đế quốc La mã, cũng như toàn bộ đồng bằng Địa trung hải. Những người Hy lạp và La mã thời đó đều nhận thức rằng tôn giáo của người Do thái hoàn toàn khác với tôn giáo đa thần của họ, cũng khác mọi tôn giáo thời cổ. Thiên Chúa của người Do thái là một Thiên Chúa hằng sống, độc nhất, uy nghiêm. Là Đấng toàn năng, Ngài đã tạo dựng và cai quản toàn thể vũ trụ. Hơi thở của Ngài là dòng suối mang lại sự sống. Các tượng, ảnh không thể diễn tả được Ngài. Ngài vượt lên trên nọi sự tưởng tượng và ngôn ngữ của con người. Tuy nhiên, Đấng Thiên Chúa mầu nhiệm và cao cả ấy lại không xa cách các thụ tạo của Ngài. Đôi mắt Ngài luôn dõi theo nhân loại. Ngài yêu thương và sắn sóc mọi người. Ngài săn sóc cho con người và muốn cho con người trở nên tốt và thực thi ý muốn của Ngài. Ngài có thể nổi giận khi thấy con người phạm tội làm phương hại đến thế giới mà Ngài đã tạo dựng tốt đẹp. Ngài không hài lòng khi con người quên lãng Ngài, khi họ hành hạ và chém giết lẫn nhau. Kẻ có tội không hối cải sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt của Ngài, nhưng lòng nhân từ của Ngài lại vô biên. Ngài không ngừng tha thứ cho tội nhân biết hoán cải.

 Những người Do thái tuyên xưng rằng Thiên Chúa đã tự tỏ bày cho tổ tiên của họ. Ngài đã nói với họ và ký kết Giao ước với Ap-ra-ham, tổ phụ của họ. Sau đó, qua kẻ mà Ngài đã tuyển chọn là Mô-sê, Ngài đã ký kết Giao ước với toàn dân Do thái. Ngài hứa sẽ là Chúa của họ và yêu cầu họ làm dân riêng của Ngài. Ngài thở Thần khí của Ngài trên một số người được chọnlàm ngôn sứ của Ngài như I-sai-a, Giê-rê-mi-a, Ê-dê-ki-en và nhiều người khác nữa. Lời toàn năng của Ngài được ngỏ với dân Do thái qua miệng các ngôn sứ như sau: “Hãy nên thánh thiện, vì Ta là Đấng thánh thiện” (Lv 11,44). Thiên Chúa luôn trung thành với Giao ước của Ngài. Sẽ đến một thời Ngài thiết lập một Giao ước mới và quan trọng hơn. Ngài sẽ ghi khắc lề luật trong trái tim của họ (Gr 31,33). Thánh Linh của Ngài sẽ được thổi vào tận đáy thẳm tâm hồn họ (Ed 36,27). Ngài sẽ sai Đấng tuyển chọn của Ngài đến để trở thành Giao ước bằng xương bằng thịt (Is 42,6). Đấng được tuyển chọn này sẽ hiến dâng mạng sống mình để cứu dân khỏi tội. Ngài sẽ là trọng tâm, là điểm gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người.  Ngài sẽ không chỉ là vị Cứu tinh của dân Ít-ra-en mà thôi, mà còn là Anh sáng rực rỡ soi chiếu mọi dân tộc (Is 42,6). Sẽ đến một ngày Thiên Chúa dựng nên một Trời mới và một Đất mới (Is 65,17). Mọi sinh linh, khi được hiệp nhất với Thiên Chúa, sẽ tìm thấy nơi Ngài sự sống vĩnh cửu. Bởi lẽ sự chết không phải là do Thiên Chúa mà là do con người tự tạo ra. Thiên Chúa không hề vui khi thấy con người phải chết. Chính vì để cho vạn vật được hiện hữu mà Ngài đã tạo dựng nên chúng (Kn 1,13-14).

     Trên đây là niềm tin của người Do thái. Đấng Thiên Chúa vô hình, Đấng Thiên Chúa của Giao ước, đối với họ là một Đấng rất thực hữu. Ngài là một Thiên Chúa khác lạ, một Thiên Chúa rất đặc biệt, một Thiên Chúa mà con người không thể biểu lộ bằng óc tưởng tượng, nhưng đồng thời lại rất gần gũi với con người. Ngày nay, nhiều người cho rằng một Thiên Chúa như thế chỉ là sản phẩm của một dân tộc ngu dốt. Họ đã tạo ra một Thiên Chúa theo hình ảnh của họ và giống họ. Kỳ thực, phải chăng sự thật lại không hoàn toàn ngược lại? Theo Sách sáng thế, phải chăng lại không phải là chính Thiên Chúa đã tác tạo con người theo hình ảnh Ngài và giống như Ngài? Phải chăng đó chẳng là lý do khiến cho từ đáy thẳm tâm hồn con người, luôn có một ánh sáng của lý trí thúc bách con người khám phá và tìm hiểu Chân lý? Phải chăng đó không là lý do tại sao trong đáy thẳm của trái tim con người luôn có một sự khao khát về điều Thiện, đến độ, cho dẫu có đam mê và ích kỷ đến đâu, con người vẫn nghe được tiếng thôi thúc: “hãy sống tốt đẹp cho đến lúc chết”? Phải chăng đó không là lý do khiến cho con người có thể yêu thương và thí cả mạng sống vì người mình yêu? Phải chăng đó không phải là lý do tại sao mỗi một con người là một bí ẩn mà không một ai, ngay cả chính mình, có thể hiểu biết trọn vẹn? Con người  quả thực là hình ảnh của Thiên Chúa và Thiên Chúa nói với con người bằng chính ngôn ngữ của con người. Đó là lý do tại sao đến lượt mình, con người cũng có thể nói về Thiên Chúa bằng ngôn ngữ của loài người. Đồng thời, như chúng ta vẫn biết, tất cả những gì chúng ta nói về Thiên Chúa ngay cả những điều cao siêu nhất, cũng giống như ngôn ngữ của trẻ em. Ngôn sứ I-sai-a đã biết điều đó khi ông thốt lên: “Quả thật, Ngài là Thiên Chúa dấu ẩn, ôi lạy Chúa Ít-ra-en, Đấng cứu độ chúng con” (Is 45,15). Tác giả của những bài thánh vịnh hát lên như sau: “Lạy Chúa, con tìm kiếm Thánh nhan Chúa. Xin dừng che dấu Thánh nhan Chúa khỏi chúng con” (Tv 27,9). Thánh Âu-gút-ti-nô cũng viết: “Thiên Chúa ẩn mặt để chúng ta tìm kiếm Ngài. Và Ngài là Đấng vô biên để chúng ta tìm kiếm Ngài và ngay cả sau khi đã gặp Ngài, chúng ta vẫn tìm kiếm Ngài”.

 

·     ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DO THÁI THỜI CHÚA GIÊ-SU

 Dân Do thái ý thức sâu sắc rằng cuộc sống của họ được bao bọc trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Đức Giê-su là một người con tiêu biểu của dân tộc. Hơn bất cứ ai, Ngài xem Thiên Chúa là tất cả đối với Ngài. Tuy nhiên, vào cuối đời, Ngài thấy mình bị đặt vào thế xung đột với tất cả các nhóm tạo thành cộng đồng Do thái đương thời. Để hiểu được Đức Giê-su, chúng ta cần phải biết tại sao cuộc xung đột đã diễn ra và đã diễn ra như thế nào?

 Các Sách tin mừng và các tài liệu lịch sử khác cho chúng ta một bức tranh sống động của cộng đồng Do thái. Người đại diện của quyền bính tối cao của đế quốc La mã tại Giê-ru-sa-lem là Phong-xi-ô Phi-la-tô. Ở phía Bắc là nơi Đức Giê-su đã sống phần lớn cuộc đời của Ngài, vua Hê-rô-đê là người cai quản. Phi-la-tô, quan tổng trấn La Mã, là một con người vô lương tâm. Đối với ông, chỉ có một điều đáng kể: đó là nắm giữ quyền hành trong tay và thu thuế. Hê-rô-đê là một quân vương tiêu biểu của Đông phương: ông vừa phóng đãng vừa quỉ quyệt. Ong cai trị người Do thái và sống trên đầu trên cổ họ bằng ân huệ mà đế quốc La mã ban cho ông; ông làm mọi cách để dẹp bỏ mọi chống đối.

Tại Giê-ru-sa-lem cũng có các Thượng tế là hậu duệ của các gia đình tư tế giầu có. Họ là những thành viên quan trọng nhất của Công nghị, tức Quốc hội của người Do thái. Họ thi hành quyền bính mà đế quốc trao ban cho họ. Mối quan tâm duy nhất của họ là làm thế nào để những giờ cầu nguyện và tế tự trong Đền thờ Giê-ru-sa-lem được diễn ra trong trật tự và điều hòa, cũng như dân chúng tuân thủ từng chi tiết các qui định tôn giáo và đóng thuế cho Đền thờ.

Cũng có những người được mệnh danh là Biệt phái. Với hàng ngàn thành viên, họ tạo thành một thứ đảng phái. Tất cả những cố gắng của họ là tuân giữ một cách nhiệm nhặt mọi qui định trong Luật Mô-sê. Họ rất ý thức về lòng nhiệt thành của họ và khinh bỉ tất cả những ai không suy nghĩ và hành động như họ.

Ngoài ra còn có những phần tử của nhiều đảng phái cách mạng khác. Họ thu thập khí giới để chuẩn bị cuộc chiến giành độc lập khỏi đế quốc La mã. Không những họ căm thù đế quốc La mã, mà còn ghét cả những người Do thái cộng tác với đế quốc.

Và cũng giống như bất cứ nơi nào, nước Do thái thời Đức Giê-su cũng có những người giầu. Dĩ nhiên họ là hạng người chỉ biết có tiền bạc. Họ hưởng cuộc sống giầu sang mà không hề đếm xỉa đến cảnh khốn khổ của những người xung quanh. Cũng giống như những người thu thuế là bọn người ăn bớt phần thuế phải đóng cho đế quốc La mã, những người giầu có cũng sống trên xương máu của những người nghèo.

Có cả một đám dân nghèo như các nông dân, các ngư phủ, những người sống bằng tiểu công nghiệp: họ chỉ có một quan tâm duy nhất, đó là làm sao kiếm đủ cơm bánh mỗi ngày; mơ ước duy nhất của họ là một ngày nào đó được thoát khỏi cảnh khốn cùng và tìm gặp một vùng đất chẩy sữa và mật ong.

Cuối cùng, trong bức tranh xã hội ấy, người ta không thể không kể đến vô số các góa phụ, các trẻ mồ côi, những người tàng tật, bệnh hoạn, những người phong cùi. Không nhận được bất cứ sự săn sóc nào, họ hoàn toàn sống bên lề xã hội. 

Sợi dây có thể nối kết những giai tầng xã hội khác nhau trên đây, chính là niềm tin của họ nơi Thiên Chúa Ít-ra-en. Tuy nhiên, vào thời Đức Giê-su, Thiên Chúa dường như xa cách với con người. Sự thành công và giầu có của một Phi-la-tô hay của một Hê-rô-đê dường như muốn chứng minh rằng có một niềm tin hay không, không còn là điều quan trọng nữa. Các tư tế hầu như chỉ còn biết lo tuân giữ những nghi thức bề ngoài. Những người Biệt phái chỉ biết giữ từng chi tiết trong những qui định về ngày nghỉ lễ, về thời gian dành cho các buổi cầu nguyện, về việc kiêng cữ một số thức ăn , về những huy hiệu gắn trên áo thụng, cũng như việc rửa tay trước khi ăn. Niềm tin vào Thiên Chúa xem ra chỉ còn là chuyện của người giầu. Hoặc niềm tin đó chỉ còn là một thứ căm thù mà các nhóm cách mạng không quảng bá. Thiên Chúa xem ra như quên lãng những đám dân nghèo, hạng người mà những người biệt phái không ngừng kết án là tội nhân, bởi vì họ không tuân giữ luật Mô-sê. Cứ như Thiên Chúa nổi giận đối với những người phong cùi và các bệnh nhân; Cứ như những tai họa xẩy đến cho họ là sự trừng phạt của Thiên Chúa. Vào thời Đức Giê-su, cũng như ngày nay, Thiên Chúa dường như vắng bóng trong cuộc sống của con người. Ý tưởng ấy khiến cho một số người nghĩ rằng không hề có một Thiên Chúa nào cả.

·     GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊ-SU

Chính trong một xã hội như thế mà thình lình, người ta nghe được một tiếng nói mới thốt lên như sau: “Thời giờ đã mãn. Nước Chúa đã gần đến” (Mc 1,15). Sự xuất hiện của Chúa Giê-su cũng đồng nghĩa với một tiếng kêu mãnh liệt: “Thiên Chúa đã sai tôi. Giờ đây, bởi vì tôi ở giữa anh em, cho nên Thiên Chúa cũng đang ở giữa anh em.” Đối với Chúa Giê-su, Thiên Chúa là tất cả. Chỉ có Thiên Chúa mới đáng kể. Nhưng cũng chính vì thế mà tất cả mọi người đối với Ngài đều quan trọng. Tất cả mọi người, không trừ một người nào. Mỗi một con người đều vô cùng quan trọng đối với Chúa Giê-su. Nghèo hèn, dốt nát, yếu nhược và ngay cả tội lỗi, địa vị xã hội dù có thấp hèn đến đâu, mỗi người đều quan trọng đối với Chúa Giê-su. Mỗi người đều quan trọng hơn cả lề luật, các nghi lễ, các lề thói và các qui định. Chúa Giê-su đã tuyên bố: “Ngày hưu lễ được làm ra vì con người, chứ không phải con người được dựng nên vì lề luật” (Mc 2,27). Những người biệt phái sửng sốt và khó chịu vì một lời tuyên bố như thế. Theo sự chú giải của những người Biệt phái, trong ngày hưu lễ, không được phép chữa bệnh. Nhưng Chúa Giê-su vẫn chữa lành tất cả những bệnh nhân được mang đến với Ngài. Ngài đặt câu hỏi: “Tại sao trong ngày hưu lễ không được phép làm điều thiện….không được cứu sống?” (Mc 3,4). Tại sao chúng ta có thể để cho một người phải đau đớn thêm một ngày nữa chỉ vì ngày hưu lễ? Chúa Giê-su không khinh thường những qui định của Luật Cựu ước. Tuy nhiên, Ngài không xem những qui định ấy là luật tối thượng của cuộc sống hoặc như là tiếng nói cuối cùng của Thiên Chúa. Những qui định về việc được phép hay không được phép ăn một số thức ăn không phải là lệnh của Thiên Chúa. “Không có gì ở ngoài vào trong con người có thể làm cho nó ra nhơ bẩn. Bởi vì điều đó không vào trong tâm hồn, mà đi vào bụng mà thôi…Cái từ bên trong tâm hồn con người mà ra, cái đó mới làm cho con người nhơ bẩn. Vì từ bên trong, từ lòng người mà phát ra những tư tưởng xấu xa như tà dâm, trộm cướp, giết người, ngoại tình, tham lam, hung ác, gian dối, phóng đãng, ghen tương, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng” (Mc 7,18-23). Tất cả đều tùy thuộc vào ở tâm hồn con người. Tâm hồn của con người trong sạch khi nó yêu Chúa với tất cả sức lực và yêu thương đồng loại như chính mình (Mc 12,30-32). Và người đồng loại ấy không phải chỉ là người bạn tốt, một người láng giềng, một người đồng bào. Người đồng loại ấy là tất cả mọi người không trừ một người nào, như Chúa Giê-su đã mô tả trong bài dụ ngôn về người Sa-ma-ri nhân hậu (Lc 10,30-37). Một người thông luật hỏi Ngài: “Ai là người đồng loại của tôi?” Ai là tha nhân của tôi? Người thông luật tự đặt mình đứng giữa một vòng tròn. Vấn đề duy nhất của ông là ông phải nới rộng cái vòng tròn ấy bao nhiêu để ôm lấy người đồng loại. Và Chúa Giê-su đã trả lời bằng một dụ ngôn. Có một người kia bị cướp bóc và bỏ nằm dở sống dở chết bên vệ đường. Một vị tư tế từ Giê-ru-sa-lem đi qua, kế đó một thày Lê-vi, tức một người phụng sự trong Đền thờ, cả hai đều đi qua mà không hề dừng lại để nhìn đến con người đáng thương ấy. Sau vị tư tế và thày Lê-vi, một người Sa-ma-ri, tức một kẻ mà người Do thái thù ghét, cũng đi qua đó. Khi thấy nạn nhân nằm bên vệ đờng, ông dừng lại. Ong thương cảm cho kẻ lạ mặt; ông bèn dừng lại rửa và băng bó các vết thương, rồi đặt người đàn ông lên lưng lừa của mình và đưa người đó đến một quán trọ. Ong trả tiền cho người chủ quán trọ. Chúa Giê-su kết thúc bài dụ ngôn bằng một câu hỏi: “Trong ba người đó, ông nghĩ ai là người đã tỏ ra là người thân cận với người sa vào tay bọn cướp?” Vị thông luật dĩ nhiên đã trả lời: “Thưa chính là người đã tỏ lòng thương đối với ông ta” Chúa Giê-su nói với ông: “Ong hãy về và làm như vậy”. Chúng ta không nên hỏi ai phải là người đáng chúng ta kể là thân cận. Tất cả mọi người, nhất là những người nghèo khổ, những kẻ kém may mắn, những người mang thương tích, những tâm hồn đổ vỡ, tất cả những ai cần đến tấm lòng quảng đại và sự trợ giúp huynh đệ của chúng ta. Tất cả đều là những kẻ mà Chúa bảo chúng ta phải nhìn thấy Ngài trong họ. Chúng ta được đòi hỏi phải trở nên những người thân cận đích thực để yêu thương kẻ khác như chính mình. “Hãy yêu thương tha nhân như chính mình ngươi”. Vào khoảng cuối đời, Chúa Giê-su còn đi thêm một bước nữa: “Hãy yêu thương nhau, như Ta đã yêu thương các con” (Ga 13,34). Đó là giới răn mới của Chúa Giê-su. Đó là giới răn duy nhất của Ngài. Đó là giới răn bao trùm tất cả mọi giới răn. Chúa Giê-su đã yêu thương chúng ta hơn chính mạng sống của Ngài. Ngài chỉ sống và chết cho người khác. Yêu như Ngài đã yêu, đó là mệnh lệnh của Chúa Giê-su, đó là ý muốn của Chúa Cha. Nếu chúng ta không biết đến mệnh lệnh này, thì cho dù chúng ta có tuân giữ mọi nghi thức, tất cả cũng đều vô ích. “Khi ngươi đến dâng của lễ nơi bàn thờ và chợt nhớ ra người anh em có điều bất hòa với ngươi, hãy để của lễ lại trước bàn thờ và trở về làm hòa với người anh em trước đã, rồi mới đến dâng của lễ” (Mt 5,23-24). Thiên Chúa không muốn một lời cầu nguyện hay một hy lễ không có tình yêu. Ngay cả một tư tế suốt ngày bận bịu trong Đền thờ Giê-ru-sa-lem, nếu ông không có bác ái, thì ông chỉ là một người không hề biết đến quả tim của Chúa. Thái độ của Chúa Giê-su quả đã làm cho hàng tư tế ở Giê-ru-sa-lem khó chịu, bởi vì họ luôn bám vào quyền hành của họ.

Nhưng Chúa Giê-su không sợ chuyện người ta khó chịu về những lời nói của Ngài. Trong một xã hội mà sự thù ghét người ác được xem như là một nhân đức, Chúa Giê-su không ngần ngại đưa ra một thách đố: “Các ngươi hãy yêu thương kẻ thù của các ngươi”. Lời của Ngài thật rõ rệt và dứt khoát: “Hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho kẻ thù ghét các ngươi, hãy chúc phúc cho kẻ nguyền rủa các ngươi, hãy cầu nguyện cho kẻ vu vạ các ngươi. Ai vả má bên này, ngươi hãy giơ má bên kia cho họ nữa. Và ai cưỡng đoạt áo ngoài của ngươi, thì đừng cản họ lấy cả áo trong nữa. Ai xin điều gì, các ngươi hãy cho; Ai lấy của gì, dừng đòi lại. Các ngươi muốn người ta làm cho mình thế nào, thì hãy làm cho người ta như vậy. Vì nếu yêu kẻ yêu mình thì có phúc gì? Kẻ tội lỗi cũng yêu kẻ yêu mình. Nếu các ngươi làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình thì có phúc gì? Vì kẻ tội lỗi cũng làm như vậy. Nếu các ngươi cho vay mượn và mong được trả lại, thì các ngươi được phúc gì? Vì kẻ tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để thu lại đủ số. Phần các ngươi, hãy yêu thương thù địch mình, hãy làm ơn, hãy cho vay mượn mà không trông đòi lại. Như thế, phần thưởng của các ngươi sẽ rất lớn và các người sẽ nên con Đấng cao cả, vì Người  nhân từ đối với kẻ vô ơn và ích kỷ. Các ngươi hãy nhân từ như Cha các ngươi là Đấng nhân từ” (Lc 6,27-36).

           Những phần tử của đảng cách mạng hẳn đã phải nghe những lời trên đây. Lúc đầu họ tưởng rằng Ngài là bạn của những người cùng khổ và bị áp bức; họ tưởng Ngài có thể là người lãnh đạo của phong trào đấu tranh. Nhưng giờ đây, họ thất vọng. Làm sao họ có thể khởi xướng một cuộc nổi dậy đẫm máu dưới sự lãnh đạo của một người tuyên bố rằng cần phải yêu thương kẻ thù?

 

·     CÁCH SỐNG CỦA CHÚA GIÊ-SU

Lòng bác ái của Chúa Giê-su không có giới hạn. Tuy nhiên, Ngài dành sự quan tâm và lòng ưi ái cho những người nghèo khổ, những người bị áp bức, những người bị khinh bỉ, những người bị ruồng bỏ, các bệnh nhân. Một người phong cùi nghe nói đến quyền năng có thể thực hiện những điều lạ lùng nơi Ngài. Anh ta đến gần Ngài, Ngài đã tỏ lòng thương xót anh. Ngài đưa cánh tay ra, chạm đến anh, đây là điều mà lề luật ngăn cấm. Và chỉ bằng một lời nói, Ngài đã chữa lành anh (Mc 1,40-42). Có lẽ đây là lần đầu tiên có một bàn tay thân tình chạm đến anh. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời, anh cảm nghiệm được có một người nào đó yêu thương anh và săn sóc cho anh. Từ trong ánh mắt của Chúa Giê-su, có lẽ đây là lần đầu tiên anh khám phá ra rằng Thiên Chúa yêu thương anh. Chúa Giê-su cũng đã bày tỏ một tình thương tương tự đối với tất cả những kẻ yếu nhược hay vấp ngã. Ngài không hề tỏ ra khó chịu khi một người đàn bà nổi tiếng xấu trong thành đến rửa chân Ngài bằng nước mắt của bà và dùng tóc mà lau chân Ngài (Lc 7,38). Ngài ngồi ăn uống đồng bàn với người thu thuế mà mọi người đều khinh bỉ như một tội nhân (Mt 9,10). Khi những người biệt phái giả hình tỏ ra bất bình, Ngài thẳng thừng quở trách họ: “Những phường thu thuế và bọn đĩ điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ngươi” (Mt 21,31). Chúa Giê-su đã có thể tỏ ra rất cứng rắn với những kẻ kiêu ngạo, những kẻ không biết quan tâm đến người khác, những kẻ hãm hại và khinh bỉ người khác.

Đối với người giầu, Ngài không ghét họ. Ngài không ganh tỵ với họ. Ngài thương hại họ mà thôi. Họ quả là những kẻ ngu ngốc. Họ tích lũy của cải và tự nhủ rằng tiền bạc sẽ làm cho họ ăn uống thỏa thuê và vui hưởng cuộc sống. Tuy nhiên, chỉ trong chớp nhoáng, sự chết xẩy đến ban đêm và họ phải tính sổ với Thiên Chúa (Lc 12,16-21). Tất cả của cải mà họ thu tích được hóa ra vô ích. Tiền bạc mà họ tôn thờ như Chúa của họ đã lừa dối họ. Đáng thương thay kẻ không hề biết mở mắt để nhìn thấy người ăn xin ngày ngày ngồi trước cửa nhà mình. Quần áo lụa là gấm vóc đã không làm được gì cho người đó. Yến tiệc mỗi ngày cũng trở thành vô ích. Người đó sẽ đi thẳng vào hỏa ngục. Hắn sẽ phải than khóc mãi mãi (Lc 16,19-31). Lời dạy dỗ trên đây của Chúa Giê-su cho thấy những người giầu có bất hạnh biết bao!

Chúa Giê-su đã công bố Tin mừng Nước Thiên Chúa cho người nghèo (Mc 11,5). Ngài sống cho những kẻ bé mọn. Trái tim của Ngài, sức mạnh của Ngài, thời giờ của Ngài thuộc về họ. Ngài không có nhà riêng cho Ngài. Ngài không có cả gối để tựa đầu. Ngài trao ban tất cả những gì Ngài có mà không chờ đợi được đền đáp. Ngài biết rõ rằng con người không phải là thần thánh và ngay cả những người nghèo cũng không phải là người toàn thiện. Tuy nhiên, Ngài đến không phải để kết án, nhưng để công bố sự thống hối và ban ơn tha thứ (Mt 9,13). Chúa Giê-su là một con người không hề sống cho chính mình, mà chỉ sống cho người khác. Đối với Ngài, mỗi một người là một người bạn; mỗi một người là một kho tàng độc nhất vô nhị, một kho tàng bất khả di nhượng. 

 

·     TRÁI TIM CỦA CHÚA CHA

Tại sao Chúa Giê-su đã sống như thế? Thưa bởi vì Ngài biết rõ trái tim của Chúa Cha. Chúa Giê-su biết và sống với niềm xác tín rằng Chúa Cha là Tình Yêu vô biên. Chúa Cha là Đấng tạo hóa và Chúa tể trời đất (Mt 11,25). Ngài là Vua và là Đấng phán xét (Mt 18,23). Ngài biết và thấy tất cả mọi sự (Mt 11,25). Tuy nhiên, tiên vàn, Ngài là Đấng tốt lành (Mt 10,18). Thiên Chúa của Chúa Giê-su là một Thiên Chúa thiện hảo. Ngài là Đấng trang điểm cho hoa cỏ đồng nội (Mt 6,28-30) và nuôi nấng chim trời (Mt 6,26). Ngài là Thiên Chúa hằng săn sóc chúng ta; Ngài đếm cả từng sợi tóc trên đầu chúng ta (Lc 12,6-7).

Có ba dụ ngôn nổi tiếng qua đó Chúa Giê-su mô tả lòng nhân từ và thiện hảo của Thiên Chúa. Chúa Cha là người mục tử tốt lành đi tìm con chiên lạc và khi đã tìm thấy nó, liền vác nó trên vai. Vui mừng trở về nhà, người mục tử mời bạn bè và bà con láng giềng đến để chia vui với mình (Lc 15,1-7). Trong Tin mừng theo Thánh Gio-an, Chúa Giê-su tự nhận mình là người mục tử tốt lành. Ngài là hình ảnh đích thực của Chúa Cha. Trong một bài dụ ngôn khác, Chúa Cha được so sánh với một người đàn bà quét dọn trong từng góc nhà để tìm cho kỳ được đồng bạc dã đánh mất. Khi đã tìm thấy, bà ta mời bạn bè đến để chia vui (Lc 15,8-10). Nhưng còn hơn tất cả mọi hình ảnh khác, Chúa Cha là người cha nhân từ ngày ngày ra trước ngõ đứng đợi người con hoang đàng trở về. Khi vừa thấy đứa con trở về tiều tụy rách rưới, người cha vẫn chạy đến ôm lấy nó và hôn lấy hôn để. Ong không cần phải nghe những gì người con muốn nói, nhưng tức khắc ra lệnh cho gia nhân mở đại tiệc ăn mừng. “Chúng ta hãy ăn uống vui mừng, vì con ta đây đã chết nay sống lại; đã mất nay tìm thấy lại” (Lc 15,11-32).

Đó chính là một Thiên Chúa mà Chúa Giê-su đã biết. Trái tim của Ngài nên một với trái tim của Thiên Chúa đó. Lẽ sống của Ngài, mục đích duy nhất của Ngài là thực thi ý muốn của Thiên Chúa đó (Ga 4, 34). Và ý muốn của Thiên Chúa chính là yêu như Thiên Chúa yêu. Ngài không muốn để cho một trong những kẻ hèn mọn nhất phải hư mất (Mt 18,14). Dưới mắt Chúa Giê-su, Tình yêu của Thiên Chúa ôm trọn mỗi một con người. Đó là lý do tại sao tất cả mọi người đều vô cùng quan trọng đối với Chúa Giê-su. Không có một người nào là vô gía trị đối với Ngài. Ngài không bao giờ muốn biết họ có xứng đáng với tình yêu của Ngài hay không. Ngài yêu thương họ vô điều kiện. Ngài yêu thương họ đến độ quên chính mình. Ngài yêu thương họ bằng cách thế Thiên Chúa yêu thương họ. Tin Mừng mà Ngài mang đến cho con người là: Thiên Chúa ở với bạn như con cái của Ngài. Do đó, bạn cũng hãy cố gắng sống như một người con tốt lành. Thiên Chúa tha thứ cho bạn, bạn cũng phải tha thứ cho người khác. Bạn hãy đón nhận Nước Thiên Chúa như một khi tàng vô giá (Mt 13, 44). Bạn hãy chấp nhận tình yêu của Thiên Chúa với lòng tín thác, như thể một đứa bé đón nhận tình yêu của cha mẹ nó. Bạn hãy tin tưởng nơi Thiên Chúa. Ngài lắng nghe lời cầu nguyện liên lỉ của con cái Ngài (Mt 6, 8; 7,7-11).

Chúa Giê-su không có ý nói rằng các tín hữu chỉ cần nói một tiếng và Thiên Chúa sẽ cất khỏi mọi sự dữ và mọi tai họa khỏi cuộc sống của họ. Trái lại là khác. Con cái của Nước Thiên Chúa phải vác thập gía của họ mỗi ngày (Lc 9,23). Người ta sẽ bách hại họ, cầm tù họ và ngay cả giết hại họ (Mt 5,10-12; Lc 21,12-17). Báo trước những nỗi khổ đau của các môn đệ, Chúa Giê-su lại nói: “nhưng không có một sợi tóc nào trên đầu các con phải hư mất cả” (Lc 21,18). Cho dẫu họ có giết được các con, thì điều đó cũng không đáng kể bằng một sợi tóc rơi xuống khỏi đầu các con. Sao thế? Thưa là bởi vì chỉ có một diều hệ trọng đối với con người (Lc 10,42) và không ai và không gì có thể cất khỏi họ. Chỉ có con người khờ dại mới có thể đánh mất đi mà thôi. Chỉ có một điều bất hạnh đối với con người, đó là không tin và không chia sẻ Tình Yêu của Thiên Chúa. Điều đó xẩy đến khi con người tự cho mình là trung tâm của vụ trụ, xét đoán mọi sự dựa trên quyền lợi riêng tư của mình và hành động theo như vậy. Khi con người chỉ sống cho riêng mình mà không sống bằng tình yêu, thì kể như đã chết rồi. Lòng bác ái tự nó dẫn đến sự sống vĩnh cửu và bác ái là hoa trái của niềm tin, mà niềm tin là nhận chân rằng Thiên Chúa là Tình Yêu và hễ ai sống trong tình yêu thì cũng ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy (1 Ga 4,16).

 

·     NHỮNG PHÉP LẠ CỦA CHÚA GIÊ-SU

Sự xuất hiện của Chúa Giê-su trong cuộc sống hằng ngày của dân tộc Ngài quả là một đột biến. Ngài dạy dỗ họ như một kẻ có quyền chứ không như các thày thông luật của họ (Mt 7, 29; Mc 1,22). Các thính giả của Ngài đều không ngừng thắc mắc về điều đó. Dân chúng tuôn đến với Ngài bởi vì Ngài có quyền năng chữa lành bệnh tật. Các tác giả Tin Mừng đã ghi lại cho chúng ta những phép lạ của Ngài. Nhiều người thời đại nghi ngờ về những bài tường thuật về các phép lạ đó, nhưng đó là những câu chuyện do những người mắt thấy tai nghe kể lại và lồng vào trong suốt cuộc đời của Chúa Giê-su. Đó là những câu chuyện mà người ta không thể loại bỏ ra khỏi cuộc đời của Ngài. Những phép lạ này là nguyên nhân đưa đến sự thành công mà Chúa Giê-su đã đạt được ngay từ đầu (Mc 1, 45). Những kẻ thù của Ngài tố cáo Ngài là đã làm các phép lạ do quyền năng của ma quỉ (Mc 3,27). Khi họ quyết định loại trừ Ngài, thì lý do chính họ đưa ra là “người này đã làm nhiều điều lạ lùng” (Ga 11, 47-50).

Quả thực những phép lạ của Chúa Giê-su là những điều lạ lùng. Cũng giống như một luồng ánh sáng chiếu tỏa trên không trung, mỗi một phép lạ của Chúa Giê-su đều tỏ bày cho chúng ta rằng Thiên Chúa là chủ tể của sự sống, rằng Ngài là Đấng ban sự sống, Ngài mạnh hơn sự chết và tất cả những gì loan báo sự chết. Mỗi một phép lạ mạc khải cho chúng ta rằng Thiên Chúa là Đấng thiện hảo, Ngài ở kề bên chúng ta và lắng nghe chúng ta. Những phép lạ của Chúa Giê-su là những dấu chỉ cho thấy Nước Thiên Chúa đã gần đến. Những phép lạ ấy là một lời mời gọi con người hãy đến với Chúa với một lòng tin vô điều kiện. Những phép lạ ấy, cũng giống như bất cứ một dấu hiệu nào, chỉ thực sự có ý nghĩa là bởi vì chúng biểu tỏ một thực tại khác. Bệnh nhân mà Chúa Giê-su đã chữa lành rồi cũng sẽ bệnh lại và chết. Đám đông mà Ngài cho ăn no nê từ phép lạ hóa bánh ra nhiều, rồi cũng sẽ cảm thấy đói lại. Kẻ chết mà Ngài cho sống lại có lẽ sẽ sống thêm vài năm nữa rồi cũng sẽ chết. Nếu một phép lạ không là một dấu chỉ, thì nó cũng chỉ là một cố gắng ngu xuẩn chỉ tổ gây thêm xáo trộn cho một thế giới tự nó đã quá nghèo nàn. Các phép lạ của Chúa Giê-su là những dấu chỉ, những lời mời gọi con người tin vào Lời Chúa mà Ngài đã công bố: “Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống. Ai tin Ta, dù có chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11,25). Người đó sẽ sống, không phải sống thêm vài năm, nhưng là sống đời đời với Thiên Chúa.

Nếu Thiên Chúa cứ mãi đổ tràn những phép lạ trên chúng ta, thì có lẽ chúng ta không dễ gì đón nhận những lời hứa của Ngài với một niềm tin phó thác và với một tình yêu vô vị lợi. Tin vào một Thiên Chúa như thế hóa ra chẳng là đeo đuổi những toan tính ích kỷ của chúng ta và như vậy là phải chết vĩnh viễn. Chỉ có tình yêu vô vị lợi mới dẫn đưa chúng ta về cõi sống trường sinh. Đó là lý do khiến Chúa Giê-su phải lẩn tránh đám đông đang tuôn đến với Ngài chỉ vì Ngài đã cho họ ăn no nê. “Quả thật, quả thật, ta nói với các ngươi, các ngươi đi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, mà chỉ vì các ngươi đã được ăn uống no thỏa” (Ga 6,26). Ngài muốn đám đông phải tin tưởng vì đã chứng kiến những dấu lạ. Ngài  muốn họ phải tin rằng trong Ngài, Nước Thiên Chúa đã xuất hiện giữa họ. Ngài muốn họ đi theo Ngài trong con đường của tin tưởng, cậy trông và yêu mến, để cùng với Ngài tiến về Nước của Chúa Cha. Nhưng họ chỉ quan tâm đến cơm bánh hằng ngày. Một khi đã thấy rằng Ngài không còn muốn làm phép lạ để họ được ăn uống đầy đủ mỗi ngày nữa, họ đói khát và rồi lãng quên Ngài như một tiên tri vô dụng (Ga 6, 60-66). Sự việc cứ diễn tiến theo cái đà ấy: giới lãnh đạo mỗi ngày càng thù ghét Ngài trong khi đám đông dân chúng mỗi lúc càng thất vọng về Ngài. Những kẻ trung thành đi theo Ngài chỉ còn là một nhóm nhỏ các môn đệ của Ngài.

 

·     CHÚA GIÊ-SU VÀ NHỮNG MÔN ĐỆ CỦA NGÀI

Chúa Giê-su đã tự chọn cho mình một số môn đệ. Đa phần là những ngư phủ đơn sơ mộc mạc của miền Ga-li-lê. Họ đã bỏ mọi sự và đi theo Ngài. Trong đám họ, Ngài chọn 12 người để luôn sát cánh bên Ngài (Mc 3,13-15). Thỉnh thoảng Ngài sai họ đi loan báo rằng Nước Chúa đã gần đến. Đó là lý do tại sao họ được gọi bằng danh xưng là “tông đồ”. Từ “tông đồ” được dịch từ một tiếng Hy lạp có nghĩa là “được sai đi”. Sau khi hoàn thành sứ mệnh, họ trở về và cùng với Chúa Giê-su đi rảo qua khắp các ngã đường cát bụi của Ít-ra-en.

Trong số 12 tông đồ, nổi bật nhất có hai anh em Gio-an và Gia-cô-bê và nhất là Phê-rô. Chính Chúa Giê-su đã chọn cho người dân chài Si-mon biệt hiệu Phê-rô này. Phê-rô có nghĩa là Đá. Có lần Ngài hỏi các môn đệ: “Người ta bảo Con Người là ai?” (Mt 16,13). Các ông lặp ại ý kiến của nhiều người khác nhau. Lúc đó Ngài mới hỏi các ông: “Phần các con, các con bảo Ta là ai?” Các môn đệ sợ phải trả lời cho một câu như thế. Các ông cảm thấy đây là lúc quyết liệt nhất trong cuộc đời của các ông. Điều này cũng thường xẩy ra cách này cách khác trong cuộc đời của mỗi người. Liệu mỗi người có chấp nhận Chúa Giê-su Na-da-rét và quyết định về số phận của mình không? Phê-rô bước ra phía trước và trả lời: “Thày là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Trong tiếng Hy Lạp, “Ki-tô” có nghĩa là “người được xức dầu”. Từ này cũng được chuyển dịch từ tiếng Hy bá lai “Mê-si-ah”. Đây là tước hiệu mà người Do thái thời Chúa Giê-su dành cho Vị cứu tinh mà họ hằng mong đợi. Như vậy, Phê-rô tuyên xưng rằng Chúa Giê-su, vị Thày nghèo nàn, vô danh, bị bỏ rơi là chính Đấng cứu tinh mà dân Do thái hằng mong đợi. Phê-rô còn gọi Ngài là Con Thiên Chúa. Có thể trong giây phút ấy, Phê-rô chưa hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của lời tuyên xưng của mình. Nhưng Chúa Giê-su khen ngợi ông. Ngài nói: “Phúc cho con, hỡi Si-mon, vì Cha Ta đã mạc khải cho con điều đó…Và Ta nói cho con biết, con là Phê-rô, nghĩa là Đá và trên Đá này Ta sẽ xây Giáo hội của Ta” (Mt 16,18).

 

·     LÊN ĐƯỜNG ĐI GIÊ-RU-SA-LEM

“Ta sẽ xây Giáo hội của Ta”:đây là điều chưa từng nghe nói đến. Dân Do Thái chỉ nhận biết có một “Giáo hội” hay một cộng đồng, đó là cộng đồng của Gia-vê, nghĩa là chính dân tộc Do thái. Nhưng Chúa Giê-su lại nói đến sự phát sinh của một cộng đồng mới, “cộng đồng của Ngài”. Vào thời điểm đó, xem ra viễn ảnh của một cộng đồng như thế thực là viển vông. Các nhà lãnh đạo của xã hội đã quyết định loại trừ kẻ gấy rối loạn đến từ Na-da-rét. Những người biệt phái đã phán quyết rằng Hắn phải chết, bởi vì Hắn là một kẻ vi phạm lề luật của Mô-sê. Vị thượng tế của Giê-ru-sa-lem muốn thấy Hắn hoàn toàn bị tiêu diệt, bởi vì Hắn là mối nguy hiểm cho cơ chế tôn giáo, nghĩa là mối nguy hiểm cho sự tuân giữ các lễ nghi tôn giáo của Đền thờ cũng như cho quyền bính tối cao của giai cấp tư tế. Về phần Hê-rô-đê, ông đã giết Gio-an Tẩy Giả bởi vì vị tiên tri này đã dám phê bình ông. Đối với Hê-rô-đê, Chúa Giê-su là một người nguy hiểm, bởi vì Ngài không hề tỏ ra sợ hãi đối với quyền bính và lại xác quyết sự độc lập của mình duy chỉ dựa trên lòng tín thác vào Thiên Chúa. Lập trường của Chúa Giê-su lại hoàn toàn đối nghịch với những ngư

Các tin khác

    (Trang 1/5)    1 2 3 4 >

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô