Thứ sáu, ngày 03 tháng 05 năm 2024 | 12:44 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Khóa học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

KHÓA II: GIÁO DÂN TRUYỀN GIÁO

 

ĐỀ TÀI  VII

ĐỨC GIÊSU NÓI VỀ CÁNH CHUNG  

 

I. TIẾP CẬN VẤN ĐỀ

Mỗi tổ suy nghĩ về một câu hỏi, rồi chia sẻ suy nghĩ của mình với lớp:   

1.1 Thế nào là thời cánh chung? Thế nào là tính cánh chung?

1.2 Đức Giêsu nói những gì về thời cánh chung? và nói trong hoàn cảnh nào?

1.3 “Ngoài 4 đặc tính: công giáo, duy nhất, thánh thiện và tông truyền, Giáo hội Công giáo còn có tính cánh chung”. Nói như thế có đúng không? Tại sao?

 

II. HỌC HIỂU GIÁO LÝ

2.1 Cánh Chung nghĩa là gì?    

          (1) Cánh chung (eschaton) có nghĩa “chung cục” hay “chung cuộc” tức sự  kết thúc hay hoàn thành của công trình tạo dựng và cứu độ con người và thế giới vũ trụ vạn vật. Trong ngôn ngữ bình dân, người công giáo thường nói đến ngày tận thế. Nhưng thật ra là nói ngày tận thế thì không chính xác, vì không ai biết sau đó thế giới sẽ như thế nào. Chẳng lẽ công trình tạo dựng của Thiên Chúa lại tan thành mây khói tất cả? Nói là cánh chung thì chính xác hơn. Cánh chung không bao hàm ý nghĩa chấm hết mà chỉ gợi lên ý kết thúc, hoàn thành mà thôi.

(2) Cánh chung vừa được hiểu là “thời cánh chung” vừa được hiểu là “tính cánh chung”. Ví dụ khi chúng ta nói rằng Giáo hội Công giáo có tính cánh chung thì có ý nói rằng: “Giáo hội chỉ kết thúc trong vinh quang trên trời, khi thời cải tạo mọi sự đến (Cv 3,21)và khi toàn thể vũ trụ cùng với loài người được thiết lập toàn vẹn trong Chúa Kitô, vì vũ trụ liên kết mật thiết với con người và nhờ con người đạt được cùng đích của mình” (x. Ep 1,10; Cl 1,20; 2 Pr 3,10-13) (x. Hiến chế tín lý về Giáo hội, 48).

 

2.2 Đức Giêsu giảng dạy về cánh chung.

          (1) Tin Mừng Mátthêu chương 24 và 25 là hai chương nói về Thời Cánh Chung. Trong chương 24 chúng ta đọc thấy các tiết mục sau: những đau đớn khởi đầu (Mt 24, 4-14), cơn gian nan khốn khó tại Giêrusalem (Mt 24, 15-25), cuộc Quang Lâm của Con Người (Mt 24, 26-28), hiện tượng của ngày Quang Lâm (Mt 24, 29-31), thí dụ cây vả (Mt 24, 32-36), phải canh thức và sẵn sàng (Mt 24, 37-44), dụ ngôn  người đầy tớ bất trung (Mt 24, 45-51). Còn trong chương 25 chúng ta đọc thấy: dụ ngôn mười trinh nữ (Mt 25, 1-13), dụ ngôn những nén bạc (Mt 25,14- 30), cuộc Phán Xét chung (Mt 25, 31-46).

(2) Đi sâu vào nội dung từng đoạn và từng dụ ngôn trên, chúng ta thấy:

a) Những cơn đau đớn khởi đầu(Mt 24, 4-14): là những hiện tượng xẩy ra trước thời cánh chung: sự lường gạt, mạo nhận, sự chia rẽ thù nghịch và chống lại nhau giữa các dân tộc, tình trạng đói kém và thiên tai ở nhiều nơi, cảnh bách hại những môn đệ của Chúa, sự phản bội lẫn nhau giữa những người thân, sự xuất hiện của các ngôn sứ giả….

Giáo huấn:gian nan thử thách sẽ nhiều, kẻ nào kiên trì bền chí đến cùng sẽ được cứu thoát.

b) Cơn gian nan khốn khó tại Giêrusalem(Mt 24, 15-25): là tai ương khủng khiếp ập tới một cách bất ngờ trên Giêrusalem.

Giáo huấn:vững tin và đừng để bị lường gạt bởi các Kitô giả, các ngôn sứ giả.

c) Cuộc Quang Lâm của Con Người(Mt 24, 26-28): tức sự xuất hiện lần thứ hai vào thời sau hết của Chúa Giêsu Kitô. Cuộc xuất hiện ấy xẩy đến nhanh như tia chớp và đầy bất ngờ.

Giáo huấn: con người không có thời gian để di chuyển hay thay đổi gì cả. Phải sẵn sàng từ trước để tiếp nhận cuộc Quang Lâm của Con Người.

d) Hiện tượng của ngày Quang Lâm(Mt 24, 29-31): “Ngay sau những ngày gian nan ấy, thì mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống và các quyền lực trên trời bị lay chuyển. Bấy giờ, dấu hiệu của Con Người sẽ xuất hiện trên trời; bấy giờ mọi chi tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực và sẽ thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến. Người sẽ sai các thịên sứ của Người thổi loa vang dậy, tập hợp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương, từ chân trời này đến chân trời kia”

đ) Thí dụ cây vả(Mt 24, 32-36): Nhìn cành cây vả mềm ra và trổ lá thì biết là mùa hè đã đến gần… Cũng vậy khi thấy các điềm báo… thì biết là Người đã đến gần…Nhưng về ngày và giờ thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả người Con cũng không, chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi.

Giáo huấn: ngày cánh chung là một bí mật, chỉ một mình Chúa Cha biết. Tốt nhất là chúng ta sẵn sàng.

e) Phải canh thức và sẵn sàng(Mt 24, 37-44): Cũng như nạn hồng thủy ập tới thời Noê, ngày cánh chung cũng ập đến cách bất ngờ.

Giáo huấn:hãy canh thức, hãy sẵn sàng vì không biết ngày nào Chúa đến.

g) Dụ ngôn người đầy  tớ bất trung(Mt 24, 45-51): Đầy tớ trung tín là kẻ khi chủ về thấy anh ta đang chu toàn công việc chủ giao. Còn đầy tớ bất trung là kẻ lơ là với công việc chủ giao nên khi chủ về thấy anh ta đang hành hạ gia nhân, chè chén bê tha.

Giáo huấn:hãy là một đầy tớ trung tín trong ngày trở lại của Chúa.

h) Dụ ngôn mười trinh nữ(Mt 25, 1-13): Năm trinh nữ khôn ngoan chuẩn bị đầy đủ dầu đèn cho mọi trường hợp đột xuất nên được vào dự tiệc cưới cùng với chàng rể. Năm trinh nữ khờ dại không biết lo xa nên không được vào dự tiệc cưới ấy.

          Giáo huấn:biết lo xa, tính toán, dự phòng như năm trinh nữ khôn ngoan để được hưởng niềm vui Nước Trời.

i) Dụ ngôn những nén  bạc(Mt 25,14- 30): ba gia nhân nhận số nén bạc khác nhau (5,2,1) từ tay chủ. Người nhận 5 nén biết cách làm sinh lời. Người nhận 2 nén cũng biết cách làm sinh lời. Người nhận 1 nén, vì sợ làm ăn thất bại mất cả vốn, nên chôn nén bạc dưới đất. Hai người trước được thưởng, người thứ ba bị phạt.

Giáo huấn: biết làm sinh lợi những gì Thiên Chúa giao cho.

g) Cuộc Phán Xét chung(Mt 25, 31-46): Mọi người được tập trung để Nhà Vua phân xử: tiêu chuẩn phân biệt người được thưởng, kẻ bị phạt là: “làm hoặc không làm những việc cứu giúp, thăm viếng, ủi an, phục vụ những người kém may mắn trong xã hội, vì làm hay không làm những việc ấy cho những kẻ kém may mắn kia là làm hay không làm cho chính Chúa Giêsu Kitô(Chúa đã đồng hóa với người hèn mọn).

 

2.3 Công đồng Vatican II  dạy về tính cánh chung của Giáo hội.

  “Tất cả chúng ta được mời gọi gia nhập Giáo hội trong Chúa Kitô, và nhờ ân sủng Thiên Chúa, chúng ta nên thánh trong Giáo hội. Và Giáo hội chỉ kết thúc trong vinh quang trên trời, khi thời cải tạo mọi sự đến (Cv 3,21)và khi toàn thể vũ trụ cùng với loài người được thiết lập toàn vẹn trong Chúa Kitô, vì vũ trụ liên kết mật thiết với con người và nhờ con người đạt được cùng đích của mình (x. Ep 4,10; Cl 1,20; 2 Pr 3,10-13).

 “Như thế thời đại cuối cùng đã đến với chúng ta rồi vậy (x. 1Cr 10,11).Việc canh tân thế giới được thiết lập một cách bất khả phục hồi và thực sự đã bắt đầu một cách nào đó ngay từ bây giờ vì Giáo hội đã được trang điểm bằng sự thánh thiện đích thực, tuy chưa hoàn toàn. Dù vậy cho tới khi có trời mới và đất mới, nơi công lý ngự trị (x. 2 Pr 3,13),Giáo hội lữ hành mang khuôn mặt chóng qua của đời này. Và Giáo hội vẫn sống giữa các thụ sinh tới nay còn rên xiết và quằn quại trong cơn đau đớn lúc sinh con, và mong đợi con cái Thiên Chúa xuất hiện (x. Rm 8,19-22).” (Hiến chế tín lý về Giáo hội, 48).

 

2.4 Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo dạy về tính cánh chung của Giáo hội.

 “Hội thánh chỉ được hoàn tất trong vinh quang trên trời (x.Hiếnchế tín lý về Giáo hội, 48),trong ngày Chúa Kitô quang lâm. Từ nay đến đó, ‘Hội thánh vẫn tiến bước trên đường hành hương, bị thế gian bách hại và được Thiên Chúa an ủi’ (Thánh Autinh, đô thị Thiên Chúa,18-51; Hiến chế tín lý về Giáo hội, 48). Nơi trần thế Hội thánh biết mình đang ở chốn lưu đầy, xa cách Chúa (x. 2 Cr 5,5-6; Hiến chế tín lý về Giáo hội, 6), và khao khát ngày Vương quốc đăng quang trọn vẹn, ‘giờ mà Hội thánh được kết hiệp cùng Vua của mình trong vinh quang (Hiến chế tín lý về Giáo hội, 5). Hội thánh sẽ phải trải qua nhiều thử thách lớn lao trước khi đạt tới vinh quang viên mãn; và nhờ Hội thánh, thế giới cũng được vinh quang. Chỉ khi đó “mọi người công chính từ Ađam, từ Aben người công chính, cho đến người được tuyển chọn cuối cùng, sẽ được qui tụ trong Hội thánh hoàn vũ bên cạnh Chúa Cha’ (Hiến chế tín lý về Giáo hội, 2) (Giáo lý Hội thánh Công giáo, 769).

 

 

 

2.5 Đức Maria là hình ảnh cánh chung của Giáo hội.

“Ngày nay Mẹ Chúa Giêsu đã được vinh hiển hồn xác trên trời, là hình ảnh và khởi thủy của Giáo hội sẽ hoàn thành đời sau; cũng thế, dưới đất này, cho tới ngày Chúa đến (x.2 Pr 3,10),Ngài chiếu sáng như dấu chỉ lòng cậy trông vững vàng và niềm an ủi cho dân Chúa lữ hành” (Hiến chế tín lý về Giáo hội, 68).

 

2.6 Trong khi chờ ngày cánh chung.

(1) Tin chắc rằng Đức Giêsu Kitô sẽ lại đến trong ngày Quang Lâm của Người (Dt 10,19-25.32-39) và công trình Người thực hiện sẽ là “trời mới đất mới”:

         “Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa. Và tôi thấy Thành Thánh là Giêrusalem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to: ‘Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất”(Kh 21,1-4).

(2) Cách sống phù hợp trong thời gian chờ đợi ngày cánh chung:

* tỉnh thức (Mt 24,32-51; Mc 13,28-37; Lc 12, 29-36, 1 Tx 5,1-6.9-11.16-24),

* tiết độ và tỉnh thức (1 Pr 5,5b-14),

* kiên nhẫn ( Gc 5,7-12),

* chịu thử thách ( 1 Pr 4,7-19),

* trong niềm vui (Pl 4,4-9) và niềm hạnh phúc (Tt 2,11-14),

* trung tín hằng ngày (1 Tx 3, 7-13),

* xin Chúa mau đến (Kh 22,6-7,12-14.16-21).

 

III. ỨNG DỤNG THỰC HÀNH

3.1 Nhận thức về tầm quan trọng của tính và thời cánh chung.

3.2 Chọn cách sống phù hợp: tỉnh thức, kiên nhẫn, tin tưởng, tiết độ, trung tín, hân hoan, mong đợi và tích cực hoạt động cho trời mới đất mới sớm được kiện toàn.

 

IV. TRAO ĐỔI CHIA SẺ

4.1  Chân lý về thời (ngày) cánh chung có ảnh hưởng gì trên cách suy nghĩ, cách chọn lựa và cách sống hằng ngày của anh chị không? Anh hưởng như thế nào?

4.2 Anh chị có quan tâm và quan tâm như thế nào đến việc làm cho bản thân, gia đình, cộng đoàn, xã hội ….. được biến đổi thành tốt hơn, để đóng góp vào việc hình thành “trời mới đất mới” mà sách Khải Huyền đã loan báo?

 

V. CẦU NGUYỆN

5.1 Cầu nguyện cho Ngày Chúa Quang Lâm mau tới để Công trình của Thiên Chúa sớm được hoàn tất.

5.2 Cầu nguyện cho hết mọi người biết ngóng về Ngày Cánh Chung mà sống  nhiệt thành, khiêm tốn và thánh thiện.

 

VI. QUYẾT TÂM   

6.1 Sống tỉnh thức, tiết độ, kiên nhẫn, can đảm đương đầu với thử thách và tin tưởng chờ đợi ngày Chúa Kitô trở lại trong vinh quang.

6.2 Tích cực hoàn thiện bản thân và đóng góp vào việc biến đổi con người và xã hội, hướng về ngày “trời mới đất mới” xuất hiện.

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Ngày 25 tháng 01 năm 2003

Các tin khác

    (Trang 1/5)    1 2 3 4 >

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô