Thứ sáu, ngày 03 tháng 05 năm 2024 | 12:17 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Khóa học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

KHÓA II: GIÁO DÂN TRUYỀN GIÁO

 

ĐỀ TÀI  VI

ĐỨC GIÊSU RAO GIẢNG NƯỚC TRỜI 

 

I. TIẾP CẬN VẤN ĐỀ

Mỗi tổ suy nghĩ về một câu hỏi, rồi chia sẻ suy nghĩ của mình với lớp:   

1.1 Khi xuất hiện công khai trước dân chúng Do Thái, Đức Giêsu đã rao giảng như thế nào? (x. Mc 1,15; Mt 4,17).

1.2 Trong Phúc Am, Đức Giêsu đã dùng những dụ ngôn nào để nói về Nước Trời? Qua những dụ nôn ấy, chúng ta biết gì về Nước Trời?    

1.3 Có phải Đức Giêsu dùng từ “Nước Trời” nhiều hơn từ “Giáo hội” không? Tại sao?

 

II. HỌC HIỂU GIÁO LÝ

2.1 Đức Giêsu công bố: “Nước Trời đã gần kề!”

“Sau khi ông Gioan bị bắt giam, Đức Giêsu đến miền Galilê, rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Nước Thiên Chúa đã đến gần. Anh em phải sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15). “Để chu toàn Thánh Ý Chúa cha, Đức Kitô đã khai nguyên Nước Trời nơi trần gian” (Anh sáng muôn dân, 3). Và đây là Thánh Ý Chúa Cha: “Nâng loài người lên tham dự đời sống Thiên Chúa” (Anh sáng muôn dân, 2) bằng cách quy tụ mọi người quanh Con của Người, Đức Giêsu Kitô. Sự quy tụ này, chính là Hội Thánh, là “mầm mống và là khai nguyên của Nước Thiên Chúa” trên trần gian (Anh sáng muôn dân, 5)” (Giáo lý Hội Thánh Công giáo,- viết tắt là GLHTCG- 541).

2.2 Dấu chỉ  Nước Trời hiện diện.

Theo các Phúc Am, sự hiện diện của Nước Trời được báo hiệu bởi nhiều đấu chỉ: ngôi sao lạ (Mt 2,1-12), hài nhi nằm trong máng cỏ (Lc 2,1-20), người tê bại được chữa lành (Mt 9; Mc 2,1-12), các việc làm của Đức Giêsu (Mt 11,2-6; 12,22-28; Mc 3,22-26).

2.3 Đức Giêsu dùng dụ ngôn để giảng dạy về Nước Trời.

Trong Phúc âm chúng ta thấy hầu như mỗi lần giảng dạy về Nước Trời, thì Đức Giêsu đều dùng dụ ngôn là một thể văn chương bình dân thịnh hành thời bấy giờ. Vậy chúng ta thử hỏi dụ ngôn là gì và tại sao Đức Giêsu thích dùng dụ ngôn để trình bày về Nước Trời.   

(1) Thế nào là dụ ngôn?

Dụ ngôn là một thể văn kể chuyện vừa đơn sơ bình dị và rất được các bậc hiền triết, các nhà thông thái, các ông thày xưa sử dụng, để trình bày một điều cao siêu, khó hiểu. Thường các dữ kiện của dụ ngôn là những thứ, những chuyện, những con người rất gần gũi với người nghe (ruộng lúa, vườn rau, thúng bột, chiếc lưới thả cả, người nội trợ, người gieo hạt, lái buôn).

(2) Tại sao Đức Giêsu dùng dụ ngôn để trình bày về Nước Trời?       

Không phải chỉ có chúng ta thắc mắc tại sao Đức Giêsu lại dùng dụ ngôn để trình bày về Nước Trời mà chính các môn đệ cũng đã thắc mắc và đặt câu hỏi: “Sao Thầy lại dùng dụ ngôn?” (Mt 13,10). Và Đức Giêsu đã giải thích lý do Người dùng dụ ngôn:

“Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không. Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất. Bởi thế nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn (thấy), nghe mà không nghe không hiểu. Thế là đối với họ đã ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ Isaia, rằng:

Các ngươi có tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy. Vì lòng dân này đã ra đần độn, chúng đã nặng tai, còn mắt thì chúng nhắm lại, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, mà lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành.

“ Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe. Quả thế, Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy mà không thấy được, nghe điều anh em nghe, mà không được nghe (Mt 13,11-17).

(3) Các dụ ngôn Đức Giêsu đã dùng để trình bày về Nước Trời và ý nghĩa của các dụ ngôn ấy.

(a) Dụ ngôn người gieo giống(Mt 13, 3-9.18-23): Lời Thiên Chúa là hạt giống Nước Trời được gieo vào tâm hồn con người cũng như được gieo vào lòng xã hội và thế giới. Hạt giống ấy sẽ đâm hoa kết trái tùy vào tình trạng của nơi/người tiếp nhận, thích hợp hay không thích hợp, thích hợp ít hay thích hợp nhiều.

(b)Dụ ngôn cỏ lùng(Mt 13, 24-30.36-43): sự pha trộn giữa cái tốt và cái không tốt trong giai đoạn Nước Trời phát triển và chưa hoàn thành, nên không thể có thái độ nóng vội muốn giải quyết ngay mọi vướng mắc mà phải biết kiên nhẫn chờ đợi.

(c)Dụ ngôn hạt cải(Mt 13, 31-32): sự lớn mạnh phi thường của hạt giống Nước Trời.

(d)Dụ ngôn men trong bột(Mt 13, 33): sức biến đổi kỳ diệu của Nước Trời.

(đ)Dụ ngôn kho báu và ngọc quí(Mt 13, 44-46): giá trị cao quí của Nước Trời, khiến người nào khám phá ra sẽ sẵn sàng bán hết tất cả tài sản của mình để có được Nước Trời.

(e) Dụ ngôn chiếc lưới(Mt 13, 47-50): Nước Trời bao trùm hết mọi lãnh vực, thu tập hết mọi con người và bao gồm mọi thực tại cuộc sống (tính phổ quát).

(g) Dụ ngôn tên mắc nợ không biết thương xót(Mt 18,23-35): tinh thần tha thứ của những người thuộc về Nước Trời, vì Thiên Chúa là Đấng thứ tha và đòi con người phải tha thứ cho nhau để được Người thứ tha.

(h) Dụ ngôn thợ làm vườn nho(Mt 20,1-16): Mọi người - không phận biệt già trẻ, nam nữ, giầu nghèo, cũng không phân biệt giáo phẩm, giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân- đều được Thiên Chúa mời gọi góp công góp sức vào việc phát triển Nước Trời.

(i) Dụ ngôn hai người con(Mt 21,28-32): Trong Nước Trời hoặc để vào Nước Trời, thì hành động mới quan trọng chứ không phải lời nói xuông.

(k) Dụ ngôn những tá điền sát nhân(Mt 21,33-46): Mọi người đều có phần có chỗ trong Nước Trời, nhưng có những người (lãnh đạo Do Thái thời Đức Giêsu) từ chối kế hoạch của Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ mở rộng Nước Trời đón nhận những người khác.

(l) Dụ ngôn tiệc cưới(Mt 22,1-14): Nước Trời là niềm vui, là nguồn hạnh phúc cho mọi người và ai nấy đều được mời tận hưởng niềm vui và nguồn hạnh phúc ấy. Điều kiện tối thiểu là phải biết đối xứ cho tương xứng với vinh dự lớn lao của mình. 

2.4 Bản Hiến Chương Nước Trời.

Xưa nay các nhà chú giải Phúc Am vẫn coi bài giảng trên núi là Bản Hiến Chương Nước Trời. Trên thực tế, có lẽ các tác giả Phúc Am đã tập hợp tất cả những điều Đức Giêsu đã giảng ở chỗ này chỗ kia vào bài giảng trên núi.

 “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,

vì Nước Trời là của họ.

Phúc thay ai hiền lành,

vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.

Phúc thay ai sầu khổ,

vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.

Phúc thay ai khát khao nên người công chính,

vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.

Phúc thay ai xót thương người,

vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.

Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,

vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.

Phúc thay ai xây dựng hòa bình,

vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.”

Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,,

vì  Nước Trời là của ho.

Phúc thay anh em khi vì Thầy,

mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.

Anh em hãy vui mừng hớn hở,

vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.

Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế  (Mt 5,3-12).

Vậy chúng ta có thể khẳng định: ai sống theo tinh thần Bát Phúc thì người ấy là công dân Nước Trời. Hoăc chúng ta cũng có thể nói:  bất cứ  ở nơi nào con người sống theo tinh thần Bát Phúc thì ở đấy Nước Trời hiện diện.

2.5 Nước Trời  hay Nước Thiên Chúa là gì?

Trong Thánh Kinh thực tại Nước Trời còn được diễn tả bằng nhiều khái niệm khác như Nước Thiên Chúa, Vương Quốc hoặc Triều Đại của Thiên Chúa. Điều cốt yếu là sự hiện diện, sự “thống trị” (nghĩa tốt) của Thiên Chúa. Chúng ta có thể hiểu Nước Trời là Thế giới của Thiên Chúa, bao hàm cả nghĩa không gian (Nước, Vương quốc) lẫn nghĩa thời gian (triều đại, giai đoạn, thời kỳ) và cả nghĩa tinh thần. Nhưng Nước Trời không thuộc về trần thế này và không bị đồng hóa với bất kỳ quốc gia, cộng đồng con người nào. Nơi nào, khi nào con người sống theo tinh thần Phúc Am, nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng Tối Cao dựng nên vũ trụ vạn vật, nhận ra Người là Cha yêu thương và sống yêu thương nhau thì nơi đó, lúc đó Nước Trời hiện diện.

2.6 Tương quan giữa Nước Trời và Giáo hội: Giáo hội là dấu chỉ Nước Trời.

(1) Về mối tương quan giữa Nước Trời và Giáo hội, có hai quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất là đồng hóa Giáo hội với Nước Trời và coi hai thực tại ấy chỉ là một (Giáo hội là Nước Trời và Nước Trời là Giáo hội). Quan điểm thứ hai không đồng hóa Nước Trời với Giáo hội và coi hai thực tại ấy vừa giống vừa khác nhau (Giáo hội là Nước Trời nhưng Nước Trời rộng lớn hơn Giáo hội). Ngày nay phần lớn các nhà thần học nghiêng về quan điểm thứ hai này. Chính Công đồng Vatican II cũng khẳng định: “Giáo hội là mầm mống và là khai nguyên của Nước Thiên Chúa” trên trần gian này (Anh sáng muốn dân, 5). Công đồng còn dạy  “Vì Giáo hội ở trong Chúa Kitô như bí tích hoặc dấu chỉ và khí cụ của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại, nên dựa trên giáo huấn của các Công đồng trước, Giáo hội muốn làm sáng tỏ bản tính và sứ mệnh phổ quát của mình cho tín hữu và toàn thế giới.” (Anh sáng muốn dân, 1). Sự hiệp nhất toàn thể nhân loại với Chúa Kitô và giữa con người với nhau chính là giai đoạn hoàn thành củaNước Thiên Chúa.

(2) Dấu chỉ đầu tiên của Nước Thiên Chúa, trong suốt dòng lịch sử, giữa hai cuộc quang lâm của Đức Kitô, đó là Giáo hội trong đời sống cộng đoàn, đời sống thấy được của mình. Tản mác giữa bao người hay qui tụ lại nhanh danh Chúa, cho dù nặng nề và bị tội lỗi các thành viên cản trở, Giáo hội có một sứ mạng, đó là bằng đời sống và hoạt động của mình, nói cho thế giới biết về mầu nhiệm Chúa Kitô trong những điểm độc đáo nhất. Để là dấu chỉ của Nước Trời, Giáo hội phải là cộng đoàn (viết tắt: CĐ) mới để sống Lề Luật (Mt chương 5-7), CĐ sinh ra từ cạnh sườn Đấng chịu đóng đinh (Ga 19,31-37), CĐ được xây dựng trên đức tin của Phêrô (Mt 16,13-20), CĐ tin vào Đấng Phục sinh như các tông đồ truyền lại (1 Cr 15,1-11), CĐ có trách nhiệm…trong đó Đức Kitô hiện diện (Mt 18,15-20), CĐ trong đó một số người dâng hiến hoàn toàn cho Nước Thiên Chúa (Mt 19,2-12), CĐ cầu nguyện tràn đầy Thánh Thần (Cv 4,23-31), CĐ được sai đi khắp thế giới (Mt 28,1-10; Cv 1,7-8), CĐ bác ái (Ga 13,34-35), CĐ chứng tá qua chia sẻ huynh đệ (Cv 4), CĐ mà Chúa Kitô là Phu Quân (Ep 5,21-33), CĐ thuộc mọi chủng tộc tập hợp lại để đón nhận Chúa Thánh Thần, Lời Chúa và Bí tích Thánh Tẩy (Cv 2,1-11), CĐ trung thành với Tin Mừng của các tông đồ (Ga 1,1 -2,10), CĐ kính trọng những người yếu kém nhất ( 1 Cr 8), CĐ có tổ chức trong đó những đối nghịch đều bị vượt qua (Ep 1,13-22), CĐ gồm những người sống lại, trong đó Đức Kitô là tất cả và họ sống trong sự tạ ơn (Cl 3,1-17), CĐ để Lời Chúa chất vấn mình (Dt 4,12-13), CĐ trong đó người nghèo đi trước người giầu ( (Gc 2,1-9), CĐ không ngừng cố gắng để nhận ra Thần Khí (1 Ga 4,1-6), CĐ kêu cầu Đức Kitô đến (Kh 22,17-20).

2.7 Nước Trời rộng mở đón nhận mọi người.

(1) “Mọi người đều được mời gọi gia nhập Nước Thiên Chúa. Vương Triều của Đấng Mêsia trước tiên được loan báo cho con cái Ítraen (x.Mt 10,5-7), nhưng cũng để tiếp nhận nọi dân tộc (x. Mt 8, 11;28,19). Để được vào Nước Thiên Chúa, con người phải đón nhận lời của Đức Giêsu:

“Lời Chúa ví như hạt giống gieo trong ruộng: ai tin nghe Lời Chúa và gia nhập đàn chiên nhỏ của Đức Kitô thì đã đón nhận chính Nước Người; rồi tự sức mình, hạt giống nẩy mầm và lớn lên cho tới mùa gặt(x. Anh sáng muôn dân, 5)” (GLHTCG, 543).

(2) Chẳng những mọi người được đón nhận vào Nước Trời, mà mọi người còn được mời gọi làm việc cho là vườn nho, tức lo việc phát triển Nước Trời nữa (x.dụ ngôn thợ làm vườn nho (Mt 20,1-16). Làm phát triển Nước Trời là giúp cho người ta và xã hội sống theo tinh thần Bát Phúc.

 

III. ỨNG DỤNG THỰC HÀNH

3.1 Nhận thức về tầm quan trọng của Nước Trời trong công trình Cứu độ của Chúa Giêsu Kitô và mở rộng tầm nhìn về công trình mà Thánh Thần của Chúa Giêsu Kitô đang thực hiện trên trần gian, trong các tâm hồn con người và trong các cơ chế xã hội và quốc tế.

3.2 Nhiệt thành với việc xây dựng Nước Trời trong môi trường sống của mình và sẵn sàng cộng tác với hết mọi người thành tâm thiện chí để quảng bá tinh thần và cách sống theo Tám Mối Phúc Thật.

 

IV. TRAO ĐỔI CHIA SẺ

4.1 Trong các dụ ngôn Chúa Giêsu đã kể trong Phúc Am khi nói về Nước Trời, anh chị thích nhất dụ ngôn nào? Tại sao?

4.2 Theo anh chị thì chúng ta phải làm gì để xây dựng Nước Trời trong môi trường sinh sống và làm việc của chúng ta?

4.3 Xin anh chị chia sẻ những việc anh chị làm hằng ngày để xây dựng và phát triển Nước Trời trong các môi trường sinh sống và làm việc của anh chị.

 

V. CẦU NGUYỆN

5.1 Cầu nguyện cho Nước Trời mỗi ngày một rộng mở trên quê hương Việt Nam và trong tâm hồn mọi người, nhất là những người thành tâm thiện chí, khát khao Chân Thiện Mỹ.

5.2 Cầu nguyện cho hết mọi người đang phục vụ Nước Trời, để họ được lòng nhiệt thành, ơn sốt mến và tâm hồn khiêm nhường.

 


VI. QUYẾT TÂM   

6.1 Siêng năng đọc lại các dụ ngôn về Nước Trời và suy gẫm về ý nghĩa của các dụ ngôn ấy để hiểu thấu đáo hơn.

6.2 Nỗ lực sống theo tinh thần của bài giảng trên núi tức sống theo Bản Hiến Chương Nước Trời trong đời sống hằng ngày.

6.3 Tích cực xây dựng và phát triển Nước Thiên Chúa trong địa bàn sinh sống và làm việc của mình.

 

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Ngày 21 tháng 01 năm 2003

Các tin khác

    (Trang 1/5)    1 2 3 4 >

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô