Thứ sáu, ngày 03 tháng 05 năm 2024 | 12:41 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Khóa học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

KHÓA II: GIÁO DÂN TRUYỀN GIÁO

 

ĐỀ TÀI  III

Ý THỨC & NỖ LỰC TRUYỀN GIÁO  CỦA

HỘI THÁNH  CÔNG GIÁO

 

I. TIẾP CẬN VẤN ĐỀ

   Mỗi tổ suy nghĩ về một trong 6 câu hỏi sau đây trong vòng 10 phút; sau đó một số đại diện các tổ cho biết ý kiến:

1.1 Các Tông đồ đã ý thức và nỗ lực như thế nào để thực hiện lệnh truyền của Chúa Giêsu Kitô?

1.2 Tại châu Á, Tin mừng đã được rao giảng như thế nào và từ thời gian nào?

1.3 Tại Việt Nam, Tin mừng được rao giảng như thế nào và từ  thời gian nào?

1.4 Là người Á châu như Chúa Giêsu và là con cháu của 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam và của hơn một trăm ngàn anh hùng chết vì Đạo, chúng ta có trách nhiệm gì trong việc sống và truyền Đạo ngày hôm nay?

1.5 Tại sao đại đa số giáo dân Việt Nam thờ ơ với công cuộc truyền giáo?

1.6 Giáo phận và giáo xứ của chúng ta phải làm gì để giúp giáo dân ý thức trách nhiệm truyền giáo và tích cực tham gia vào công cuộc truyền giáo?

 

II. TÌM HIỂU VẤN ĐỀ

2.1 Thời vàng son của Giáo hội Công giáo là thời truyền giáo.

“Chưa bao giờ Giáo hội nhiệt tâm truyền giáo bằng thời các Tông đồ. Và cũng chưa bao giờ Giáo hội sống Phúc âm bằng thời ấy. Toàn thể Giáo hội truyền giáo. Người tín hữu thời đó có cảm thức phải truyền giáo. Họ truyền giáo một cách tự phát như hít thở. Họ đi tới đâu thì Tin mừng được loan báo đến đó. Trốn cuộc bách hại ở Giêrusalem, họ lên Samari, biến Samari thành trung tâm của Giáo hội sơ khai, vì ở đó Giáo hội được bình an, số tín hữu tăng lên mãi.

Chỉ trong vòng 3 thập niên truyền giáo, hạt giống Tin mừng đã nẩy mộng và trổ bông trên khắp các nước xung quanh Địa Trung Hải. Người Kitô giáo hiện diện trong mọi môi trường xã hội, từ những khu nhà ổ chuột cho đến những cung điện ở Rôma, mà còn hiện diện cách vẻ vang. Theo lời chứng của Tertulianô thì người lương dân nhận xét về người Kitô hữu như sau: “Kìa xem bọn Kitô yêu thương nhau biết chừng nào”. Tin Mừng được loan đi rộng rãi như thế là nhờ ý thức truyền giáo phát sinh trong tâm thức mọi người, không phân biệt giáo phẩm hay giáo dân. Người giáo dân truyền giáo không do mệnh lệnh của hàng giáo phẩm. Đặc biệt là tại Antiôkia, một số tín hữu đến từ Kyrênê, Kiprô đã nẩy ra sáng kiến rao giảng Tin mừng cho dân ngoại. Nhiều người ngoại trở lại gây tiếng vang tới Giêrusalem. Chừng đó các Tông đồ mới sai Barnaba tới để thẩm định tình hình (Cv 11,19-24). Những người giáo dân làm tông đồ nổi tiếng thời đó là vợ chồng Aquilla Priskilla, bà Lidia và hàng chục những người nam nữ được Thánh Phaolô nêu danh và thằm hỏi trong thư gửi Roma 16,1-16. Thậm chí Apôllô, một người chưa được rửa trong Đức Giêsu đã bắt đầu rao giảng về Đức Giêsu tại Alexandria và Ephêsô. Sau khi được chịu phép rửa tội trong Đức Giêsu, ông đến rao giảng tại Côrintô. Chẳng ai sai ông đi rao giảng trừ ra Chúa Thánh Thần” (Lm An-tôniô, LOAN BÁO TIN MỪNG, 2002, trang 20-21).

 

2.2 Khi Giáo hội không còn đến với lương dân (tk. IX-XVI).

“Vào giữa thế kỷ thứ IX (862), Tin mừng được loan báo đến miền xa nhất Châu Âu là nước Nga. Vào cuối thế kỷ thứ IX thì nước Nga đã nhận Công giáo làm quốc giáo. Từ đó trở đi, tại Au châu người ngoại là người ở những nơi hẻo lánh,xa xôi. Cũng từ đó, Tin mừng không còn đến với lương dân nữa… Giáo hội không còn đến với lương dân nữa thì trở về củng cố nội bộ. Nhưng khi đã đánh mất bản chất của mình là loan báo Tin mừng –đặc biệt cho lương dân- thì càng củng cố nội bộ, nội bộ càng lủng củng!

       1. Chính trong thời củng cố nội bộ này mà Nhiệm Thể Chúa Kitô bị phân chia thành 4 khúc:

-         Chính thống giáo tách khỏi Giáo hội năm1604.

-         Tin Lành ra khỏi Giáo hội năm 1521.

-         Anh Giáo ly khái Giáo hội năm 1535.

Khi con cái Chúa chia rẽ và chống đối nhau thì công tác truyền giáo gặp nhiều khó khăn, các thừa sai phải xấu hổ trước lương dân.

2. Cũng trong thời gian này lịch sử Giáo hội ghi lại nhiều trang đen tối! Đời sống tu đức xuống dốc thảm thiết…Mẹ Têrêxa Avila đã phải đứng ra canh tân hơn 40 Dòng Kín, lúc đó đã trở thành Dòng Hở! Cuộc canh tân này đã làm cho Mẹ phải trả gía rất đắt, thậm chí bị những người chống đối kết án là lạc đạo và đòi đem lên giàn hỏa thiêu.

3. Một cuộc chiến kéo dài gần 200 năm (1096-1270) giữa người Công giáo và Hồi giáo. Mục tiêu của cuộc chiến là giải phóng Đất Thánh. Người Công giáo Châu Au lúc đó không thấm nhuần tinh thần của Kinh Bát Phúc, nên quên hẳng giáo huấn của Chúa trong vườn Cây Dầu: “Hãy xỏ gươm vào bao”, để rồi tuốt gươm ra và hô: “Chúa muốn thế!”. Cuộc chiến không phải để bảo vệ Chúa như Phêrô, mà là để bảo vệ những di tích lịch sử liên quan đến cuộc đời Chúa. Cái giá phải trả cho cuộc chiến này thì đắt vô cùng:

* Có bẩy cuộc chiến thì Thập tự quân chỉ thắng hai.

* Hồi giáo và Công giáo thù oán nhau lâu dài cho tới ngày hôm nay!…

4. Tòa Án tôn giáo của thời này cũng là một vết trong lịch sử Giáo hội. Tòa An đưa lên giàn hỏa thiêu những người lạc đạo. Điều này vừa xa lạ với Phúc Am, vừa không đúng quốc tế nhân quyền!” (Lm Antôniô, sđd, trang 21-23).

 

2.3 Công cuộc truyền giáo được phục hưng vào các thế kỷ 16,17 cho đến trước Công đồng Vatican II.

Cùng với phong trào các nước Tây phương đi tìm thuộc địa, các nhà truyền giáo đã lên tầu đến các miền xa lạ thuộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ la tinh để loan báo Tin mừng cho nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam ta. Tiếp theo sau là các Dòng Tu cũng đã có công rất lớn trong việc cống hiến các tu sĩ cho công cuộc truyền giáo này.

Sang thế kỷ XIX Công giáo tiến hành phát triển, lúc đầu còn dè dặt, nhưng càng về sau càng tỏ ra hữu hiệu với “Phương pháp người trong môi trường làm tông đồ cho người sống trong cùng môi trường: Méthode de l’apostolat du semblable par le semblable” do Hiệp hội Công giáo Thanh niên Pháp đưa ra trong Đại hội Besanson năm 1896.

 

2.4 Những nỗ lực mới về Truyền giáo của Giáo hội từ Công đồng Vatican II đến nay (1962-2003).

(1) Công đồng Vatican II:

“Trước Vatican II truyền giáo mới chỉ được coi như một bổn phận căn bản và khẩn cấp của Giáo hội. Nhưng với Vatican II Truyền giáo được đánh giá là bản chất của Giáo hội. Quan niệm này, hay đúng hơn, nhận định đúng đắn này bắt buộc Giáo hội phải bắt tay và dốc toàn lực cho công cuộc truyền giáo. Không truyền giáo thì Giáo hội phản bội chính mình.

 “Truyền giáo đã trở nên trung tâm, bản lề của khoa Giáo hội học. Và Giáo hội chỉ có thể canh thân mình khi tìm về căn tính của mình là truyền giáo” (Lm Antôniô, sđd, trang 23).

Về phương diện giáo huấn, Công đồng Vatican II có hiến chế tín lý về Giáo hội, hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay, sắc lệnh Tông đồ Giáo dân và sắc lệnh Truyền giáo là những văn kiện nền tảng vừa về tín lý vừa về mục vụ cho hoạt động truyền giáo của Giáo hội.

(2) Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II:

A.Các văn kiện quan trọng:

Nguyên việc điểm lại các văn kiện của Đức Gioan Phaolô II chúng ta cũng có thể hình dung ra công sức và sự đóng góp to lớn của Người cho công cuộc Phúc âm hóa của Giáo hội thời hậu Công đồng Vatican II. Ví dụ:

1) Thông điệp Đấng Cứu độ con người (Redemptor Hominis, 4.3.1979).

2) Thông điệp Thiên Chúa giầu lòng thương xót (Dives in Miseri-cordia, 30.11.1980).

3) Thông điệp Chúa và Đấng Thánh hóa (Dominum et Vivifican-tem, 8.5.1986).

4) Thông điệp Mẹ Đấng Cứu thế (Redemptoris Mater, 25.3.1987).

5) Thông điệp vụ Đấng Cứu thế (Redemptoris Missio, 4.3.1990).

6) Thông điệp Chân lý sáng ngời (Veritatis Spendor, 6.8.1995).

7) Thông điệp Tin Mừng Sự Sống (Evangelium Vitae, 25.3.1995).

8) Tông huấn Dạy Giáo lý (Catechesi Tradendae, 16.10.1979).

9) Tông huấn Kitô hữu giáo dân (Christifideles Laici, 30.12.1988).

10) Tông huấn Giáo hội tại Phi Châu (Ecclesia in Africa, 14.9. 1995).

11) Tông huấn Giáo hội tại Mỹ Châu (Ecclesia in America, 22. 1.1999).

12) Tông huấn Giáo hội tại Á Châu (Ecclesia in Asia, 6.11.1999).

13) Tông huấn Giáo hội tại Châu Đại Dương (Ecclesia in Oceania, 22.11.2001).

14) Tông huấn Giáo hội tại Phi châu (Ecclesia in Africa, 14.9.1995)

và nhiều Tông hiến, Tông thư khác.

B.Tổ chức Năm Thánh 2000 và các Thượng Hội đồng Giám mục các Châu lục chuẩn bị Năm Thánh ấy

Ý thức được tầm quan trọng và tính cấp bách của việc rao giảng Tin Mừng cho nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã cho tổ chức mừng kỷ niệm 2000 năm biến cố Chúa Giêsu xuống thế làm người và sinh ra là một con người vào  năm 2000 vừa qua. Để chuẩn bị cho Năm Thánh 2000 ấy. Đức Thánh Cha đã lần lượt tổ chức các Thượng Hội đồng Giám mục mỗi châu lục: Mỹ, Phi, Au, Á, Úc để các Giám mục địa phương cùng với Đức Thánh Cha và các vị có trách nhiệm ở giáo triều Roma nghiên cứu, tìm tòi, trao đổi, cầu nguyện để tìm cách trình bày Giáo lý và Tin Mừng một cách thích hợp nhất cho con người thời nay. Nhờ đó các Giáo hội Mỹ, Phi, Au, Á, Úc ý thức hơn về nhiệm vụ năng nề và các thách đố lớn lao đang được đặt ra cho mình trong lãnh vực Truyền Giáo. Suy tư của các Thượng Hội đồng ấy và của Đức Giáo hoàng được phản ảnh trong các Tông huấn Giáo hội tại Phi, Mỹ, Á, và Đại Dương Châu (xem phần các văn kiện).

C.100 Chuyến Tông Du:

           Trong hơn hai mươi năm làm Giáo hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã thực hiện 100 chuyến Tông du đến nhiều nước trên thế giới. Đó không phải là những chuyến đi ngoại giao hay thăm viếng bình thường mà là những truyền giáo đích thực. Trong các chuyến Tông du ấy, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ đủ hạng người, từ các vị lãnh đạo đạo đời cao cấp nhất cho đến những người dân bình thường. Ngài chẳng những đã nói với người ta mà cũng nghe người ta nói với ngài về nhiều vấn đề của cuộc sống, nhất là những gì liên quan đến Tin Mừng.

D.Các Đại hội Giới trẻ Thế giới:

Đại hội Giới trẻ Thế giới được tổ chức tại Toronto (Canada) từ ngày 25 đến ngày 28.7.2002, là Đại hội Giới trẻ Thế giới lần thứ 17. Chúng ta có thể nói rằng các Đại hội giới trẻ thế giới này là những hoạt động truyền giáo cao độ của Đức Gioan Phaolô II. Trong các dịp quan trọng này, hàng trăm ngàn (thậm chí có lần tới hàng triệu) các bạn trẻ trên khắp thế giới qui tụ tại một thành phố để gặp gỡ, trao đổi và cầu nguyện, cử hành với Đức Thánh Cha. Anh hưởng của các kỳ Đại hội giới trẻ thế giới thật vô cùng lớn lao, nhất là đối với giới trẻ.

(3) Thượng Hội đồng Giám mục Á châu (1998):

Riêng Thượng Hội đồng Giám mục Á châu được tổ chức từ ngày 19.4 đến ngày 14.5.1998 với chủ đề:“Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu chuộc và sứ mạng yêu thương và phục vụ của Ngài tại Á Châu: Để họ được sống và sống dồi dào" (Gioan 10,10). Sau đó vào ngày 6.11.1999 tại New Delhi (An Độ), Đức Gioan Phaolô II đã công bố Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á (Ecclesia in Asia). Trong Thượng Hội đồng Giám mục quan trọng này các Giám Mục tham dự đã bày tỏ nỗi nhức nhối riêng của mình và của các Kitô hữu Á châu, nỗi nhức nhối đã được chính Đức Thánh Cha nhắc lại trong Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á: 

“Theo ý kiến của các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, những khó khăn còn tăng thêm vì Đức Giêsu thường được cho là xa lạ với Châu Á. Thật là nghịch lý khi nhiều người Á châu có khuynh hướng nhìn Đức Giêsu như là một người Tây Phương hơn là một người Á châu dù Ngài đã sinh ra trên chính mảnh đất Á châu” (Tông huấn “Giáo hội tại Châu Á”, 20).

 

2.5 Những nỗ lực truyền giáo của Giáo hội tại Châu Á trước Công đồng Vatican II.

“Lịch sử của Giáo hội tại Châu Á đã có từ lâu đời như chính Giáo hội vậy, vì chính tại Châu Á Đức Giêsu đã thổi Thánh Thần xuống trên các môn đệ và sai họ ra đi tới tận cùng trái đất để loan báo Tin Mừng và quy tụ các cộng đoàn tín hữu. «Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con» (Ga 20,21; x Mt 28,28-20; Mc 16,15-18; Lc 24,47; Cv 1,8). Theo lệnh của Chúa, các Tông đồ đã rao giảng lời Chúa và thành lập các Giáo hội. Ôn lại đôi điều trong lịch sử vừa phức tạp vừa hấp dẫn này có thể giúp ích cho chúng ta.

 9§2 Từ Giêrusalem, Giáo hội đã phát triển sang Antiôkhia, Rôma và xa hơn nữa, tới tận Êthiôpia ở miền Nam, Scythia ở miền Bắc và Ấn Độ ở miền Đông; tại đây truyền thống cho rằng chính thánh Tôma tông đồ đã có mặt năm 52 sau Công Nguyên và đã thành lập các Giáo hội ở miền Nam Ấn Độ. Vào các thế kỷ thư ba và thứ bốn, tinh thần truyền giáo của cộng đoàn Syria miền Đông với Edessa làm trung tâm, rất đáng được chú ý. Các cộng đoàn khổ tu ở Syria đã là một lực lượng truyền giáo đáng kể tại Châu Á từ thế kỷ thứ ba trở đi. Họ đem đến cho Giáo hội nguồn sinh lực thiêng liêng, nhất là trong những thời kỳ bị bách hại. Vào cuối thế kỷ thứ ba, Armenia trở thành nước đầu tiên toàn dân đón nhận Kitô giáo, và nay đang chuẩn bị mừng 1700 năm lãnh nhận phép rửa. Vào cuối thế kỷ thứ năm, sứ điệp Kitô giáo đã lan tới các vương quốc Ả Rập, nhưng vì nhiều lý do, kể cả sự chia rẽ giữa các Kitô hữu, sứ điệp đã không đâm rễ được nơi các dân tộc này.

9§3 Các thương gia Ba Tư đã mang Tin mừng đến Trung Quốc vào thế kỷ thứ năm. Giáo hội Kitô giáo đầu tiên được xây dựng tại đó vào đầu thế kỷ thứ bảy. Vào đời Đường (618 - 907 sau CN), Giáo hội đã phát triển được gần hai thế kỷ. Sự sa sút của Giáo hội vốn đã sinh động tại Trung Quốc vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất là một trong những trang sử đáng buồn của Dân Chúa trên lục địa này.

 9§4Vào thế kỷ 13, Tin mừng được loan báo cho những người Mông Cổ, người Thổ Nhĩ Kỳ và một lần nữa cho người Trung quốc. Nhưng Kitô giáo rất mau biến mất tại các vùng này vì nhiều lý do, trong số đó phải kể tới sự xuất hiện của Hồi giáo, sự cô lập về địa lý, thiếu thích nghi với các nền văn hóa địa phương, và có lẽ trên hết là do thiếu chuẩn bị để gặp gỡ các tôn giáo lớn tại Châu Á. Vào cuối thế kỷ 14, Giáo hội tại Châu Á giảm sút cách thảm hại, ngoại trừ cộng đoàn Nam Ấn Độ vì sống cô lập. Giáo hội tại Châu Á phải chờ đợi một kỷ nguyên mới của nỗ lực truyền giáo.

 9§5Những nỗ lực tông đồ của thánh Phanxicô Xaviê, việc Đức Giáo hoàng Gregoriô XV thành lập Bộ Truyền Bá Đức Tin, và những chỉ thị yêu cầu các nhà truyền giáo phải tôn trọng và đánh giá cao các nền văn hóa địa phương, tất cả những điều này đã góp phần tạo ra những kết quả tích cực hơn vào thế kỷ 16 và 17. Rồi sang thế kỷ 19 hoạt động truyền giáo một lần nữa lại được hồi sinh. Nhiều dòng tu dốc hết tâm lực cho công tác này. Bộ Truyền Bá Đức Tin được tổ chức lại. Người ta bắt đầu nhấn mạnh nhiều hơn tới việc xây dựng các Giáo hội địa phương. Song song với việc rao giảng Tin mừng, nhiều công tác từ thiện và giáo dục được tổ chức. Nhờ đó, Tin mừng tiếp tục đến với nhiều người hơn, cách riêng là những người nghèo và những người bị thiệt thòi trong xã hội, nhưng ở một vài nơi Tin mừng cũng đến với cả những người thuộc thành phần ưu tú về mặt xã hội và trí thức. Đã có những nỗ lực mới giúp đưa Tin Mừng hội nhập văn hóa, những nỗ lực như thế vẫn chưa đủ. Mặc dù đã hiện diện nhiều thế kỷ và đã có rất nhiều nỗ lực tông đồ, nhưng ở nhiều nơi Giáo hội vẫn bị coi là xa lạ đối với người Á châu, thực tế mà nói, trong tâm trí nhiều người, Giáo hội còn bị coi là đã liên kết với các chính quyền thực dân.

 9§6Tình hình của Giáo hội Á châu trước Công đồng Vatican II là như thế. Tuy nhiên, nhờ sức thúc đẩy của Công đồng, người ta đã bắt đầu có một cách hiểu mới về việc truyền giáo và kèm theo đó, là một niềm hy vọng lớn lao. Tính phổ quát của chương trình cứu độ, bản chất truyền giáo của Giáo hội và trách nhiệm của mọi người trong Giáo hội đối với nhiệm vụ này, đã được tái khẳng định cách mạnh mẽ trong sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo hội Đến với lương dân (Ad Gentes), nay trở thành cái khung cho một cuộc dấn thân mới. Trong hội nghịđặc biệt vừa qua, các Nghị phụ đã xác nhận gần đây có sự tăng trưởng của cộng đoàn Giáo Hội nơi các dân tộc thuộc nhiều khu vực khác nhau trên châu lục này. Các ngài cũng kêu gọi nỗ lực truyền giáo nhiều hơn nữa trong những năm sắp tới, nhất là khi chứng kiến những khả năng mới trong việc loan báo Tin Mừng tại vùng Siberia và các nước thuộc vùng Trung Á vừa giành được độc lập như Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkme-nistan (xem đề nghị 56) (Tông huấn “Giáo hội tại Châu Á”, 9).

 

2.6 Tình hình hiện nay của các Giáo hội tại Châu Á

 9§7 Nhìn một cách bao quát các cộng đoàn Công giáo tại Châu Á, thật là đa dạng và huy hoàng do những nguồn gốc và quá trình phát triển lịch sử khác nhau, và do đã thừa hưởng nhiều truyền thống thiêng liêng và phụng vụ của các Nghi Lễ khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các cộng đoàn ấy đều hợp nhất với nhau trong việc loan báo Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô, qua đời sống chứng nhân Kitô giáo, qua các công tác từ thiện và tình liên đới nhân loại. Trong khi một số Giáo hội địa phương được thi hành sứ mạng một cách bình an và tự do, thì cũng có những Giáo hội khác phải sống trong những tình huống bạo lực và xung đột hoặc bị các tập thể khác đe doạ vì lý do tôn giáo hay vì những lý do khác. Trong một thế giới văn hóa đa dạng của Châu Á này, Giáo hội phải đối mặt với rất nhiều thách thức về triết học, thần học và mục vụ. Nhiệm vụ của các Giáo hội trở nên khó khăn hơn do chỉ là thiểu số, ngoại trừ Philíppin nơi người Công giáo chiếm đa số.

9§8 Nhưng bất kể trong hoàn cảnh nào, Giáo hội tại Châu Á cũng thấy mình đang sống giữa những con người tỏ ra rất khát khao Thiên Chúa. Giáo hội biết rằng khát vọng ấy chỉ có thể được thoả mãn hoàn toàn bởi Đức Giêsu Kitô, Tin Mừng của Thiên Chúa cho hết mọi dân tộc. Các Nghị phụ đã tha thiết mong rằng Tông Huấn Hậu Thượng Hội đồng này sẽ tập trung chú ý tới khát vọng ấy, đồng thời sẽ cổ võ để Giáo hội tại Châu Á mạnh mẽ công bố bằng lời nói cũng như bằng việc làm rằng Đức Giêsu Kitô chính là Vị Cứu Tinh.

 9§9 Thánh Thần Thiên Chúa đã luôn hoạt động trong lịch sử Giáo hội Á châu, hẳn cũng sẽ tiếp tục hướng dẫn Giáo hội ấy. Nhiều yếu tố tích cực gặp thấy nơi các Giáo hội địa phương, mà các Nghị phụ thường lưu ý trong hội nghị, càng làm chúng ta thêm hy vọng vào «một mùa xuân mới của đời sống Kitô hữu» (Gioan Phaolô II, tong thư tiến tới thiên niên kỷ thứ ba, 18). Một lý do vững chắc cho phép ta hy vọng như thế là càng ngày càng có nhiều giáo dân được huấn luyện tốt hơn, nhiệt tình và đầy ơn Thánh Thần, nhận thức sâu sắc hơn ơn gọi riêng của mình trong cộng đoàn Giáo hội. Trong số đó các giáo dân giảng viên giáo lý là những người rất đáng cho chúng ta chân nhận và ca ngợi một cách đặc biệt  (X, đề nghị 29)  Các phong trào tông đồ và đặc sủng cũng là một ơn huệ do Chúa Thánh Thần ban cho, đem lại sức sống mới và nghị lực cho công việc đào tạo các giáo dân nam nữ, các gia đình và giới trẻ(X. đề nghị 29,31). Các hiệp hội và các phong trào của Giáo hội nhằm thăng tiến nhân phẩm và công lý đã giúp làm cho mọi người có thể cảm nhận được tính phổ quát của sứ điệp Tin mừng là ơn được nhận làm con cái Thiên Chúa (x. Rm 8,15-6).

 9§a Trong khi đó, vẫn có những Giáo hội đang sống trong những hoàn cảnh rất khó khăn, «đang trải qua những thử thách nặng nề trong việc thực hành đức tin» (X. đề nghị 51). Các Nghị phụ rất xúc động khi nghe tường thuật về những chứng tá anh hùng, sự bền chí không gì lay chuyển được và sự tăng trưởng đều đặn của Giáo Hội Công giáo tại Trung quốc, hay khi nghe thuật lại những nỗ lực của Giáo hội Nam Hàn trong việc cứu trợ đồng bào Bắc Hàn, cũng như sự kiên định cách khiêm tốn của cộng đoàn Công giáo tại Việt Nam, tình trạng cô lập của các Kitô hữu tại những nơi như Lào và Myanmar, sự sống chung khó khăn tại một số nước có đa số theo Hồi giáo (X, đề nghị 51,52,53). Thượng Hội đồng quan tâm đặc biệt tới tình hình của Giáo hội tại Đất thánh và tại Thành thánh Giêrusalem, «trái tim của Kitô giáo» (X. đề nghị 57), một thành phố thân yêu đối với tất cả con cháu Abraham. Các Nghị phụ bày tỏ sự tin tưởng rằng hòa bình của khu vực, thậm chí của cả thế giới, tùy thuộc phần lớn vào hòa bình và hòa giải lâu nay vẫn chưa thấy ló dạng ở Giêrusalem (X. đề nghị 29).

 9§b Tôi không thể kết thúc phần lược qua tình hình Giáo hội Á châu này, dù vẫn biết còn chưa đầy đủ, mà không nhắc tới các thánh và các vị tử đạo của Châu Á, những vị đã được công nhận cũng như những vịmà chỉ có Thiên Chúa biết; tấm gương của các vị ấy chính là nguồn đem lại «sự phong phú thiêng liêng và là phương thế rất tốt để phúc âm hóa» (X. đề nghị 54). Những tấm gương ấy, tuy lặng lẽ, nhưng nói lên được rất nhiều về tầm quan trọng của đời sống thánh thiện cũng như tinh thần sẵn sàng hiến dâng mạng sống mình cho Tin mừng. Các vị ấy chính là thầy dạy và là người che chở, là vinh dự của Giáo hội Á châu trong công cuộc phúc âm hóa. Cùng với toàn thể Giáo hội, tôi cầu xin Chúa hãy gửi thêm nhiều hơn nữa những thợ gặt nhiệt tình đến thâu hoạch các linh hồn mà tôi nhận thấy đã rất sẵn sàng và đông vô kể (x. Mt 9,37-38). Lúc này, tôi muốn nhắc lại một câu đã viết trong Thông Điệp Sứ vụ Đấng Cứu Thế (Redemptoris Missio): «Thiên Chúa đang mở ra trước mắt Giáo hội những chân trời của một nhân loại đã sẵn sàng đón nhận hạt giống Tin mừng» Quang cảnh một chân trời mới, đầy hứa hẹn ấy, tôi thấy đang được thực hiện tại Châu Á này, nơi Đức Giêsu đã chào đời và Kitô giáo được khai sinh”. (Tông huấn “Giáo hội tại Châu Á”, 9).

 

2.7 Những nỗ lực truyền giáo của Giáo hội tại Việt Nam xưa và nay.

“Riêng tại Việt Nam chúng ta thì năm 1533 là cột mốc đầu tiên ghi dấu sự kiện trọng đại Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô được loan báo qua vị giáo sĩ nước ngoài quí danh là Inikhu (Ignatius). Những năm kế tiếp lần lượt đến Việt Nam là Chân phước Odorico de Pordenone và Thánh Phanxicô Xaviê dừng chân ở Đàng Trong và Đàng Ngoài Việt Nam. Kế đó là các giáo sĩ Dòng Đa Minh (1550) và DòngTên (1615). Điển hình là cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) đã dùng mẫu tự Latinh để phiên âm chữ Quốc ngữ.

“Các vị thừa sai này thuộc nhiều quốc tịch khác nhau như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Pháp v.v.. thuộc các Giáo hội địa phương kỳ cựu bên Châu Au. Những người con của các Giáo hội này, cũng vì tình bác ái, vâng lệnh Chúa Giêsu, theo gương các Tông đồ mà lên đường đem Tin mừng cho dân tộc Việt Nam chúng ta.

“Công cuộc Truyền giáo đã trải qua trăm ngàn khó khăn: ngoài việc phải thích nghi với bao nhiêu tập quán và lối sống xa lạ của dân bản xứ, các thừa sai còn gặp chống đối, cấm cách bắt bớ của vua chúa quan quyền. Lịch sử của các Thánh Tử Đạo cha ông ta đã nói lên thực trạng trên.

    “Tuy nhiên, Như Đức Giêsu đã tiên báo: “Phải qua thập giá mới được vào vinh quang” (Lc 24,26). Giáo hội Việt nam có được một lịch sử oai hùng như hôm nay là do “từ đau khổ mà đi lên” (Kh 7,13-17).  (Lm Antôniô, sđd, trang 32-33).

          Có thể nói từ 1954 (đối với Miền Bắc) và từ 1975 (đối với và Miền Bắc lẫn Miền Nam) Giáo hội Việt Nam gặp nhiều giới hạn, khó khăn, cản trở về nhiều mặt trong các sinh hoạt của Giáo hội, nhất là mặt truyền giáo. Chủng viện, Dòng Tu bị hạn chế trong vấn đề tuyển sinh. Các linh mục, tu sĩ và tông đồ giáo dân không được gửi đến các vùng xa căm hẻo lánh hay cao nguyên Bắc, Trung Bộ (nơi các dân tộc thiểu số sinh sống). Nhưng nhờ ơn Chúa Thánh Thần tác động, hiện nay có cả một phong trào “trở lại”, nhất là tại các vùng cao nguyên và nơi đồng bào gốc K’mer ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Thế nhưng theo thống kê năm 2001 thì Giáo hội Việt Nam hiện có 25 giáo phận, gồm 5.324.492 giáo dân, trên tổng số 80.489.857 người Việt Nam, chiếm tỷ lệ 6,62%. Tổng số linh mục (triều, dòng, đang làm mục vụ hay nghỉ hưu) của 25 giáo phận là 2.648. Tổng số tu sĩ nam nữ là 11.282. Tổng số chủng sinh 1.362. Tổng số giáo lý viên là 45.858. Nếu chúng ta kể tất cả các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên trên là những người hoạt động cho việc truyền giáo thì chúng ta có tất cả: 61.150 người. Nếu tính bình quân thì một linh mục, tu sĩ, chủng sinh hay giáo lý viên sẽ phải phục vụ 13.087 người Việt Nam trong đó chỉ có 87 người đã là Công giáo. Nhưng thật ra đâu phải tất cả số linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên kể trên trực tiếp phục vụ và phục vụ cách đắc lực công cuộc truyền giáo nhất là truyền giáo cho lương dân. Vì thế Giáo hội Việt Nam ngày nay có hai nhu cầu cấp bách: một là “đấu tranh cách ôn hòa” với chính quyền để có được nhiều tự do hơn trong các sinh hoạt tôn giáo, nhất là trong hoạt động truyền giáo; hai là đào tạo một đội ngũ tông đồ giáo dân cho cánh đồng truyền giáo mênh mông và nhiều hứa hẹn.

 

III. ỨNG DỤNG THỰC HÀNH

3.1 Nhận thức và hiểu biết sâu sắc hơn về nỗ lực Truyền giáo của Giáo hội thời hậu Công đồng Vatican II.

3.2 Thấy được những thiếu sót trong CÁCH  SỐNG và CÁCH TRUYỀN ĐẠO bấy lâu nay của mình và của cả Giáo hội Việt Nam để sửa đổi.

3.3 Nung nấu tinh thần và lòng nhiệt thành Truyền Giáo bằng các phương thế cần thiết: đọc và suy niệm Lời Chúa, học hỏi Thánh Kinh, Giáo Lý, Công Đồng, tham dự các cử hành Phụng vụ Bí tích, cầu nguyện, tham gia công việc truyền giáo của hội đoàn, giáo họ và giáo xứ.

 

IV. TRAO ĐỔI CHIA SẺ

4.1 Làm thế nào để đồng bào Việt Nam nhận biết và xưng tụng Chúa Giêsu là người “Á châu” và là Cứu Chúa?

4.2 Trong lãnh vực Truyền giáo Giáo hội Hàn Quốc có hai kinh nghiệm sau đây: (1) Mỗi người, mỗi gia đình Công giáo Hàn quốc, -bất kể nam nữ, già trẻ- tìm cách kết thân, kết nghĩa với một người, một gia đình không Công giáo, coi người và gia đình đó như anh chị em ruột thịt của mình, thường xuyên lui tới trao đổi, chia sẻ và giúp đỡ khi có dịp? Từ sự gần gũi và quan tâm vô vị lợi của nhiều người Công giáo Hàn quốc ấy, nhiều người không Công giáo đã hiểu thế nào là người có Đạo và nhiều người đã tìm hiểu và gia nhập Giáo hội. (2) Giáo hội Hàn quốc chính thức sai (mandat) một số giáo dân, trong đó có những cặp vợ chồng đi truyền giáo. Họ là những người tình nguyện nhưng được Giáo hội đào taọ và nâng đỡ tinh thần, đôi khi cả vật chất nữa, để có thể sống tại môi trường mới và làm chứng cho Tin Mừng và xây dựng cộng đoàn đức tin.

          Bạn nghĩ gì về hai kinh nghiệm trên của Giáo hội Hàn Quốc? Giáo hội và các Kitô hữu Việt Nam có làm được những việc tương tự không? Tại sao?

 

V. CẦU NGUYỆN CHO VIỆC TRUYỀN GIÁO HIỆN NAY CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM

 

VI. QUYẾT TÂM CÁ NHÂN VÀ CỘNG ĐOÀN

6.1 Nỗ lực học hỏi Giáo lý, tăng cuờng cầu nguyện và tích cực hoạt động cho công cuộc truyền giáo của Giáo xứ.

6.2 Tìm cách kết thân với một người, một gia đình không công giáo để bày tỏ tình người, tình đồng bào, tình khu xóm.

 

                                                         

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Ngày 10 tháng 01 năm 2003

Các tin khác

    (Trang 1/5)    1 2 3 4 >

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô