, ngày 05 tháng 05 năm 2024 | 07:39 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Khóa học

GIÁO DÂN TRƯỞNG THÀNH

PHẦN THỨ NHẤT

 


ĐỀ TÀI II

CÔNG ĐỒNG VATICAN II LÀ LỄ HIỆN XUỐNG MỚI

ĐỐI VỚI GIÁO HỘI THẾ KỶ XX VÀ CÁC THẾ  KỶ SAU

 

 

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

            Giúp các học viên có cái nhìn tổng quát về Công Đồng Vatican II và nắm bắt những nét canh tân lớn của Công Đồng ấy.

 

B. TIẾP CẬN VẤN ĐỀ

1. Chắc anh chị đã nhiều lần nghe nói đến Công đồng Vatican II. Nhưng anh chị đã có dịp nào tìm hiểu, học hỏi về Công đồng ấy chưa? Nếu anh chị “đã” có dịp tìm hiểu, học hỏi về Công đồng Vatican II, thì xin cho biết anh chị đã tìm hiểu, học hỏi được những gì? và thấy điều gì tâm đắc nhất? Còn nếu anh chị “chưa” có dịp tìm hiểu, học hỏi về Công đồng Vatican II, thì xin anh chị cho biết tại sao? Anh chị có muốn sửa chữa thiếu sót ấy không?

2. Anh chị có cảm nghĩ gì khi đọc đoạn thư này:

 “Trong Ngày Năm Thánh của Giáo dân tại quảng trường Thánh Phêrô năm ngoái, trong khi mừng kính trọng thể Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ, cha đã phân phát bản sao các văn kiện Công đồng Vatican II cho các đại biểu giáo dân đến từ mọi lục địa. Mặc dù đã kết thúc cách đây ba mươi lăm năm, Công đồng Vatican II vẫn còn là một biến cố hết sức đặc biệt đối với Giáo hội mà chúng ta phải mãi mãi tìm về với Công đồng ấy để hiểu được đầy đủ ý nghĩa của các giáo huấn của Công đồng. “Cách riêng, giáo dân các con phải đọc lại các văn kiện ấy. Công đồng đã mở ra cho các con những viễn tượng phi thường để các con dấn thân và hoà mình vào trong sứ mạng của Giáo hội”(Trích bài giảng trong Ngày Năm Thánh của Giáo dân, 26 tháng 11 năm 2000, đoạn 3).

        (Đức Gioan Phaolô II, Thư gửi Hội nghị giáo dân Á châu lần thứ 2 tại Thái Lan)

           3. Anh chị có cho rằng ngày nay người ta có thể nói về Giáo hội, về người giáo dân mà không nói gì đến Công đồng Vatican II không? Tại sao?

           4. Anh chị có cho rằng Khóa Bồi dưỡng Giáo lý cho người trưởng thành này nên dành một thời gian thích hợp để nói về Công đồng Vatican II không? Anh chị muốn tìm hiểu, học hỏi về những vấn đề gì? những văn kiện nào của Công đồng?

 

C. HỌC HỎI VỀ CÔNG ĐỒNG VATICAN II

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CÔNG ĐỒNG VATICAN II

            Bất cứ một biến cố đạo đời nào cũng có bối cảnh của nó. Công đồng Vatican II là một biến cố hết sức quan trọng không chỉ đối với Giáo hội mà với cả thế giới loài người nữa, nên Công đồng cũng có bối cảnh riêng của mình. Mặt khác khi nói đến bối cảnh lịch sử của Công đồng thì chúng ta không thể không nói đến Đức Thánh Cha Gioan XXIII, vị giáo hoàng đã được Thánh Linh linh ứng để triệu tập Công đồng, và những ước mơ của ngài trong công việc hệ trọng này.

1.1                                                Đức Gioan  XXIII:

           Đầu tháng 10 năm 1958, Đức Hồng Y Giáo Chủ Roncalli, 77 tuổi (sinh năm 1881) được bầu làm Giáo hoàng, làm cả Giáo hội và thế giới kinh ngạc. Dư luận chung đều cho rằng Đức Gioan XXIII chỉ đóng vai trò “chuyển tiếp” mà thôi, vì tuổi cao và lập trường cổ điển truyền thống của ngài. Nhưng điều ít ai ngờ nổi là chính vị Giáo hoàng gốc gác nông dân, đời sống bình dị ấy lại rất biết lắng nghe Chúa Thánh Thần. Và chính ngài đã nẩy ra ý và quyết định chuẩn bị, triệu tập và điều hành Công đồng thứ 21 của Giáo hội Công giáo.

 

1.2                                                Bối cảnh lịch sử:

             Thoạt nhìn người ta có thể lầm tưởng là mọi chuyện đều rất tốt đẹp đối với Giáo hội vào chính lúc mà Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII tiết lộ ý muốn triệu tập một Công đồng chung. Nhưng nếu nhìn sâu, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều vấn đề được đặt ra cho Giáo hội. Chẳng hạn:

* Ngoài thế giới:hai cuộc chiến tranh thế giới 1914-1918 & 1939-1945 đã chia cắt thế giới làm nhiều khối thù địch nhau. Bộ mặt các quốc gia đã thay đổi lớn lao với tiến bộ khoa học, kỹ thuật, với các phong trào giải phóng. Bao vấn đề được đặt ra cho con người và có ảnh hưởng đến đời sống người Công giáo một cách sâu đậm.

           * Trong Giáo hội:Công đồng Vatican I đã bị ngưng lại cách đột ngột vì cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, để lại một công việc dang dở. Đã có nhiều vị Giáo hoàng nghĩ tới việc tiếp tục Vatican I nhưng vì hoàn cảnh này hoàn cảnh khác, chưa vị nào thực hiện được ước muốn đó. Ngoài ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật ảnh hưởng sâu đậm đến các Phong Trào Canh Tân và Công Giáo Tiến Hành. Người tín hữu (kể cả giáo sĩ lẫn giáo dân) như trưởng thành hơn, cả về mặt nhận thức lẫn mặt dấn thân….khiến một thao thức lớn nẩy sinh trong lòng Giáo hội. Thêm vào đó, sự chia rẽ giữa các Kitô hữu thuộc các Giáo hội khác nhau đã là một vết đen lịch sử mà nhiều người mong xóa bỏ. Đó là bối cảnh của Công đồng Vatican II.

 

1.3                                                Thánh Thần “linh ứng” việc triệu tập Công đồng:

             Trong những ghi chú cá nhân của Đức Gioan XXIII để lại, ý tưởng về Công đồng đã xuất hiện ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ Giáo hoàng của ngài. Ba tháng trôi qua trong cầu nguyện, suy tư và kín đáo tham khảo ý kiến.

             Ngày 21 tháng 01 năm 1959 Đức Gioan XXIII nói chuyện với Hồng Y Tardini là Quốc Vụ Khanh, về tình trạng đầy lo âu cuả thế giới: bao nhiêu lời kêu gọi hòa bình, công lý không ngớt lặp đi lặp lại nhưng vẫn hoàn toàn vô vọng…Hội thánh có thể làm gì để đem lại cho thế giới một tấm gương lớn về sự hòa hợp giữa con người thuộc mọi chủng tộc, văn hóa và giai cấp?…Và một từ ngữ chợt đến trên môi vị Giáo hoàng: “một Công đồng chăng?”Ngài chờ đợi từ phía vị Quốc Vụ Khanh của ngài một phản ứng lúng túng hoặc một chuỗi những vấn nạn….Thế nhưng ngài đã kinh ngạc khi nghe người cộng sự thân tín tán đồng cách rất hào hứng: “vâng, vâng, một Công đồng!” Ngài nhìn thấy đó là dấu hiệu của Ý Chúa mà ngài tìm kiếm từ  4 tháng qua. Chính ngày 21 tháng 01 ấy, Đức Gioan XXIII quyết định triệu tập một Công đồng chung. Bốn ngày sau, ngày 25.01.1959 tại đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, Đức Gioan XXIII đã tiết lộ quyết định này cho 18 Hồng Y vừa dâng lễ với ngài, kết thúc tuần cầu nguyện cho Hiệp Nhất.

 

1.4                                                Ước mơ của Đức Gioan XXIII về Công đồng Vatican II:

            Thông qua một số lời phát biểu của Đức Gioan XXIII, chúng ta có thể hiểu được ước mơ của vị Giáo hoàng này về Công đồng. Ước mơ đó là:

(a)  Canh tân đời sống Giáo hội,

(b)Tiến tới sự Hiệp Nhất các Kitô hữu.

               * “……….Mục đích chính của Công đồng là phát huy đức Tin Công giáo, canh tân lành mạnh những phong tục các dân tộc Kitô giáo và ban hành bộ giáo luật thích hợp với nhu cầu thời đại chúng ta hơn. Điều đó dĩ nhiên sẽ nêu lên một quang cảnh sáng lạn về chân lý, hợp nhất và bác ái mà cha hy vọng rằng những anh em ly khai với Toà thánh sẽ coi đó` như một lời mời êm dịu, đi tìm tòi để đạt tới sự hiệp nhất mà Chúa Kitô đã tha thiết cầu xin Cha trên trời ban cho” (Observatore Romano ngày 3.7.1959)

               * “……….Công đồng này sẽ đem lại một sự phục hưng trong địa hạt phụng vụ cũng như trong địa hạt cai trị và mục vụ….Cũng là để chuẩn bị một công cuộc khác rộng lớn hơn, chưa thể thực hiện ngay, nhưng sẽ có thể thắt chặt mối hiệp nhất, cả sự hiệp nhất hữu hình bên ngoài trong Hội thánh công giáo do Chúa đã sáng lập” (Observatore Romano ngày 30.10.1959).

             *”………..Mục tiêu thứ nhất và trực tiếp của Công đồng là giới thiệu cho thế giới một Giáo hội của Thiên Chúa muôn đời dồi dào sức sống và chân lý, kèm theo những quy luật thích ứng với hoàn cảnh hiện tại, luôn luôn chu toàn sứ mệnh cao cả do Chúa ủy thác, và dã được chuẩn bị sằn sàng trước những nhu cầu hiện tại cũng như ngày mai,

            Thế rồi các anh em ly khai với chúng ta, hoặc giữa họ với nhau mong muốn thể hiện nguyện vọng hợp nhất. Cha có thể âu yếm nói với họ rằng: đây là nhà của anh em, là nhà của mọi người mang dấu hiệu của Chúa Kitô. Trái lại nếu người ta cứ muốn khởi sự bằng những cuộc tranh luận, bàn cãi thì sẽ không đạt tới kết quả nào”(Obser-vatore Romano ngày 16.11.1960).

 

II. CÁC VĂN KIỆN CỦA CÔNG ĐỒNG VATICAN II

           Sau 4 kỳ nhóm họp từ 11.10.1962 đến 08.12.1962 (kỳ 1), từ 29.09.1963 đến 04.12.1963 (kỳ 2), từ 14.09.1964 đến 21.11.1964 (kỳ 3) và từ 14.09.1965 đến 08.12.1965 (kỳ 4), Công đồng Vatican II đã công bố 16 văn kiện chia thành 3 loại khác nhau, với tầm quan trọng khác nhau gồm 4 hiến chế, 9 sắc lệnh và 3 tuyên ngôn:

2.1- Hiến chế

* Là tài liệu tín lý hoặc mục vụ, có giá trị học thuyết vững chắc và lâu bền;

* Có 4 hiến  chế như 4 cột trụ của một tòa nhà:

(1)Hiến chế tín lý về Mặc Khải của Thiên Chúa (Dei Verbum: Lời Thiên Chúa), công bố ngày 18.11. 1965;

(2)Hiến chế Phụng Vụ Thánh (Sacrosantum Concilium: Thánh Công Đồng), công bố ngày 04.12.1963;

(3)Hiến chế tín lý về Hội Thánh (Lumen Gentium: Ánh Sáng muôn dân), công bố ngày 21.11.1964;

(4)Hiến chế mục vụ về Hội Thánh trong thế giới ngày nay (Gaudium et Spes: Vui mừng và Hy vọng), công bố ngày 07.12.1965.

 

2.2- Sắc Lệnh

* Là tập hợp những quyết định có tính chất thực hành, mục vụ hay kỷ luật dành cho thời đại chúng ta;

* Có 9 sắc lệnh:

(1)Sắc lệnh về Hoạt động truyền giáo của Hội Thánh (Ad gentes: Đến với muôn dân), công bố ngày 07.12.1965;

(2)Sắc lệnh về Trách nhiệm mục vụ của các Giám mục (Christus Dominus: Chúa Kitô) công bố ngày 28.10.1965;

(3)Sắc lệnh về Chức vụ và đời sống các linh mục (Presbytorerum Ordinis: Chức linh mục ), công bố ngày 07.12.1965;

(4)Sắc lệnh về Đào tạo linh mục: Optatam totius: Mọi người mong ước) công bố ngày 28.10.1965;

(5)Sắc lệnh về Canh tân thích nghi đời sống Dòng tu (Perfectae Caritatis: Đức Ái trọn hảo), công bố ngày 28.10.1965;

(6)Sắc lệnh về Tông đồ giáo dân (Apostolicam Actuositatem: Phát động việc tông đồ), công bố ngày 18.11.1965;

(7)Sắc lệnh về Hiệp Nhất (Unitatis Redintegratio: Việc tái lập sự Hiệp Nhất), công bố ngày 21.11.1964;

(8)Sắc lệnh về các Giáo hội Công giáo Đông Phương (Orientalium Ecclesiarum: Giáo hội Công giáo Đông phương), công bố ngày 21.11.1964;

(9)Sắc lệnh về Các Phương tiện truyền thông xã hội (Inter mirifica: Trong những phát minh kỳ diệu), công bố ngày 4.12.1963.

 

2.3 Tuyên Ngôn

* Là một bày tỏ quan điểm của Giáo hội trước một vấn đề mới và đưa ra những phương hướng suy tư và xử sự trong tình trạng hiện nay của thế giới.

* Có 3 tuyên ngôn:

(1)Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô giáo (Gravissimum Educationis : Vai trò vô cùng quan trọng), công bố ngày 28.10.1965;

(2)Tuyên ngôn về Liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo (Nostra Aetate: Trong thời đại chúng ta), công bố ngày 28.10.1965;

(3)Tuyên ngôn về Tự do tôn giáo (Dignitatis Humanae: Nhân phẩm), công bố ngày 07.12.1965.

 

2.4 Biểu đồ

       16 văn kiện của Công đồng Vatican II có thể được trình bày trong biểu đồ sau đây

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


III. MỐI LIÊN KẾT GIỮA CÁC VĂN KIỆN CỦA CÔNG ĐỒNG VATICAN II

       Trong 16 văn kiện của Công đồng Vatican II, ai cũng phải thừa nhận  rằng: Hiến chế tín lý về Giáo hội là văn kiện nòng cốt nhất. Các văn kiện khác có thể được coi là những triển khai mặt này mặt khác của Hiến chế Giáo hội ấy. Linh mục Rey-Mermet giúp chúng ta nhìn ra mối quan hệ mật thiết giữa Hiến chế tín lý và các  văn kiện khác như sau:

        1.- Giáo hội phát sinh từ “Lời Thiên Chúa” – Dei Verbum -, từ Đức Kitô là nguồn mạch và trung tâm của Lời ấy. Ngài tự mạc khải và cho ta thấy được Chúa Cha trong Kinh Thánh liên kết với Truyền Thống sống động. Cả Thánh Kinh và Thánh Truyền cùng truyền lại cho ta Mặc Khải của Thiên Chúa.

        2.- Trước Mặc Khải ấy, loài người cùng nhau đáp lại cách chính thức trong các ngày lễ và trong những cử hành của Phụng vụ thánh. Phụng vụ này được Thánh Công đồng – Sacrosantum Concilium- chủ trương thích nghi với các dân tộc sống trên toàn cầu của thế kỷ XX.

        3.- Nhờ việc tập hợp Dân Chúa và nhờ các bí tích, chính Phụng vụ ấy làm thành Hội thánh. Nhờ được Chúa Giêsu thiết lập và ở với, Giáo hội này là Ánh Sáng muôn dân- Lumen Gentium.

        4.- Là Ánh Sáng muôn dân, nên toàn thể Giáo hội là Giáo hội Truyền giáo. Đồng thời Hoạt động truyền giáo của Giáo hộiphải đi đến những miền xa xôi nhất, “Đến với các dân ngoại” – Ad Gentes.

        5.- Giáo hội mang tính truyền giáo trước hết chính là nhờ Trách nhiệm mục vụ của các Giám Mụclà những người kế vị các Tông Đồ mà Chúa Giêsu- Christus Dominus- gởi đến để tiếp tục sứ mạng của Ngài.

       6.- Tiếp đó, Giáo hội mang tính truyền giáo còn nhờ Chức vụ và đời sống cáclinh mục, là những người cùng chia sẻ “Chức linh mục” –Presbyterorum Ordinisvới các Giám mục, ở hàng thứ nhì.

      7.- Vì thế, việc Canh tân “rất đáng ao ước của cả Giáo Hội” – Optatam totius- một phần lớn gắn liền với việcĐào tạo linh mục.

     8.- Sau cùng, Giáo hội mang tính truyền giáo là nhờ Hoạt động tông đồ giáo dân, vì nhờ đức tin, phép rửa và thêm sức, toàn thể Dân Chúa được đặt vào “hoạt động tông đồ”- Apostolicam Actuositatem.

      9.- Từ đó, việc Giáo dục Kitô giáolà việc hết sức quan trọng –GravissimumEducationis momentum- đối với cuộc sống con người.

      10.- Toàn thể Dân Chúa đều được mời gọi nên thánh. Nhưng “nơi Đức Ái trọn hảo“ ấy- Perfectae Caritatis– vốn là ơn gọi chung của mọi người đã rửa tội, một trong những dấu chỉ sáng chói là Đời sống tu trìsống thành cộng đoàn và khấn giữ sự khiết tịnh, nghèo khó và vâng lời. Nên đời sống ấy có vai trò đặc biệt tích cực trong đời sống và sứ mạng Giáo hội.

     11.- Nhưng sự toả sáng của Dân Chúa sẽ rực rỡ biết mấy nếu mọi người đã rửa tội trên thế giới hiệp nhất trong cùng một đức tin Kitô giáo! Vì thế, Đại kếtđể “lập lạisự thống nhất”- Unitatis redintegratio- là một trong những mục đích chính của Công đồng.

       12.- Việc hợp nhất như thế với các anh em Chính Thống giáo đã có sẵn một nhịp cầu tư nhiên là các Giáo hội Đông phương Công giáo- Orientalium Ecclesiarum.

      13.- Đàng khác, “ở thời đại chúng ta” –Nostra aetate- loài người ngày càng gắn bó mật thiết với nhau, Kitô giáo ý thức về những gì mình có chung với các tôn giáongoài Kitô giáo, và đề cập tới những điểm ấy với lòng kính trọng, tình huynh đệ và nềm hy vọng.

     14.- Sự có mặt và lưu tâm đầy ưu ái ấy là thái độ mà Giáo hội trong thế giới ngàynaymuốn có trên mọi bình diện: “Vui mừng và Hy vọng”- Gaudium et Spes-Ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô”.

     15.- Sự lưu tâm đến thế giới như vậy, không còn là bước đường để chinh phục, nhưng là bước đường của tình huynh đệ: Giáo hội đòi hỏi cho các tôn giáo khác như cho chính mình phải được Tự do tôn giáo, một sự tự do đặt nền tảng không phải trên thái độ lãnh đạm đối với chân lý, nhưng là trên “Nhân phẩm”-Dignitatis Humanae.

     16.- Sự tôn trọng tự do người khác nhu thế không ngăn cản sự đối thoại. Ngược lại, và “giữa những khám phá kỳ diệu” ngày nay- Inter mirifica- Các phương tiện truyền thông xã hội cống hiến những khả năng to lớn để nói với thế giới và lắng nghe thế giới.

  

        (Rey-Mermet, CROIRE  tome 3- Vivre la foi avec le Concile Vatican II trang21-22).

 

       Nhờ cách trình bày trên, chúng ta nhìn rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các vấn đề của Giáo hội đã được Công đồng Vatican II thảo luận và biểu quyết. Có thể nói: mọi khía cạnh của đời sống Giáo hội đều được duyệt xét, đánh giá lại cho phù hợp với Tin Mừng và Truyền Thống của Giáo hội hơn (Công đồng Vatican II được coi là Công đồng trở về nguồn). Vì thế mà chúng ta nhận rõ hơn vị trí trung tâm của Hiến chế tín lý về Giáo hội trong  suy tư  và văn kiện của Vatican II.

 

IV. CHỦ ĐỀ - ĐẶC ĐIỂM - TINH THẦN VÀ  ĐƯỜNG HƯỚNG CỦA CÔNG ĐỒNG VATICAN II

4.1 Chủ đề:

         Chỉ cần nhìn thoáng qua 16 văn kiện của Công đồng, chúng ta cũng nhận ra ngay điều này: Chủ đề của Công đồng Vatican  II  là Giáo hội. Giáo hội được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau cả đối nội lẫn đối ngoại, cả về mặt chiều sâu lẫn bề nổi, cả về mặt tín lý lẫn mục vụ.

 

4.2 Đặc điểm:

Công đồng Vatican II làm nổi bật hai đặc điểm: tính phổ quát và tính đại kết:

4.2.1 Tính phổ quát: được thể hiện qua hai yếu tố sau:

(a)  Về nội dung: Công đồng Vatican II đã đề cập đến toàn bộ đời sống và giáo lý của Giáo hội,

(b)Về thành phần tham dự Công đồng (Nghị phụ): lần đầu tiên tuyệt đại đa số các Giám mục của Giáo hội có mặt tại Công đồng, đại diện cho tất cả các Giáo hội địa phương khắp năm châu:

·        Kỳ 1: có mặt 2449 trong tổng số 2904 Giám mục (84,34%);

·        Kỳ 2: có mặt 2448 trong tổng số 3022 Giám mục (82,34%);

·        Kỳ 3: có mặt 2466 trong tổng số 3074 Giám mục (80,23%);

·        Kỳ 4: có mặt 2625 trong tổng số 3093 Giám mục (84,88 %).

(c)  Về địa dư, ta thấy: 1060 Nghị phụ châu Âu;

                                  480 Nghị phụ châu Á;

                                  351 Nghị phụ châu Phi;

                                  416 Nghị phụ Bắc Mỹ;

                                    86 Nghị phụ Trung Mỹ;

                                         531 Nghị phụ Nam Mỹ;

                                           74 Nghị phụ châu Đại Dương.

 

4.2.2 Tính đại kết: một trong những mục tiêu chính của Công đồng là thực hiện ước mơ của Đức Gioan XXIII về Đại Kết, tức là sự Hiệp Nhất giữa các Giáo hội và tín hữu Kitô giáo. Tính Đại Kết của Công đồng được thể hiện qua:

(a)  Nội dung các văn kiện: Sắc lệnh về Đại Kết, Tuyên Ngôn về Tự do tôn giáo, Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo, Hiến chế tín lý về Giáo hội, Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay.

(b)  Các cuộc gặp gỡ thân mật huynh đệ cởi mở giữa các vị lãnh đạo các Giáo hội Kitô giáo khác nhau, xung quanh Công đồng.

(c)   Sự có mặt của các quan sát viên ngoài công giáo tại các kỳ họp của Công đồng: từ 54 vị đại diện cho 17 Giáo hội và cộng đồng Kitô giáo ở kỳ họp 1 đến 106 vị đại diện cho 29 Giáo hội và cộng đồng Kitô giáo ở kỳ họp 4.

 

4.3 Tinh thần và đường hướng:

          Ngay trong diễn văn khai mạc Công đồng Vatican II ngày 11.10.1962, Đức Gioan XXIII đã đưa ra tôn chỉ hướng dẫn:

“Cởi mở với thế giới, thông cảm chứ không lên án tuyệt thông, xót thương hơn là khắt khe, nhận chân rằng thế giới cũng rất nhạy cảm, không chấp nhận sai lầm, loan truyền Phúc Âm với niềm hy vọng hơn là với tâm trạng của những tiên tri loan báo sự dữ”

          Vậy thì tinh thần và đường hướng của Công Đồng Vatican II chính là:

4.3.1  Canh Tân, Hòa Giải,

4.3.2  Liên Đới, Đối Thoại, Cộng Tác và Phục Vụ,

           Thật vậy, ước mơ của Đức Gioan XXIII khi triệu tập Công đồng Vatican II là tạo nên một luồng sinh khí mới của Chúa Thánh Thần, một Lễ Hiện Xuống Mới cho Giáo hội. Có như thế thì Giáo hội mới làm chứng về Chúa Kitô Giêsu một cách trung thành được!

 

V. NHỮNG THAY ĐỔI LỚN LAO CỦA CÔNG ĐỒNG VATICAN II

        Thật khó mà lượng gía một cách chính xác và đầy đủ những thay đổi lớn lao mà Công đồng Vatican II đã đem đến cho Giáo hội Công giáo toàn cầu cũng như cho các Giáo hội địa phương. Nhưng chúng ta có thể ghi nhận một số điều chính yếu sau đây:

         5.1 Công đồng Vatican II đã làm nổi bật vai trò của Thánh Kinh, Thánh Truyền trong đời sống Giáo hội. Đồng thời Lời Chúa được tôn kính và phổ biến rộng rãi hơn trong Dân Chúa. Phụng vụ được cử hành bằng tiếng địa phương, nên gần gũi, dễ hiểu và sống động hơn (Hiến chế Mạc Khải và Phụng vụ thánh);

         5.2 Công đồng Vatican II đã điều chỉnh và đào sâu cách hiểu về bản chất, sứ mệnh và ơn gọi của Giáo Hội: Giáo hội được hiểu đầy đủ hơn, chính xác hơn, sát với Thánh Kinh, Thánh Truyền hơn, gần gũi và liên đới với con người và thế giới hơn (Hiến chế tín lý về Giáo hội, Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay);

        5.3 Công đồng Vatican II đã tạo nên một luồng sinh khí mới trong mọi lãnh vực đời sống Giáo hội (học hỏi Thánh Kinh, đào sâu thần học & tu đức, truyền giáo, đối thoại đại kết và liên tôn, cải tổ giáo luật, trình bày lại Giáo lý v.v..) cũng như trong mọi thành phần Dân Chúa (giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân).

         5.4 Công đồng Vatican II đã trả lại “căn tính riêng” - cùng với phẩm gía, vai trò, chỗ đứng không thể thay thế - cho giáo dân, thành phần đông đảo nhất và bị coi thường trong cách hiểu méo mó của lịch sử (Hiến chế tín lý về Giáo hội, Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân); 

         5.5 Công Đồng Vatican II đã làm cho Giáo hội gần gũi với con người và thế giới trong bằng tinh thần yêu thương, kính trọng, liên đới và phục vụ (Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay, Các Tuyên ngôn);

         5.6 Công đồng Vatican II đã khai sinh ra một cơ chế mới trong sinh hoạt của Giáo hội, đó là Thượng Hội đồng các Giám mục thế giới. Thượng Hội đồng các Giám mục này thể hiện tính “Tông đồ đoàn” của các Giám mục là những người kế vị các Tông đồ, trong tình hiệp nhất với Đức Giáo hoàng là đấng kế vị Tông đồ Trưởng Phêrô. Trong hơn ba mươi năm qua, Giáo hội chúng ta đã có rất nhiều Thượng Hội đồng Giám mục.

 

D. THẢO LUẬN & ỨNG DỤNG

        1. Tại sao Công đồng Vatican II được ví như một Lễ Hiện Xuống Mới đối với Giáo hội cuối thế kỷ XX và thế kỷ XXI? Hãy dẫn chứng một vài sự kiện mà anh chị biết.

        2. Theo anh chị thì Giáo hội Việt Nam nên làm những gì hơn nữa để tinh thần Công đồng in sâu vào đời sống giáo dân?


 

Các tin khác

    (Trang 1/5)    1 2 3 4 >

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô