Thứ hai, ngày 06 tháng 05 năm 2024 | 02:16 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Khóa học

 

GIÁO DÂN TRƯỞNG THÀNH

PHẦN THỨ NHẤT

 

ĐỀ TÀI I

TỪ “HỘI NGHỊ GIÁO DÂN Á CHÂU LẦN 2

TẠI THÁI LAN” ĐẾN “VIỆC ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

TRƯỞNG THÀNH  TẠI VIỆT NAM”

 

 

 

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Giúp học viên ý thức tầm quan trọng của việc bồi dưỡng về Giáo lý, Thánh Kinh, Thần học để có đủ nghị lực và quyết tâm theo Khóa Bồi Dưỡng Giáo Lý người trưởng thành này đến cùng.

 

B. TIẾP CẬN VẤN ĐỀ

I. PHẦN THAM GIA CỦA HỌC VIÊN:

        Xin anh chị hãy cho biết (viết ra giấy rồi chia sẻ trong nhóm nhỏ):

        1. Tại sao anh chị ghi tên theo học Khóa Giáo lý này? Trong đời sống Đạo anh chị có nhu cầu gì?

       2. Anh chị trông đợi gì ở Khóa này?

       3. Anh chị có đề nghị gì với các giảng viên, với ban tổ chức là những người hướng dẫn, giúp đỡ và phục vụ anh chị?

       4. Anh chị quyết tâm và cam kết gì (với chính mình, với các bạn, với Chúa)? 

 

II. PHẦN CHIA SẺ CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN:

      2.1- Hội nghị Giáo dân Á Châulần thứ 2 được Văn Phòng Giáo Dân của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC) và Ủy Ban Giám Mục về Giáo dân của Hội Đồng Giám Mục Thái Lan phối hợp tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ Ban Phu Waan, Samphran, Bangkok, Thái Lan từ ngày 19 đến hết ngày 24.3.2001 vừa qua. Hội nghị qui tụ 68 đại biểu gồm 9 giám mục, 9 linh mục, 2 nữ tu, 19 nam giáo dân và 29 nữ giáo dân của 15 quốc gia Á Châu là Ấn độ, Nêpan, Bangadesh, Pakistan và Sri-Lanca (Vùng Nam Á), Indonesia, Malaya, Philippines, Thái Lan, Việt Nam (Vùng Đông Nam Á) và Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc (Vùng Đông Á) và Uzbekhistan. Các nước Mynanmar, Lào, Cambodia, Trung Hoa, Bắc Triều Tiên và các nước vùng Trung Á không có đại biểu.

 

       2.2 Chủ đề của Hội nghị là:

           “Giáo Dân là sức mạnh thúc đẩy yêu thương và phục vụ trong một Giáo hội đổi mới”.

 

       2.3 Mục tiêu của Hội nghị là:

         1) Phát huy tiềm năng của gia đình và của giáo dân để gia đình và giáo dân trở thành một lực lượng thúc đẩy yêu thương và phục vụ, làm chứng cho các gía trị Tin Mừng.

          2)Khám phá các khả năng hợp tác với các anh chị em có Niềm Tin tôn giáo khác để tìm cách đáp trả - bằng yêu thương và phục vụ- các thách thức mà Châu Á đang phải đương đầu.

         3) Xây dựng tình liên đới với các tổ chức của Giáo Hội, với giáo dân của các quốc gia khác và với các tổ chức phi chính phủ nhằm phục vụ việc thăng tiến con người.

       

      2.4 Hội nghị xử dụng một phương pháp làm việc “độc đáo”:

        Là sau khi đã được định hướng thì tiến trình của Hội nghị là bắt đầu từ THỰC TẾ CUỘC SỐNG đến SUY TƯ & TÌM HIỂU (Thánh Kinh, Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội) để kết thành CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ. Phương pháp ấy được tóm gọn như sau: Định hướng> Thâm nhập thực tế> Suy tư> Hành động.

 

      2.5 Hội nghị đã đưa ra 6 quyết định sau đây:

         1) Nhấn mạnh việc Huấn Luyện giáo dân một cách có hệ thống và xuyên suốt hơn, nhằm giúp giáo dân hiểu biết căn tính và vai trò của mình, hiểu biết Giáo huấn Xã hội của Giáo Hội bằng những phương tiện đơn giản và liên tục.

        2) Sử dụng tiến trình: [Thâm Nhập Thực Tế > Suy Tư > Hành Động] mà chúng tôi đã thấy rất hữu  ích trong việc đào tạo giáo dân.

       3) Dấn thân hoạt động với các Giáo Hội địa phương để thực thi Chương trình Hành động trong quốc gia của mình.

       4) Thành lập các Cộng đoàn Chia sẻ Lời Chúa  là các cộng đoàn tạo điều kiện cho giáo dân trở thành Lực lượng thúc đẩy Yêu thương và Phục vụ.

        5) Xây dựng một tình Liên đới rộng lớn hơn giữa các Giáo hội Á châu với nhau và với những người không cùng niềm tin để tăng cường hoạt động nhằm phục vụ người nghèo.

       6) Cổ vũ và hỗ trợ Gia đình để gia đình chu toàn nhiệm vụ có một không hai của mình dựa trên nền tảng Giáo huấn Xã hội của Giáo hội.   

       

       Nhìn vào chủ đề, mục tiêu, phương pháp làm việc và quyết định của Hội nghị, chúng ta có thể nói: Hội nghị Giáo dân châu Á lần 2 chẳng những là hội nghị của những  giáo dân đích thực và trưởng thành mà còn nhắm mục tiêu tạo nên một đội ngũ giáo dân đích thực và trưởng thành cho các Giáo hội Á châu. Anh chị có đồng ý thế không? Theo anh chị, thế nào là giáo dân đích thực? thế nào là giáo dân trưởng thành? Giáo hội Việt Nam chúng ta đã có hàng giáo dân đích thực và trưởng thành ấy chưa? Làm thế nào để Giáo hội Việt Nam chóng có hàng ngũ đông đảo giáo dân đích thực và trưởng thành?

 

C. HỌC HỎI THÁNH KINH & CÔNG ĐỒNG

I. NỀN TẢNG THÁNH KINH

     “Còn Đức Giêsu thì ngày càng khôn lớn, và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến” (Lc 2,52).

          Từ câu Thánh Kinh trên, các nhà chú giải ghi nhận:       

          * “Đức Giêsu ngày càng khôn lớn” có nghĩa là Ngài phát triển về thân xác và về sự khôn ngoan theo tuổi tác năm tháng.

          * “Được Thiên Chúa yêu thương” có nghĩa là Ngài phát triển trong đời sống ân sủng, trong mối quan hệ thân mật với Thiên Chúa Cha,

          * “Được mọi người thương mến” có nghĩa là Ngài phát triển về các mối xã hội, Ngài sống hài hòa và gần gũi với mọi người.

          Đó là những tiêu chuẩn mẫu mực chúng ta phải noi theo để phát triển và trưởng thành trong đời sống nhân bản và tâm linh của chúng ta. Chúng ta không thấy Thánh Kinh nêu lên khía cạnh trí thức của Đức Giêsu. Trí thức là một yếu tố rất quan trọng nhưng không tối cần thiết cho đời sống của Chúa là Đấng Mêsia.

 

II. GIÁO HUẤN CỦA CÔNG ĐỒNG

       “Giáo Hội chưa được thiết lập thực sự, cũng chưa sống đầy đủ, cũng chưa là dấu chỉ tuyệt hảo của Chúa Kitô giữa loài người, nếu như chưa có hàng giáo dân đích thực và nếu hàng giáo dân này chưa cùng làm việc với hàng giáo phẩm. Thật vậy, Phúc Âm không thể đi sâu vào tinh thần, đời sống và sinh hoạt của một dân tộc nếu không có sự hiện diện linh hoạt của giáo dân.

        Do đó, ngay khi thiết lập, Giáo Hội phải hết sức chú tâm đến việc đào tạo một hàng giáo dân Kitô giáo trưởng thành” (Sắc lệnh Truyền Giáo, số 21)

 

III. VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO GIÁO DÂN ĐÍCH THỰC HAY TRƯỞNG THÀNH THEO TÔNG HUẤN NGƯỜI KI-TÔ HỮU GIÁO DÂN (CHRISTIFIDELES LAICI)

3.1 Thế nào là giáo dân đích thực hay trưởng thành?

       * Chúng ta không cần đi sâu vào việc tìm ra một định nghĩa đầy đủ về người giáo dân đích thực hay trưởng thành. Chỉ cần chúng ta dựa vào cách suy nghĩ thông thường và phổ biến của mọi người để hiểu thế nào là người giáo dân đích thực hay trưởng thành.

       * Hiểu một cách đơn giản, người giáo dân đích thực là người giáo dân sống đạo thật sự,chứ không chỉ sống đạo một cách hời hợt hình thức, càng không phải là người chỉ có cái tên là người có đạo. Tương tự như thế, người giáo dân trưởng thành là người giáo dân có sự hiểu biết tương đối về Đạo, có suy nghĩ chín chắn, có ý thức rõ rệt về vai trò chức năng ơn gọi của mình và tự mình có dấn thân cụ thể trong đời sống Đức Tin.

        * Trong đoạn văn trích dẫn từ Sắc Lệnh Truyền Giáo ở trên, các Nghị phụ Công Đồng đưa ra một tính chất khác bên cạnh tính “đích thực hay trưởng thành”. Đó là hàng giáo dân ấy phải có khả năng và điều kiện để cùng làm việc với hàng GiáoPhẩm. Cùng làm việc với hàng Giáo Phẩm thì rõ ràng không phải chỉ là làm việc dưới sự lãnh đạo, chỉ huy hay điều khiển của hàng Giáo Phẩm, mà là cùng suy nghĩ và hành động với các chủ chăn để thực thi sứ mạng mà Chúa Giê-su trao phó cho toàn Giáo hội.

 

3.2 Để Giáo hội có hàng giáo dân đích thực hay trưởng thành:

        Cha ông ta có câu:” Không thầy đố mày làm nên.” Còn người La Mã xưa có châm ngôn:”Không ai cho cái mình không có” (Nemo dat quod non habet). Cả hai châm ngôn trên đều nói lên tầm quan trọng của việc học hỏi, rèn luyện. Áp dụng vào trường hợp người giáo dân, chúng ta có thể nói: Muốn hiểu biết về Ơn gọi và Sứ mạng của mình trong Giáo hội và trong thế giới và muốn biết cách chu toàn Ơn gọi và Sứ mạng ấy thì người giáo dân cần được học hỏi và đào luyện rất nhiều. Nói theo ngôn ngữ của Đức Gioan Phaolô II trong Tông huấn Christifideles Laici tức “Ngườ̀i Kitô hữu giáo dân” (số 45-49) thì mọi Kitô hữu (linh mục, tu sĩ, giáo dân), mọi người già trẻ lớn bé nam cũng như nữ, đều là những người thợ làm vườn nho của Thiên Chúa. Đã̀ là thợ thì phải có trình độ tay nghề mới có thể đảm đương công việc của người thợ . Mà muốn có tay nghề thì phải học nghề. Học nghề chính là công việc đào tạo, huấn luyện! Vậy nếu Giáo hội muốn có hàng giáo dân đích thực hay trưởng thành thì đương nhiên Giáo hội phải quan tâm đến việc huấn luyện, đào tạo và đầu tư cách thích hợp vào công việc ấy.

 

3.3. Thế nào là đào tạo giáo dân? 

       Tông huấn Người Kitô hữu giáo dân nói về việc đào tạo giáo dân như sau:

”Hình ảnh trong Tin Mừng về cây nho và các cành nho cho chúng ta thấy một khía cạnh nền tảng khác trong đời sống và sứ vụ của giáo dân: lời kêu gọi phải lớn lên, không ngừng trưởng thành và luôn luôn sinh hoa trái nhiều hơn”(số 57).

Vậy đào tạo giáo dân là làm cho người tín hữu trở thành người giáo dân đích thực và trưởng thành. Nói cách khác là giúp người giáo dân hiểu biết đầy đủ về Ơn gọi và Sứ mạng của mình trong Giáo hội và trong thế giới và đồng thời có khả năng đảm nhận Ơn gọi và Sứ mạng ấy một cách hiệu quả.

      Đối tượng của việc đào tạo ở đây là người giáo dân, chứ không phải các tu sinh hay chủng sinh. Thế có nghĩa là chúng ta phải xác định một số vấn đề như Giáo dân là ai? Giáo dân sống ở đâu? Giáo dân có ơn gọi và sứ mạng (chung và riêng) gì?

 

3.4 Mục đích của việc đào tạo giáo dân

Trong Tông Huấn Người Kitô hữu giáo dân , Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nêu lên hai mục đích trong việc đào tạo giáo dân.

3.4.1 Mục đích thứ nhấtcủa việc đào tạo giáo dân là để giúp giáo dân trưởng thành hơn trong tiến trình nên giống Đức Kitô:

“Các Nghị Phụ…diễn tả việc huấn luyện người giáo dân như một tiến trình trưởng thành liên tục của cá nhân trong đức tin và là một tiến trình nên giống Đức Kitô, theo ý muốn của Chúa Cha, dưới sự hướng dẫn của Chúa ThánhThần” (Người Kitô hữu giáo dân, số 57)

3.4.2 Mục đích thứ haicủa việc đào tạo giáo dân là để giúp giáo dân khám phá và sống ơn gọi và sứ vụ riêng của mình :

“Việc huấn luyện giáo dân có mục tiêu nền tảng là giúp họ khám phá ra mỗi ngày mỗi rõ ràng hơn ơn gọi cá nhân và luôn hết sức sẵn sàng chu toàn sứ vụ riêng của mình”  (Người Kitô hữu giáo dân, số 58)

 

3.5 Hai lãnh vực & chương trình đào tạo 

          Cũng theo Tông huấn Người Kitô hữu giáo dân thì người giáo dân cần được đào tạo trong hai lãnh vực khác nhau: lãnh vực tổng quát và lãnh vực chuyên biệt. Vì có hai lãnh vực nên cũng cần phải có hai chương trình đào tạo khác nhau.

3.5.1 Lãnh vực & chương trình tổng quát:

Mọi người giáo dân phải được đào tạo trong lãnh vực và theo chương trình tổng quát này. Ở đây người giáo dân được đào tạo về những nền tảng cơ bản của đời sống Đức Tin, gồm nhiều mặt: nhân bản, tâm linh, kiến thức, ý thức thái độ và kỹ năng.

1o) Về mặt nhân bản,

Người giáo dân được đào tạo để:

a) Trở thành một con người hoàn thiện về mặt nhân bản, với những đức tính  hướng thiện, công bằng, yêu thương, nhân ái, vị tha, thanh liêm chính trực, trọng chữ tín, trọng của công, có tinh thần trách nhiệm,

b)    Nhạy bén với các vấn đề xã hội, có tình liên đới với những người chung quanh.

2o) Về mặt tânh,

Người giáo dân được đào tạo để:

a)  Trở thành một Kitô hữu xác tín và dấn thân,

b)    Phát triển đời sống cầu nguyện và tình thân với Đức Giêsu, với Thiên Chúa:

      ”Mỗi người được mời gọi để không ngừng lớn lên trong tình thân mật với Đức Giê- su, với Thiên Chúa…”

c)     Tinh luyện động cơ làm việc và phục vụ, nhất là đối với những người có nhiệm vụ lãnh đạo cộng đoàn,

d)    Biết qui chiếu đời sống Đức Tin vào Đức Kitô và xây dựng đời sống trên nền tảng Lời Chúa,

đ)  Biết hội nhập Văn hoá và Đức Tin một cách hài hòa.

3o) Về mặt kiến thức,

Người giáo dân được đào tạo để:

a)  Có một hiểu biết thông thạo về Giáo lý, Thánh kinh, Thần học, Công đồng,

b)  Có một kiến thức tổng quát về các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, tôn giáo, môi sinh và các phương tiện thông tin đại chúng. Ở đây phải dành  một chỗ hết sức quan trọng cho việc học hỏi về Học thuyết Xã hội của Giáo hội.

4o) Về mặt ý thức và thái độ,

Người giáo dân được đào tạo để có:

a) Ý thức trách nhiệm xã hội,

b) Ý thức các mối tương quan cộng đoàn và dành ưu tiên cho việc xây dựng cộng   đoàn, cho cách làm việc chung, làm việc ê-kíp, nhóm,

c) Thái độ khiêm tốn phục vụ, chia sẻ, giúp đỡ người khác.

5o) Về mặt kỹ năng,

Người giáo dân được đào tạo để:

a) Biết linh hoạt một nhóm nhỏ hay một cộng đoàn lớn,

b) Biết mời gọi, thuyết phục và ảnh hưởng trên người khác,

c) Biết hướng dẫn các buổi cử hành, nghi thức, cầu nguyện,

d) Biết điều hành các buổi hội họp thảo luận hay chia sẻ,

đ) Biết cách giải quyết các xung đột,

e) Biết truyền thông cho người khác,

g) Biết lên kế hoạch, thực hiện và lượng giá việc thực hiện kế hoạch.

3.5.2 Lãnh vực chuyên biệt:

Đối với một số giáo dân có Ơn gọi và Sứ mạng riêng như các Giáo lý viên, Linh hoạt viên các cộng đoàn, Hội viên Hội đoàn Công giáo Tiến hành, Thành viên Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, các Tông đồ Giáo dân, những người làm việc từ thiện, những người dấn thân trong lãnh vực nghề nghiệp, chính trị….. thì ngoài chương trình huấn luyện chung cho mọi giáo dân, họ cần có một chương trình đào tạo riêng. Gọi chương trình ấy gọi là chương trình huấn luyện chuyên biệt, vì nhằm đáp ứng các nhu cầu, ơn gọi và sứ vụ riêng biệt của từng hạng người: Ví dụ các Giáo lý viên thì phải có sự hiểu biết và kỹ năng về Sư phạm Giáo lý; Hội đồng Mục vụ Giáo xứ thì phải có hiểu biết và kỹ năng về lãnh đạo tập thể; Tông đồ Giáo dân thì phải có hiểu biết về giá trị các tôn giáo không Kitô giáo và phải có nghệ thuật tâm lý trong giao tiếp v.v…

          Nhưng điều tối quan trọng mà Đức Gioan Phaolo II nhấn mạnh trong Tông huấn Người Kitô hữu giáo dân là việc đào tạo phải toàn diện để có một đời sống thống nhất:

Trong cuộc sống không thể có hai đời sống song song nhau: một bên là đời sống gọi là ‘thiêng liêng’, với những giá trị và những đòi hỏi riêng, và bên kia là đời sống ‘trần thế’, nghĩa là đời sống gia đình, nghề nghiệp, những tương quan xã hội, sự tham gia chính trị, các hoạt động văn hóa. Cành nho nào được nối với cây nho là Đức Ki-tô sẽ trổ sinh hoa trái trong tất cả mọi lãnh vực hoạt động và trong mỗi giai đoạn của cuộc sống. Thật vậy, tất cả mọi lãnh vực của đời sống giáo dân đều nằm trong ý định của Thiên Chúa, Đấng đã muốn những lãnh vực đó là “môi trường lịch sử” để mặc khải và thực thi Đức Ái của Đức Giê-su Ki-tô, nhằm vinh quang Chúa Cha để phục vụ anh em. Tất cả mọi hoạt động, mọi hoàn cảnh, mọi sự dấn thân cụ thể –chẵng hạn như khả năng chuyên môn và sự liên đới trong công việc, tình yêu và sự dâng hiến trong gia đình cũng như trong việc giáo dục con cái, công việc xã hội và chính trị, việc trình bày chân lý trong lãnh vực văn hóa - tất cả những điều đó là cơ hội được Thiên Chúa quan phòng để ‘không ngừng thực thi đức Tin, đức Cậy và đức Mến” (Người Kitô hữu giáo dân, số 59; Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay, số 43; Sắc lệnh Truyền giáo, số 21; Loan báo Tin Mừng, số 20).

 

3.6 Phương pháp đào tạo giáo dân

          Giáo hội luôn quan tâm tới những khám phá và tiến bộ của con người trong mọi lãnh vực, nhất là lãnh vực giáo dục, nên Giáo hội hết sức chú trọng đến việc đem các tiến bộ tốt đẹp ấy ứng dụng vào trong công việc giáo dục của mình. Vì thế mà trong công cuộc đào tạo giáo dân, Giáo hội xử dụng nhiều phương pháp thích hợp và có giá trị, như:

1- Trau đồi kiến thức phải đi đôi với thực hành;

2- Giúp giáo dân tự đào tạo mình;

3- Đào tạo giáo dân qua cử hành Phụng vụ, Bí tích;

4- Đào tạo giáo dân bằng các Lớp, các Khóa học hỏi ngắn và dài ngày;

5- Đào tạo giáo dân qua các Hội đoàn Công giáo Tiến hành;

6- Bồi dưỡng giáo dân qua các Hội nghị, các đợt Tĩnh Tâm.

 

3.7. Thời gian và môi trường đào tạo giáo dân

          Hẳn nhiên là công cuộc đào tạo giáo dân như thế thì không thể có điểm dừng, nghĩa là không bao giờ có thể nói là đã hoàn thành. Từ bé tới lớn, từ trẻ tới già luôn luôn là thời gian đào tạo.

            Còn môi trường đào tạo thì chính là trong Giáo hội từ gia đình cho đến giáo xứ, giáo phận, cho đến Giáo hội toàn cầu. Trong các môi trường ấy phải kể đến các trường công giáo (từ tiểu đến trung và đại học) và các môi trường hội đoàn (xem Người Kitô hữu giáo dân, số 61-62).

 

3.8. Những người có trách nhiệm đào tạo giáo dân

Nói cho đến cùng, thì chính Thiên Chúa là Đấng đào tạo các Kitô hữu giáo dân cũng như giáo sĩ. Và chỉ một mình Đức Giêsu Kitô là Thầy, là Sư  Phụ dậy dỗ và rèn luyện mọi người nên con cái Thiên Chúa, nên giống Ngài, để “Thầy nào trò nấy”. (Người Kitô hữu giáo dân, số 61). Nhưng Thiên Chúa và Đức Kitô cũng đã giao trách nhiệm đào tạo ấy cho các Tông đồ và đặc biệt là Tông đồ trưởng Phêrô.

Vì thế Đức Giáo hoàng và các Đức Giám mục là những người được Thiên Chúa giao phó công việc giáo dục đào tạo mọi thành phần Dân Chúa trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình: Đức Giáo hoàng thì trong phạm vi Giáo hội toàn cầu, các Giám mục thì trong phạm vi Giáo hội địa phương là giáo phận. Tông huấn Người Kitô hữu giáo dân khẳng định:

“Công cuộc giáo dục trước hết là công việc của Giáo hội toàn cầu. Đức Giáo hoàng giữ vai trò người giáo dục đầu tiên của giáo dân. Là người kế vị thánh Phêrô, ngài cũng có sứ mệnh “củng cố anh em mình trong đức Tin” bằng cách dạy dỗ tất cả mọi tín hữu những yếu tố thiết yếu trong ơn gọi cũng như sứ vụ của Kitô giáo và Giáo hội. Không chỉ những lời do chính ngài đã loan báo, nhưng cả những gì được trình bày trong các văn kiện của các cơ quan khácnhau của Toà thánh đều cần được người giáo dân lắng nghe với lòng tuân phục kính yêu”  (Người Kitô hữu giáo dân, số 61).

“Tại mỗi Giáo hội địa phương vị Giám mục có một trách nhiệm cá nhân đối với giáo dân. Ngài phải huấn luyện họ bằng cách loan báo Lời Chúa, cử hành Phụng vụ Thánh Thể và các Bí tích, làm sinh động và hướng dẫn đời sống Kitô hữu” (Người Kitô hữu giáo dân, số 61).

Trên thực tế các Giám mục thực hiện công việc quan trọng ấy bằng nhiều cách: thăm viếng, khuyên nhủ, giảng dậy trực tiếp hay gián tiếp tức qua các phương tiện truyền thông xã hội như thư từ, báo chí, sách vở, tài liệu và qua các cộng tác viên sống động là các linh mục. Cho nên sau Giám mục thì các linh mục, nhất là các linh mục chánh xứ, là người có trách nhiệm chính trong việc đào tạo huấn luyện giáo dân, vì như Tông huấn Người Kitô hữu giáo dân xác định:

“Giáo xứ giữ một vai trò thiết yếu trong việc huấn luyện cách trực tiếp hơn với từng giáo dân. Thực vậy giáo xứ có điều kiện dễ dàng để đến với riêng từng người, từng nhóm nên giáo xứ được kêu gọi đào tạo các phần tử của mình biết lắng nghe Lời Chúa, biết đối thoại với Chúa trong cử hành phụng vụ cũng như cầu nguyện riêng, biết sống bác ái huynh đệ, và đồng thời giáo xứ còn phải cho họ thấy được một cách trực tiếp và cụ thể, ý nghĩa của sự hiệp thông trong Giáo hội và của trách vụ Truyền Giáo”  (Người Kitô hữu giáo dân, số 61).

            Các Tu sĩ cũng có trách nhiệm tham gia một cách nào đó vào công việc đào tạo này, vì Tu sĩ cũng là thành phần Dân Chúa, mà đã là thành phần Dân Chúa thì không ai không có trách nhiệm xây dựng Thân Thể huyền nhiệm của Chúa Kitô là Giáo hội.

Sau cùng việc đào tạo hàng giáo dân trưởng thành còn là trách nhiệm của chính người giáo dân, nhất là của những người làm cha làm mẹ, làm huynh trưởng các phong trào giáo dân, các bậc đàn anh đàn chị trong các hội đoàn, tổ chức Công giáo tiến hành. Trong một số trường hợp thiếu linh mục hoặc các linh mục quá bận với công việc mục vụ hoặc các linh mục lơ là với việc đào tạo giáo dân, thì trách nhiệm đào tạo giáo dân của hàng giáo dân càng nặng nề và cấp bách hơn.

 

D. THẢO LUẬN & ỨNG DỤNG

     1. Anh chị có cảm nghĩ gì sau buổi học đầu tiên? Hãy chia sẻ với bạn bè trong nhóm nhỏ.

     2. Anh chị có thấy cần phải nỗ lực rất nhiều để đáp lại sự mong đợi của Giáo hội không? Anh chị tính làm gì để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong những ngày tháng tới? (cầu xin ơn trợ giúp? quyết tâm dành ưu tiên cho Khóa? thu xếp công việc và thời khóa biểu? chuyên chăm và tích cực tham dự lớp v.v…).

Các tin khác

    (Trang 1/5)    1 2 3 4 >

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô