Thứ bảy, ngày 27 tháng 04 năm 2024 | 07:18 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thánh kinh

 

KINH THÁNH : TẦM QUAN TRỌNG - SỨ MẠNG LOAN TRUYỀN - PHẦN PHÚC

 

 

1. Tầm quan trọng của Kinh Thánh

Kinh thánh có một tầm hết sức quan trọng trong đời sống của Hội Thánh cũng như của mỗi Kitô hữu. Công Đồng Vaticanô II đã nhắc cho chúng ta nhớ kỹ: “Trong các Sách Thánh, Chúa Cha trên trời lấy lòng âu yếm đến gặp con cái mình và ngỏ lời với họ. Vậy sức mạnh và quyền năng chứa đựng trong Lời của Thiên Chúa rất lớn đến độ trở thành điểm tựa đầy năng lực cho Hội Thánh và là sức mạnh của đức tin, lương thực của linh hồn, nguồn sống thiêng liêng tinh tuyền và trường tồn cho con cái của Hội Thánh”.

 

Trên đây là lời quả quyết mạnh mẽ của Thánh Công Đồng về tầm quan trọng của Lời Chúa.

 

Lời đã nuôi sống và dẫn đưa dân tộc Do Thái vựơt qua gian nguy thử thách. Lời ấy cũng nuôi sống và dẫn đưa Giáo Hội suốt hơn 2000 năm qua. Lời Chúa có sức mạnh vượt sức tưởng tượng của con người. Vì “Kinh Thánh đã được Chúa linhhứng và có ích trong việc giảng dạy, biện bác, khuyên răn, giáo dục, để trở nên người công chính. Nhờ vậy, người của Thiên Chúa trở nên hoàn hảo và cáng đáng được mọi việc lành” (2Tm 3,16-17). Quả vậy, không có khoa học, văn hoá học, nhân chủng học, tâm lý học hay bất cứ môn học nào giúp ta nên người công chính, ngoại trừ Lời Chúa. Qủa thật, Lời Chúa còn có sức biến đổi và ban phần gia nghiệp cho những người tin. Hơn thế nữa, “Lời Chúa là Thầy dạy dỗ, luôn tránh thói lọc lừa, rời xa những lýluận ngu dốt và ghê tởm những chuyện bất công” (Kn 1,5). Cho dù các câu châm ngôn, ca dao, những lời đạo đức, lời hay ý đẹp, những lời của các bậc hiền triết, những lời dạy của các bậc được coi là khôn ngoan trong xã hội… cũng không thể sách được với Lời Chúa. Vì lời con người rồi cũng sẽ qua đi và tự bản chất không cứu đôï ai. Còn Lời Chúa thì tồn tại mãi. Và, quan trọng hơn là Lời Chúa có sức cứu độ. Chúa hứa:“Ainghe Lời Ta và tin vào Đấng sai Ta thì có sự sống đời đời, và khỏi phải đến toà phán xét, nhưng qua sự chết mà vào sự sống”(Ga 5, 24).

 

Vì tầm quan trọng của Lời Chúa nên thánh Gioan qủa quyết: “Ai bớt Lờinào trong Kinh Thánh, Thiên Chúa sẽ bớt phần kẻ ấy nơi cây Sự Sống” (Kh 22,19). Điều đó được minh chứng rằng sau khi Ađam –Eva bất tuân phục Lời Chúa, Ngài đuổi họ đi, và sai các Thiên thần cầm gươm canh giữ đường đến Cây Sự Sống (St 3, 24). Và, Cây Sự Sống đó chính là Chúa Giêsu. Vì chỉ có Ngài mới ban cho con người được sự sống đời đời(Ga 10,10). Vậy ai muốn đến gần Cây Sự Sống để được Ngài ban cho nhiều ơn phúc, người ấy phải có trái tim nghe Lời Chúa hơn vua Salomon.

 

Thực vậy, Lời Chúa, “ngọt hơn mật ong nguyên chất” (Tv 19, 11), “Lời Chúa là đèn soi con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119, 105), Lời của Ta lại chẳng giống như lửa, chẳng giống như búa đập tan tảng đá sao? (Gr 23, 29). Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó. (Is 55, 10-11). Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người.13 Vì không có loài thọ tạo nào mà không hiện rõ trước Lời Chúa, nhưng tất cả đều trần trụi và phơi bày trước mặt Đấng có quyền đòi chúng ta trả lẽ.(Dt 4,12-13).

 

Vì vậy, việc mục vụ Kinh Thánh cho những người trẻ đang sống trong thời đại hôm nay là hết sức quan trọng. Nó có những hệ quả trực tiếp đối với mối quan hệ của họ, cá nhân cũng như cộng đoàn, với Thiên Chúa, đồng thời cũng liên quan chặt chẽ với sứ mạng của Hội Thánh.

 

Vì tầm quan trọng của Lời Chúa mà thánh Phaolô qủa quyết: “Nếu ThiênThần từ trời xuống giảng Tin Mừng khác với Tin mừng Hội Thánh rao giảng, thì nó là đồ chúc dữ”(Gl 1,18). Cũng vì tầm quan trọng và lợi ích của Lời Chúa, nên Giáo Hội mà cụ thể là các mục tử phải có nhiệm vụ rao truyền Lời ấy cho muôn dân.

 

2. Vai trò của Mục tử trong việc giảng dạy Kinh Thánh

Thánh Công Đồng nói rằng:“Vì thế mọi phần tử trong Hội Thánh đều có mộtvai trò trong việc giải thích Kinh Thánh. Khi thi hành tác vụ mục tử, các giám mục, vì là những người kế vị các tông đồ. Phải là những chứng nhân đầu tiên và là những người nắm giữ truyền thống sống động trong đó Sách Thánh được giải thích ở mọi thời đại. Được Thánh Thần chân lý soi sáng, các ngài phổ biến Lời của Thiên Chúa bằng lời giảng của các ngài”. Rõ ràng Hội Thánh nhắc nhở các mục tử trong việc giải thích và giảng dạy Kinh Thánh. Vì vai trò của mục tử không phải là dạy ngoại ngữ, cũng không phải dạy các môn khoa học, cũng không phải làm công tác xã hội mà nhiệm vụ chính của mục tử là giảng Lời, phục vụ Lời. Thánh Phaolô quả quyết Chúa sai tôi không phải là đi làm phép rửa mà là đi giảng Tin Mừng.“Khốn cho tôi nếu tôikhông rao giảng Tin Mừng, tự ý làm việc đó thì tôi có công, còn nếu ngoài ý tôi thì đó là trách nhiệm Chúa đã ký thác cho tôi” (1Cr  9,16).

 

Ngoài ra, trong Chức vụ và đời sống Linh mục số 4 nói rõ: “Dân Chúa đượcđoàn tụ trước hết là nhờ Lời Thiên Chúa hằng sống; Lời này phải được đặc biệt tìm thấy nơi miệng lưỡi các Linh mục”. Vì thế, lời giảng dạy của các Linh mục trước hết phải nói Lời Chúa. Rất tiếc, các bài giảng của không ít Linh mục ngày nay ít có nội dung Lời Chúa, thay vào đó là những câu chuyện Đông - Tây - Kim - Cổ và dựa vào đó đưa ra những lời dạy luân lý. Mà đích xác của bài giảng không phải là dạy luân lý nhưng là rao truyền chân lý. Điều này phải chăng các ngài không đi sát với Giáo Huấn của Hội Thánh. Vì Hiến Chế Phụng Vụ số 52 nói rằng: “Bài giảng phải căn cứ vào Kinh Thánhđể trình bày các mầu nhiệm đức tin và những quy tắc cho đời sống Kitô giáo trong suốt chu kỳ năm Phụng vụ”. Cũng nên nói thêm rằng những chuyện Đông - Tây - Kim - Cổ người ta có thể tìm thấy nhan nhản trên các sách, báo và Internet. Và, cái đó không làm no thoả được cơn đói của con người ta. Điều người giáo dân cần khi tham dự Tiệc Thánh là được nghe Lời Chúa, Lời được rao giảng cách xác tín và sống động để thỏa được “cơn khát” mà Chúa đã gieo vào lòng mỗi người. “Ta sẽ gieo đói khát trêndân này, không phải đói bánh ăn, cũng không phải khát nước uống nhưng là khát nghe Lời Chúa” (Am 8, 11). Vì thế, Thánh Phaolô nói: “Tôi giảng chẳng cần lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Lời Chúa và quyền năng Thiên Chúa” (1 Cr 2, 4).

 

Ngoài việc giảng lễ, vai trò của mục tử là phải tổ chức dạy Kinh thánh và huấn luyện đức tin cho đoàn chiên mà ngài được giao nhiệm vụ coi sóc. “Cha sở phảilo huấn huyện giáo lý cho người lớn, thanh niên và trẻ em. Cha sở phải cổ võ và thúc đẩy cha mẹ chu toàn bổn phận dạy giáo lý trong gia đình”.

 

Vậy trong việc giảng dạy Kinh Thánh, Giám mục phải hơn Linh mục, Linh mục phải hơn Phó tế, Phó tế phải hơn Giáo dân. Nếu trong thực tế mà chưa đúng như vậy, thì mỗi người chúng ta cần ý thức hơn trong việc học hỏi, nghiên cứu và say mê giảng Lời Chúa. Vì “Các chủ chăn có nhiệm vụ riêng biệt và nặng nề là lo dạy giáolý cho dân Chúa”. Nhưng thực trạng cho thấy không ít giáo dân lại là những người rất hăng say trong việc dạy giáo lý còn các mục tử lại tỏ ra quá bận rộn với việc quan trị và xây cất. Phải chăng có sự đóng nhầm vai trong lãnh vực này? Vậy chúng ta phải đặt lại căn tính của mục tử. Vai trò của mục tử là gì? Giáo Luật số 757 nói rất rõ: “CácLinh mục có nhiệm vụ riêng là phải loan báo Tin Mừng của Chúa. Đây là nhiệm vụ bắt buộc, nhất là các cha Sở và những Linh mục khác được uỷ thác việc coi sóc các linh hồn”.

 

3. Nhiệm vụ của giới trẻ đối với việc học hỏi Kinh Thánh.

Mỗi bạn trẻ đóng một vai trò quan trọng trong gia đình. Họ là tương là của Giáo Hội và xã hội. Họ cần được quan tâm cách đặc biệt trong đời sống đạo, nhất là lãnh vực đức tin, đào sâu mối tương quan với Chúa Giêsu. Là người trẻ Công giáo các bạn có nhiệm vụ phải học hỏi Giáo lý và nhất là Kinh Thánh. Các bạn không chỉ học cho chính mình, mà còn có nhiệm vụ thông truyền đức tin cho thế hệ con cái của họ trong tương lai. Nếu như họ ú ớ trong việc nhận biết Thiên Chúa thì tương lai con cái họ sẽ ra sao? Tương lai Giáo Hội sẽ như thế nào? Hơn thế nữa, là người của Thiên Chúa các bạn trẻ cần có ước muốn được thuộc về Thiên Chúa. Và, “Ai thuộc vềThiên Chúa, thì nghe Lời Thiên Chúa, kẻ không muốn nghe vì nó không thuộc về Thiên Chúa”(Ga 8, 47). Một khi nghe Lời Thiên Chúa, họ thuộc về Chúa và họ được thôi thúc dùng tất cả tài năng và sức lực của mình vào việc rao giảng Tin Mừng. Các bạn sẽ trở nên người bạn hăng say của Chúa Giêsu, đến trình bày Thiên Chúa Cha cho bất cứ ai muốn nhìn thấy Thiên Chúa. Nhất là những ai sống xa Ngài, và các bạn cũng có nhiệm vụ giảng Kinh Thánh, nói Lời cho các bạn đồng tuổi. Vì “Ai không biếtKinh Thánh là không biết Chúa Kitô”(St. Gieronimo).

 

Theo lẽ thường, bạn là công dân nước nào thì bạn phải học ngôn ngữ nước đó. Cũng vậy, muốn là công dân Nước Trời thì các bạn trẻ phải học và hiểu Lời Chúa rồi đem ra thực hành. Vì cái đích của hành trình làm người Kitô hữu là Nước Trời. Quê hương đích thực của chúng ta là ở trên Trời. Vì thế, Chúa hứa ban phần phúc cho ai vui thích nghe - sống Lời Chúa.

 

4. Phần phúc Chúa hứa ban cho những ai say mê nghe Lời Chúa. 

Lời Chúa trong Thánh Vịnh được khởi đầu như sau:

“ Phúc thay ai vui thích Lề Luật Chúa,

Nhẩm đi nhẩm lại suốt đem ngày,

Người ấy tựa như cây trồng bên dòng suối,

Cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh,

Những cành lá không bao giờ tàn tạ,

Người như thế làm chi cũng sẽ thành” (Tv 1, 1-3).

 

Lời Chúa được nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày. Vì Lời Chúa là Thần Khí (Ga 6, 63). Khí mà không có trong trái banh, làm gì có trận túc cầu gây hào hứng cho cả tỷ người trên thế giới? Điều ấy thua xa Lời Chúa đến với Đức Maria, làm cho Mẹ trở thành Mẹ Thiên Chúa, rộn lên niềm vui ơn cứu độ phủ trên mọi tâm hồn khao khát chân lý, trải rộng trên thế giới, dẫn họ đi vào Thiên Đàng để “nghe Lời khôn tả” (Lc 1, 26; 2 Cr 12, 4).

 

Lần mở lại Cựu Ước ta thấy “Vua Salomon không xin phúc lộc thọ, chỉ xin Chúa cho ông tấm lòng biết nghe. Bởi thế, Chúa ban cho ông giàu có và khôn ngoan đến nỗi không ai sánh được với ông, và cả những điều ông không xin, Chúa cũng ban cho ông hơn lòng mong ước”( 1V 3, 7-9).

 

Bình thường mà nói con vật và con người đều có tai để nghe, nhưng con vật nó không nhận biết Thiên Chúa. Chỉ có ai nghe bằng con tim, bằng tấm lòng, người ấy mới nhận biết Thiên Chúa. Bởi đó Chúa rất hài lòng về lời cầu xin của Vua Salomon: “Xin cho con tấm lòng biết nghe”. Do đó, Chúa phán: “Này Ta ban cho ngươi một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đễn nỗi trước ngươi chẳng có ai sánh bằng ngươi, và sau ngươi chẳng ai bì kịp. Cả điều ngươi không xin,Ta cũng ban cho ngươi: giàu có, vinh quang, đến nỗi suốt đời ngươi, không có vua nào được như ngươi, và nếu ngươi bước theo đường lối của Ta, và tuân giữ các Lời Ta, Ta sẽ kéo dài đời ngươi”.

 

Quả thực, Chúa yêu chuộng tấm lòng người nghe Lời Ngài hơn dâng cho Ngài của cải vật chất. Chúa phán: “Ta mà đói, Ta đâu thèm nói cho các ngươi hay,vì trái đất với muôn loài chính Ta dựng nên. Thịt bò há là thức Ta ăn ? Máu chiên há là đồ Ta uống ? Nhưng chính ngươi lại ghét điều Ta sửa dạy. Lời Ta truyền, ngươi đem vứt sau lưng” (TV 49, 12; 50, 13 -17). Vậy điều Chúa cần là mong cho người ta nhận biết Lời của Ngài. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định và dạy: “Sống trên đời chỉ cómột việc cần mà thôi, đó là ai nghe Lời Chúa như Maria, người ấy đã chọn được phần tốt nhất, và sẽ không bị sự dữ nào giật mất” (Lc 10, 42). Cụ thể như người ngoại giáo ở Ninive, vừa nghe lời ngôn sứ Giona đến giảng lời chúc dữ: “Còn 40 ngày nữa là Ninive bị lật đổ” (Gn 3, 3). Nghe thế từ vua đến dân, cả các súc vật đều ăn chay hối lỗi, Chúa đã đổi ý định phạt họ, còn cho họ được quyền xét xử dân có đạo mà không nghe Lời Chúa (Mt 12, 41). Điều này minh chứng tác động và sinh ơn của Lời Chúa trên những người đón nhận, đúng theo bản tính của Lời Chúa.

 

Cụ thể, ngày 5-6-1985 phi công John Testrake bị không tặc dí súng vào mang tai, uy hiếp anh suốt 17 ngày, chúng bắt anh đáp xuống hết phi trường này đến phi trường khác. Sau cùng anh được cứu thoát. Anh kể lại rằng:“ Tôi theo đạo đã 25 năm nhưng mới biết đọc Kinh thánh được 3 năm, nhờ đó khi tôi bị không tặc uy hiếp, miệng tôi cứ nhẩm từng câu Lời Chúa tôi thuộc, tôi tin nhờ đó mà Chúa cứu thoát tôi. Bây giờ tôi nghỉ lái máy bay cho hãng TWA, vì tôi thích nhận lái máy bay cho các nhà truyền giáo đến vùng hẻo lánh của Châu Phi để giảng Lời Chúa”.

 

Trên đây là lời tuyên xưng đức tin của anh phi công John. Anh tin vào giá trị của Lời Chúa và Lời Chúa đã cứu thoát anh.

Mời đọc và quảng bá www.giaoducconggiao.net

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô