Thứ ba, ngày 30 tháng 04 năm 2024 | 12:47 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thánh kinh

CÁC BÀI SUY NIỆM LỄ CHÚA KITÔ VUA – C

Lời Chúa: 2Sm 5, 1-3; Cl. 1, 12-20; Lc. 23, 35-43

 

MỤC LỤC

 

1. Làm vua

2. Vua tình yêu.

3. Kitô Vua.

4. Chúa Kitô Vua – ĐGM. Giuse Vũ Duy Thống

5. Vương quốc Đức Kitô - ĐTGM. Jos Ngô Quang Kiệt

6. Vị vua không ngai vàng

7. Lạy Chúa, xin nhớ đến con – ĐGH. Phanxicô

8. Xin nhớ đến tôi.

9. ''... Để làm giá cứu chuộc''

10. Chúa Kitô Vua Tình Yêu – Radio Veritas Asia

11. Cùng chiến thắng cám dỗ với Chúa Giêsu

12. Thiên Chúa đã trở nên giống như bạn và tôi

13. Vua tình yêu – Lm Giuse Đỗ Vân Lực

14. Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ – Lm Trần Đình Nhi

15. Suy niệm của Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

16. Đức Giêsu Kitô, Vua vũ trụ

17. Suy niệm của Antôn P. Nguyễn Xuân Thuyên

18. Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua.

19. Chúa Giêsu, Vua Yêu thương

20. Đức Giêsu Vua, Người tôi tớ Thiên Chúa

21. Đấng Kitô của Thiên Chúa.

22. “Thiên Chúa đã trở nên giống như bạn và tôi”

23. Mở cửa về hướng tình thương.

24. Giêsu –Vua phục vụ.

25. Viên đá – McCarthy.

26. Nhân từ kêu gọi nhân từ – McCarthy.

27. Trên khổ giá - R. Gutzwiller.

28. Anh em và chị em của vua.

29. Ánh sáng, sức mạnh và hạnh phúc.

30. Vua vũ trụ.

31. Chúa Kitô, Vua vũ trụ – Veritas

32. Trộm lành.

33. Vua vũ trụ.

34. Cơn cám dỗ cuối cùng – Thiên Phúc

35. Chúa Giêsu là Vua

36. Vương quốc tình yêu.

37. Đức Giêsu, vua tình yêu - Lm. Phạm Thanh Liêm.

38. Vua kỳ lạ và một thần dân kỳ thú

39. Tên trộm lành và người chủng sinh.

40. Nếu ông là vua - Lm Âu Quốc Thanh.

41. Chúa Giêsu, vua tình yêu - Lm Bùi Quang Tuấn.

42. Suy niệm của Lm. Bùi Thượng Lưu.

43. Vị Vua trên Thập giá

44. Chú giải của Lm Fx. Vũ Phan Long

45. Chú giải của Noel Quesson.

46. Đức Giêsu Vua Tình Yêu

47. Suy niệm của Andre Seve

48. Những điều lạ lùng – Jos. Vinc. Ngọc Biển


1. Làm vua

Cuộc thế giới đại chiến lần thứ I (1914-1918) đã tàn phá thế giới, nhất là châu Âu ở một mức độ kinh khủng. Mọi người đều hy vọng rằng với những vết thương còn loang lỗ vì chiến tranh, loài người sẽ sợ hãi và sẽ không bao giờ tạo ra chiến tranh nữa. Tuy nhiên thực tế lại khác hẳn, tàn tích của cuộc chiến còn đó nhưng con người lại bắt đầu bước vào một cuộc phiêu lưu đầy nguy hiểm thứ hai. Chính trong bối cảnh đau thương sau thế chiến lần thứ nhất này, mà Giáo Hội kêu gọi tình thương gợi lên nghĩa huynh đệ, cùng là con một Cha, là công dân cùng một nước, bởi vì Thiên Chúa sẽ quy tụ tất cả lại trong Ngài. Cũng chính trong tinh thần đó, Đức Thánh Cha Piô XI đã thiết lập ngày lễ Chúa Kitô Vua hôm nay vào năm 1925. Thế nhưng Đức Kitô là Vua theo nghĩa nào?

Sau phép lạ bánh hoá nhiều, người ta muốn suy tôn Ngài lên làm vua, nhưng Ngài đã từ chối một cách quyết liệt. Hình như Ngài đã xua đuổi và giải tán tất cả những kẻ muốn phong vương cho Ngài. Ngược lại ngay lúc thập tử nhất sinh, lúc mà mỗi lời nói đều có thể đem đến bản án tử hình cho Ngài thì Ngài lại công khai tuyên bố: Quan nói đúng, tôi là Vua, tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng cho sự thật. Ai thuộc về sự thật thì nghe tôi. Chúa Giêsu là Vua, nhưng trong tước hiệu Vua của Ngài có cái gì không ổn, có cái gì ngược đời, có cái gì khác thường như bản án Philatô ghi trên cây thập tự: Giêsu Nadarét là Vua dân Do Thái.

Quan niệm bình thường của con người là gắn liền ông vua với ngai vàng, với quyền lực, với thống trị. Người ta phải dùng tới bạo lực để đạt được ngôi vua, để rồi bắt mọi người phải quy phục mình và ngày đăng quang sẽ là một ngày chiến thắng. Thế nhưng ngày đăng quang của Đức Kitô lại là một ngày thê thảm nhất. Ngai vàng của Ngài là cây thập giá đáng phỉ nhổ, vương miện của Ngài chỉ là một vòng gai làm trò cười cho thiên hạ. Thế nhưng chính lúc ấy: Ngày nào Ta bị treo lên khỏi đất Ta sẽ kéo mọi người lại với Ta. Bấy giờ các ngươi sẽ biết Ta là ai và Đấng đã sai Ta ở với Ta. Cái yếu tố thúc đẩy Ngài lên ngôi vua không phải chỉ vì Ngài là Thiên Chúa, nhưng chính vì Ngài là tình yêu: Không ai yêu hơn người hiến mạng sống mình vì bạn hữu. Thập giá là dấu chứng của tình yêu, của phục vụ.

Từ nay, làm Thiên Chúa không còn có nghĩa là bắt con người phải phục dịch mình, nhưng là vác trên vai các con chiên và chăm sóc cho đến độ hy sinh cả mạng sống của mình. Nếu có Thiên Chúa thì chỉ có một Thiên Chúa của tình yêu, của tha thứ, của phục vụ: Các ngươi biết thủ lãnh thế gian thì làm chúa trên họ và những kẻ làm lớn thì bắt họ phục quyền mình. Nơi các ngươi thì không được như thế, ai muốn làm lớn thì hãy hầu hạ các ngươi và ai muốn cầm đầu thì hãy làm tôi tớ cho các ngươi. Cũng như Con Người đến không để được hầu hạ nhưng là hiến mạng sống mình làm giá chuộc thay cho nhiều người.

Trong vương quốc ấy, Ngài đã không cai trị bằng luật rừng, bằng bạo lực nhưng bằng luật yêu thương: Thầy truyền cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau. Hãy thực thi giới luật yêu thương để chúng ta xứng đáng là con dân của Nước Trời, là con dân của Đức Kitô Vua.


 

2. Vua tình yêu.

Đọc lại Phúc Âm, chúng ta thấy các thánh sử đã ghi lại những giây phút cuối cùng của Chúa Giêsu như sau: Ngài vác thập giá, đi đến một nơi gọi là Golgotha, và tại đó, bị đóng đinh vào thập giá cùng với hai người trộm, mỗi người một bên. Thế nhưng thánh Gioan đã dừng lại ở một số chi tiết đáng cho chúng ta suy nghĩ về vương quyền của Đức Kitô. Trước tiên là tấm bảng mà Philatô đã cho viết và được treo trên thập giá: Giêsu Nadarét, vua dân Do Thái. Ngài nhấn mạnh đến tính cách phổ biến của tấm bảng ấy, vì được viết bằng tiếng Do Thái, Latinh và Hy Lạp, mà nhiều người có thể đọc được vì nơi đó gần thành. Danh hiệu này đã được lặp đi lặp lại như một chủ đề trong suốt cuộc xử án. Philatô hỏi Chúa Giêsu: Ông có phải là vua dân Do Thái hay không? Vậy ông là vua sao? Các người có muốn ta thả vua dân Do Thái cho các người không? Chẳng lẽ ta lại đóng đinh vua các người sao? Sự nhấn mạnh của Philatô như thể diễn tả sự châm biếm hay tố giác sự lo âu của ông? Nhưng chính vì danh hiệu này, mà cuối cùng người Do Thái đạt được bản án: Ai xưng mình là vua thì chống lại Xêda.

Một nghịch lý lạ lùng. Đó là một người ngoại giáo đại diện của quyền bính Xêda, lại ban cho Đức Kitô cái danh hiệu mà các thủ lãnh của dân Ngài thì lại khước từ. Những người dân thấp cổ bé miệng lại cũng đã tung hô Ngài là vua Israel, khi Ngài long trọng tiến vào Giêrusalem. Họ muốn tôn Ngài lên làm vua sau phép lạ bánh hoá nhiều. Vương quyền của Đức Kitô không phải là một vương quyền thuộc thế gian này. Vì thế, Ngài đã trốn lên núi để tránh đi sự hiểu lầm ấy. Bây giờ, Ngài không ngại gì nữa. Bị lính tráng đánh đòn, Ngài là một vị vua khiêm nhường và nghèo nàn, theo lời tiên tri Giacaria: Hỡi thiếu nữ Sion, đừng sợ, này vua ngươi ngự đến, ngồi trên lưng lừa con. Đây là một vị vua đội mương miện là một vòng gai, mặc một cẩm bào là chiếc áo đỏ để rồi bị chế giễu. Philatô có lý: Đây là vua các ngươi. Điều ông viết là được viết cho muôn đời.

Với chúng ta thì lại khác, bằng cái chết tủi hổ trên thập giá, Ngài đã trở nên một vị mục tử nhân lành, hiến mạng sống cho đoàn chiên của mình. Ngài đã khai mạc vương quốc mới của tình yêu, một tình yêu tự hiến: Không ai yêu hơn người hiến mạng sống mình vì bạn hữu. Cho đến tận cùng thời gian, các môn đệ của Ngài sẽ làm chứng về vương quyền mới mẻ ấy. Họ không được phép mơ tưởng, dù đôi khi bị cám dỗ, về một Giáo Hội quyền lực. Họ chỉ bày tỏ Đức Kitô ra cho thế giới bằng thứ vũ khí của lòng khoan dung, nhân hậu, tha thứ và yêu thương.


 

3. Kitô Vua.

Vào thời Chúa Giêsu, dân Do Thái đang mong chờ một vị vua sẽ đến để giải thoát họ khỏi ách đô hộ của đế quốc Lamã. Chính vì thế, sau phép lạ bánh hoá nhiều, họ đã tôn Chúa Giêsu lên làm vua, nhưng Ngài lại rút lên núi một mình.

Rồi trước câu hỏi của Philatô: Ông có phải là vua không? Chúa Giêsu chỉ đáp lại: Ông nói đúng. Và Ngài đã chết với bản án: Giêsu Nagiarét, vua dân Do Thái.

Tuy nhiên, nếu suy nghĩ chúng ta sẽ thấy: Ngài là một vị Vua, không giống bất kỳ vị vua nào trên trái đất. Một vị vua không ngai vàng, không cung điện, không binh đội và không bờ cõi. Một vị vua nghèo túng và khổ đau, một vị vua bị lăng nhục, bị nguyền rủa. Và đặc biệt, Ngài là một vị vua nhân hậu.

Đoạn Tin Mừng hôm nay cho thấy, chính vào lúc Ngài hấp hối trên thánh giá giữa những lời sỉ nhục và thách thức của các thủ lãnh và lính tráng, thì tiếng nói của anh trộm lành bất ngờ vang lên. Anh ta chấp nhận hình phạt: Chúng ta chịu như thế này thật là đích đáng vì xứng với việc chúng ta đã làm. Rồi anh tuyên xưng sự vô tội của Chúa Giêsu: Còn ông này, ông có làm điều gì trái đâu.

Điều lạ lùng hơn nữa là anh đã tuyên xưng vương quyền của Ngài, khi mà mọi sự dường như đã sụp đổ: Khi nào Ngài về nước Ngài, xin nhớ đến tôi cùng. Trong cái nhìn của anh, thì cái chết nhục nhã của Chúa Giêsu trên thập giá không phải là một dấu chấm hết, anh vẫn tin có ngày Ngài sẽ đến trong nước của Ngài và anh hy vọng mình sẽ được dự phần vào ngày đó.

Và Chúa Giêsu đã ban một ơn trọng đại vượt quá lòng anh mong ước: Ngay hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta.

Đức giám mục Bossuet đã chú giải như sau: Hôm nay, quả là nhanh biết mấy. Ở với Ta, quả thân tình biết bao. Trên thiên đàng, quả là nơi hạnh phúc vĩnh cửu. Như thế anh trộm lành là người đầu tiên được hứa ban ơn cứu độ. Kẻ gian phi lại là người trước hết được hưởng hoa trái của cái chết trên thập giá.

Tất cả những việc ấy đều nói lên lòng nhân hậu của Vua Giêsu đối với những kẻ bị gạt ra bên lề xã hội. Vị vua bị đóng đinh đã bắt đầu cuộc chinh phục của Ngài trên các tâm hồn. Và sau khi Ngài trút hơi thở cuối cùng, thì viên đội trưởng đã nhìn nhận Ngài là Con Thiên Chúa và đã đấm ngực ăn năn.

Chúa Giêsu là một vị vua khác thường, Ngài không thống trị bằng sức mạnh, nhưng Ngài phục vụ trong yêu thương. Cho đến ngày tận thế, Ngài vẫn thu hút chúng ta đến với Ngài. Thập giá là nơi vương quyền của Ngài được tỏ lộ mà không sợ bị hiểu lầm. Chúng ta cần ngắm nhìn Ngài trên thập giá để biết cách chinh phục thế giới. Bởi vì thế giới hôm nay xúc động trước lòng tha thứ.

Với những hành động bác ái và yêu thương, cho dù là tầm thường và nhỏ bé, chúng ta vẫn có thể làm chứng cho Đức Kitô. Mừng lễ Đức Kitô Vua, chúng ta hãy hạ bệ những thần tượng giả mạo, để cho Ngài chiếm hữu từng khoảng khắc cuộc đời, và ngự trị trong cõi lòng chúng ta.


 

4. Chúa Kitô Vua – ĐGM. Giuse Vũ Duy Thống

(Trích từ ‘Nút Vòng Xoay’)

Trên báo Tuổi Trẻ cách đây khá lâu, tôi gặp một chuyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, mang tựa đề “Tôi thích làm vua”, truyện kể về một đội kịch khi đã dàn dựng xong một vở xoay quanh vai chính là một ông vua. Nhưng đến lúc trình diễn, người thủ vai ông vua đã không có mặt. Đang còn lúng túng thì may sao tác giả chuyện ngắn lù lù dẫn xác tới. Bằng sức ép của tình thân người ta xếp ngay ông vào vai ông vua với lời trấn an: “Làm vua dễ lắm! Chỉ cần áo mão cân đai, trong ngai bệ vệ thị oai xong liền”. Tác giả đã làm như thế và buổi diễn được xem là thành công. Truyện chỉ có thế, nhưng qua mạch kể, dẫn tới kết luận: làm vua quá dễ và xét cho cùng, làm vua cũng có nghĩa là chẳng phải làm gì cả.

Phụng vụ hôm nay cũng đặt tín hữu đối diện với một vị vua: Đức Kitô. Nhưng Người là vị Vua thế nào? Đường lối làm vua của Người có nhàn hạ không?

1. Đức Kitô khởi đầu sự nghiệp bằng việc tự hiến.

Ngay từ đời đời, Đức Kitô đã là vua trên cả tạo thành, nhưng vì không muốn cho con người chỉ thấy nơi Người tự bản tính đã là vua, mà còn muốn tỏ bài cho họ hiểu để “là vua” Người phải “làm vua” nữa. Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đã trở thành Vua muôn vua.

Dẫu là Vua Trời, Người đã chấp nhận từ bỏ tất cả để bước xuống với đời sống con người. Sự bước xuống ấy chẳng phải là một chuyến vi hành như kiểu những ông vua trong truyện “Nghìn lẻ một đêm”, ban ngày thì thét ra lửa, nhưng ban đêm lại cải trang giả dạng thường dân len lỏi vào những ngõ ngách cuộc sống để nắm bắt tình hình dân chúng, rồi bước sang ngày mới, lại áo mão nghêng ngang ra dáng đức vua oai vệ.

Sự bước xuống ấy cũng chẳng phải là những chuyến du hành như những chuyến đi lại của những ông vua hiện đại luôn được bao vây bởi những vệ sĩ cận kề hoặc những fan hâm mộ cuồng nhiệt, có muốn quan sát sự tình cũng khó mà thấy sự thật.

Nhưng sự bước xuống ấy là một chuyến đồng hành theo nghĩa mạnh nhất của từ ngữ này, nghĩa là Vua Trời đã làm người thực thụ giữa muôn người trần gian để đồng hành với con người trong cuộc phiêu lưu cứu độ.

Từ trời cao hạ cố bước xuống với con người, chưa đủ; từ Thiên Chúa tự nguyện bước xuống làm người vì chúng ta, cũng chưa đủ; từ con người vô danh tiểu tốt lại khiêm nhường bước xuống làm một tội nhân dẫu chẳng mang tội gì, cũng chưa đủ. Qua Phúc Âm hôm nay, người ta còn thấy Người bước xuống nữa, từ một tội nhân lại nhận vào mình cái án của tên tử tội.

2. Đức Kitô xưng vương bằng việc tận hiến.

Đọc kỹ trang Tin Mừng hôm nay, người ta sẽ vô cùng sửng sốt, bởi vì hình ảnh vị vua thì quá nhạt nhòa trong khi hình ảnh của người tử tội lại thật đậm nét, đến nỗi cái chết của người ấy cũng không thể gọi là một cái chết bình thường nếu không muốn nói là “cái chết dữ”, theo ngôn ngữ Việt Nam. Thay vì triều thiên là một vòng gai, thay vì long ngai là một Thánh Giá, thay vì xa giá oai phong lẫm liệt lại chỉ là những tiếng nhục mạ thách thức của đủ mọi thành phần dân chúng. Kỳ mục ghen ghét nên nhục mạ đã đành, lính tráng liên quan gì mà phải lên tiếng, đến như anh trộm dữ chết đến nơi rồi mà vẫn không hết cay xè cà cuống độc mồm độc miệng.

Nhưng người ta càng sửng sốt hơn nữa khi biết rằng người tử tội ấy là Chúa Kitô, và cái chết của Người chính là đỉnh cao tận hiến, đi đến cùng trong lựa chọn hiến thân cho loài người. Nếu sinh thời Người đã nói “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến thân vì bạn hữu” thì câu nói đó trước hết đã ứng nghiệm nơi Người. Người chết thay cho nhân loại mà Người hằng yêu mến, Người chết cho họ được sống. Nhưng chính lúc Người chết lại là lúc Người tỏ mình là Vua như hàng chữ trên Thánh Giá đã ghi rõ.

Người làm Vua bằng con đường tận hiến. Như hạt lúa phải thối đi mới sinh nhiều bông hạt; như cỗ máy phải chấp nhận hao mòn đi mới phát sinh công suất; như bông hoa phải chịu ngắt đi mới trang hoàng đẹp bàn thờ; và cũng như cây nến phải chấp nhận hao mòn đi mới có thể đem cho ngày lễ ánh sáng lung linh.

3. Chúa Kitô cai trị bằng thánh hiến.

Nếu toàn cảnh Phúc Âm hôm nay là một bầu khí ảm đạm thì câu kết thúc lại là một cảnh hoàn toàn khác. Từ đỉnh cao Thập Giá, Chúa Kitô hứa Thiên Đàng cho anh trộm lành. Trong lời hứa, người ta đã thấy tỏ hiện vương quyền trời cao; trong cách hứa, người ta đã thấy vinh quang rạng ngời vương quốc; và vượt trên tất cả, trong tương quan của người trao và người nhận lời hứa, là sáng lên dung mạo của vị Vua bao dung thánh hiến tất cả để đặt vào tình trạnh sống mới.

“Hôm nay, anh sẽ ở trên Thiên Đàng với Ta”. Trong bảy lời Chúa Giêsu phán ra từ Thập Giá, đây là lời oai phong nhất, không là lời của người tử tội, mà là lời của một vị Vua quyền uy trong Vương quốc của Người là Thiên đàng. Đây cũng là lời đậm màu cứu độ nhất vì anh trộm khi chẳng còn hy vọng nào khác đã biết bám víu vào Chúa Giêsu, nên anh đã nhận được ơn cứu rỗi, tức là được thánh hiến để sẵn sàng tháp tùng Người bay thẳng vào chốn Thiên Đàng không cần qua một trạm trung chuyển nào. Sướng thật. Rõ trộm chuyên nghiệp nên phút cuối cùng còn trộm được cả Thiên Chúa.

Có lẽ cũng nên nói một chút về hai chữ “hôm nay” của lời hứa đặc biệt này, một chữ nhiều gợi ý, nhưng gắn liền với việc Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên Thánh Giá, nên chữ ấy cũng liên quan đến việc thánh hiến của vì Vua cứu độ. Ngay từ lúc Chúa Giêsu chịu chết, Vương quốc Thiên Đàng của Người đã tỏ hiện, vương quyền thánh hiến của Người đã phát huy, để chữ “hôm nay” trở thành chữ hiện thực muôn đời của tấm lòng vị Vua Cứu Thế.

Qua việc thánh hiến lòng cậy trông của ông trộm lành, Đức Kitô đã khẳng định đường lối làm vua của Người mãi mãi. Người thánh hiến trọn vẹn mỗi người và mọi người, như kiểu nói của thánh Phaolô: “Người thâu họp tất cả trong một đầu mối chính là Người, để mà dâng lên Chúa Cha”.

Tóm lại, Đức Kitô là một vị Vua rất khác lạ, Người làm tất cả chỉ vì muốn cứu độ muôn người: Người tự hiến cúi xuống với con người; Người tận hiến mạng sống cho con người, và Người thánh hiến để con người được sống muôn đời với Người trong vương quốc vĩnh cửu. Vấn đề còn lại là hãy tôn vương Chúa Kitô ngay trong cuộc sống hôm nay.

Có lần đến một xứ đạo vùng Hố Nai dâng Thánh Lễ, tôi không xác định được phương hướng, phải nhờ một bác tài xế chỉ cho. Bác bảo: tới ngã ba thấy tượng Chúa Kitô giang tay, hãy đi về phía tay phải, sẽ gặp địa chỉ muốn tìm. Rõ ràng chỉ là một câu nói, nhưng đầy gợi ý: hãy đi về phía tay phải Chúa Kitô bằng một cuộc sống tốt lành, người ta sẽ gặp được địa chỉ mong ước, đó là Nước Chúa Kitô, là quê hương hạnh phúc.


 

5. Vương quốc Đức Kitô - ĐTGM. Jos Ngô Quang Kiệt

Nghe bài Tin Mừng hôm nay, có lẽ nhiều người thắc mắc: Giáo Hội có nhầm không? Ngày lễ Chúa làm Vua mà lại đọc bài tường thuật cái chết tủi nhục của Chúa. Thật khó hiểu.

Ta không hiểu, vì trí ta luôn vẽ ra hình ảnh một ông Vua theo kiểu trần gian. Trong khi Chúa Giêsu đã cho biết: “Nước tôi không thuộc trần gian này” (Ga 18,36). Bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy ba tính cách của Vương quốc Đức Kitô.

Đó là Vương quốc của lòng hiếu thảo. Thiên Chúa muốn thiết lập Vương quốc này ngay từ buổi sơ khai. Nhưng ma quỷ phá hoại bằng cách xúi giục con người chống lại Thiên Chúa. Chúa Giêsu xuống thế để tái lập mối liên hệ Cha-Con giữa Thiên Chúa với loài người. Người đã sống như một người Con Hiếu Thảo của Đức Chúa Cha. Sống kết hiệp với Đức Chúa Cha. Trong Phúc Âm, lời đầu tiên Người nói là nói về Đức Chúa Cha: “Cha mẹ không biết con phải lo việc của Cha con ư?” (Lc 2,49). Lời cuối cùng của Người cũng hướng về Đức Chúa Cha: “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46). Trọn cuộc đời Người luôn thi hành thánh ý Cha, cho dù có những lúc phải đổ mồ hôi máu mới bỏ được ý riêng mình. Người đã sống đến cùng tâm tình của người con hiếu thảo. Trên thập giá, Người đã hoàn tất việc thiết lập Vương quốc ban đầu theo ý định của Thiên Chúa; quy tụ những người con hiếu thảo trong nhà Cha trên trời.

Đó là Vương quốc của sự tự do. Con người rời xa Thiên Chúa rơi vào vòng tay ma quỷ. Ma quỷ trói buộc con người bằng những sợi dây nô lệ: nô lệ cho danh vọng, nô lệ cho tiền bạc, nô lệ cho thú tính. Đức Giêsu xuống trần gian để giải thoát con người khỏi ách nô lệ ma quỷ. Người cứu con người khỏi mọi thứ sợ hãi. Người giải phóng ta khỏi mọi áp lực, mọi mặc cảm. Trọn đời Người nêu gương một đời sống tự do. Thoát khỏi sự ràng buộc của của cải vật chất, Người sống như một người nghèo: “Con chim có tổ, con chồn có hang, nhưng Con Người không có hòn đá gối đầu” (Mt 8,20). Người đã chống lại những cơn cám dỗ về quyền lực từ ngày đầu tiên trong sa mạc cho đến phút cuối đời trên thập giá: “Nếu Ông là Con Thiên Chúa, hãy biến đá thành bánh mà ăn” (Mt 4,3). “Nếu Ông là Đức Kitô, hãy xuống khỏi thập giá, chúng tôi sẽ tin”. Rất tự do, Người đã đi vào cái chết. Chính khi bị treo trên thập giá, thân trần trụi, mất hết mọi uy tín, danh dự, Người đã phá tung hết mọi thứ xiềng xích nô lệ, khai mạc một triều đại tự do cho con người.

Đó là Vương quốc của tình yêu. Chúa Giêsu xuống trần để làm chứng về tình yêu. Rao giảng, thi ân, tha thứ. Tình yêu lên đến cực điểm trong những giây phút cuối đời khi Người quỳ xuống rửa chân cho môn đệ, khi Người chữa lành tai cho kẻ đến bắt Người, khi Người tha thứ cho kẻ phản bội, và nhất là khi Người cầu xin Đức Chúa Cha tha thứ cho những kẻ giết Người. Thật là một tình yêu nguyên tuyền không hề vương chút hận thù. Một tình yêu bao la lan tới mọi góc biển chân trời. Một tình yêu cao cả đáp lại hận thù. Thánh giá diễn tả tình yêu Chúa Giêsu dành cho Đức Chúa Cha. Thánh giá diễn tả tình yêu Chúa Giêsu dành cho nhân loại. Thánh giá diễn tả tình yêu tha thứ Chúa Giêsu dành cho những kẻ thù ghét Người.

Cái chết trên thập giá là một cuộc chiến thắng. Chiến thắng của tâm tình hiếu thảo. Chiến thắng của sự tự do nội tâm. Chiến thắng của tình yêu. Chính trên cây thập giá, Chúa Giêsu đã lên ngôi vua. Chính khi hứa cho người trộm lành vào thiên đàng, Chúa Giêsu đã khai mạc vương quốc của Người.

Vương quốc Đức Kitô đã rộng mở chào đón tất cả mọi người. Chúng ta hãy mặc lấy tâm tình của người con hiếu thảo hoàn toàn vâng phục thánh ý Đức Chúa Cha, hãy sống tự do, dứt bỏ mọi ràng buộc của danh, lợi, thú, hãy mở rộng trái tim yêu thương. Như thế ta mới xứng đáng trở thành công dân trong Nước Chúa.

Lạy Chúa Giêsu là Vua của tâm hồn con, xin nhận con vào Vương quốc của Người. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1) Đã bao giờ bạn cảm nghiệm được sự tự do hoàn toàn, không còn ham hố tiền tài, danh vọng, lạc thú chưa? Nếu có, bạn cảm thấy thế nào?

2) Hình ảnh về Vua Giêsu nghèo hèn, khiêm nhường, chịu thiệt thòi, luôn tha thứ gợi lên trong bạn tâm tình nào?

3) Tuần này bạn sẽ làm gì để Vương quốc Chúa Giêsu lan rộng tới những người chung quanh?


 

6. Vị vua không ngai vàng

(Suy niệm của ĐGM. Giuse Vũ Văn Thiên)

Mặc dù có nhiều ý kiến phê phán cách dùng danh xưng “vua” để chỉ Chúa Giêsu, viện lẽ rằng danh xưng này gắn liền với xã hội phong kiến lỗi thời, Giáo Hội vẫn tiếp tục dùng tước hiệu này và tôn vinh long trọng trong ngày Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng vụ. Chúng ta tuyên xưng Đức Giêsu là vua. Nhưng Ngưởi là một vị vua không có ngai vàng. Nói đúng hơn, Người không dùng ngai vàng để biểu dương quyền lực trần thế. Ngai vua của Người là một dụng cụ tử hình, là cây thập giá đã được dựng nên trên đồi Canvê. Như thế, mặc dù dùng danh xưng vua để chỉ Chúa Giêsu, thì khái niệm vua nơi Người vẫn hoàn toàn khác với một vị vua trần thế.

Không phải vô tình mà thánh sử Luca nhấn mạnh đến tấm biển gắn phía trên của thập giá. Tấm biển này mang dòng chữ "Người Này Là Vua Dân Do Thái”, được viết bằng ba thứ tiếng: Hy lạp, Latinh và Do Thái. Thánh Gioan còn thêm một chi tiết: nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh gần cổng thành, nơi có đông người qua lại nên rất nhiều người đọc được dòng chữ này (x. Ga 19,20). Tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ của nền văn hóa đương thời; tiếng Latinh là ngôn ngữ của chính trị; tiếng Do Thái là ngôn ngữ của tôn giáo. Tước hiệu vương đế của Đức Giêsu được giới thiệu và tuyên xưng trong mọi lãnh vực, cho cả thế giới, mọi nền văn hóa và ý thức hệ chính trị. Thực tế hôm nay cho thấy điều “tiên tri” này đã được thực hiện: danh Đức Giêsu được kêu cầu bằng mọi ngôn ngữ trên thế giới. Tin Mừng của Người đã đến với mọi nền văn hóa, thấm nhập và làm cho thăng hoa phát triển.

Phụng vụ giới thiệu với chúng ta một vị vua nổi tiếng là đạo hạnh của Cựu ước (Bài đọc I). Đó là vua Đavít. Ông là vị vua thứ hai sau Sa-un, kể từ khi Ít-ra-en thiết lập nền quân chủ. Việc Đavít được xức dầu phong vương được coi như một việc làm theo ý của Thiên Chúa. Đavít là hình ảnh của Vị Vua Vũ Trụ là Đức Giêsu là chúng ta tôn vinh hôm nay. Tuy vậy, vương quốc của Đức Giêsu không thu hẹp trong ranh giới của Ít-ra-en như Đavít, nhưng lan rộng khắp thế giới, vì “Thiên Chúa đã muốn đặt tất cả viên mãn nơi Người, và Thiên Chúa đã giao hoà vạn vật nhờ Người và vì Người; nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa ban hoà bình trên trời dưới đất”. (Bài đọc II).

Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Luca làm chúng ta ngỡ ngàng. Đức Giêsu thi hành quyền vương đế của Người không bằng phong độ của một vị vua trần thế, nhưng lại quyền uy gấp bội phần. Một người bị kết án treo trên thập giá, bị chế diễu nhục nhã, đang quằn quại đau đớn và sắp trút hơi thở cuối cùng mà lại tuyên bố sẽ cho người trộm có lòng sám hối được vào vương quốc của mình. Vương quốc ấy được chính Đức Giêsu gọi là thiên đàng, là nơi mọi người đang ước ao và cố gắng đạt được sau khi đã kết thúc cuộc sống ở trần gian. Quả thật đây là một vị vua không giống những vị vua trần thế. Ngai vàng của Người là thập giá. Thập giá là biểu tượng của hy sinh và tự hiến. Trên ngai vàng thập giá đó, Chúa Giêsu đã tỏ cho nhân loại biết tình yêu thương của Thiên Chúa đối với con người mênh mông rộng lớn tới mức nào. Và, đã hai mươi thế kỷ, vương quyền yêu thương của Người đã được một phần lớn nhân loại đón nhận. Đức Giêsu là vua của vương quốc yêu thương, công bình, vĩnh cửu (lời Tiền tụng thánh lễ). Ai sống yêu thương bác ái thì được thuộc về vương quốc của Chúa.

Việc người trộm sám hối được đón nhận vào thiên đàng là bằng chứng của tình yêu và lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Người tín hữu tìm thấy niềm hy vọng nơi nhân vật người trộm này. Mặc dù tội lỗi, anh đã tuyên xưng Đức Giêsu là vua. Anh muốn được vào vương quốc của Người và ước vọng của anh đã được chấp nhận. "Ta bảo thật ngươi: ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta".

Nhận ra vương quyền của Đức Giêsu và cố gắng sống xứng đáng là công dân trong vương quốc của Người, đó là ơn gọi của người tín hữu. Có những lúc người công dân trong vương quốc của Chúa phải chấp nhận những thiệt thòi hy sinh mất mát để có thể trung thành với Chúa và được hạnh phúc Nước Trời. Nhiều khi chúng ta có khuynh hướng chọn lựa một Đức Giêsu vương hoàng theo kiểu trần gian. Lúc đó, chúng ta chỉ tôn thờ hình ảnh của Người mà chưa chắc được gặp Người.

Việc tôn vinh Đức Giêsu là Vua vào Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng vụ mang một ý nghĩa đặc biệt. Chúng ta được mời gọi hướng về ngày cánh chung, tức là ngày tận thế, ngày tận cùng của lịch sử nhân loại. Khi ấy, mọi quyền bính trần thế sẽ chấm dứt; mọi chia rẽ hận thù và chiến tranh tàn khốc sẽ không còn. Chỉ còn vương quốc yêu thương và an bình tồn tại. Vương quốc ấy là vương quốc của Chúa Giêsu. Vị Vua Giêsu vẫn đang hiện diện trong cuộc sống của Chúng ta. Một vị vua không thực thi quyền thống trị. Người đang tiếp tục đi qua các ngả đường và ngõ xóm, ngồi trên lưng một chú lừa con, như trên đường phố Giêrusalem xưa. Người đang gõ cửa tâm hồn chúng ta, dù chúng ta không đón tiếp Người. Trước mặt chúng ta, Người cũng trần trụi như khi đứng trước Philato và mời gọi chúng ta nhận ra mình thuộc về chân lý. Mỗi tín hữu chúng ta được mời gọi nhận ra Người và cùng với Người và anh chị em chung tay xây dựng vương quốc của Người ngay từ hôm nay, khởi đi từ những cố gắng rất đơn giản dung dị trong cuộc sống đời thường.

Lạy Chúa Giê-su, chúng con tôn nhận Chúa là vua của cõi lòng mỗi người chúng con. Xin Chúa thương chúc phúc và trợ lực để ch&uacut

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô