, ngày 28 tháng 04 năm 2024 | 09:34 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thánh kinh
 

1st Sunday of Advent

 

 

 

Reading I: Isaiah 63:16-17,19;64:2-7 II: 1 Cor. 1:3-9; Mark 13:33-37

Chúa Nhật 1 Mùa Vọng

 

Bài Đọc I: Isaia 63:16-17,19;64:2-7;  1Cor 1:3-9: Mark 13:33-37

Interesting Details

·      This passage concludes the teachings of Jesus, and is followed by his passion, death and resurrection.

·      (v.34) The master of the house places everyone in the household "in charge" of something according to his/her own condition and ability.

·      (v.35) Roman army divides the night into four "watches" as in this verse. The Jewish usage divides the night time into three "watches". Mark's division (evening, midnight, cockcrow and morning) indicated that he was writing for the Gentiles who were unfamiliar with Jewish practice.

·      The door keeper must "watch" even during the night. Thus Jesus asks for more than the normal duty, not only of the door man but of all servants on whatever he has put them in charge regardless of the master's presence or seemingly absence.

·      (v.37) Jesus says to "all" which means all the people in the Church, the ordained and the laity.

Chi Tiết Hay

·      Đoạn này tóm tắt những lời dạy bảo của Đức Giêsu trước khi Ngài chiụ khổ hình, chịu chết và phục sinh.

·      (c.34) Người chủ nhà chỉ định cho mỗi đầy tớ một việc tùy theo điều kiện và khả năng của mỗi người.

·      (c.35) Quân đội La Mã chia một đêm ra làm bốn canh. Trong khi đó người Do Thái chỉ chia một đêm làm ba canh mà thôi. Cách Máccô nhắc đến bốn canh trong một đêm (chập tối, nửa đêm, lúc gà gáy và tảng sáng) chứng tỏ ông viết cho dân ngoại là những người không biết rõ phong tục Do Thái.

·      Người giữ cửa phải canh thức suốt đêm. Ở đây Đức Kitô đòi hỏi mọi người - không những người giữ cửa mà kể cả các đầy tớ nữa - phải làm nhiều hơn là nhiệm vụ được chỉ định, bất kể khi ông hiện diện hoặc khi ông vắng mặt.

 

·      (c.37) Khi Đức Kitô nói "hết thảy mọi người", Ngài ám chỉ tất cả mọi người kể cả tu sĩ lẫn giáo dân.

One Main Point

Be watchful and do our duties. Jesus warns all to be watchful for his second coming by doing perfectly what he has put each of us "in charge."

Một Điểm Chính

Chúng ta phải tỉnh thức và thực thi bổn phận của mình. Đức Kitô khuyến cáo mọi người cần phải thức tỉnh chờ đợi ngày Ngài trở lại, đồng thời thi hành những nhiệm vụ Ngài đã trao cho mỗi người

Reflections

1.   What are my duties that the Lord put me in charge?

2.   Am I doing the duties the Lord assign, or my own will?

3.   If the door keeper must watch 24 hours a day, how perfectly am I expected to perform my duty for the Lord?

 

Suy Niệm

1.  Chúa đang trao cho tôi những công việc nào?

2.  Tôi đang thi hành những công việc theo ý Ngài muốn hay theo ý riêng tôi?

3.  Nếu người giữ cửa phải canh thức suốt 24 tiếng một ngày, thì phần tôi, tôi phải làm hoàn hảo công việc Ngài trao phó cho tôi đến mức nào?

TIẾP TỤC 12 CÂU HỎI NGƯỜI CÔNG GIÁO PHẢI TRẢ LỜI ĐƯỢC

3.  "The Old and New Testaments contradict one another in numerous places. If an omnipotent God inspired the Bible, He would never have allowed these errors."

This is a common claim, one found all over the internet (especially on atheist and free-thought websites). An article on the American Atheists website notes that "What is incredible about the Bible is not its divine authorship; it's that such a concoction of contradictory nonsense could be believed by anyone to have been written by an omniscient God."

Such a statement is generally followed by a list of Biblical "contradictions." However, claims of contradictions make a few simple errors. For example, critics fail to read the various books of the Bible in line with the genre in which they were written. The Bible is, after all, a collection of several kinds of writing...history, theology, poetry, apocalyptic material, etc. If we try to read these books in the same wooden way in which we approach a modern newspaper, we're going be awfully confused.
      And the list of Bible "contradictions" bears this out. Take, for example, the first item on the American Atheist's list:
"Remember the Sabbath day, to keep it holy." Exodus 20:8
Versus...
"One man esteemeth one day above another: another esteemeth every day alike. Let every man be fully persuaded in his own mind."Romans 14:5
      There! the atheist cries, A clear contradiction.
But what the critic neglects to mention is something every Christian knows: When Christ instituted the New Covenant, the ceremonial requirements of the Old Covenant were fulfilled (and passed away). And so it makes perfect sense that Old Testament ceremonial rules would no longer stand for the people of the New Covenant.
    If the critic had understood this simple tenet of Christianity, he wouldn't have fallen into so basic an error.
The next item on the American Atheist list is similarly flawed:
"...the earth abideth for ever."Ecclesiastes 1:4
Versus...
"...the elements shall melt with fervent heat, the earth also and the works that are therein shall be burned up."  (2 Peter 3:10)
So, the Old Testament claims that the earth will last forever, while the New says it will eventually be destroyed. How do we harmonize these? Actually, it's pretty easy, and it again comes from understanding the genre in which these two books were written.
       Ecclesiastes, for example, contrasts secular and religious world views - and most of it is written from a secular viewpoint. That's why we find lines like, "Bread is made for laughter, and wine gladdens life, and money answers everything." (Ecclesiastes 10:19)

However, at the end of the book, the writer throws us a twist, dispensing with all the "wisdom" he'd offered and telling us to "Fear God, and keep his commandments; for this is the whole duty of man." (12:13)
       If a reader stops before the end, he'll be as confused as the critic at American Atheists. However, since the viewpoint that gave birth to the notion of an eternal earth is rejected in the last lines of the book, there's obviously no contradiction with what was later revealed in the New Testament. (And this is just one way to answer this alleged discrepancy.)
       The other "contradictions" between the Old and New Testaments can be answered similarly. Almost to an item, the critics who use them confuse context, ignore genre, and refuse to allow room for reasonable interpretation. No thoughtful Christian should be disturbed by these lists.

3. "Cựu Ước và Tân Ước trái ngược nhau ở nhiều chỗ. Nếu một Thiên Chúa toàn năng linh hứng Thánh Kinh, thì Ngài đã không để cho có sai lỗi."

Ðây là một luận điệu thông thường, người ta có thể thấy khắp nơi trên Internet (nhất là những websites vô thần và tự do tư tưởng). Một bài trên website của Vô Thần ghi rằng "Ðiều lạ thường về Thánh Kinh không phải vì tác giả là Thiên Chúa; chính là những mâu thuẫn được bịa đặt vô nghĩa mà người ta có thể tin là được Thiên Chúa thượng trí viết ra." 

Những câu như thế thường được kèm theo một danh sách những câu "mâu thuẫn" trong Thánh Kinh.  Tuy nhiên, những điều cho là mâu thuẫn có ít sai lầm đơn giản. Thí dụ, người phê bình không đọc những sách khác nhau trong Thánh Kinh theo thể văn mà các sách đó được viết. Xét cho cùng, Thánh Kinh là một sưu tập nhiều loại văn tự... lịch sử, thần học, thơ phú, và khải huyền,vv.... Nếu chúng ta đọc các sách này cùng một cách cứng ngắc như chúng ta đọc báo ngày nay, thì chúng ta sẽ bị bối rối kinh khủng. 

Và danh sách "các mâu thuẫn" trong Thánh Kinh minh xác điều này. Thí dụ lấy điều đầu tiên trong danh sách Vô Thần của Mỹ:

"Hãy nhớ ngày Sabát, và giữ nó cách thánh thiện." Xuất Hành 20:8 
So với:  "Người thì cho rằng ngày này trọng hơn ngày khác; người khác lại cho rằng ngày nào cũng như nhau. Vậy mỗi người phải xác tín trong thâm tâm mình." Rom 14:5 
    Người vô thần la lên: Ðó! rõ ràng là một mâu thuẫn. Nhưng phê bình gia quên không nhắc đến điều mà mọi Kitô hữu đều biết: Khi Ðức Kitô thiết lập Giao Ước Mới, thì những đòi hỏi về nghi lễ của Giao Ước Cũ được làm trọn (và qua đi). Vì thế việc những luật lệ trong Cựu Ước về nghi lễ không còn được ứng dụng cho dân của Tân Ước là điều hoàn toàn hợp lý. 

Nếu nhà phê bình hiểu giáo lý đơn giản này của Kitô giáo, thì anh đã không mắc phải một lỗi sơ đẳng như thế. 
Ðiều kế tiếp trong danh sách của Vô Thần Mỹ cũng có khuyết điểm tương tự:

"...trái đất mãi mãi trường tồn."     Giảng Viên 1:4 
So với:

"...các nguyên tố vật chất sẽ cháy tiêu tan, trái đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu huỷ." 2 Phr 3:10 

    Vậy Cựu Ước cho rằng trái đất sẽ tồn tại đến muôn đời, trong khi Tân Ước nói rằng nó rồi sẽ bị hủy diệt. Chúng ta dung hòa hai câu này thế nào? Thực ra rất dễ, lại theo sự hiểu biết về thể văn mà theo hai sách này được viết ra. 
    Thí dụ:  Sách Giảng Viên so sánh cái nhìn thế tục và tôn giáo - và hẩu hết sách này viết theo quan niệmthế tục. Ðó là lý do tại sao chúng ta thấy những dòng như, "Bánh được làm cho vui, và rượu làm cho cuộc đời thêm tươi, và tiền bạc giải quyết được tất cả" (GV 10:19).

Tuy nhiên, ở cuối sách, tác giả đưa ra một khúc quanh, không cần tất cả "sự khôn ngoan" ông tặng và bảo chúng ta "Kính sợ Thiên Chúa, và tuân giữ giới răn Ngài; vì đó là tất cả nhiệm vụ của con người.." (12:13). 
     Nếu một độc giả ngưng đọc trước khi đến cuối, thì người ấy sẽ bối rối như phê bình gia Vô Thần Mỹ. Tuy nhiên, vì quan điểm đó nảy ra khái niệm về một thế giới trường tồn bị gạt bỏ ở hàng cuối cùng của sách, hiển nhiên là không có mâu thuẫn với điều được mạc khải sau đó ở trong Tân Ước. (Và đây chỉ là một cách để trả lời tố cáo về sự khác biệt này) 
    Những "mâu thuẫn" khác giữa Cựu và Tân Ước có thể được trả lời cách tương tự. Hầu như với điểm nào, nhà phê bình cũng bị lầm lẫn về mạch văn, không để ý đến thể văn, và không để dành chỗ nào cho việc cắt nghĩa cách hợp lý.  Không một Kitô hữu biết suy nghĩ nào phải bối rối về những danh sách này. 

Mùa Vọng là gì ?

Mùa Vọng là mùa mong chờ Chúa đến, gồm 4 tuần lễ trước lễ Giáng Sinh và để kính nhớ việc Chúa đi vào lịch sử khi giáng sinh ở Belem. Từ thế kỷ thứ 10, Chúa nhật đầu tiên của mùa vọng bắt đầu cho năm Phụng Vụ

Advent từ tiếng Latin Adventus (đến, sắp đến) được dịch từ chữ Hy lạp Parousia thông thường dùng để chỉ việc Chúa đến lần thứ hai.

Người Kitô hữu tin rằng mùa Vọng nhắc nhớ sự chờ đợi Đấng Cứu Thế sinh ra của Người Do Thái khi xưa cũng như sự chờ đợi ngày Chúa trở lại trong vinh quang của người Kitô hữu hôm nay. 

 

 

Mùa Vọng

 

Lm. Nguyễn Hồng Giáo OFM

 

Năm Phụng vụ bắt đầu với Mùa Vọng, chuẩn bị chúng ta mừng đại lễ Giáng sinh, một lễ tưng bừng nhất trong năm, xét về mặt xã hội, không những trong đạo mà cả "ngoài đời" nữa. Tôi luôn luôn biết ơn và cảm phục Giáo Hội, người mẹ hiền của chúng ta. Giáo Hội thật khôn ngoan, biết rõ lòng người. Con người có nhu cầu vui chơi và mừng lễ. Trong đời sống xã hội có biết bao nhiêu là ngày lễ, biết bao nhiêu mùa lễ và cao điểm.

 

Và ai cũng biết : các ngày lễ, các mùa lễ như thế không chỉ có mục đích giải trí, vui chơi mà thôi. Trong năm Phụng Vụ, Giáo Hội cũng cho ta sống nhiều mùa đại lễ, nhiều cao điểm Phụng vụ, để bồi dưỡng tinh thần chúng ta, giúp ta sống bởi sự sống của Thiên Chúa cách dồi dào, phong phú hơn. Đức Kitô tự ví mình như cây nho và chúng ta là cành. Cây nho này lại phải nẩy sinh thêm những cành mới, lại phải trở nên xanh tươi và sinh hoa kết quả qua các mùa Phụg vụ: Mùa Vọng và Giáng sinh, Mùa Chay và Phục sinh, rồi đến Mùa Thường niên.

 

Năm Phụng Vụ nhắc lại lịch sử Dân Chúa trong Cựu ước hoặc làm sống lại những biến cố lớn trong cuộc đời Chúa Giêsu, hoặc gợi lại gương sáng của Đức Mẹ và các thánh, nhưng đó không phải là do lòng sùng bái quá khứ, thích thú những chuyện đã qua rồi. Điều Phụng Vụ nhắm tới không phải là quá khứ nhưng là hiện tại, là đời sống ân sủng của chúng ta hôm nay. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông nối tiếp nhau không phải chỉ là lặp lại y nguyên một vòng tròn, song là điều kiện cho con người trưởng thành và sung mãn. Cũng vậy, người Kitô hữu phải chờ đợi nơi năm Phụng Vụ sự sống của Chúa ngày càng dồi dào hơn trong mình, sự sống mà họ đã nhận lãnh như một mầm mống trong Bí tích Thánh Tẩy.

 

Các mùa Phụng Vụ đều nhắm cùng một mục đích như nhau nhưng theo những cách thức khác nhau, cũng như tứ thời bát tiết đều là những mùa của trời đất xoay vần song không giống nhau. Vậy Mùa Vọng có gì đặc trưng ? Chúng ta cử hành gì trong mùa này ?

 

Một Chút Lịch Sử.

Cho đến thế kỷ thứ IV, Giáo Hội Tây phương mừng một đại lễ duy nhất là lễ Phục Sinh. Tất nhiên là có một số lễ khác song tất cả đều qui về Phục Sinh và không bao giờ long trọng bằng Phục Sinh. Đến thế kỷ thứ IV, Tây phương mới bắt đầu mừng lễ Chúa Giáng sinh vào ngày 25 tháng 12. Theo thời tiết, thì đó là kỳ đông chí, lúc mà đêm ngắn lại và ngày bắt đầu dài thêm. Vào dịp này, người ngoại giáo cử hành lễ mừng Ánh sáng. Giáo Hội đã đặt lễ Giáng sinh vào đúng ngày đó để công bố rằng chính Đức Giêsu Kitô mới thực là Ánh sáng, là Mặt trời soi sáng thế gian.

 

Nhưng lúc đầu Giáng sinh cũng chỉ là lễ thường thôi. Mãi đến thế kỷ thứ VI mới trở thành một đại lễ, và cũng kể từ đó, người ta mới tổ chức một thời gian chuẩn bị tương đương với Mùa Chay trước Phục sinh, và được gọi là mùa Adventô tức là Mùa Vọng như ta quen gọi ngày nay. Năm Phụng Vụ được tổ chức thành 2 chu kỳ xoay quanh 2 trung tâm là Phục sinh và Giáng sinh. Chu kỳ Giáng Sinh vươn lên từ đêm tối đến ánh sáng (như mùa đông qua mùa xuân) còn Phục Sinh thì đầm đìa trong ánh sáng chan hòa.

 

Tinh thần và Ý Nghĩa của Mùa Vọng.

 

Vọng là trông mong. Trong thời gian Mùa Vọng, Giáo Hội muốn chúng ta sống mãnh liệt hơn tâm tình khát mong Chúa đến. Nhưng Chúa đến lúc nào ? Ta biết Chúa đã đến cách nay 2000 năm, trong thận phận làm người. Mùa Vọng có mục đích đầu tiên là chuẩn bị tâm hồn ta mừng lễ Giáng sinh, tức là kỷ niệm biến cố Ngôi Hai xuống thế làm người tại Bêlem xưa. Nhưng ta cũng tuyên xưng Người sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét thế gian và hoàn thành công cuộc cứu độ không những đối với loài người mà còn đối vơi toàn thể vũ trụ nữa.

 

Mùa Vọng mời gọi chúng ta sống tích cực hướng về ngày đó mà giáo lý quen gọi là ngày cánh chung. Giữa hai lần Chúa đến ấy, còn có thể nói tới một lần nưã, đó là cuộc Chúa ngự đến cách nhiệm mầu trong tâm hồn chúng ta bằng ân sủng, như lới Kinh thánh : "Ai yêu mến Ta, thì Cha Ta sẽ yêu mến người ấy và chúng ta sẽ cư ngụ trong người ấy". Như vậy Mùa Vọng cử hành ba cuộc ngự đến. Cần nhớ tới cả ba nếu chúng ta muốn hiểu rõ nội dung của các bản văn Kinh thánh và Phụng vụ của mùa này và có được những tâm tình thích hợp. Hồng Y Newman đã viết : "Trong linh đạo Mùa Vọng, Đức Kitô xuất hiện như một người đã có mặt đó rồi, và đồng thời vẫn không ngừng được chờ mong. Và Kitô hữu sống linh đạo này như một người chờ đợi Đức Kitô."
 

Có thể nói chúng ta sống càng về phía trưóc. Mùa Vọng đến nhắc nhở chúng ta rằng cuộc đời ta còn dang dở và quê hương thật của ta ở trên trời. Mùa Vọng mời gọi ta nhổ trại lên đường tiến về Ngày của Chúa, ngày Chúa đến làm cho cuộc đời chúng ta cũng như toàn thể lịch sử nên sung mãn. Chính ngày đó đem lại cho cuộc sống hiện tại một hướng đi và một ý nghĩa cao cả. Vì thế nỗi chờ mong của ta cũng là một niềm hy vọng. Chúng ta chờ đợi với sự tin tưởng và nôn nóng như người vợ hiền chờ đợi người chồng mà bà đã biết, mà bà yêu mến và được yêu mến. "Đức Kitô về trời mang theo trái tim của Hội thánh. Tất cả đời sống của Hội thánh chỉ là một hành vi khao khát, hy vọng, cầu nguyện và đợi chờ" (Jean Daniélou). Lời cầu nguyện kết thúc toàn bộ Kinh thánh mà thánh Gioan Tông đồ đã đặt vào miệng Giáo Hội đang bị bách hại là : Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến !

Ba Thái Độ Sống Cụ Thể.

 

Theo tinh thần Mùa Vọng, sống hướng về ngày Chúa đến có thể được diễn tả trong ba thái độ cụ thể. Trước tiên là tương đối hóa hiện tại. Mọi giá trị ở đời này như của cải, danh vọng, tình yêu, gia đình, khoa học, kỹ thuật, văn hóa v.v. là những điều tốt lành mà chúng ta phải ra sức thực hiện theo thánh ý của Chúa trong hoàn cảnh sống cụ thể của mình, nhưng đó chưa phải là những cái tuyệt đối đáng cho ta coi là mục đích phải gắn bó và đeo đuổi với bất cứ giá nào. Trái lại, chúng chỉ tìm được trọn vẹn giá trị khi đối chiếu với cùng đích tối hậu, đích thực của đời ta.

 

Thái độ sống này làm cho ta nên khôn ngoan, sáng suốt, chừng mực và tự do. Sống hướng về ngày Chúa đến còn đòi hỏi nơi ta một thái độ thứ hai là phải cương quyết chống lại tội lỗi và sự ác nơi mình và chung quanh mình, nơi gia đình và trong xã hội. Đó là dọn đường cho Chúa ngự đến, như chúng ta thường hát trong Mùa Vọng theo lời Kinh Thánh : "Quanh co uốn cho ngay, Gồ ghề san cho phẳng, Hố sâu lấp cho đầy, Nơi cao phải bạt xuống".

 

Sau hết, sống hướng về ngày Chúa đến buộc ta phải tỉnh thức và luôn luôn sẵn sàng như người tôi trung: hết lòng với nhiệm vụ được trao phó, tận dụng mọi khả năng của mình để hoàn thành mọi việc theo ý chủ nhà hiện đang vắng mặt và mau mắn mở cửa đón chủ về bất cứ lúc nào.

 

(Viết theo J. Daniélou:
Le Mystère de l'Avent, Paris 1948)
Nguồn: giaoxubachuong

 

Các bài suy niệm CHÚA NHẬT 2 Mùa Vọng - Năm B
Lời Chúa: Is 40, 1-5.9-11; 2Pr 3, 8-14; Mc 1, 1 - 8
Tài liệu về Lời Chúa


***********************************************
Dọn đường


Vào một buổi sáng Chúa nhật đẹp trời, Cordell, một con người bệnh tật và đau yếu, được mời đến nói chuyện tại câu lạc bộ dành cho những người khoẻ mạnh, giàu sang và gặt hái những thành công sáng chói. Anh đã mở đầu như sau: Tôi biết rằng tôi rất khác biệt với quý vị. Rồi anh trích dẫn lời thánh Phaolô: Nhưng nhờ ơn Chúa mà tôi được như thế này. Suốt 20 phút đồng hồ, anh đã nói về lòng nhân từ của Thiên Chúa được thể hiện trong đời sống của anh. Và rồi anh đã kết luận: Quý vị có thể thành công trong suốt cả cuộc đời và lợi nhuận hàng năm có thể lên tới hàng triệu đồng, nhưng khi ngày giờ đến, ngày mà quý vị nhắm mắt buông tay giã từ cuộc sống và bị vùi sâu dưới lòng đất lạnh, thì quý vị sẽ chẳng khác tôi chút nào. Đó là giây phút mọi người chúng ta đều giống nhau. Tôi không cần tới những gì quý vị đang có trong cuộc sống, nhưng tôi chắc chắn rằng quý vị cần một điều mà tôi đang có đó là Đức Kitô.
 

Câu chuyện trên làm cho tôi thích thú, bởi vì nó rất thích hợp với bầu khí của mùa vọng. Nó mời gọi chúng ta thử kiểm điểm xem cái gì thực sự quan trọng đối với chúng ta? Cái gì chiếm địa vị ưu tiên trong cuộc sống? Và hơn nữa Đức Kitô giữ vai trò nào trong đời sống chúng ta? Trong giây phút này, Ngài có phải là thần tượng chiếm chỗ nhất trong con tim chúng ta hay không? Như trái đất xoay quanh mặt trời, thì liệu toàn bộ cuộc đời chúng ta có quy hướng về Ngài, có xoay quanh Ngài hay không?
 

Cũng trong chiều hướng ấy, phụng vụ lời Chúa hôm nay thôi thúc chúng ta hãy đặt lại vấn đề xem: Chúng ta đã đi đúng hay đi sai? Chúng ta đã đặt trọng tâm của cuộc sống vào đâu? Cũng như chúng ta đã xây dựng con người chúng ta trên nền tảng nào?
 

Tại Luân Đôn có một ngôi nhà nguyện được sử dụng để tưởng niệm những người dân đã bị thiệt mạng trong thành phố do máy bay oanh tạc thời đệ nhị thế chiến. Trong nhà nguyện có 4 cuốn sách lớn, ghi tên sáu ngàn nạn nhân. Mỗi ngày người ta mở một trang, và khi đọc những tên ấy, chúng ta không sao biết được nạn nhân là người nghèo hay giàu, da đen hay da trắng, già hay trẻ, đẹp hay xấu. Bởi vì lúc đó không còn một khác biệt nào nữa. Có chăng sự khác biệt duy nhất đó là bản chất con người mà cá nhân chúng ta đã tạo ra cho mình khi còn sống ở trần gian này. Và như thế, chúng ta phải làm gì nếu như đã không sống đúng với cách thức chúng ta phải sống. Chúng ta phải làm gì nếu như Đức Kitô thực sự đã không chiếm chỗ nhất trong tâm hồn chúng ta. Chúng ta phải làm gì nếu như chúng ta chưa chuẩn bị để gặp gỡ Đức Kitô trong ngày sau hết.
 

Gioan Tiền Hô hôm nay đã đưa ra những việc cần phải làm ngay, đó là phải ăn năn sám hối, cải tà quy chính và làm lại cuộc đời, nghĩa là hãy dọn đường Chúa đến. Khi tôi là một em nhỏ thì thời gian như bò tới. Khi tôi là một thanh niên thì thời gian như đi tới. Khi tôi là một người trưởng thành thì thời gian như chạy tới. Khi tôi là một người già cả, thì thời gian như bay tới. Còn khi tôi cận kề với cái chết, thì tời gian như đã mất đi. Vậy chúng ta đã làm được những gì để đón mừng Chúa đến?
 

________________________________________
Người dọn đường
(Trích trong ‘Manna’)
Suy Niệm


Để chuẩn bị cho Con của Ngài đến trần gian, Thiên Chúa cần nhiều người dọn đường trong dòng lịch sử

.
Người nổi bật nhất là Gioan.


Gioan là nhịp cầu thân thương để Đức Kitô đến gặp dân Ngài, và để dân Ngài đón nhận Đức Kitô cứu thế. Ông đã quen biết cả đôi bên và ông hạnh phúc được làm người phù rể cho đám cưới giữa Đức Kitô và dân được chọn.


Thời nào Thiên Chúa cũng cần những sứ giả, những người dọn đường, những Gioan mới.
Đó là sự khiêm tốn muôn thuở của Thiên Chúa, Ngài chẳng bao giờ đường đột đến với con người.
Hôm nay, Đức Kitô muốn đi vào thế giới của bạn: đất nước, gia đình, trường học, nơi làm việc, bạn bè... Ngài cần bạn làm người giới thiệu. Nhờ bạn, Tin Mừng được khởi đầu nơi một ai đó, như xưa Tin Mừng đã được khởi đầu nhờ Gioan.


Chúng ta cần ngắm nhìn lối sống của Gioan. Ông sống độc thân trong hoang địa, ăn châu chấu và mật ong rừng, mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da. Lối sống khắc khổ ấy đã trở nên một dấu hỏi.


Gioan đã chọn lối sống phù hợp với lời ông giảng. Ông kêu gọi mọi người dọn tâm hồn để đón Đấng quyền thế hơn ông, thì chính ông đã sống như con đường thẳng. Ông mời gọi người ta sám hối, thì chính đời ông đã mang nét sám hối rồi. Bởi thế tiếng gọi của ông có sức thu hút mãnh liệt.
Biết bao người từ khắp nơi kéo đến với ông, để khiêm tốn thú tội và chịu phép rửa, nhằm chuẩn bị đón Đấng Mêsia sắp đến.


Chúng ta không thể vào hoang địa như Gioan, cũng không thể ăn mặc như ông, nhưng chắc chắn để làm chứng cho Đức Kitô hôm nay, chúng ta không thể sống y như mọi người.


Lắm khi chúng ta phải từ khước một cuộc sống dễ dãi, tiện nghi, thoải mái, để tìm kiếm một cái gì sâu xa hơn, ý nghĩa hơn. Không phải chúng ta thích lập dị, nhưng ơn gọi Kitô hữu đòi chúng ta dám lội ngược dòng với thế gian, dám sống một cách khác thường trong chính cuộc sống bình thường của ta.


Làm sao chúng ta có sức thu hút như Gioan để đưa con người hôm nay đến gặp Chúa? Chúng ta phải thay đổi lối sống mình như thế nào, để người ta tin được lời chúng ta rao giảng?
Đức Kitô hôm nay vẫn cần những người dọn đường tuyệt vời như Gioan.


Gợi Ý Chia Sẻ


Nhiều người đã không đón nhận Tin Mừng chỉ vì gương xấu của các Kitô hữu. Bạn có nhìn thấy, nghe thấy những gương xấu đó ở quanh bạn không? Làm sao để có một cuộc sám hối tập thể như Gioan đã khơi dậy?


Bạn sẽ làm gì để tỏ lòng yêu mến Chúa Giêsu và làm cho Ngài được mọi người yêu mến?
Cầu Nguyện


Lạy Chúa Giêsu, sám hối không phải là điều dễ dàng, bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn để nhận mình lầm lỗi.


Chúng con ngỡ ngàng khi thấy Chúa là Đấng vô tội mà lại đứng chung với các tội nhân, chờ Gioan ban phép Rửa. Chúa đã muốn nên bạn đồng hành với phận người mỏng dòn và yếu đuối chúng con.
Xin cho chúng con biết thường xuyên điều chỉnh lối nghĩ và lối sống của mình, tỉnh táo để khỏi rơi vào ảo tưởng, thành thật để khỏi tự dối mình.


Ước gì Chúa ban cho chúng con ơn hoán cải, dám đi đến những hành động cụ thể, và chấp nhận những cắt tỉa đớn đau.


Nhưng xin đừng quên ban cho chúng con niềm vui của Giakêu, hạnh phúc vì được tự do và được yêu mến.


________________________________________
Dọn đường cho Chúa
ĐTGM. Ngô quang Kiệt

 


Trong một trận lũ lụt kia, nhiều du khách trên tuyến đường Bắc - Nam bị kẹt ở miền Trung. Lý do là đèo Hải Vân bị sạt lở, xe cộ không đi lại được. Nhiều đoạn đường sắt bị nước lũ cuốn đi, nên tàu Bắc - Nam cũng đành ủ rũ nằm chờ. Nhiều làng bị nước ngập, dân làng muốn thoát ra nhưng không đi được vì đường sá không còn. Nhiều đoàn cứu trợ muốn đến những làng xa xôi, nhưng không có đường đi, nên đành chịu bó tay.


Những con đường thật là quan trọng. Đường đi giúp cho người bị nạn có thể thoát ra. Đường đi giúp cho người bị nạn đón nhận được sự cứu trợ. Đường đi nối liên lạc giữa người với người. Đường sá hư hỏng làm giao thông ngừng trệ, chậm trễ việc cứu trợ, ngăn cách người với người. Muốn cho giao thông mau lẹ, muốn việc cứu trợ có kết quả, muốn cho con người gần gũi nhau, phải sửa chữa đường đi cho thật tốt.


Con đường vật lý đã cần. Nhưng con đường tâm lý còn cần hơn. Nếu con đường tâm lý bị hư hỏng thì dù có ở sát cạnh nhau, người ta cũng vẫn cứ xa nhau.
Tương tự như thế, ta cần có con đường thiêng liêng thật tốt để đón Chúa đến. Thật ra Chúa đã đến từ lâu, nhưng ta chưa đón nhận được vì con đường thiêng liêng trong tâm hồn ta đã bị hư hỏng.
Tâm hồn ta có những đỉnh đồi kiêu ngạo luôn muốn nâng mình lên, luôn khoe khoang, không bao giờ chịu thua kém người khác. Tâm hồn ta có những ngọn núi tự ái cao ngất trời xanh, không bao giờ chịu nhận lỗi, không bao giờ chịu tha thứ.


Tâm hồn ta có những hố sâu tham lam muốn chiếm đoạt tất cả, muốn thu vén tất cả vào túi riêng. Tâm hồn ta có những hố sâu chia rẽ, luôn gây ra bất hoà, luôn giận hờn, luôn ganh ghét, luôn nghi kỵ. Tâm hồn ta có những hố sâu đam mê, miệt mài đuổi theo danh, lợi, thú. Tâm hồn ta có những hố sâu dục vọng nặng nề thú tính.


Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự dối trá, không thành thật với Chúa, không thành thật với người khác và không thành thật với chính mình. Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự trốn tránh bổn phận, của sự giả hình, của sự thiếu duyệt xét lương tâm.


Tâm hồn ta có những lượn sóng gồ ghề của những lời nói độc ác, tàn nhẫn. Tâm hồn ta gồ ghề vì thói lười biếng không chịu cố gắng thăng tiến bản thân. Tâm hồn ta gồ ghề vì những phê bình chỉ trích thiếu tính cách xây dựng.


Tất cả những ngọn đồi, những vực sâu, những khúc quanh co, những lượn sóng gồ ghề ấy ngăn chặn Chúa đến với ta. Nên hôm nay, Thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi ta hãy sửa chữa con đường thiêng liêng cho tốt đẹp để đón Chúa Giêsu đến.


Hãy bạt đi thói kiêu căng tự mãn. Hãy bạt đi tính tự ái ngang ngạnh. Hãy lấp đi những hố sâu tham lam, chia rẽ, bất hoà. Hãy lấp đi những hố sâu đam mê, dục vọng. Hãy uốn thẳng lại những quanh co dối trá. Hãy uốn thẳng lại những khúc quanh giả hình. Hãy san phẳng những lượn sóng gồ ghề độc ác. Hãy san phẳng những lượn sóng gồ ghề nói hành nói xấu.


Đổi mới một con đường thì dễ, nhưng đổi mới tâm hồn không dễ chút nào. Ngoài những cố gắng bản thân, còn cần đến những phương thế. Đời sống của Thánh Gioan Baotixita đề nghị cho ta 3 phương thế rất tốt.


Phương thế thứ nhất là vào sa mạc. Sa mạc là nơi hoang vu vắng vẻ giúp ta sống cô tịch. Trong cô tịch, ta dễ chìm sâu xuống đáy lòng mình để gặp gỡ Chúa. Một mình ta diện đối diện với Chúa. Trong thân mật, Chúa sẽ dạy ta biết Thánh Ý để ta thi hành. Đức Giêsu, trước khi đi rao giảng cũng đã vào sa mạc 40 ngày để tìm Thánh Ý Chúa Cha. Sa mạc đây được hiểu là những giờ cầu nguyện riêng tư thân mật một mình ta với Chúa.


Phương thế thứ hai là mặc áo da thú. Mặc áo da thú có nghĩa là ăn mặc đơn sơ, không chải chuốt. Một tâm hồn mặc áo da thú là một tâm hồn biết sống thực với chính mình, biết nhìn nhận những yếu đuối lỗi lầm và xin Chúa tha thứ. Thái độ đơn sơ khiêm nhường như thế chính là khởi điểm để tiến lên trên con đường thánh đức.


Phương thế thứ ba là ăn châu chấu và mật ong rừng. Đây có ý nói về một đời sống khổ chế. Hãm dẹp những tính mê tật xấu, hạn chế những đòi hỏi của thân xác để bắt nó quy phục linh hồn. Giảm bớt những nhu cầu không cần thiết để bồi dưỡng đời sống tâm linh.


Thánh Gioan Baotixita đã sống theo chương trình 3 điểm này, nên Ngài đã trở thành người mở đường cho Đấng Cứu Thế. Nếu chúng ta biết áp dụng 3 phương thế ấy trong Mùa Vọng này, ta sẽ biến tâm hồn ta thành một con đường thẳng tắp cho Chúa Giáng Sinh ngự đến.
Lạy Chúa, xin cứu con khỏi mọi tội lỗi để con xứng đáng đón rước Chúa. Amen.


GỢI Ý CHIA SẺ


1- Con đường tâm hồn tôi có những đồi núi, vực sâu, khúc quanh nào cần sửa chữa?
 

2- Tôi có cần đến những phương thế của Thánh Gioan Baotixita không?
 

3- Tôi sẽ làm gì trong tuần này để thực hành Lời Chúa?
 

4- Trong bài Tin Mừng Chủ nhật thứ II Mùa Vọng này, tôi tâm đắc nhất câu nào?
________________________________________

 

Chú giải và suy niệm của Quesson


Hôm nay, chúng ta sẽ đọc trang đầu tiên của Tin Mừng theo thánh Maccô. Trong suốt năm phục vụ này, năm B, chúng ta sẽ đọc cách đặc biệt Tin Mừng Maccô.


Truyền thống thường giới thiệu Maccô như môn đệ của Phêrô. Vì thế trong trình thuật của ông, ta được nghe lại những kỷ niệm và giáo lý của vị tông đồ, đã từng mục kích Đức Giêsu. Người ta cho rằng: Tin Mừng này đã được soạn thảo tại Rôma, khoảng năm 70, và gửi cho một cộng đồng Latô gồm những người gốc ngoại giáo, chưa từng sống tại Palestine.


So sánh với ba Tin Mừng khác, Tin Mừng của thánh Maccô rất thực tế: đó là câu truyện của một người bình dân, có những nét gây thích thú. Nhưng ta đừng vội lầm, Maccô cũng là một nhà thần học, sẽ tỏ lộ cho ta cuộc khám phá dần dần của Phêrô. Suốt trong phần đầu, mọi người đều tự hỏi: “Đức Giêsu là ai!” Đức Giêsu thể hiện những hành động, nói những lời luôn đặt thành vấn đề. Nhưng thật lạ lùng. Người vẫn đặt “bí mật” trên con người mình. Mãi tới phần thứ hai của đời sống công khai, người mới từ từ thông tỏ về bản thân Người.


Khung cảnh địa lý Máccô sử dụng cũng mang tính thần học. Theo đó ông đề cao xứ Galilê, miền đất mở ngở và để đón nhận sứ điệ

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô