Thứ ba, ngày 14 tháng 05 năm 2024 | 10:20 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thánh kinh
 

BẢN TIN MUC VỤ 23 THÁNG 11, 2014

 

 

Solemnity of Christ the King

Reading I: Ezekiel 34:11-12,15-17 II: 1 Corinthians 15:20-26,28; Matthew 25:31-46

Lễ Chúa Kitô Vua

Bài Đọc I: Êdêkien 34:11-12,15-17   II: 1 Côrintô 15:20-26,28;  Matthew 25:31-46

Interesting Details

·   This eschatological discourse (chaps 24-25)is one of the five major Jesus' speeches that Matthew has presented in his gospel. This discourse concerns the events surrounding the future coming of the Kingdom of God (eschatology is from the Greek word Eschaton which means the end). The other four major discourses are: the Sermon of the Mount (chaps 5-7), the missionary discourse (chap 10), the parables discourse (chap 13), and the sermon on the congregation (chap 18).

·   This periscope is often called the parable of the sheep and goats. The judgment is presented in a direct and straightforward way.

·   The story of the sheep and goats is taken from the Palestinian life. During the day, the two animals are all mixed up. However at night the shepherd has to separate them because the goats need shelter from the cold while the sheep can stay outside all night. A good shepherd knows exactly which part of his flock are sheeps and which are goats, the separation process can imply a judgment act.

·   "All the nations" (v.32) and "the least brothers of mine" (vv.40,45) are usually interpreted as all humanity and all people in distress of some kind, respectively. However with Matthew and his community, the interpretation of the story may be different. Matthew usually uses "all the nations" or "nations" to refer to people other than Israel (Collegeville Bible Commentary) and "brothers" to refer to the disciples (Fuller).

·   The three basic human needs are food, shelter, and freedom. Jesus identifies himself with the hungry, the thirsty, the sick, and the imprisoned ones.

Chi Tiết Hay

·   Bài giảng về ngày cánh chung là một trong năm bài giảng lớn của Chúa Giêsu trong Phúc Âm thánh Mát-thêu. Bài này nói lên sự quang lâm của Đức Kitô trong ngày sau hết. Bốn bài khác là bài giảng trên núi (chương 5-7), bài giảng về sứ mệnh truyền giáo (Chương 10), bài giảng bằng dụ ngôn (chương 13), và bài giảng về Giáo Hội. (chương 18)

 

·   Bài này thường được gọi là dụ ngôn chiên và dê. Đây là sự mô tả trung thực, rõ ràng, và mạnh mẻ về một biến cố tương lai sẽ xẩy ra, ngày phán xét chung.

·   Hình ảnh chiên và dê được rút tỉa từ đời sống Pa-lét-tin. Ban ngày, chiên và dê được nuôi chung. Ban đêm, người chăn tách biệt chiên và dê ra, vì dê cần được trú ẩn trong nhà để tránh bị lạnh. Còn chiên, trái lại, có thể ở ngoài trời suốt đêm. Sự tách biệt này ngụ ý về sự phán xét.

·   "Tất cả mọi quốc gia dân tộc" (c.32) ý nói toàn nhân loại. "Người anh em bé nhỏ nhất của ta" (cc.40-45) ý nói những người nghèo khổ và khốn khó. Tuy nhiên, Mát-thêu và cộng đoàn của ngài có thể dùng lối diển dịch khác hơn. Ngài thường dùng từ ngữ "dân tộc" để chỉ Do Thái và dân nước này (theo Collegeville Bible Commentary) và "người anh em" để chỉ các tông đồ (theo Fuller).

·   Ba nhu cầu căn bản của đời sống con người là thực phẩm, gia cư, và sự tự do (cc.35-36). Chúa Giêsu tự đồng hóa mình với người nghèo đói, đau ốm, và tù đày.

One Main Point

On the judgment day, Christ will reign as the King who will judge all humanity according to the acts of kindness done to the poor and the suffering.

Một Điểm Chính

Trong ngày chung thẩm, Đức Kitô sẽ phán xét tất cả nhân loại chiếu theo hành động bác ái của họ đối với mọi người.

Reflections

1.   If today is the judgment day, what does Jesus say to me? What are my reactions to His judgment?

2.   How am I aware of Christ's presence in others?

3.   How sensitive am I to other people's need? What are the common excuses do I use to keep me from seeing the needs of others and helping others?

4.   Reflect on Christ's words in today's gospel and think of a process that will help me to serve Christ in others.

5.   What are your plans for your faith to work through love?

Suy Niệm

1.   Nếu hôm nay là ngày phán xét, Chúa sẽ nói với tôi như thế nào?

2.   Tôi nhận biết Chúa ở người anh em như thế nào?

3.   Tôi nhạy cảm thế nào trước nhu cầu của tha nhân?

4.   Hãy nghĩ về lời Chúa hôm nay và nghĩ ra một cách hữu hiệu để giúp đỡ tha nhân.

5.   Lời khuyên quan trọng nhất của đạo Công Giáo là yêu thương. Tôi dự trù làm gì để chứng tỏ đức tin phải được thể hiện qua tình thương?

 

Tấm Gương Trong Lâu Ðài Versailles

     Lâu đài Versailles ở ngoại ô Paris là một trong những danh lam thu hút nhiều du khách nhất. Trong lâu đài, nơi mà du khách cảm thấy bị giữ chân lâu nhất đó là phòng khánh tiết bằng pha lê, được trang bị bằng hàng ngàn tấm kính từ trên trần nhà đến các vách tường.

    Du khách sẽ ngỡ ngàng vì một hiện tượng lạ lùng: Nếu bạn đưa tay ra và chỉ về một phía nào đó, bạn sẽ thấy có hàng trăm ngàn cánh tay và hàng ngàn khuôn mặt đang hướng về bạn như đang ngắm nhìn bạn. Bạn sẽ cảm thấy như mọi người đang chú ý đến bạn. Nhưng nhìn cho kỹ thì tất cả những cánh tay, tất cả những khuôn mặt đó đều là của bạn.   -    

Ðó là hình ảnh của mỗi người trong chúng ta. Ai trong chúng ta cũng cho mình là quan trọng nhất. Tất cả mọi hành động, mọi ý nghĩ, mọi lời nói, đều tập trung vào bản thân chúng ta và trong lòng chúng ta không còn một chỗ trống nào dành cho người khác.-     

Cái tôi trong chúng ta có thể là một trở ngại cho tương giao giữa chúng ta và người khác cũng như tương giao giữa chúng ta và Chúa. Sự sống của Chúa chỉ có thể lớn mạnh trong chúng ta và sự sống của chúng ta chỉ có thể triển nở là lúc chúng ta thực sự sống cho Chúa. Lời của Ngài phải tiêu diệt cái tôi ích kỷ trong chúng ta để chúng ta có thể lớn lên trong Người. Nói như thánh Gioan Tẩy Giả khi gặp chúa Giêsu: "Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại". Thưa bạn, đó là bí quyết trong cuộc sống của người Kitô chúng ta.

2. Kitô giáo không hơn gì các tín ngưỡng khác. Tất cả mọi tôn giáo đều dẫn đến Thiên Chúa."
    Nếu bạn không nghe đến câu này vài chục lần, bạn không rút ra được bao nhiêu. Ðáng buồn là những người nói lên điều này thương lại là Kitô hữu (ít ra trên danh nghĩa). 

    Những trở ngại với quan điểm này thật không phức tạp gì cả. Kitô giáo đưa ra một chuỗi những lời xác nhận về Thiên Chúa và con người: Rằng chính Chúa Giêsu Nadareth là Thiên Chúa, và Người đã chết và sống lại -- tất cả để chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi. Mọi tôn giáo khác trên thế giới phủ nhận tất cả những điều này. Cho nên, nếu Kitô giáo là đúng, thì đạo này nói cho thế gian biết một chân lý sống còn -- một chân lý mà tất cả các tôn giáo khác phủ nhận. 
    Chỉ điều này thôi đã làm cho Kitô giáo thành duy nhất.  Nhưng nó không ngừng ở đó. Hãy nhớ lại lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng Thánh Gioan.

"Thầy là đường, sự thật, và sự sống; không ai có thể đến với Chúa Cha, mà không qua Thầy."Trong Kitô giáo, chúng ta có trọn sự mạc khải của Thiên Chúa cho nhân loại. Ðúng là tất cả các tôn giáo chứa đựng một phần chân lý -- số lượng thay đổi tùy theo tôn giáo. Tuy nhiên, nếu chúng ta khao khát mong muốn theo và thờ phượng Thiên Chúa, chúng ta có nên làm theo cách Ngài chỉ dạy không? 
      Nếu Chúa Giêsu quả thực là Thiên Chúa, thì chỉ Kitô giáo chứa đựng hoàn toàn chân lý này. 

2.  "Christianity is no better than any other faith. All religions lead to God."

   If you haven't heard this one a dozen times, you don't get out much. Sadly enough, the person making this claim is often himself a Christian (at least, in name).  
   The problems with this view are pretty straightforward. Christianity makes a series of claims about God and man: That Jesus of Nazareth was God Himself, and that he died and was resurrected - all so that we might be free from our sins. Every other religion in the world denies each of these points. So, if Christianity is correct, then it speaks a vital truth to the world - a truth that all other religions reject.


This alone makes Christianity unique. But it doesn't end there. Recall Jesus' statement in St. John's Gospel:
"I am the way, and the truth, and the life; no one comes to the Father, but by me." In Christianity, we have God's full revelation to humanity. It's true that all religions contain some measure of truth - the amount varying with the religion. Nevertheless, if we earnestly want to follow and worship God, shouldn't we do it in the way He prescribed?

 

       If Jesus is indeed God, then only Christianity contains the fullness of this truth.

23 Tháng Mười Một:  -  Thánh Giáo Hoàng Clement I- (c. 101)

     Ðức Clement của giáo phận Rôma là người thứ ba kế vị Thánh Phêrô, và cai quản Giáo Hội trong thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ nhất. Lịch sử cho chúng ta biết ngài tử đạo năm 101. Tuy nhiên, chi tiết về sự tử đạo của ngài đều là truyền thuyết, được góp nhặt trong khoảng thế kỷ thứ tư hay thứ năm. Có lẽ Ðền Thánh Clement ở Rôma, là một trong những giáo đường đầu tiên ở thành phố này, được xây trên khu đất xưa là nơi cư ngụ của Thánh Clement. Thư đầu tiên của Thánh Clement gửi cho giáo đoàn Côrintô được giữ gìn cẩn thận, và bức thư này được phổ biến rộng rãi trong thời tiên khởi. Ðó là lá thư của Giáo Hội Rôma, tác giả là Ðức Clement, gửi cho Giáo Hội ở Côrintô về sự chia rẽ đã làm tách biệt giáo dân với giáo sĩ. Ðức Clement phàn nàn về sự chia rẽ trái phép và vô lý ấy trong Giáo Hội Côrintô, và ngài khuyên hãy đoàn kết lại. Ngài coi lý do của sự tranh chấp ấy là vì "đố kỵ và ganh ghét."

 Lời Bàn  :     Ðức Clement đã chủ trương dùng đức ái để hàn gắn chia cắt trong Giáo Hội Côrintô, vì "nếu không có đức ái, không có gì làm hài lòng Thiên Chúa."Sau Công Ðồng Vatican II, toàn thể Giáo Hội cảm nhận được sự tách biệt giữa mới và cũ. Cầu mong sao mọi Kitô Hữu ngày nay hãy nhớ đến sự cổ vũ của Thánh Clement mà thể hiện lời Thánh Phao-lô: "Và trên tất cả những điều ấy hãy có đức yêu thương, đó là giây ràng buộc mọi điều toàn thiện"(Colossê 3:14).

 Lời Trích"Ðức ái kết hợp chúng ta với Thiên Chúa& Trong đức ái không có gì là xấu hổ, không có gì là ngạo mạn. Ðức ái không đi với ly giáo, không nổi loạn, nhưng hài hòa mọi sự. Trong đức ái, những người được Thiên Chúa tuyển chọn sẽ trở nên tuyệt hảo"(Thư Thứ Nhất Gửi Giáo Ðoàn Corinto).

24 Tháng Mười Một-Thánh Anrê Dũng Lạc và Các Bạn

    Thánh Anrê Dũng Lạc là một trong 118vị tử đạo ở Việt Nam trong những năm từ 1650đến 1862. Các ngài được phong chân phước làm bốn đợt, từ 1900 đến 1951. Sau cùng, các ngài được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh vào 19-6 năm 1988.      Kitô Giáo được người Bồ Ðào Nha đưa vào Việt Nam qua ba triều đại. Vào năm 1615, các linh mục dòng Tên mở khu hội truyền giáo đầu tiên ở Ðà Nẵng. Ở đây các cha coi sóc các người Công Giáo Nhật Bản bị tống ra khỏi nước.-       Có đến ba lần bắt đạo cực kỳ khủng khiếp trong thế kỷ 19. Kể từ năm 1820, trong sáu thập niên, có khoảng 100,000 đến 300,000 người Công Giáo đã bị giết hoặc bi đầy ải. Trong đợt bách hại đầu tiên các nhà truyền giáo ngoại quốc gồm các linh mục của Tu Hội Thừa Sai Ba Lê, cũng như các linh mục Ða Minh người Tây Ban Nha và các người dòng ba.-    Vào năm 1847 xảy ra cuộc bách hại lần thứ hai, khi nhà vua nghi ngờ các vị thừa sai và giáo dân Việt Nam đồng loã với lực lượng phản loạn để giết các con trai của vua.-   Các vị tử đạo sau cùng là 17 giáo dân, trong đó có một em 9 tuổi, được tử đạo năm 1862.

 

 

Tin Mừng

 

31 "Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người.32 Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê.33 Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái.34 Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.35 Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước;36 Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han."37 Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống;38 có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc?39 Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu? "40 Đức Vua sẽ đáp lại rằng: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy."41 Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: "Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó.42 Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống;43 Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng."44 Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu? "45 Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy."46 Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời."


31 "When the Son of Man comes in his glory, and all the angels with him, he will sit upon his glorious throne,32 and all the nations will be assembled before him. And he will separate them one from another, as a shepherd separates the sheep from the goats.

 

33 He will place the sheep on his right and the goats on his left.

 

34 Then the king will say to those on his right, 'Come, you who are blessed by my Father. Inherit the kingdom prepared for you from the foundation of the world.

 

35 For I was hungry and you gave me food, I was thirsty and you gave me drink, a stranger and you welcomed me,36 naked and you clothed me, ill and you cared for me, in prison and you visited me.'37 Then the righteous will answer him and say, 'Lord, when did we see you hungry and feed you, or thirsty and give you drink?38 When did we see you a stranger and welcome you, or naked and clothe you?39 When did we see you ill or in prison, and visit you?'40 And the king will say to them in reply, 'Amen, I say to you, whatever you did for one of these least brothers of mine, you did for me.'41 Then he will say to those on his left, 'Depart from me, you accursed, into the eternal fire prepared for the devil and his angels.

 

42 For I was hungry and you gave me no food, I was thirsty and you gave me no drink,43 a stranger and you gave me no welcome, naked and you gave me no clothing, ill and in prison, and you did not care for me.'44 Then they will answer and say, 'Lord, when did we see you hungry or thirsty or a stranger or naked or ill or in prison, and not minister to your needs?'45 He will answer them, 'Amen, I say to you, what you did not do for one of these least ones, you did not do for me.'46 And these will go off to eternal punishment, but the righteous to eternal life."

 

I. TRẮC NGHIỆM


01. Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, những ai sẽ được tập họp trước mặt người? (Mt 25,31-32)
a. Các dân thiên hạ.
b. Các kitô hữu.
c. Các thượng tế và kinh sư.
d. Dân Ítraen.

 

02. “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa”. Đây là lời dành cho những người đứng ở đâu? (Mt 25,34)
a. Đứng bên trái Người.
b. Đứng bên phải Người.

 

03. Những người được chúc phúc là những người đã làm gì cho Đức Vua? (Mt 25,34-36)
a. Đã thăm viếng khi đau yếu.
b. Đã tiếp rước khi là khách lạ.
c. Đã cho ăn khi đói.
d. Cả a, b và c đúng.

 

04. Đức Vua nói với những người được chúc phúc: Mỗi lần các ngươi làm cho ai là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy? (Mt 25,40)
a. Những người mình yêu thương.
b. 1 trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta.
c. Những người yêu thương mình.
d. Những người chung 1 huyết thống.

 

05. Đây là số phận của những người bên trái đức vua? (Mt 25,41-46)
a. Vào lửa đời đời.
b. Khuất mắt đức vua.
c. Chịu cực hình muôn kiếp.
d. Cả a, b và c đúng.

 

II. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG

 

Mỗi lần các ngươi không làm như thế
cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy.
Tin Mừng thánh Mátthêu 25,45


Lời giải đáp VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT XXXIV TN A
LỄ CHÚA KITÔ VUA

 

I. Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM

 

01. a. Các dân thiên hạ (Mt 25,31-32)
02. b. Đứng bên phải Người  (Mt 25,34)
03. d. Cả a, b và c đúng (Mt 25,34-36)
04. b. 1 trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta (Mt 25,40)
05. d. Cả a, b và c đúng (Mt 25,41-46)

 

Các bài suy niệm CHÚA NHẬT 34 Thường Niên - Năm A - Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua

Lời Chúa: Ed. 34, 11-12.15-17; 1Cr. 15, 20-26.28; Mt. 25, 31-46
Tài liệu về Lời Chúa
***********************************************

Đức Kitô Vua


Đức Kitô có phải là Vua không? Chắc chắn Đức Kitô không phải là một thủ lãnh của một đảng phái đối lập, cũng chẳng phải là một vị vua chúa như người đời vẫn quan niệm. Suốt cuộc sống công khai, Ngài không bao giờ chấp nhận tước hiệu Messia, tước hiệu là vua theo mơ ước của dân chúng. Vì mơ ước của họ pha trộn quá nhiều những yếu tố trần tục, quá nhiều những tham vọng chính trị. Thực vậy, sứ mệnh của Ngài không như sứ mệnh của quận vương Hêrôđê, quyền bính của Ngài không như quyền bính của hoàng đế Lamã hay như bất kỳ một vị vua chúa nào trên trần gian.

 

Sứ mệnh của Ngài thuộc một lãnh vực khác. Chính vì thế mà chúng ta thấy nhiều lần Ngài đã từ chối cái cách tôn phong Ngài lên làm vua của dân chúng. Sau phép lạ bánh hoá nhiều dân chúng muốn tôn Ngài lên làm vua, nhưng Ngài đã lẩn trốn. Nhưng cũng có lần Ngài sẵn sàng biểu dương trước công chúng, khi Ngài hiên ngang tiến vào Giêrusalem, xuất hiện với những phương tiện khiêm tốn, phù hợp với lời tiên báo của Giacaria. Ngài để cho dân chúng tung hô như là vua Israel. Trong phiên toà dân sự tại dinh Philatô, đề tài xét xử chính là vương quyền của Ngài. Khi Philatô hỏi: Ông có phải là vua dân Do Thái không? Chúa Giêsu không phủ nhận tước hiệu ấy, nhưng Ngài đã minh xác rằng: Vương quốc của Ngài không thuộc về thế gian này.

 

Chúa Giêsu là Vua vũ trụ, là Vua mọi dân tộc, là Vua trên muôn vua, thế nhưng Ngài lại là một vị Vua bị đóng đinh, hoàn toàn bị tước lột khỏi những quyền lực trần thế. Đức Kitô đã lên ngôi bằng con đường của thập giá, của tình yêu. Kẻ thù duy nhất của Ngài là vương quốc của Satan, của thù hận, của chia rẽ và của tội lỗi.

 

Các ngai vàng, các vương miện, các triều thiên và áo cẩm bào chỉ là những đồ trang sức tạm bợ chóng qua, chúng ta không được phép hiểu vương quyền của Đức Kitô qua những hình ảnh đó. Chính Ngài cũng đã tự tách mình ra khỏi các thủ lãnh của trần gian như lời Ngài đã phán: Vua chúa các nước thì cai trị ân, và những kẻ làm lớn thì lấy quyền mà áp chế dân. Đức Kitô không phải là một thủ lãnh áp chế, trái lại cai trị theo Ngài có nghĩa là lột sạch mọi tự cao, hào nhoáng và vênh vang, cai trị đối với Ngài chính là phục vụ.

 

Đức Kitô phục vụ chúng ta và Ngài phục vụ một cách khiêm tốn, thận trọng và kín đáo. Ngài đã phục vụ đến độ hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người. Sự tự hạ của Ngài đi đến chỗ đồng hoá với những kẻ bé mọn và thấp kém nhất. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã thực sự dấn thân để phục vụ và giúp đỡ những kẻ bé mọn thấp kém chung quanh chúng ta hay chưa?

 

Vương quốc tình yêu
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.

 

Bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy nhiều sự thật quan trọng về kết cục của con người.

 

Sự thật thứ nhất là: thế giới này sẽ chấm dứt. Không có gì vĩnh cửu ở đời này. Mọi sự sẽ qua đi. Những gì được coi là bền vững lâu dài rồi cũng tan thành cát bụi. Của cải, tài năng, công danh cũng sẽ trở thành hư vô. Cả đến con người cũ cũng không còn. Sau cùng mọi người bằng nhau và phải đến trước tòa Chúa để chịu phán xét.

 

Sự thật thứ hai là: mọi người sẽ bị xét xử. Tất cả mọi người sẽ tụ tập lại. Tất cả mọi người sẽ phải trả lời về những gì mình đã làm trong cuộc đời. Cuộc xét xử sẽ diễn ra công khai. Những trách nhiệm liên đới sẽ được sáng tỏ. Những liên hệ thầm kín sẽ được phơi bày. Nếu trên trần gian ta phải chứng kiến bất công thì tại phiên xử cuối cùng này sẽ có công bằng tuyệt đối. Chẳng ai có thể mua chuộc vị quan tòa tối cao, quyền uy và công thẳng.

 

Sự thật thứ ba: sẽ có một vương quốc mới. Tuy nhiên kết thúc thế giới cũ không phải là chấm dứt tất cả. Chúa Giêsu tổng kết thế giới cũ để đưa nhân loại vào một thế giới mới. Thế giới không còn thời gian. Thế giới vĩnh cửu. Thế giới không còn đau khổ. Thế giới hạnh phúc tràn đầy. Vì Chúa sẽ thiết lập một vươn quốc mới: vương quốc tình yêu. Cuộc xét xử chính là một cuộc tuyển lựa những công dân cho vương quốc mới. Vì là vương quốc tình yêu nên chỉ những ai có tình yêu mới được vào. Luật lệ trong vương quốc mới chỉ có một luật duy nhất: luật tình yêu. Việc cai trị cũng chỉ theo một nguyên tắc duy nhất: tình yêu. Chúa Giêsu trở thành Vua Tình Yêu.

 

Sự thật thứ bốn: đời này là cơ hội duy nhất. Thế giới mới và vương quốc mới không phải bất ngờ mà có, nhưng được xây dựng ngay từ đời này. Đời này tuy chóng qua nhưng là cơ hội để ta xây dựng vương quốc mới. Những ai có lòng yêu thương anh em, đặc biệt những anh em nghèo khổ, bé mọn, sẽ được tuyển chọn vào Nước Trời. Đời này ngắn ngủi nhưng lại là cơ hội duy nhất. Hết đời này sẽ không còn cơ hội nữa. Sẽ đi đến chung cuộc. Vì thế ta phải vội vàng mau mắn thực hành giới luật yêu thương, kẻo không kịp.

 

Với dụ ngôn ngày phán xét cuối cùng, Chúa Giêsu đã tỏ lộ cho ta hết những bí mật của vận mạng thế giới. Và chỉ vẽ cho ta con đường để được nhận vào Nước Chúa: thực hành yêu thương bằng những việc làm cụ thể. Cho người đói ăn. Cho người khát uống. Cho người rách rưới ăn mặc. Thăm viếng người đau yếu và kẻ tù đầy. Đây là những việc vừa tầm tay mọi người. Ai cũng có thể làm được. Ai cũng có điều kiện để làm.

 

Lạy Chúa Giêsu Vua Tình Yêu, xin cho con biết thực hành yêu thương, để được nhận vào Nước Chúa. Amen.

 

GỢI Ý CHIA SẺ

 

1- Dụ ngôn ngày phán xét cuối cùng cho thấy những sự thật nào?

 

2- Ta có thể làm chủ vận mạng mình được không?

 

3- Điều kiện để được vào Nước Chúa có khó khăn gì không?

 

4- Nếu mọi người đều thực hiện Lời Chúa, bạn nghĩ thế giới này sẽ như thế nào? Có trở thành vương quốc của Chúa được không?

 

Vì xưa Ta đói.
(Trích trong ‘Manna’)

Suy Niệm

 

TÊRÊSA Calcutta là người mê và sống đoạn Tin Mừng này. Bà bị cuốn hút bởi những người đau khổ. Dưới mắt bà, đó không chỉ là những người đáng thương, mà còn là hiện thân của chính Chúa Giêsu đau khổ.

 

Tình yêu con người và tình yêu Chúa Giêsu quyện vào nhau.

 

Vì yêu Ngài, nên bà yêu con người mãnh liệt hơn.

 

"Tập nhìn ra chính Chúa Giêsu trong mỗi con người, dù họ có vẻ đáng kinh tởm đến đâu đi nữa."

 

Đoạn Tin Mừng này được chọn đọc vào Chúa Nhật hôm nay, vì ở đây Chúa Giêsu được mô tả như một vị Vua, có thiên sứ theo hầu, ngồi trên ngai vinh hiển. Ngài là Thẩm phán xét xử muôn dân, tách biệt kẻ lành người dữ, thưởng phạt công minh. Nhưng phán quyết của Ngài làm ai nấy kinh ngạc.

 

Người ta được chúc phúc hay bị nguyền rủa dựa trên những việc họ đã làm hay không làm cho Ngài, mà họ không hề hay biết.

 

Vua Giêsu chẳng ở đâu xa, chẳng ở cung vàng điện ngọc. Ngài ở trong những người cùng khốn.

 

Vua Giêsu đồng hoá mình với những người đói khát, khách lạ, trần trụi, đau yếu hay ở tù mà chúng ta vẫn gặp mỗi ngày.

 

Ngài ẩn mình hay đúng hơn Ngài tỏ mình qua con người, qua những người hèn kém đáng thương nhất. Chúa vinh quang không ngại nhận họ là anh em.

 

Ngài không khoác tấm áo lộng lẫy kiêu sa để dễ gần gũi với nỗi đau của người yếu thế.

 

Như thế chúng ta không phải tìm Chúa ở nơi xa xôi.

 

Ngài không chỉ ở trong nhà thờ, trong bí tích.

 

Ngài còn ở nơi những người đang cần chúng ta.

 

Mỗi người khốn cùng đều là một bí tích, nơi chúng ta có thể thực sự gặp gỡ Chúa Giêsu.

 

Có những lần Chúa đi ngang qua đời ta như vị vua giả trang làm người hành khất.

 

Ngày phán xét, chúng ta không được giả vờ ngạc nhiên khi nghe biết mình đã để Ngài đi qua tay trắng.

 

"Chúng ta sẽ bị xét xử dựa trên tình yêu."

 

Tội lớn nhất là tội thiếu sót: không làm điều phải làm.

 

Hôm nay Vua Giêsu vẫn ngửa tay xin ta giúp các anh em bé mọn nhất của Ngài. Những người mù chữ, những trẻ em đường phố, những người bị suy sụp tinh thần, cần được yêu thương, những người không tìm được cho đời mình một chỗ trọ, những người tự nhốt mình trong tù ngục đam mê, những người trần trụi vì phải sống nhờ thân xác.

 

Phải làm một việc gì đó cụ thể để Nước Chúa lớn lên trong thế giới này.

 

Phải xây dựng một điều tốt đẹp nào đó để Vua Giêsu thật sự là Vua Vũ Trụ, vũ trụ bên ngoài và vũ trụ trong lòng con người.

 

Gợi Ý Chia Sẻ

 

Thế giới hôm nay còn nhiều bất công và đau khổ do con người gây ra cho nhau. Bạn thử nghĩ, với khả năng của mình, bạn làm được điều gì để người chung quanh hạnh phúc?

 

Thấy Chúa Giêsu nơi những người đói nghèo, rách rưới, vô gia cư nghề nghiệp, thậm chí đã có lần phạm pháp, bạn nghĩ điều đó có khó không? Làm sao tôi có thể đối xử với họ như với Chúa?

 

Cầu Nguyện

 

Lạy Chúa Giêsu, Vua vũ trụ, nếu Chúa là vua của hơn bốn trăm ngàn linh mục, nếu Chúa là vua của hơn tám trăn ngàn nữ tu, nếu Chúa là vua của một tỉ người công giáo, thì thế giới này sẽ đổi khác, Hội Thánh sẽ đổi khác.

 

Chúng con không phải là một lượng men nhỏ.

 

Nếu khối bột chẳng được dậy lên, thì là vì men đã mất phẩm chất.

 

Chúng con phải chịu trách nhiệm về sự dữ trên địa cầu: có nhiều sự dữ do chính chúng con gây ra.

 

Chúng con chỉ kêu cầu cho Nước Chúa mau đến, nhưng lại không chịu xây dựng Nước ấy trên trần gian.

 

Lạy Chúa Giêsu Vua vũ trụ, chúng con thường cố ý thu hẹp vũ trụ của Chúa, giữ chặt Chúa ở trong nhà thờ, nên nhiều nơi vẫn vắng bóng Chúa, dù Chúa đã đến trái đất này từ hơn 2000 năm.

 

Chúng con sợ Chúa đến làm phiền lòng chúng con, và không cho chúng con được yên ổn.

 

Ước gì một tỉ người công giáo chịu để Chúa chi phối đởi mình và đưa Chúa đi vào những nơi Chúa chưa hề đến.

 

Như thế vũ trụ này trở thành vũ trụ của Thiên Chúa.

 

Chúa sẽ luận xét chúng ta về điểm nào?
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ - Achille Degeest)

 

Chúa Giêsu dựng nên một cảnh đầy hình ảnh để nói cho biết nguyên tắc phân xử khi đến ngày cuối cùng. Qua đó Ngài muốn dạy chúng ta ngày nay phải sống theo nguyên tắc nào. Các yếu tố Ngài dùng để dựng cảnh để minh giải cho giáo huấn đều quen thuộc với người nghe Ngài nói. Nhiều truyện ký Do thái thuộc loại văn gọi là khải huyền trước Chúa Giêsu đã dùng những hình ảnh ít nhiều kinh khủng về ngày tận cùng lịch sử. Chúa Giêsu lấy lại một số không quá đáng và Ngài nhấn mạnh đến điểm Ngài cho là tối quan trọng: các cử chỉ yêu thương đối với người nghèo và người hèn mọn là những kẻ Ngài tự đồng hóa. Cá nhân Ngài không cần ai giúp của ăn, nơi ở, áo mặc, nhưng Ngài muốn được chúng ta phục vụ trong con người những kẻ Ngài tuyên bố là anh em ưu ái của Ngài. Nên lưu ý khi mô tả hình ảnh vị vua ngự trên ngai tòa vinh hiển, Chúa gợi ra quyền hành quân vương và thẩm phán của Ngài nghĩa là quyền quản lãnh toàn thể nhân loại. Một vài điểm để suy gẫm rút ra từ bài học này:

 

1) Các người lành trả lời: Lạy Chúa, có khi nào chúng tôi thấy Chúa đói khát… Như thế các người lành có hành động yêu thương đối với người nghèo túng cũng không biết rõ tất cả tầm mức các việc mình làm. Có khi nào người ta thấu suốt ý nghĩa một hành vi yêu thương chân chính? Thiên Chúa ẩn mình giữa người ta có thể khiến chúng ta kinh ngạc, nhưng phải chăng chính việc ấy giúp Ngài đến rất gần với chúng ta? Chúng ta không thể nào chịu nổi nếu Ngài tỏ mình trong thực tại quyền năng của Ngài. Ngài để cho chúng ta giao thiệp được nơi đặc điểm thâm sâu nhất mà cũng phù hợp với chúng ta; Ngài là tình yêu hiến tặng cho khả năng yêu thương của chúng ta. Để chúng ta có thể yêu thương Ngài cách rất thiết thực và luôn vừa tầm chúng ta. Ngài tự đồng hóa với người sống bên cạnh mà chúng ta gặp gỡ và có thể đón tiếp vào trong lòng; Ngài tự đồng hóa các đặc biệt với người khốn khổ mà chúng ta có thể và phải giúp đỡ về mặt thể xác lẫn tinh thần. Người Kitô hữu hãy nhờ lại hai lời Chúa dạy. Lời thứ nhất: sẽ luôn còn có người nghèo ở giữa các người. Lời thứ hai: Ta ở với các ngươi cho đến tận thế. Có thể nói Chúa ở voới các môn đệ cho đến tận thế trong con người những kẻ nghèo khổ. Ngày nay chúng ta có thực sự xác tín có những người túng thiếu, trong họ, Chúa chờ đợi tình yêu thương của chúng ta hay không? Đặt mình ở mức độ bản thể thần linh Chúa Giêsu đã phán: Cha với Ta là một. Chúa Cha lại là tình yêu. Tình yêu ấy, khi xuống mức độ nhân tính đã khiến Chúa Giêsu nói: người nghèo với Ta là một. Điều này đo lường tầm quan trọng các hành vị chúng ta đối với người nghèo.

 

2) Các kẻ bị chúc dữ sẽ nói như người lành: Lạy Chúa, có khi nào chúng tôi thấy Chúa đói khát… Các kẻ bị loại bỏ, các kẻ cứng lòng, các kẻ buông tuồng, ích kỷ cũng không nhận rõ tất cả tầm mức thái độ của mình. Có những trường hợp bỏ qua không hành động cho người nghèo khổ tương đương với việc ấn họ sâu thêm vào cảnh khốn cùng. Hình phạt đáng sợ của thái độ ấy ở chỗ tương đương với việc hất hủi Thiên Chúa. Thế mà nếu Thiên Chúa là tình yêu trọn vẹn, Ngài cũng là công lý hoàn toàn. Công lý ấy tỏ ra ở chỗ Ngài không ép buộc những ai khước từ Ngài. Sự cùng khổ và cô đơn của người đã khước từ Thiên Chúa là một đau đớn vô cùng khổ sở hơn mọi đau đớn trần gian này. Người Kitô hữu được mời gọi phải coi trọng hết sức trách nhiệm của mình đối với những người nhỏ bé, yếu đuối, khốn khổ, để khỏi bị tách biệt xa Thiên Chúa. Để kết thúc nên lưu ý một chi tiết: Chúa phán: mỗi một lần các người làm điều ấy… Trong ngôn ngữ Chúa Giêsu dùng (tiếng aram) động từ “làm” ở đây bao gồm ý nghĩa “phục vụ”. Người ta liên tưởng đến lời Chúa Giêsu: Ta đến để phục vụ. Trước mặt Thiên Chúa có ai nghèo hèn và cực khổ hơn những người tội lỗi là chúng ta tất cả? Chúa Giêsu đã đặt mình phục vụ chúng ta, mưu cầu ơn cứu độ, hạnh phúc và hân hoan cho chúng ta. phúc cho chúng ta nếu bắt tay làm, nghĩa là hành động phục vụ cho sự cứu rỗi và hạnh phúc của những người nghèo nhất trong anh em chúng ta.

 

 

Vương quốc của tình yêu
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

 

Trong tác phẩm mang tựa đề: “Thị kiến của người Kitô hữu” (The Christian Vision) nhà văn John Powell có kể một câu chuyện thần thoại của người Ái Nhĩ Lan. Câu chuyện đưa chúng ta trở lại thời các vua cai trị đất nước này:

 

Một hôm nhà vua thấy mình không có con để kế vị, ông bèn sai các sứ giả thông báo cho các thành phố và làng mạc biết: nhà vua mời các thanh niên nào có đức tính tốt đến triều đình để được phỏng vấn. Như thế nhà vua hy vọng có thể chọn được một người xứng đáng lên ngôi vị mình trước khi băng hà. Hai đức tính được nhà vua đặc biệt lưu ý, đó là người thanh niên ấy phải có lòng mến Chúa và yêu người.

 

Chàng thanh niên trong câu chuyện nghe như có tiếng thầm kín bên trong thúc đẩy chàng lên đường đến triều đình để được nhà vua phỏng vấn, vì chàng quả thật là một người có lòng mến Chúa và yêu người. Nhưng chàng lại nghèo khó đến nỗi không có được một bộ quần áo chỉnh tề để đến triều đình. Chàng cũng chẳng có tiền để mua lương thực dự trữ cho cuộc hành trình dài đến lâu đài nhà vua. Cuối cùng, chàng quyết định đi xin quần áo và lương thực cần thiết.

 

Khi mọi sự đã sẵn sàng, chàng lên đường. Sau một tháng hành trình, chàng đã nhìn thấy lâu đài của nhà vua hiện ra trên đỉnh đồi ở đàng xa. Cũng vào lúc ấy, chàng gặp thấy một ông già nghèo đói ngồi bên vệ đường. Người ăn xin ngửa tay van xin chàng giúp đỡ: “Anh ơi, tôi đói, tôi rét, anh làm ơn cho tôi áo mặc, cho tôi bánh ăn”. Chàng thanh niên cảm động nhìn người ăn xin. Chàng cởi áo khoác của chàng và đổi lấy chiếc áo rách tả tơi của người ăn xin. Chàng cũng chia sẻ lương thực dự trữ của chàng. Rồi chàng đến lâu đài nhà vua trong bộ áo rách tả tơi và không đủ lương thực cho cuộc hành trình trở về. Đến trước lâu đài, lính gác chận chàng lại ở cổng, bắt chàng vào khu khách tham quan. Sau một thời gian dài chờ đợi, chàng mới được cho vào gặp nhà vua. Trước ngai vàng, chàng cúi mình thật sâu bái l

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô