Thứ năm, ngày 16 tháng 05 năm 2024 | 06:22 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thánh kinh

SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

 

TRÁCH NHIỆM NẶNG NỀ CỦA PHÁT NGÔN VIÊN

    

 CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN NĂM C (27/01/2013)

 

[Nkm 8,2-4a.5-6.8-10; 1 Cr 12, 12-30; Lc 1, 1-4; 4,14-21]

 

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

Khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, người Ki-tô hữu trở thành chi thể của Thân Mình Mầu Nhiệm Chúa Ki-tô là Hội Thánh (mà Chúa Ki-tô là Đầu) nên tham dự vào 3 chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của chính Chúa Giê-su Ki-tô. Trong ba chức vụ cao trọng ấy thì chức vụ ngôn sứ là khó thực thi nhất. Vì làm ngôn sứ hay “phát ngôn viên” của Thiên Chúa đòi hỏi ở người Ki-tô hữu chẳng những một sự hiểu biết tương đối về Chúa, mà còn cần có một lòng dũng cảm, dám liều thân vì sứ mạng nói Lời Thiên Chúa, trong lúc thuận lợi cũng như lúc không thuận lợi, cho những người muốn nghe cũng như cho những người không muốn nghe Lời Chúa. Những sự việc xẩy ra trong những năm gần đây trong một số giáo phận ở Việt Nam càng chứng minh rằng: làm “phát ngôn viên” của Thiên Chúa không hề là sứ mạng dễ dàng.

Các Bài Thánh Kinh hôm nay mời gọi chúng ta hãy mở lòng, mở trí và mở tai mà lắng nghe Đức Giê-su Ki-tô là Ngôn Sứ Cao Trọng trên hết mọi ngôn sứ của Thiên Chúa và xác tín hơn về sứ mạng ngôn sứ của mình.    

 

II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

2.1 Trong bài đọc 1 (Nkm 8, 2-4a.5-6.8-10): Ông Ét-ra và các thày Lê-vi đọc và giải thích sách Luật.

 2Hôm ấy là ngày mồng một tháng thứ bảy, ông Ét-ra cũng là tư tế đem sách Luật ra trước mặt cộng đồng gồm đàn ông, đàn bà và tất cả các trẻ em đã tới tuổi khôn. 3 Ông đứng ở quảng trường phía trước cửa Nước, đọc sách Luật trước mặt đàn ông, đàn bà và tất cả các trẻ em đã tới tuổi khôn. Ông đọc từ sáng sớm tới trưa, và toàn dân lắng tai nghe sách Luật. 4 Kinh sư Ét-ra đứng trên bục gỗ đã đóng sẵn để dùng vào việc này.

 5Ông Ét-ra mở sách ra trước mặt toàn dân, vì ông đứng cao hơn mọi người. Khi ông mở sách ra thì mọi người đứng dậy. 6 Bấy giờ ông Ét-ra chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa vĩ đại, và toàn dân giơ tay lên đáp rằng: "A-men! A-men! " Rồi họ sấp mặt sát đất mà thờ lạy Đức Chúa.

 8Ông Ét-ra và các thầy Lê-vi đọc rõ ràng và giải thích sách Luật của Thiên Chúa, nhờ thế mà toàn dân hiểu được những gì các ông đọc. 9 Bấy giờ ông Nơ-khe-mi-a, tổng đốc, ông Ét-ra, tư tế kiêm kinh sư, cùng các thầy Lê-vi là những người đã giảng giải Luật Chúa cho dân chúng, nói với họ rằng: "Hôm nay là ngày thánh hiến cho Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, anh em đừng sầu thương khóc lóc." Sở dĩ ông nói thế là vì toàn dân đều khóc khi nghe lời sách Luật. 10 Ông Ét-ra còn nói với dân chúng rằng: "Anh em hãy về ăn thịt béo, uống rượu ngon và gửi phần cho những người không sẵn của ăn, vì hôm nay là ngày thánh hiến cho Chúa chúng ta. Anh em đừng buồn bã, vì niềm vui của Đức Chúa là thành trì bảo vệ anh em."

 

2.2 Trong bài đọc 2 (1 Cr 12, 12-30): Anh em là thân thể Đức Ki-tô, và mỗi người là một bộ phận.

12Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Ki-tô cũng vậy. 13 Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất.

14Thật vậy, thân thể gồm nhiều bộ phận, chứ không phải chỉ có một mà thôi.15 Giả như chân có nói: "Tôi không phải là tay, nên tôi không thuộc về thân thể", thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. 16 Giả như tai có nói: "Tôi không phải là mắt, vậy tôi không thuộc về thân thể", thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. 17 Giả như toàn thân chỉ là mắt, thì lấy gì mà nghe? Giả như toàn thân chỉ là tai, thì lấy gì mà ngửi?

18Nhưng Thiên Chúa đã đặt mỗi bộ phận vào một chỗ trong thân thể như ý Người muốn. 19 Giả như tất cả chỉ là một thứ bộ phận, thì làm sao mà thành thân thể được? 20 Như thế, bộ phận tuy nhiều mà thân thể chỉ có một. 21 Vậy mắt không có thể bảo tay: "Tao không cần đến mày"; đầu cũng không thể bảo hai chân: "Tao không cần chúng mày."

22Hơn nữa, những bộ phận xem ra yếu đuối nhất thì lại là cần thiết nhất; 23 và những bộ phận ta coi là tầm thường nhất, thì ta lại tôn trọng hơn cả. Những bộ phận kém trang nhã, thì ta lại mặc cho chúng trang nhã hơn hết. 24 Còn những bộ phận trang nhã thì không cần gì cả. Nhưng Thiên Chúa đã khéo xếp đặt các bộ phận trong thân thể, để bộ phận nào kém thì được tôn trọng nhiều hơn. 25 Như thế, không có chia rẽ trong thân thể, trái lại các bộ phận đều lo lắng cho nhau. 26 Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung.

 27Vậy anh em, anh em là thân thể Đức Ki-tô, và mỗi người là một bộ phận. 28 Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ. 29 Chẳng lẽ ai cũng là tông đồ? Chẳng lẽ ai cũng là ngôn sứ, ai cũng là thầy dạy sao? Chẳng lẽ ai cũng được ơn làm phép lạ, 30 ai cũng được ơn chữa bệnh sao? Chẳng lẽ ai cũng nói được các tiếng lạ, ai cũng giải thích được các tiếng lạ sao?

 

2.3 Trong bài Tin Mừng (Lc1, 1-4; 4,14-21): Hôm nay ứng nghiệm Lời Kinh Thánh quí vị vừa nghe.

1/1Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. 2 Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. 3 Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, 4 mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc.

4/14Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. 15 Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh. 16 Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. 17 Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: 18 Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, 19 công bố một năm hồng ân của Chúa.

20Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. 21 Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe." 22 Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người.

 

III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

3.1 Chân dung Thiên Chúa (Thiên Chúa là Đấng nào?)    

3.1.1 Bài đọc 1 (Nkm 8, 2-4a) là một đoạn văn của Sách Nơ-khê-mi-a cho thấy vai trò quan trọng của việc giải thích Luật Chúa. Việc này được giao cho một số người được chọn lựa cách đặc biệt. Cụ thể là tổng đốc Nơ-khê-mi-a, tư tế kiêm kinh sư Ét-ra và các thày Lê vi. Dĩ nhiên những người này phải nói lời Thiên Chúa chứ không được nói lời của riêng mình. Muốn nói lời của Thiên Chúa thì họ phải siêng năng học hỏi Luật Chúa và phải sống mật thiết với Thiên Chúa.

--> Trong đoạn Nkm 8,2-4a trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng rất quan tâm đến dân riêng Ít-ra-en nên đã giao cho một số người việc đọc và giải thích Luật Chúa cho dân hiểu và tuân giữ luật ấy. Những người này còn phải biết an ủi, vỗ về dân trong lúc dân buồn khổ, tuyệt vọng nữa.     

3.1.2 Bài đọc 2 (1 Cr 12, 12-30) là đoạn văn “bất hủ” của Thánh Phao-lô Tông đồ, nói về mối hiệp thông cơ bản và sâu xa giữa mọi phần tử trong Hội Thánh Chúa Ki-tô. Thánh Phao-lô dùng hình ảnh “Thân Thể con người và các chi thể của thân thể ấy” để trình bày mối liên kết chặt chẽ và bổ sung kỳ diệu của các chi thể khác nhau.  

--> Qua đoạn thư 1 Cr 12,12-30 trên, chúng ta nhận ra Thiên Chúa là Đấng vừa sáng tạo vừa quan phòng cách tuyệt vời. Người muốn qui tụ nhân loại thành một gia đình mà Chúa Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa là Anh Cả và mọi người là anh em chị em của nhau. Người muốn mọi người liên hết với nhau thành một thân thể mà Chúa Giê-su Ki-tô Con Thiên Chúa là Đầu và mọi người là chi thể của nhau. Sự hiệp nhất thâm sâu, tình liên đới chặt chẽ và sự bổ sung hài hòa là ba nét phải được làm nổi bật trong đời sống mọi cộng đoàn Ki-tô hữu: gia đình, hội đoàn, giáo xứ, giáo phận, dòng tu!   

 

3.1.3 Bài Tin Mừng (Lc 1, 1-4; 4,14-21) là hai đoạn của Phúc âm Lu-ca được Phụng Vụ ghép chung lại với nhau. Phần sau quan trọng hơn phần trước vì phần này xác định rõ vai trò và sứ mạng ngôn sứ của Chúa Giê-su Na-da-rét.

--> Qua đoạn Phúc Âm Lc 4,14-21 Chúa Giê-su đã mạc khải chân dung và sứ mạng ngôn sứ hay phát ngôn viên Lời Thiên Chúa của Người. Sứ mạng bao hàm 4 nội dung/công việc là

(a) loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn,

(b) công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt,

(c) trả lại tự do cho người bị áp bức và

(d) công bố một năm hồng ân của Chúa.

Chúng ta có thể nói thêm rằng: Chúa Giê-su không chỉ loan báo hay công bố mà Người còn tích cực hành động cho Tin Mừng Ơn cứu độ được nhiều người đón nhận.

3.2 Sứ điệp Lời Chúa (Thiên Chúa muốn chúng ta làm gì?)    

Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay có hai phần liên kết chặt chẽ với nhau:

Phần thứ nhất: Chúa Giê-su là ngôn sứ trên hết mọi ngôn sứ vì Người là LỜI và là “phát ngôn viên” của Thiên Chúa. Người đến trần gian để nói

“Lời tin vui” cho mọi người, cách riêng cho kẻ nghèo hèn. Người nói

“Lời giải thoát” cho kẻ bị giam cầm (thể lý và tâm linh). Nói

“Lời sự sáng” cho kẻ mù lòa (thể lý và tâm linh). Nói

“Lời tự do” cho kẻ bị áp bức (thể xác và tinh thần). Nói

“Lời hồng ân và chúc phúc” cho hết mọi người và cho mọi ngày trong năm.

Phần thứ hai: Thiên Chúa Ba Ngôi, Cha, Con và Thánh Thần đã giao sứ mạng ngôn sứ cho một số người. Tất cả các Ki-tô hữu chúng ta đều được kể là các phát ngôn viên của Thiên Chúa, vì được tham dự vào ba chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Chúa Giê-su Ki-tô khi chịu phép rửa. Chúng ta có trách nhiệm đọc và giải thích Luật Chúa; có trách nhiệm nói “Lời tin vui, Lời giải thoát, Lời sáng soi, Lời tự do, Lời hồng ân và Lời chúc phúc” cho mọi người, nhất là cho những người sầu khổ, bị giam cầm, mù lòa, bị áp bức và sống thiếu thốn mọi sự. Chúng ta còn có trách nhiệm làm cho Tin Mừng Ơn cứu độ được nhiều người đón nhận.

 

IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI

4.1 Sống với Thiên Chúa Cha là Thiên Chúa vĩ đại và gần gũi yêu thương dân riêng Người khi giao việc giải thích Luật Chúa cho một số người được tuyển chọn cho công việc hệ trọng ấy; Sống với Chúa Giê-su Ki-tô là Lời và là Ngôn Sứ của Thiên Chúa, Đấng đã đến trần gian để nói Lời Yêu Thương, Lời Cứu Độ; Sống với Chúa Thánh Thần là Sức Mạnh của các Sấm Ngôn, là Thần Khí của các Ngôn Sứ mọi thời đại!

 

4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa 

Để thực thi sứ điệp Lời Chúa hôm nay, tôi quyết tâm thực hiện hai việc này:

* Việc thứ nhất: Chạy đến với Chúa Giê-su, sống riêng với Người trong chốn riêng tư, trong tình thân mật…. để nghe và sống Lời của Người, để học với Người về tinh thần và cách thi hành chức vụ ngôn sứ của người Ki-tô hữu.

* Việc thứ hai: Dù gặp thuận lợi hay gặp chống đối, tôi quyết kiên trì và dũng cảm thực thi sứ mạng “phát ngôn viên” của Thiên Chúa mà nói “Lời chân thật, Lời tin vui, Lời giải thoát, Lời sáng soi, Lời tự do, Lời hồng ân và Lời chúc phúc” trong mọi môi trường riêng của tôi là gia đình, khu xóm, hội đoàn, giáo xứ, công ty xí nghiệp, cộng đồng xã hội.

 

V. CẦU NGUYỆN CHO HỘI THÁNH VÀ LOÀI NGƯỜI

5.1 «Ông Ét-ra và các thầy Lê-vi đọc rõ ràng và giải thích sách Luật của ThiênChúa, nhờ thế mà toàn dân hiểu được những gì các ông đọc.» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các dân, các nước trong thế giới hôm nay biết lắng nghe các ngôn sứ thời hiện đại.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! 

Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

 

5.2 «Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.” Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI, cho các Hồng Y, Giám Mục và Linh Mục, để các ngài chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng cho nhân loại, cách riêng cho những người nghèo trong xã hội.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! 

Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

 

5.3 «Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Hội Thánh tại Việt Nam, cách riêng cho giáo dân của giáo xứ chúng ta, để mọi thành phần Dân Chúa tích cực thực thi sứ mạng ngôn sứ và cứu giúp đồng bào của mình trong Năm Đức Tin này.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! 

Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

 

5.4 «Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho những người đang khao khát gặp Chúa, để họ được ơn cảm nghiệm chân lý mạc khải trong Thánh Kinh, mà thờ phượng tôn vinh Thiên Chúa là Thiên Chúa Duy Nhất của toàn nhân loại.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! 

Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                                                                                                    

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô