, ngày 28 tháng 04 năm 2024 | 10:14 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Truyền giáo

 

Người Giáo Dân: Nhiệm Vụ Quan Trọng và Khẩn Thiết


Hiệp Thông và Tăng Trưởng Để “Loan Báo Tin Mừng”

 

 

1. Trước hết, nhiệm vụ xây dựng: “Hiệp Thông.”[1]

 

Nhiệm vụ này phát xuất từ bản tính của ơn gọi làm Con Thiên Chúa, làm cành nho, làm phần thân thể của Đức Kitô, nên  phải hiệp thông với Đức Kitô là đầu, là cây nho thật.  Đức Phaolô VI trong buổi triều yết sau Công Đồng đã quả quyết: “Giáo Hội là một sự Hiệp Thông. 

 

Tiếng hiệp thông ở đây có nghĩa gì? 

 

“Ta mời gọi chúng con đọc lại giáo lý nói về việc các thánh thông công.  Các thánh thông công có hai nghĩa: người Kitô hữu được thông công vào sự sống Đức Kitô và sự lưu thông của chính đức ái này trong toàn thể cộng đồng các tín hữu ở trần gian, và bên kia thế giới.  Hợp nhất với  Đức Kitô và trong Đức Kitô, hợp nhất các Kitô hữu với nhau trong Giáo Hội.”[2]  Chúng ta hãy nghe lại lời của Đức Giêsu: "Ta là Cây Nho Thật, và Cha Ta là Người trồng nho... các con hãyở trong Ta, như Ta ở trong các con.”[3]   

 

Chỉ mấy lời đơn sơ này cũng đã mặc khải cho chúng ta thấy sự thông hiệp mầu nhiệm kết hợp Chúa và các môn đệ Ngài, nối kết Đức Kitô với các người đã chịu phép Rửa Tội trong sự hơp nhất toàn vẹn: một sự thông hiệp linh động và chuyển ban sinh lực, nhờ đó người Kitô-hữu không còn thuộc về mình nữa, nhưng trở thành sở hữu của Đức Kitô, như cành nho hợp nhất với cây nho.  Sự thông hiệp của người Kitô-hữu với Đức Giêsu, lấy sự thông hiệp của Chúa Con với Chúa Cha trong ơn Chúa Thánh Thần làm kiểu mẫu, nguồn gốc và cùng đích: Người Kitô-hữu hiệp nhất với Chúa Con trong mối giây ràng buộc tình yêu của Chúa Thánh Thần cũng được hiệp nhất với Chúa Cha.

 

Chúa Giêsu còn tiếp: "Ta là cây nho, chúng con là cành".[4]  Người Kitô hữu hiệp thông với Đức Kitô nên họ cũng hiệp thông với nhau. Tất cả đều là cành nho của Cây Nho duy nhất là Đức Kitô . Trong sự hiệp thông huynh đệ này, Chúa Giêsu phản ảnh lạ lùng việc tham dự nhiệm mầu vào đời sống tình yêu thâm sâu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

 

Để thực hiện sự thông hiệp này, Chúa Giêsu đã cầu nguyện: "Cho hết thảy được hợp nhất, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để họ cũng được liên hiệp cùng Ta, cho thiên hạ tin rằng Cha đã sai con đến."[5]  Sự thông hiệp này, chính là mầu nhiệm của Giáo Hội như Công Đồng Vaticanô II đã dùng những lời của Thánh Cyprianô để nhắc lại: "Giáo Hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được hợp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.[6]

 

Mầu nhiệm GiáoHội hiệp thông này được nhắc nhở ở mỗi đầu Thánh Lễ khi vị chủ tế đón mời chúng ta bằng lời chào của Thánh Phaolô Tông Đồ: "Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha và ơn Thông Hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em.[7]

 

Như thế chúng ta thấy bổn phận đầu tiên và quan trọng nhất của mọi tín hữu là bảo tồn sự Hiệp thông trong Giáo Hội, nghĩa là sống hiệp nhất với nhau và với đầu.  Đây là điều kiện tiên quyết làm nền tảng cho việc thi hành các sứ vụ khác.  Quả thực, một cành nho lìa khỏi cây và các cành nho khác thì làm sao có thể sống và sinh hoa trái.  Cũng thế, một chi thể lìa khỏi các phần khác, đầu và thân, không thể tồn tại.[8]

 

2. Thứ đến là bổn phận: “Tăng Trưởng” thân thể 

 

Ngoài bổn phận xây dựng, bảo vệ và duy trì sự Hiệp Thông, người giáo dân còn bổn phận tăng trưởng phần thân thể.  Chúng ta nghe giáo huấn của thánh Phaolô: “Mỗi người chúng ta đã lãnh nhận ơn nghĩa thánh như Chúa Kitô đã phân chia… và các ơn Ngài ban cho con người, trước tiên là các Tông đồ, đến các vị rao giảng, các nhà thừa sai Phúc Âm, các chủ chăn và những người lo việc dậy dỗ. 

 

Như thế Dân Thánh Chúa được tổ chức để các thừa tác vụ được hoàn thành và để thân thể của Đức Kitô được xây dựng.  Cuối cùng tất cả chúng ta cùng nhau Hiệp Nhất trong đức tin và trong sự hiểu biết chân chính con Thiên Chúa, để tiến tới tình trạng trưởng thành và sung mãn trọn vẹn của tầm vóc con người Đức Kitô.”[9]

 

Để chu toàn các bổn phận đặc biệt này, người tín hữu giáo dân lưu ý tới các phương thế sau đây.  Trước hết, trong Giáo Hội có hai tác vụ chính: tác vụ truyền phong và tác vụ do hiệu năng bí tích của phép Rửa Tội, Thêm Sức và Hôn Phối.  Tiếp đến là ơn Đoàn Sủng.  Và sau cùng là tham gia vào đời sống Giáo Hội.

2.1. Trước hết là tác vụ truyền phong 

 

Trong Giáo Hội, chúng ta thấy trước tiên các thừa-tác-vụ được truyền phong nghĩa là phát nguồn từ Phép Truyền Chức Thánh. Chúa Giêsu đã chọn và đặt các Tông Đồ "như là hạt giống nảy sinh dân Israel mới và đồng thời cũng là nguồn gốc của phẩm trật trong Giáo Hội”,[10] và truyền cho họ phải huấn luyện và đào tạo những môn đệ trong khắp các dân tộc, và điều khiển hàng tư tế.

 

Sứ vụ của các Tông Đồ mà Chúa Giêsu tiếp tục giao phó cho các vị Chủ chăn dân Ngài, là một chức vụ mà Thánh Kinh gọi là "diakonia" nghĩa là phục vụ hay mục vụ. Các vị này nhận lãnh nơi Đức Kitô Phục sinh, ơn đoàn sủng của Chúa Thánh Thần được truyền thụ không ngừng từ đời các Tông Đồ, nhờ bí tích Truyền Chức Thánh: Từ Đức Kitô họ nhận lãnh trách nhiệm và quyền năng linh thiêng để phục vụ Giáo Hội, họ hành động nhân danh Chúa Kitô là Đầu và để hợp nhất Giáo Hội lại trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc âm và phép Bí Tích.[11]

 

Các thừa-tác-vụ được truyền phong là một ân sủng được ban cho toàn thể Giáo Hội, chứ không chỉ là ân sủng riêng cho cá nhân người lãnh nhận. Các thừa-tác-vụ này là sự thực thi và biểu lộ việc được tham dự vào chức linh mục của Chúa Kitô; sự tham dự này khác biệt ngay trong bản tính, chứ không chỉ trong mức độ tham dự đã được ban cho mọi tín hữu nhờ phép Rửa Tội và phép Thêm Sức. Đàng khác, chức linh mục thừa-tác-vụ, như Công Đồng Vaticanô II đã gọi hướng về chưc tư-tế-vương-giả cộng đồng của mọi tín hữu, và cùng đích cốt yếu của nó nằm ở trong chức tư tế này.[12]

 

Vì thế, để bảo đảm và làm tăng trưởng sự hiệp thông trong Giáo Hội, đặc biệt về những gì có liên quan đến các thừa-tác-vụ khác nhau và bổ túc cho nhau, các vị chủ chăn phải xác tín chắc chắn rằng chức linh mục của mình là để phục vụ toàn Dân Thiên Chúa. Các tín hữu giáo dân cũng phải nhìn nhận rằng chức linh mục thừa-tác-vụ tuyệt đối cần thiết cho cuộc sống của chính mình trong Giáo Hội, và cho mình được tham dự vào sứ mệnh của Giáo Hội.[13]

 

2.2. Sau đến là tác vụ do hiệu năng của bí tích

 

Sứ mệnh cứu rỗi của Giáo Hội giữa thế giới được thực hiện không chỉ nhờ các vị thừa hành đã nhận lãnh bí tích Truyền chức Thánh, nhưng cũng nhờ các tín hữu giáo dân; vì họ đã được chịu phép Rửa Tội và được kêu gọi đặc biệt, để tham dự theo mức độ của mỗi người vào chức vụ tư tế, rao giảng và vương giả của Đức Kitô. 

 

Bởi thế, các vị chủ chăn phải thừa nhận và cổ võ các thừa-tác-vụ, nhiệm vụ và chức vụ của các tín hữu giáo dân, những nhiệm vụ và tác vụ này có nền tảng bí tích trong phép Rửa Tội, phép Thêm Sức và hơn nữa trong phép Hôn Phối đối với nhiều người trong giáo dân.  Hơn nữa, khi cần thiết hoặc vì lợi ích của Giáo Hội đòi buộc, các chủ chăn có thể theo quy chế dự định trong bộ luật chung, giao phó cho tín hữu giáo dân một số nhiệm vụ hay chức vụ.

 

Những nhiệm vụ hay chức vụ này vẫn (tuỳ thuộc) với thừa-tác-vụ chủ chăn của các Ngài, nhưng không cần chức Thánh mới thi hành được. Giáo Luật xác định: "Nơi nào nhu cầu Giáo Hội đòi hỏi và thiếu thừa-tác-viên, thì các giáo dân dù không có chức tác-vụ đọc sách và giúp lễ, cũng có thể thay thế họ làm một số việc như đọc Lời Chúa, chủ tọa các buổi cầu nguyện, rửa tội và cho rước lễ theo các quy tắc luật định".[14]

 

Tuy nhiên, việc thi hành chức vụ này không làm cho người tín hữu giáo dân trở thành vị chủ chăn: Thật ra, điều tạo nên một thừa-tác-vụ, không phải là chính tác động mà là bí tích Truyền Chức. Chỉ có phép Truyền Chức Thánh mới ban cho vị thừa-tác-viên nhận chức sự tham gia vào chức tư tế của Đức Kitô.[15]  Chức vụ thi hành với tư cách là kẻ thay thế được xem là hợp pháp, là vì các chủ chăn đã lãnh nhận một cách công khai sự đại diện chính thức. Vậy khi thi hành chức vụ này, người thay thế phải lệ thuộc vào quyền lãnh đạo của Giáo-quyền.[16]

 

Thượng Hội Đồng Giám Mục vừa qua đã trình bày cho thấy một cái nhìn bao quát tình trạng Giáo Hội về thừa-tác-vụ, nhiệm-vụ và chức-vụ của những người đã chịu phép Rửa Tội. Các Nghị Phụ đã hết lòng thán phục những sự cộng tác tông đồ của các tín hữu giáo dân nam nữ để làm cho Giáo Hội được sống và tăng trưởng bằng các ơn đoàn sủng, bằng các hoạt động nâng đỡ việc truyền giáo, việc thánh hóa và sống đạo. Đồng thời các vị Nghị Phụ cũng rất quý mến sự tận tâm sẵn có của họ để phục vụ các cộng đồng trong Giáo Hội, và việc chuẩn bị sẵn sàng của họ để thay thế các vị chủ chăn trong những trường hợp khẩn cấp hoặc trong các nhu cầu nhất thời.[17]

 

Sau khi Công Đồng cổ võ việc canh tân Phụng vụ, các tín hữu giáo dân cũng ý thức rõ ràng về nhiệm vụ của họ trong khi chuẩn bị tham dự các nghi thức Phụng vụ; vì thế họ đã tỏ ra rất quan tâm. Vì việc cử hành Phụng vụ là một việc Thánh của cộng đồng dân Chúa chứ không riêng gì của hàng giáo sĩ. Lẽ dĩ nhiên việc nào không phải dành riêng cho các vị có chức Thánh thì phải do các tín hữu giáo dân đảm trách.[18]  Một khi chấp nhận việc tham gia thật sự của người tín hữu giáo dân trong việc phụng sự, tự nhiên cũng để chấp nhận họ tham gia vào việc rao truyền Lời Chúa và trách nhiệm mục vụ.[19]

 

Các nhiệm-vụ và chức-vụ người tín hữu giáo dân có thể thực thi hợp pháp trong Phụng vụ, trong việc truyền bá Đức Tin và trong các cơ cấu mục vụ của Giáo Hội, phải được thực thi phù hơp với ơn gọi đặc biệt của họ, một ơn gọi khác biệt với các thừa-tác-vụ Thánh. Chính bức Tông Huấn "Truyền bá Phúc âm" của Đức Phaolô VI đã đề cập đến vấn đề này. Bức Tông Huấn đã đem lại những kết qủa rất lớn lao và tốt đẹp vì đã cảnh tỉnh được người tín hữu giáo dân để họ tham gia bằng nhiều cách vào đời sống, và vào sứ mệnh tông đồ của Giáo Hội . Bức Tông Huấn đã nhắc nhở rõ ràng rằng: "Môi trường riêng biệt của các hoạt động tông đồ của người giáo dân là thế giới mênh mông phức tạp của đời sống chính trị, của các thực tại xã hội và kinh tế, của đời sống văn hóa, khoa học và nghệ thuật, của đời sống quốc tế, của các phương tiện truyền thông xã hội. Nó cũng bao gồm các thực tại khác đặc biệt mở rộng cho việc rao truyền Phúc âm như tình yêu, gia đình, giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên, lao động chức nghíệp và đau khổ. Càng có nhiều giáo dân thấm nhuần tinh thần Phúc âm, ý thức trách nhiệm đối với các thực tại ấy và dấn thân một cách tích cực, đủ khả năng trong việc khai triển các thực tại ấy, và đồng thời ý thức được bổn phận buộc mình phải phát huy tiềm năng Công Giáo của mình đã từ lâu bị chôn vùi và bóp nghẹt, chúng ta càng thấy tầm mức siêu việt và hiệu năng trần thế của nó, để được sử dụng trong công cuộc xây dựng nước Thiên Chúa nghĩa là nước Cứu Rỗi trong Đức Giêsu Kitô".[20]

 

2.3. Tiếp đến là ơn Đoàn Sủng[21]

 

Chúa Thánh Thần trong lúc giao phó cho Giáo Hội Hiệp Thông các thừa-tác-vụ, thì đồng thời cũng làm cho Giáo Hội được sung túc với nhiều ân hụê và ân sủng đặc biệt khác gọi là đoàn sủng. Các ơn này có nhiều hình thức khác nhau vì Chúa Thánh Thần Đấng ban phát những ơn này là Đấng Tự Do tuyệt đối, và vì lịch sử Giáo Hội có nhiều nhu cầu khác nhau. Tân Ước đã mô tả và xếp hạng các ơn này, như chúng ta thấy có rất nhiều loại khác nhau: "Vì Thánh Linh hiển hiện trong mỗi người hầu mang lại ích lợi. Như người này nhờ Thánh Linh được ơn lợi khẩu, người khác cũng nhờ Thánh Linh được thông thái, bởi một Thánh Linh đó người này được tín ngưỡng và cũng do Thánh Linh ấy người kia được ơn trị bệnh; lại người được làm phép lạ, kẻ nói tiên tri, người phân biệt các tâm kồn, kẻ nói được nhiều ngoại ngữ, người khác có thể thông dịch các thứ tiêng."[22]

 

Các đoàn sủng cao siêu hay giản dị, tất cả đều là ân sủng Chúa Thánh Thần, trực tiếp hay gián tiếp các ơn này đều đem lại lợi ích cho sự sống Giáo Hội, vì Chúa đã sắp xếp cho các ơn này được xử dụng để xây dựng Giáo Hội, để bổ ích cho con người và để đáp ứng lại các nhu cầu của thế giới.  Chính trong thời đại chúng ta, chúng ta cũng thấy đó đây nẩy nở những đoàn sủng nơi người tín hữu giáo dân cả nam lẫn nữ. Các ơn này được ban cho một người nhất định, nhưng các người khác cũng được thông phần và rồi được bảo tồn qua thời gian như một gia sản sống động, quý giá để tạo nên mối liên hệ thiêng liêng đặc biệt giữa nhiều người.

 

Khi nói đến việc tông đồ giáo dân, Công Đồng Vaticanô II đã viết: "Để thể hiện việc tông đồ này, Chúa Thánh Thần thánh hóa dân Chúa bằng bí tích và tác vụ. Ngài cũng ban cho tín hữu ơn đặc biệt để "mỗi người tùy theo ơn đã nhận mà giúp đỡ nhau và chính họ trở nên như những người quản lý trung tín các ơn Thiên Chúa" hầu xây dựng Toàn Thân trong Đức ái."[23]  Các ơn Chúa Thánh Thần được phát sinh để tạo thêm sinh lực dồi dào, vì thế nó đòi hỏi những ai lãnh nhận phải thi hành để cho Giáo Hội được lớn lên và phát triển như Công Đồng đã dậy.

 

Không phải chỉ những ai lãnh nhận các đoàn sủng, mà tất cả các chi thể của Giáo Hội đều phải tỏ lòng biết ơn. Vì các ơn ấy là một kho tàng kỳ diệu ơn sủng Chúa ban cho Toàn Thân Chúa Kitô để được thánh hóa và hoạt động tông đồ, với điều kiện là nó thật bởi Chúa Thánh Thần mà đến và được thực thi hoàn toàn do Chúa Thánh Thần thúc đẩy.

 

Vì thế, chúng ta phải luôn thận trọng phân biệt các đoàn sủng. Thực ra, như các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng đã tuyên bố: "Hoạt động của Chúa Thánh Thần, là Đấng thổi hơi nơi nào Ngài muốn, thực không phải dễ dàng phân biệt và nhận lãnh . Chúng ta biết Thiên Chúa tác động trong tất cả các tín hữu và chúng ta cũng ý thức được các ơn lành do các đoàn sủng, ban cho mỗi người hoặc cho cả cộng đồng Kitô hữu. Nhưng chúng ta cũng cần ý thức đến sức mạnh của tội lỗi và những cố gắng của nó nhằm gieo rắc rôi loạn trong đời sống của các tín hữu và của các cộng đồng."  Vì thế mọi đoàn sủng phải liên hệ và tuỳ thuộc vào các chủ chăn của Giáo Hội.

 

Công Đồng đã công bố rõ ràng: "Những vị hữu trách của Giáo Hội có thẩm quyền phán quyết về tính cách chân thực và việc sử dụng hợp lý các ơn ấy; các Ngài có nhiệm vụ thử thách, không phải để dập tắt ơn Chúa Thánh Thần, nhưng để trắc nghiệm và giữ lại những gì là chính đáng" [24] để tất cả những đoàn sủng, mặc dầu khác biệt nhưng bổ túc cho nhau, đều quy về lợi ích chung.[25]

 

2.4. Sau cùng là tham gia vào đời sống Giáo Hội

      Người tín hữu giáo dân dấn thân, tích cực tham gia vào đời sống Giáo Hội.[26] Người tín hữu giáo dân tham gia vào sự sống của Giáo Hội không chỉ bằng cách thực thi các thừa-tác-vụ hay các đoàn sủng của mình mà còn bằng nhiều cách khác nữa. Hành động này phải được thực hiện trước tiên và cần thiết trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội địa phương là các Giáo phận, là nơi có "sự hiện diện và tác động của Giáo Hội Chúa Kitô duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền."[27]

 

Để tham dự một cách chính đáng vào đời sống Giáo Hội, các tín hữu giáo dân cần có một cái nhìn sáng suốt và chính xác về Giáo Hội địa phương đối với Giáo Hội hoàn vũ. Giáo Hội địa phương không phải là một mảnh của Giáo Hội hoàn vũ, và Giáo Hội hoàn vũ không phải chỉ là tổng số các Giáo Hội địa phương hợp lại. Nhưng các Giáo Hội địa phương kết hợp với nhau bằng một giây linh động, căn bản và trường tồn, vì Giáo Hội hoàn vũ hiện hữu và biểu lộ trong các Giáo Hội địa phương.

 

Vì thế, Công Đồng quả quyết là các Giáo Hội địa phương "được hình thành theo hình ảnh của Giáo Hội hoàn vũ.  Chính trong các Giáo Hội địa phương và từ các Giáo Hội này mà một Giáo Hội Công Giáo duy nhất hiện hữu."[28]

 

Công Đồng còn khích lệ các tín hữu giáo dân sống linh động trong Giáo Hội địa phương, đồng thời ngày càng hướng đến Giáo Hội hoàn vũ công giáo. Sắc lệnh Tông Đồ giáo dân tuyên bố: "Giáo dân phải luôn luôn phát triển ý thức về giáo phận và giáo xứ, vì giáo xứ là một tế bào của giáo phận.  Họ phải luôn mau mắn đáp lại tiếng gọi của chủ chăn và tuỳ sức tham gia vào những sáng kiến chung của giáo phận. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu nơi thành thị cũng như ở thôn quê, họ không chỉ giới hạn sự cộng tác của mình trong phạm vi giáo xứ hay giáo phận, nhưng cố gắng mở rộng phạm vi tới các lãnh vực liên xứ, liên giáo phận, quốc gia và quốc tế. Hơn nữa, việc di dân mỗi ngày một gia tăng, những mối tương giao lại càng mở rộng và việc giao thông thêm dễ dàng, đã không để một thành phần xã hội nào sống đóng kín cho riêng mình. Vì thế người giáo dân phải quan tâm đến những nhu cầu của Dân Chúa rải rác khắp trên thế giới."[29]

 

Việc tham gia của người tín hứu giáo dân vào các đại hội đồng giáo phận hay vào các hội đồng địa phương như hội đồng tỉnh đã được Giáo Luật dự định.[30]  Việc này làm cho sự thông hiệp được gia tăng và giúp cho sứ mệnh thuộc Giáo Hội của các Giáo Hội địa phương vừa trong ranh giới giáo phận cũng như đối với các giáo hội địa phương khác của giáo tỉnh hay của Hội Đồng Giám Mục. 

 

Các Hội Đồng Giám Mục cũng được mời gọi nghiên cứu phương thế thực tiễn nhất để phát triển, trên bình diện quốc gia hoặc bình diện vùng, việc thăm dò ý kiến và việc hợp tác của các tín hữu giáo dân nam, nữ để mọi người ý thức được các vấn đề chung và để biểu lộ sự hiệp thông Giáo Hội của mọi hạng người.[31]

 

Cụ thể trong môi trường giáo xứ.[32] Việc hiệp thông của Giáo Hội mặc dầu có tầm vóc bao quát hoàn vũ, nhưng nó được diễn tả một cách rõ ràng và gần gũi nhất ở trong Giáo xứ. Giáo xứ là đơn vị địa phương của Giáo Hội. Nói một cách khác chính là Giáo Hội sống giữa con cái nam nữ của mình.[33]

 

Tất cả chúng ta phải dùng Đức Tin để khám phá bộ mặt thật của Giáo xứ, nghĩa là "mầu nhiệm" của Giáo Hội hiện diện và tác động trong Giáo xứ. Mặc dầu đôi lúc Giáo xứ không có nhiều người cũng không đầy đủ phương tiện, có khi Giáo xứ lại tản mác trên những địa hạt rộng lớn, hay lẩn khuất giữa những khu phố tân thời đông đúc và lộn xộn. Nhưng Giáo xứ không phải là một cơ cấu, một địa hạt, hay một ngôi nhà, nó là "một gia đình của Chúa, một cộng đoàn huynh đệ chỉ có một linh hồn"[34] là "mái gia đình, đầy tình huynh đệ và mở rộng đón tiếp mọi người"[35] là "cộng đồng các tín hữu.[36]

Giáo xứ được đặt nền tảng trên một thực tại thần học, vì đó là một cộng đồng Thánh Thể.[37] Nghĩa là một cộng đồng có tư cách cử hành Bí Tích Thánh Thể, nguồn gốc cấu tạo nên cộng đồng và đem lại cho cộng đồng sức sống và giây liên kết bí tích thông hiệp với toàn thể Giáo Hội. Nói rằng cộng đồng có tư cách cử hành Bí Tích Thánh Thể là vì Giáo xứ là một cộng đồng đức tin và là một cộng đồng có cơ cấu, nghĩa là được tạo nên bởi các vị thừa hành có chức Thánh và các Kitô hữu khác dưới quyền trách nhiệm của một Cha sở vừa đại diện cho Giám Mục Giáo phận[38] vừa là mối giây của hàng giáo phẩm liên kết Giáo xứ với toàn Giáo Hội địa phương. 

 

Công việc của Giáo Hội trong thời đại chúng ta thật mênh mông, một Giáo xứ tự mình không thể cáng đáng nổi. Vì thế, Giáo Luật đã dự liệu những hình thức hợp tác giữa các Giáo xứ trong hạt[39] và yêu cầu Giám Mục giáo phận phải lưu tâm đến tất cả mọi thành phần tín hữu, ngay cả những người không ở dưới quyền cai quản mục vụ của các Ngài.[40]  Cần phải tạo nên những nơi gặp gỡ, điều kiện để Giáo Hội có thể hiện diện và hoạt động hầu đem lại ân sủng và lời Phúc âm vào trong những môi trường sống phức tạp của con người hôm nay.

 

Một cách tương tự có nhiều cách thế chiếu rọi ảnh hưởng thiêng liêng hoặc làm tông đồ trong phạm vi văn hóa, xã hội, giáo dục, chức nghiệp v.v... có thể lấy Giáo xứ làm trung tâm hoặc khởi điểm.  Giáo xứ hôm nay đang sống một giai đoạn mới đầy hứa hẹn. Đức Phaolô VI, khi mới lên ngôi Giáo Hoàng đã tuyên bố với hàng giáo sĩ Rôma: "Ta tin tưởng là cơ cấu cổ kính của giáo xứ có một sứ mệnh khẩn thiết rất hợp thời; chính Giáo xứ là cộng đồng tiên khởi của Dân Chúa, chính giáo xứ phải khai trương đời sống phụng vụ và tập hợp Dân Chúa trong việc cử hành phụng vụ; giáo xứ có bổn phận phải bảo tồn và nung nấu đức tin của đoàn lũ dân chúng hôm nay; giáo xứ còn là trường dạy dỗ giáo lý Cứu Rỗi của Đức Kitô; nơi tích cực thực thi các công tác bác ái huynh đệ".[41]

 

Giờ đây, chúng ta hãy nhìn rõ sự hiệp thông và sự tham dự của các tín hữu giáo dân vào sinh hoạt của giáo xứ. Ở đây cũng nên lưu ý các tín hữu giáo dân nam cũng như nữ, một lời nói rất xác thực đầy ý nghĩa và đầy khích lệ của Công Đồng: "Trong các cộng đồng trong Giáo Hội, hoạt động của họ cần thiết đến nỗi không có thì việc tông đồ của các vị chủ chăn lắm lúc không đạt được kết qủa mỹ mãn.[42]

 

Đây là lời xác nhận căn bản phải được hiểu theo ý nghĩa của "khoa giáo-hội-học hiệp thông". Các thừa-tác-vụ cũng như các đoàn sủng, dù khác biệt nhưng bổ túc cho nhau, nên tất cả đều cần thiết cho sự trưởng thành của Giáo Hội .  Các tín hữu giáo dân mỗi ngày phải xác tín hơn ý nghĩa dấn thân tông đồ của mình trong giáo xứ. Chính Công Đồng đã có ý nhấn mạnh điều này: "Giáo xứ là một hình thức tông đồ cộng đồng kiểu mẫu, vì đó là nơi quy tụ đủ mọi hạng người thành một cộng đoàn và đưa họ vào tinh thần đại đồng của Giáo Hội. Giáo dân nên tập thói quen cộng tác chặt chẽ với các linh mục của mình để hoạt động trong giáo xứ. Họ cũng nên có thói quen trình bày với cộng đoàn giáo hội những vấn đề riêng của mình hay của cả thế giới hoặc những vấn đề liên quan tới phần rỗi mọi người, để cùng nhau góp ý kiến nghiên cứu và giải quyết. Họ cũng phải tuỳ sức mà cố gắng đóng góp vào mọi công cuộc tông đồ và truyền giáo của gia đình giáo hội địa phương mình."[43] Công Đồng nói đến việc "cùng nhau góp ý kiến" để cứu xét và giải quyết các vấn đề mục vụ, được các Nghị Phụ nghiên cứu và giải thích rộng rãi theo một cơ cấu tương xứng gọi là Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ.[44]

 

Trong hiện tình, các tín hữu giáo dân có thể và phải nỗ lực làm sao cho việc hiệp thông giáo hội được nẩy nở trong lòng giáo xứ.  Có một nghị lực truyền giáo cho những người chưa tin, và cho những ai đã tin mà lại bê tha trong đời sống đạo của mình. Nếu giáo xứ là giáo hội ở trong một phạm vi địa dư, thì giáo hội sống và sinh hoạt trong lòng xã hội loài người và liên đới thâm sâu với các ước vọng và thảm kịch của nó. Nhiều khi trong nhiều môi trường sống, tình cảm xã hội bị giao động bởi vũ lực và làm cho con người mất hết phẩm giá.

 

Con người bị lạc lõng mất hết phương hướng, nhưng trong tâm hồn họ vẫn nuôi ước vọng được cảm nghiệm và tài bồi một tương giao đầy tình huynh đệ, và đầy tình người. Ước vọng này, giáo xứ có thể làm thỏa mãn cho họ, nếu các tín hữu giáo dân hăng hái tham gia để họ đạo trung thành với ơn gọi và sứ mệnh nguyên thủy của mình.  Đó là trở thành "nơi" hiệp thông của những kẻ có lòng tin và đồng thời trở nên "dấu chỉ" và là "phương thế" của ơn gọi mọi người sống hiệp thông.

 

Tóm lại, giáo xứ là căn nhà mở rộng.  Hầu đón tiếp mọi người và phục vụ mọi người. Như Đức Gioan XXIII thường nói là "giếng nước của thôn xóm" để mọi người đến giải khát.[45]

 

Các tín hữu giáo dân hợp với các linh mục, với tu sĩ nam nữ, làm thành Dân Thiên Chúa duy nhất, một Thân Thể của Đức Kitô.  Là "phần thân thể" của Giáo Hội, nhưng mỗi Kitô hữu vẫn là "một hữu thể cá biệt không thay thế được".

 

Ngược lại, điều này cho chúng ta thấy ý nghĩa sâu xa của tính chất duy nhất của mỗi người, vì chính nó là nguồn mạch của sự phong phú muôn mặt của toàn thể Giáo Hội. Vì thế Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô đã gọi mỗi người trong chúng ta bằng tên riêng của họ, không lẫn lộn người này với người kia. Lời mời gọi của Chúa: "Các con cũng hãy vào làm việc trong vườn nho của Ta."  Lời mời gọi này dành riêng cho từng người một. Có nghĩa là: “Con, chính con, con hãy vào làm việc trong vườn nho của Thày."[46]

 

Như thế, mỗi người trong chúng ta, mặc dù vẫn giữ đặc tính duy nhất của mình, vẫn được trọng dụng để làm cho sự hiệp thông Giáo Hội tăng trưởng bằng sinh hoạt và sự hiện diện thực tế của mình, cũng như mỗi người chúng ta nhận lãnh và đồng hóa theo cách thế của mình, cho sự phong phú của toàn thể Giáo Hội. Đó chính là ý nghĩa "Các Thánh Thông Công" mà chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Ích lợi của mọi người là ích lợi của mỗi người, và ích lợi của mỗi người là ích lợì của mọi người. Thánh Grêgôriô Cả nói: "Trong Giáo Hội, mỗi người lo nâng đỡ từng người.[47]

 

Điều tuyệt đối cần thiết là mỗi tín hữu giáo dân phải ý thức sâu xa mình là "phần thân thể của giáo hội" và nhiệm vụ đặc biệt được giao phó cho mình, một nhiệm vụ không thể thay thế được cũng không thể nhờ ai làm thay, một nhiệm vụ chính mình phải chu toàn vì lợi ích chung của mọi người. Theo cái nhìn này chúng ta mới hiểu được hết ý nghĩa của Công Đồng khi quả quyết rằng mỗi người bắt buộc phải làm việc tông đồ: "việc tông đồ mà mỗi người phải thực hiện bắt nguồn từ mạch sống phong phú đích thực Kitô giáo". Là căn bản và điều kiện của mọi hoạt động tông đồ giáo dân, kể cả việc tông đồ giáo dân tập thể và không có gì có thể thay thế việc đó được!

 

Việc tông đồ cá nhân này rất hiệu quả ở bất cứ nơi nào và thời đại nào. Hơn nữa, trong một số hoàn cảnh, chỉ có hoạt động tông đồ này mới thích hợp và mới có thể thực hiện được. Mỗi người giáo dân, dù thuộc thành phần nào đi nữa, dù không có cơ hội hay khả năng để cộng tác trong các hội đoàn, đều được kêu gọi, và hơn nữa phải làm việc cá nhân.[48]

 

Việc tông đồ cá nhân chứa đựng nhiều kho tàng phong phú cần được khai thác, để người giáo dân thấy mà thêm lòng hăng say trong việc truyền giáo. Nhờ hình thức làm tông đồ này mà ánh sáng Phúc âm được tỏa sáng trên các khu vực và môi trường sống, trong đó cuộc sống hằng ngày của giáo dân phải tiếp xúc. Đây là một sự chiếu giãi ánh sáng Phúc âm trường kỳ liên lỉ, vì cuộc sống cá nhân phải tương đồng với Đức Tin. Đây cũng là một sự chiếu giãi Phúc âm quyết liệt thâm sâu. Bởi vì người tín hữu giáo dân cùng chung một điều kiện sinh sống, cùng chung một việc làm, cùng chia sẻ những khó khãn, những niềm hy vọng của anh em mình, họ có thể cảm kích tâm hồn người bên cạnh, các bạn hữu, các đồng nghiệp, và mở rộng cho họ thấy một chân trời toàn diện, ý nghĩa trọn hảo của cuộc sống. Đó là sự hiệp thông với Thiên Chúa và với mọi người.[49]

 

Sự hiệp thông Giáo Hội đã sẵn có và đang linh động trong sinh hoạt của mỗi người, lại mang thêm một ý nghĩa riêng biệt khi các tín hữu giáo dân hơp tác sinh hoạt chung, nghĩa là khi họ đoàn kết để hoạt động và tham gia với một tinh thần trách nhiệm vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội. Trong thời gían sau này, người ta thấy có rất nhiều hiệp hội giáo dân ra đời và hoạt động rất hăng hái đắc lực. Trong lịch sử Giáo Hội các hiệp hội tín hữu đã phát sinh và tiếp nối liên tục cho đến ngày hôm nay như các hội đoàn, các Dòng Ba, các cộng đồng huynh đệ.

 

Nhưng trong thời đại ngày nay hiện tượng này đã bùng phát một cách đặc biệt, đây đó phát sinh và lan tràn nhiều hình thức tập thể như: hiệp hội, nhóm, cộng đồng, phong trào. Nói được đây là một mùa gặt mới của các hội đoàn tín hữu giáo dân. Bởí vì "bên cạnh các nhóm cổ truyền, mọc lên những phong trào và nhóm mới có khi bắt nguồn từ nhóm cổ truyền, nhưng lại có bộ mặt và mục đích riêng. Nguồn mạch và ơn Chúa Thánh Thần càng phong phú và muôn mặt trong cơ cấu Giáo Hội, thì khả năng sáng tạo và tâm hồn đại độ của người giáo dân càng lớn lao."[50]

 

Lý do sâu xa đòi hỏi các tín hữu giáo dân phải tụ tập nhau thành nhóm, chính là lý do thần học xây dựng trên khoa giáo-hội-học như Công Đồng Vaticanô II đã công nhận. Công Đồng nhận thấy trong việc tông đồ tập thể là "một dấu hiệu của sự hiệp thông và tính cách hợp nhất của Giáo Hội trong Chúa Kitô."[51]

 

Chính do khoa giáo-hội-học mà người tín hứu giáo dân có "quyền" qui tụ thành đoàn thể. Cũng vì lý do này mà cần phải có "tiêu chuẩn" phân biệt hình thức hiệp hội nào chân chính, đích thực thuộc về Giáo Hội. Những tiêu chuẩn nền tảng để phân biệt các Hội đoàn giáo dân trong Giáo Hội là những tiêu chuẩn sau đây: Ơn gọi nên Thánh của người Kitô-hữu, đó là mục đích tiên quyết. Điều này phải được biểu lộ trong ơn Chúa Thánh Thần phát sinh nơi người tín hữu[52] để họ lớn lên cho đến tuổi trưởng thành sung mãn của đời sống đạo và đến mức trọn lành của đức ái.[53] Vì thế tất cả các hội đoàn công giáo được kêu gọi để ngày càng trở nên phương tiện thánh hóa trong Giáo Hội. Một phương tiện giúp đỡ và khích lệ "sự hiệp nhất thâm sâu giữa cuộc sống thường nh

Các tin khác

    (Trang 1/3)    1 2 3

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô