, ngày 28 tháng 04 năm 2024 | 05:12 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Truyền giáo

 

Cương Lĩnh Đối Thoại

 

Nguyên tắc

 

Mục vụ đối thoại là một công trình xây dựng tinh thần. Xây dựng tinh thần cần có nguyên. Hai nguyên tắc tối quan trọng trong đối thoại hiệp thông: “Yêu và Tin.”

 

Nguyên tắc thứ nhất

 

“Yêu thương” 

 

Yêu thương thể hiện qua những thái độ căn bản: khiêm tốn, kính trọng, kiên nhẫn, lắng nghe. Về khiêm tốn, Chúa Giêsu kêu mời: “Hãy học cùng Ta, vì Ta khiêm tốn và hiền lành.” Về kính trọng, sách Gương Phúc khuyên: “Không nói hay về mình, biết kính trọng mọi người.  Đó là khôn ngoan và toàn hảo nhất.” Và kinh nghiệm cho thấy, một sự tôn trọng được sinh ra bởi tình yêu có thể duy trì sáng tạo. Về kiên nhẫn: “Kiên nhẫn là hơi thở sâu của đam mê”â (E. Jungel). Còn về lắng nghe, chúng ta hầu hết không bao giờ nghe đầy đủ câu: “Khi chúng ta trao đổi, chúng ta có thể nghe nhau, nghe trước khi xét đoán.”

 

Nguyên tắc thứ hai

 

“Tin” 

 

Tin là tiền đề căn bản khác trong đối thoại hiệp thông. Tin có trong đối thoại hiệp thông như trái đất có cây. Không có gì xấu xa hơn khi người ta phải đối mặt với một bức tường nghi ngờ. Thẻ tín dụng tuỳ thuộc vào niềm tin kinh tế. Và thẻ đối thoại tuỳ thuộc vào niềm tin của mỗi cuộc hiệp thông. Tin thể hiện qua thái độ: nhận và cho, hiểu biết, liên kết, gắn bó. 

 

“Tin Yêu” đáp ứng hai tố chất căn bản nơi con người, tương đương với “Lý và Tình.” Có thể nói: “Tin và Yêu” vừa là động lực vừa là mục tiêu của thần học mục vụ trong đối thoại hiệp thông.[1] “Tin Yêu” thúc đẩy ta đối thoại và đối thoại để đạt tới “Tin Yêu” hơn.

 

Nội dung

 

Trong tinh thần đối thoại của Giáo Hội, William Backus đã xuất bản nhiều sách và băng về đối thoại, trong đó có cuốn: “Nói với nhau sự thật.” Tác giả đề cập tới đối thoại hiệp thông như một nghệ thuật biết phải nói gì, nói thế nào và nói khi nào tốt nhất, ngay cả trong những câu chuyện đời thường. 

 

Trước hết, nghệ thuật phải biết nói gì

 

Theo ông, “Hãy nói những gì mình muốn nói với tình yêu và trong tinh thần trách nhiệm.” Như lời Thánh Phaolô: “Bởi thế, một khi đã cởi bỏ sự gian dối, mỗi người trong anh em hãy nói sự thật với người lân cận, vì chúng ta là phần thân thể của nhau.” 

 

Tuy nhiên, “Sự thật thường hay mất lòng.” Nó dễ gây đau đớn, bất bình. Vì thế, nhiều khi “Chúng ta xuất hiện tốt lành bên ngoài ngay cả khi chúng ta rất khó chịu bên trong.”[2] Nhiều khi chúng ta cho rằng, “Bên ngoài quan trọng hơn là nói sự thật trong tình yêu.”[3] Nhưng dẫu sao, “Thà mất lòng trước mà được lòng sau.” Có lúc: “Giận nhưng đừng phạm tội; hãy tha thứ cho nhau, vì Thiên Chúa trong Chúa Kitô đã tha cho bạn.”[4]  Hơn nữa, “Người công chính bước đi trong sự thật, con cháu họ được chúc phúc.”[5] Và như thế chúng ta theo gương Chúa Kitô: “Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính.”[6]  

 

Thứ đến, nghệ thuật phải biết nói thế nào 

 

Hãy nói sự thật bằng tình yêu chân thành trong hoàn cảnh và nhu cầu thiết thực. Như Chúa Giêsu, Ngài cũng đã diễn tả trực tiếp yêu cầu: “Hãy theo Ta và Ta sẽ làm cho các con trở nên kẻ đánh cá người.”[7] Và: “Ta muốn, hãy nên sạch.”[8] Ngài cũng thẳng thắn xin: “Hãy cho Ta uống.”[9]

 

Thực tế, chúng ta nên dùng câu nói mở đầu bằng đại danh từ nhân xưng “Tôi” mỗi khi có những vấn đề liên quan tới thất tình.[10] Ví dụ: “Tôi yêu  bạn; tôi thực sự cảm kích điều mà bạn đã làm cho tôi.” Kinh nghiệm cho thấy, trong nhiều trường hợp, cha mẹ nói với con cái bằng ngôi thứ nhất, rất thành công. Ví dụ: “Mẹ rất buồn khi thấy con đối xử với Ba như thế; ba rất tự hào về con.” Khi tức giận, chúng ta càng nên dùng “Ngôi thứ nhất” mà không nên dùng “Ngôi thứ hai.” Ví dụ: “Tôi cảm thấy bất bình, thất vọng” thay vì: “Anh là đứa tồi, vô dụng!”

 

Nhưng nghệ thuật quan trọng nhất là gì?

 

Đó là nghệ thuật: “Nói khi nào?” Mặc dầu chúng ta được tự do nói “Không” nhưng làm thế nào để nói lời từ chối? Vì khi từ chối sẽ làm đau lòng mình và nhất là người bị từ chối. Chúa Giêsu từ chối rất khéo: “Lạy thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi.[11]  Người đáp: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?”[12]

 

Về điểm này, tục ngữ Việt Nam có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Điều này nhắc nhở chúng ta cần cầu nguyện và suy nghĩ, cân nhắc trước khi phải từ chối, để sự từ chối của chúng ta bao giờ cũng đầy ắp yêu thương, không làm buồn người có thiện chí và đồng thời tỏ ra biết ơn chân thành mà lại rất chân thực. 

 

Trong trường hợp phải ứng xử với người hay phê bình chỉ trích thì sao? 

 

Chúng ta biết, phê bình, nhất là phê bình chủ nghĩa, luôn làm đau lòng người bị phê bình, dễ gây nên tranh luận và thường ít đem lại hiệu quả. Kinh nghiệm cho thấy, “Đụng chạm tới lòng tự ái của người khác là điều tối kỵ.” 

 

Thế nhưng, không có phê bình sẽ thiếu vắng tiến bộ. Vì thế, cần có phê và tự phê.  Chúng ta nên giúp người khác tự phê bằng cách đặt câu hỏi và hỏi thêm, để vấn đề được sáng tỏ.  Trong trường hợp phải phê bình, thì tỏ ra trân trọng, hiểu biết và chỉ nhắm mục đích duy nhất là đi tìm sự thật, và vì lợi ích chung, theo nguyên tắc khôn ngoan mục vụ của Giáo Hội chúng ta: “Tôn trọng con người và tôn trọng sự thật.” 

 

Chú trọng hơn nữa, trong trường hợp giận giữ thì sao? 

 

Lời Chúa: “Cơn giận không thể hiện sự công chính của Thiên Chúa.”[13] Theo Phật Giáo: “Cơn giận như đốm lửa thiêu trụi rừng nhân đức.” Tục ngữ ta có câu: “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa cả đời không khê.” 

 

Vì thế, trước hết phải biết cẩn trọng, tự chủ, trân kính con người, không bao giờ khởi sự khi nóng nảy. Tất cả chỉ nhắm mục đích có lợi: “Nếu có người trong anh em phạm tới anh, hãy đi và nói cho nó biết lỗi của nó, giữa anh và nó thôi. Nếu nó nghe anh, anh lợi được người anh em.”[14]

 

Để giúp đạt được điều đó, có bốn câu hỏi được đặt ra: “Người đó đã làm gì? Đã xúc phạm tới tôi thế nào? Hậu quả gì? Tôi muốn người đó làm khác là gì? Sau đó là nghệ thuật lắng nghe, gồm bốn chìa khóa: “SOLER.” Squarely là chân thành và chân thật; Open là cởi mở (không chéo chân, khoanh tay); Eye là từ tốn, dịu dàng; Lean là chú tâm; Relax là thanh thản, thoải mái. 

 

Kinh nghiệm, nghe mệt hơn nói: “Lắng nghe là biểu thị của thập gía.”[15] Quả thực, khi nghe đòi hỏi người nghe phải chú ý, linh hoạt, thiện cảm, tiên đoán, hồi tưởng và sáng tạo. Cao cả hơn thế, lắng nghe còn là dấu chỉ của người khôn ngoan. Vua Salômon, vị vua nổi tiếng khôn ngoan, chỉ xin Chúa một điều: “Xin cho con tâm hồn biết lắng nghe.”  

 

Và sau cùng, điều kiện ắt có và đủ là phải “Lấy tình yêu bao bọc sự thật.”[16]

 

Trước hết, như chúng ta đã biết, tố chất con người bao gồm lý và tình. Lý là sự hiểu biết. Theo kinh nghiệm: “Hiểu biết làm kiêu căng, nhưng tình yêu cảm hóa.”[17] Hiểu biết mà không có tình yêu chỉ dẫn tới mánh khoé, độc tài, và tranh chấp. 

 

Tắt một lời, thiếu bác ái, tất cả đều làm lời nói của chúng ta trở nên không chân thật. Vì thế tác giả nhấn mạnh tới: “Bác ái trong lời nói” vì tình yêu là “Quyền lực cao cả nhất.” Tình yêu có thể phá vỡ ổ khóa tội lỗi, mạnh hơn sự chết có thể chiến thắng sự dữ. Tình yêu có nghĩa là làm lợi tối đa cho người khác. Nếu tôi yêu anh, tôi nói sự thật với anh, điều đó không có lợi cho tôi nhưng cho anh. 

 

Đặc trưng bác ái trong lời nói theo Thánh Phaolô: “Không dập tắt ý tưởng, lời nói, thái độ người khác; không làm bối rối nhưng tán dương, đồng thời cũng dám nhận lỗi lầm; tránh giận giữ và kiên nhẫn.” Ví dụ: “tôi đã làm điều gì tổn thương anh?  Và có vấn đề gì không làm anh hài lòng và hạnh phúc?” 

 

Sau cùng, nghệ thuật nói để phục vụ một mục đích tốt. Nhưng phải nói thế nào? Trước hết, nên có những câu hỏi thú vị. Ví dụ, thay vì hỏi: “Anh nghĩ gì về diễn giả tối nay”, chúng ta hỏi: “Xin vui lòng cho tôi biết điều gì, đối với anh, là quan trọng nhất mà diễn giả tối nay đã diễn thuyết?” Hoặc thay vì hỏi: “Anh thấy thế nào về cuộc du lịch Israel”, chúng ta hỏi: “Trong chuyến du lịch Israel, điều gì đặc biệt đã gây thú vị nhất đối với anh?” 

 

Thứ đến là học kể chuyện.  Một câu chuyện hay, thích hợp, đúng lúc, đúng hoàn cảnh, đúng đối tượng cũng như có mục đích, sẽ có giá trị gấp nhiều lần giảng thuyết dài giòng, trừu tượng.  Chúa Giêsu là bậc thầy kể chuyện.  Chúng ta cần học tập, bắt chước Ngài.  Ví dụ, Ngài kể về một người Samaritanô Nhân Hậu.  Câu chuyện ca ngợi một người có lòng thương xót kẻ hoạn nạn dọc đường gió bụi.  Nội dung gây xúc động.  Vì nghĩa cử thương xót, bao dung, cao thượng, lại rất đẹp, nên có sức thuyết phục lôi kéo người nghe làm theo.  Trong nghệ thuật kể chuyện, không nên bộc lộ quá nhiều về mình và quá sớm.  Ví dụ, khi kể chuyện cười, người kể không nên cười trước.  Kỹ năng kể chuyện hay, cần phải viết và nhớ chuyện. 

 

Sau cùng, cần cầu nguyện để xin ơn biết kể gì, kể ra với ai và khi nào nên kể.  Tôi rất thích lời nguyện sau đây: “Lạy Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ, Chúa đã cứu con khỏi tội lỗi và sự chết; khỏi sự gian tà và cả sự vô tâm.  Con xin tin và cảm tạ hồng ân này.  Con quyết tâm theo gương yêu thương của Chúa, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa đã gởi xuống tâm hồn con, như hồng ân ban sự sống của Chúa.  Amen.”

 

Hình thức

 

Hình thức trong đối thoại hiệp thông.  Đó là ngôn từ và hồn của ngôn từ.  Ngôn ngữ là hồn của dân tộc: “Và Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta.” Hồn của ngôn ngữ là Tình Yêu.  Tình yêu là điều thiện hảo, nên mang tính chia sẻ.  Ai không biết chia sẻ thì không có khả năng sống cộng đồng.  Vì thế ngôn từ và yêu thương là hai hình thái hết sức quan trọng cần rèn luyện để thể hiện hữu hiệu việc hiệp thông đối thoại hầu hiểu biết, cảm thông, hòa giải, tha thứ, chữa lành… và  tiến tới sự gần nhất với tình yêu Thiên Chúa và với nhau.[18]

 

Và hơn thế, sau khi nghiên cứu vấn đề trong sách, đã khiến tôi chú tâm suy tư, tìm hiểu và khám phá ra khía cạnh “Thần Học ngôn từ trong văn hóa đối thoại.” Đặc biệt trong văn hóa Việt Nam mà Viện Thần Học Mục Vụ Quốc Tế Việt Nam phải đối mặt.  Hy vọng khám phá này, sẽ giúp ích cho mục vụ của tôi sau này.  Điều này sẽ được trình bày ở phần: “Trong môi trường văn hóa Việt Nam.”  Bây giờ chúng ta chú ý tới việc đào luyện.

 

Đào luyện kỹ năng đối thoại

 

Kỹ năng căn bản

 

Mỗi người cần biết lắng nghe, biết giãi bày tâm tư, và biết diễn đạt chân thành. Trước hết, về kỹ năng  nghe.  Có hai loại nghe.  Nghe thật và nghe giả.  Nghe giả là nghe có ý thủ lợi.  Nghe thật là muốn hiểu, vui, học hỏi và chia sẻ.  Bốn bước nghe hữu hiệu: tích cực, thiện cảm, cởi mở, toàn diện.  Mắt chăm chú về phía người nói, thỉnh thoảng củng cố, tán thành người nói bằng tỏ thái độ gật đầu hay xin giải thích, chú tâm tránh xao nhãng và tỏ ra tín nhiệm, ngay cả khi khó chịu bực tức, để hiểu đúng ý người nói. 

 

Khi phải nói, nên nói vắn tắt, cô đọng, không nên tập trung vào điểm yếu của đối phương, nhưng nên tập trung vào cái mà bạn muốn và nghĩ.  Hơn nữa, khi nghe cần chú ý để hiểu cảm nghĩ, ý kiến và nhu cầu; tránh làm phật ý; không nên tranh biện và đối lập hay sửa lời nói mà nên hỏi để làm rõ hơn. 

 

Thứ đến là kỹ năng bộc bạch, giãi bày tâm tư.  Tôi xin hệ thống hóa thành bốn bước: nhận thức, nghĩ, cảm tưởng và nhu cầu.  Mở đầu, tôi cho biết nhận thức của tôi về nội dung vấn đề.  Ví dụ, tôi đọc gì, của ai, ở đâu, lúc nào…?  Nghĩa là tôi thấy gì?   Sau đó là nghĩ.  Nghĩ  là nhìn vấn đề trong mọi mối tương quan, đối chiếu thực tế với nguyên tắc, rồi đánh gía.  Tiếp theo là cảm tưởng, gợi nhớ, thích, cảm kích.  Sau cùng là nhu cầu: tôi cần, anh có thể?  

 

Sau cùng, về kỹ năng diễn đạt thì sao?  Cấu trúc diễn đạt cũng giống như kỹ năng bộc bạch, gồm bốn chữ: “Thấy, Nghĩ, Cảm, Cần.”  Tựu trung, có mục đích rõ ràng, thẳng thắn, tránh mỉa mai, lôi kéo về quá khứ, so sánh tiêu cực, có vẻ đe dọa, tấn công.[19]

 

   Kỹ năng cao cấp

 

Trước hết là ngôn ngữ thể lý

 

Theo Albert Mehrabian: 7% bằng lời nói; 38% giọng nói; 55% cử chỉ, điệu bộ,  nhất là nét mặt.  Ngoài ra còn tư thế và hơi thở.  Khoảng cách thân mật từ 6 đến 18 inches.  Khoảng cách cá nhân: 4’; giữa hai người: 4’ – 12’; với dân chúng: 12’ – 20’.  Thứ đến, về giọng.  Chúng ta để ý tới sự nhấn mạnh, âm vang, âm lượng, nhịp điệu và nhịp độ. 

 

Phải kiểm soát được điều mình nghĩ và xem đó là gì và người ta thực sự nghĩ thế nào và cảm tưởng của họ ra sao.  Rồi, nên có một chương trình khép kín.  Mục đích của chương trình để giữ thăng bằng cuộc sống.  Cũng giống như tự kỷ ám thị, câu thần chú, phương châm mà chúng ta có thể để ở nhưng tới thuận tiện cho dễ nhớ.  Sau đó cần nhập vai cha mẹ, con cái và người trưởng thành.   

 

Hơn nữa, mỗi vị trí có ngôn ngữ và thái độ sử sự khác nhau cần giải mã ẩn ngữ và siêu ngữ, khám phá ra những bí ẩn để ứng dụng vào đối thoại.  Hầu làm sáng tỏ ngôn ngữ và bổ sung những thiếu sót về văn hóa và giới tính. 

 

Sau cùng, về văn hóa và giới tính, tác giả dựa theo tâm lý và kinh nghiệm, nêu lên mười ba đặc điểm của nam giới và mười ba của nữ giới cần nhận biết khi đối thoại.[20]  Ví dụ, người Ý và người Hy Lạp có khuynh hướng tranh luận lớn tiếng với nhiều cử điệu mạnh.  Người bắc Âu hay người Á Châu, kiểu này được xem là gây gỗ và bạo lực. 

 

Kỹ năng chủ yếu khi tình trạng xung đột

 

Trước hết khẳng định vấn đề, rồi đấu tranh hợp lý, và sau cùng đàm phán.  Có ba loại căn bản xung đột: kiểu thụ động, công kích, và khẳng định.  Loại khẳng định diễn tả cảm nghĩ  và ước muốn, khẳng định quyền hợp pháp của mình mà không vi phạm tới quyền lợi của người khác.  Kỹ năng này không phải bẩm sinh mà là do học tập.  Khi bạn đang xung đột với ai đó,  cả hai cần lắng nghe và diễn tả khẳng định của nhau.  Kinh nghiệm cho thấy, nhiều vấn đề được giải quyết một cách đơn giản nhờ diễn tả rõ ràng điều mà bạn đang cảm nghĩ và ước muốn.  Sự hiểu lầm thường được đánh tan và vấn đề được giải quyết mau lẹ. 

 

Còn đấu tranh hợp lý, là tranh luận về khác biệt một cách chân thành và cởi mở mà không lớn tiếng và bạo lực.  Nó đòi hỏi những nguyên tắc trao đổi hợp lý và hòa bình, dẫn đến một giải pháp thỏa thuận hỗ tương.  Ba thái độ cần có.  Xung đột là điều không thể tránh, vì nhận thức của mỗi người về nhu cầu, khát vọng, ý kiến, sở thích, ưa chuộng, kính trọng và mục đích khác nhau.  Nhu cầu lại không có gía trị ngang nhau.  Mà cả hai lại đều muốn thắng. 

 

Sau đây là một số nguyên tắc đấu tranh hợp lý mà tôi thiết nghĩ là quan trọng.  Xác định thời gian và vấn đề.  Tránh vấn đề nhạy cảm và thái độ khiển trách.  Diễn tả cảm tưởng bằng “Tôi.”  Ví dụ: “Tôi cảm thấy giận” hơn là “Anh làm tôi giận”.  Khi muốn đề nghị, chúng ta nói: “Tôi muốn anh chu đáo hơn nữa” thay vì nói “Tôi muốn anh đi ngay khỏi đây.” 

 

Sau cùng là đàm phán.  Đàm phán có trong mọi lãnh vực.  Đàm phán là một kỹ năng giúp bạn đạt được điều ước muốn nơi người khác mà không làm xa cách họ.  Gồm bốn bước.  Trước hết là chuẩn bị.  Rồi tranh luận.  Tiếp đến là trao đổi đề nghị.  Sau cùng phân biệt cái gì đồng ý, cái gì không đồng ý, rồi cứ tiếp tục tranh luận, cho tới khi đạt thỏa thuận. 

 

Xung đột là điều không thể tránh.  Thái độ trước xung đột sẽ quyết định thành công trong đàm phán.  Sau đây là những nguyên tắc đạo đức trong đàm phán.  Phân biệt con người với vấn đề.  Hiểu con người.  Chú ý tới lợi ích của con người.  Lập danh sách giải pháp.  Đàm phán chọn lựa giải pháp tối ưu, một cách khôn ngoan trước những đối thủ đầy quyền lực mà lại kiên quyết không hợïp tác và chơi không đẹp.[21]

 

Kỹ năng quan hệ xã hội: Thành kiến và tiếp xúc

 

Trước hết về thành kiến.  Thành kiến là một quan niệm do kinh nghiệm, rồi dùng kinh nghiệm đó đánh giá về người khác.  Điều này có ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai người.  Kỹ năng rèn luyện sẽ giúp chúng ta khách quan đánh giá về con người hơn. 

 

Ví dụ, câu đố: nối kết chín  điểm với chỉ bốn đường thẳng mà không được nhấc  bút  trong mười phút.  Người có thành kiến là người sẽ giải quyết theo kinh nghiệm là chỉ có thể vẽ hình vuông.  Nhưng giải quyết như vậy không thể được.   Thế nên, cần di chuyển các điểm theo hình khác, sẽ trả lời được cấu đố.  Tuỳ theo mỗi con người, mỗi hòan cảnh và mỗi lần, chúng ta cần suy nghĩ và sáng tạo giải pháp sẽ có đáp án trúng và hiệu quả hơn.  Hình câu đố và giải đáp minh họa.[22]

           

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô