, ngày 28 tháng 04 năm 2024 | 09:34 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Truyền giáo

 

NĂM ĐỨC TIN: LỜI MỜI GỌI TRUYỀN GIÁO

 

Lm.Giuse Đinh Đức Đạo

 

[BÀI CHIA SẺ TẠI TRUNG TÂM MỤC VỤ SÀIGÒN -  TRONG CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ MỤC VỤ GIA ĐÌNH, Thứ Bảy, 05/01/2013]

Năm Đức Tin mới được khai mạc ngày 11 tháng 10 năm 2012 vừa qua đang là nền tảng và nguồn gợi hứng cho các chương trình và hoạt động của Giáo Hội hiện nay, cho nên cũng phải là nguồn gợi hứng cho buổi học hỏi của chúng ta chiều nay. 

I. NĂM ĐỨC TIN VÀ VIỆC TRUYỀN GIÁO

1. Lý do việc cử hành Năm Đức Tin

Ngay từ những số đầu của Tự sắc “Porta Fidei”, Đức Thánh Cha đã nói đến lý do của việc cử hành Năm Đức Tin. Đó là hoàn cảnh của Giáo Hội đang trải qua một cuộc khủng hoảng đức tin sâu rộng (x. PF 2-3).

Một cái nhìn tổng quát cho thấy thế giới hôm nay đang trải qua một cuộc chuyển mình vô cùng rộng lớn và hết sức sâu đậm, làm rúng động các cơ cấu và giá trị văn hóa, xã hội và ngay cả cơ cấu và giá trị tôn giáo. Chỉ nghĩ đến một số hiện tượng đang được cổ võ trên thế giới hôm nay, chẳng hạn, hiện tượng thế tục hóa đang lan tràn khắp nơi, ngay cả trong hàng ngũ các linh mục tu sĩ, theo đó, chính cuộc sống hay nhiều khía cạnh quan trọng của cuộc sống, không còn được nhìn trong mối tương quan với Thiên Chúa, việc thay đổi ý nghĩa và nội dung của hôn nhân và gia đình, việc xóa bỏ sự khác biệt về phái tính, trào lưu coi thường và phá hoại sự sống, việc đối sử với con người như một đồ vật nằm trong tay một người, một nhóm người nhân danh khoa học. Do đó, thế giới hôm nay đang đánh mất nhiều giá trị căn bản nhất và nền tảng nhất của cuộc đời.

Theo Tự sắc “Porta Fidei”, “các Kitô hữu quan tâm nhiều hơn tới những hậu quả về phương diện xã hội, văn hóa và chính trị của sự dấn thân, cứ tưởng rằng Đức Tin là tiền đề hiển nhiên của đời sống xã hội. Nhưng thực tế cho thấy tiền đề ấy không chỉ không còn được coi là hiển nhiên nữa mà nhiều khi còn bị phủ nhận. Trong khi ngày xưa, người ta có thể nhận thấy được một môi trường văn hóa thống nhất, nhắc đến nội dung Đức Tin và những giá trị chịu ảnh hưởng của Đức Tin, và được nhiều người chấp nhận, ngày nay, nơi nhiều bộ phận của xã hội có lẽ không còn như vậy nữa, do cuộc khủng hoảng sâu đậm về đức Tin đã ảnh hưởng tới nhiều người.” (PF 2).

2. Mục đích của Năm Đức Tin

Để trả lời cho tình trạng khủng hoảng Đức Tin rong Giáo Hội, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã cho cử hành Năm Đức Tin nhắm mục đích canh tân đức tin của mọi thành phần trong Giáo Hội. Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta không thể để cho ánh sáng bị che lấp và muối bị lạt” (PF 3). “Cần phải khám phá lại hành trình Đức Tin để làm cho sáng tỏ niềm vui và lòng hăng say, nhiệt tình vì gặp được Chúa Kitô.” (PF 2).

Công việc canh tân Đức Tin có những yếu tố sau đây:

a) Cần phải có một cuộc trở lại chân thật với Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế duy nhất của nhân loại (x. PF 6) để tìm lại được niềm vui và lòng hứng khởi vì được biết Chúa và gặp Chúa (x. PF 2).

b) Cần phải tăng cường việc suy tư để xác tín về Đức Tin, qua việc yêu thích lắng nghe và nuôi dưỡng mình bằng Lời Chúa (x. PF 3), qua việc học hỏi các văn kiện của Công đồng Vaticanô II (x. PF 5) và Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (x. PF 11).

c) Tuyên xưng và cử hành Đức Tin tại các nhà thờ cũng như tại tư gia.

d) Sống Đức Tin, tức là đưa Đức Tin vào cuộc sống theo mẫu gương của những chứng nhân của Đức Tin, bắt đầu từ chính Đức Mẹ, qua các Thánh Tông Đồ, các tín hữu đầu tiên, các Thánh Tử Đạo, những tín hữu, nam cũng như nữ, đã dâng hiến cuộc sống trong đời sống thánh hiến, các tín hữu đã sống Đức Tin trong gia đình, nghề nghiệp… (x. PF 13)

e) Hăng say truyền giảng Tin Mừng  (PF 7): truyền đạt Đức Tin cho các thế hệ trẻ và cho anh chị em lương dân.

Xem như thế thì việc truyền giáo không những là một yếu tố của Năm Đức Tin mà còn là điểm tới của tất cả hành trình canh tân Đức Tin: Canh tân Đức Tin để hăng say truyền đạt Đức Tin cho những thế hệ trẻ và cho anh chị em lương dân. Do đó, trong khi chúng ta nỗ lực canh tân Đức Tin, Năm Đức Tin cũng mời gọi chúng ta canh tân tinh thần truyền giáo để ra đi chia sẻ niềm vui Đức Tin với anh chị em lương dân.

II.“TRUYỀN GIÁO”: Ý NGHĨA VÀ THỰC TRẠNG

1. Ý nghĩa

Việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là nhắc lại và xác định cho rõ ý nghĩa và mục đích của việc truyền giáo. Sau công đồng Vaticanô II, có rất nhiều suy tư và ý kiến về việc truyền giáo. Điều này nói lên sự quan trọng của việc truyền giáo vì chiếm được sự quan tâm của nhiều người và cũng nói lên sự phong phú của công việc vì các suy tư nói đến rất nhiều khía cạnh của việc truyền giáo. Tuy nhiên, cũng chính trong bối cảnh này, việc truyền giáo đã gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều người nói đến việc truyền giáo, nhưng mỗi người lại gán cho việc truyền giáo một ý nghĩa khác nhau hay thu hẹp hoặc đồng hóa việc truyền giáo với một khía cạnh của nó. Chẳng hạn, người thì đồng hóa việc truyền giáo với việc phục vụ người nghèo, người khác thì đồng hóa việc truyền giáo với việc đối thoại liên tôn hoặc thu hẹp công việc truyền giáo vào công tác hội nhập văn hóa. Do đó, sự phong phú đã trở thành sự hỗn độn và thoái hóa. Chính vì lý do nói trên, cần phải xác định lại ý nghĩa và mục đích của công việc truyền giáo.

Theo hai văn kiện căn bản về việc truyền giáo của Giáo Hội là sắc lệnh “Tới muôn dân” của công đồng Vaticanô II và thông điệp “Sứ mệnh Đấng Cứu Thế” của ĐTC Chân Phước Gioan Phaolô II, việc truyền giáo là công tác tông đồ hướng đến anh chị em chưa biết và chưa chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, mà chúng ta thường gọi đơn giản là anh chị em lương dân.  Mục đích cụ thể là rao giảng và làm chứng cho Chúa Giêsu và Tin Mừng của Ngài để người ta biết và tin theo Chúa Giêsu và sau đó, qui tụ tất cả thành những cộng đoàn của những người tin vào Chúa. Đó cũng chính là thiết lập các giáo hội địa phương và củng cố để trở thành những giáo hội địa phương trưởng thành (xem sắc lệnh “Tới muôn dân”, số 6, thông điệp “Sứ mệnh Đấng Cứu Thế”, số 33-34).

Vì vậy, tiêu chuẩn để xác định việc truyền giáo không phải là tiêu chuẩn kinh tế (người nghèo hay giầu), xã hội (người bị bỏ rơi, bị áp bức), chủng tộc (sắc dân), nhưng là tiêu chuẩn Đức Tin, tức là người chưa tin và chưa chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ. Người đó có thể giầu hay nghèo, có thể là người bị bỏ rơi, bị áp bức, nhưng cũng có thể là người quyền thế, có thể là người Tầu, Ấn Độ, hoặc là người Phi châu, có thể là người Kinh hay người dân tộc… Vấn đề căn bản là họ chưa biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế.

2. Thực trạng truyền giáo theo số thống kê

Tình trạng truyền giáo hết sức phức tạp, nhưng chỉ nhìn vào một số thống kê cũng tạm đủ cho chứng ta một cái nhìn.

                      a) Thống kê chung các tôn giáo trên thế giới[1]

Dân số

2000

giữa 2012

2025

2000 - 2025

Dân số toàn cầu

6,085,572,000

7,052,132,000

8,002,979,000

1,917,407,000

Dân số kitô

2,013,132,000

2,325,507,000

2,727,153,000

714,021,000

Dân số không kitô

4,072,440,000

4,726,625,000

5,275,826,000

1,203,386,000

Công giáo

1,052,924,000

1,187,637,000

1,323,199,000

270,275,000

Hồi giáo

1,226,046,000

1,583,783,000

1,951,389,000

725,343,000

Ấn giáo

798,610,000

969,602,000

1,108,202,000

309 592,000

Không tôn giáo

764,483,000

661,288,000

636,826,000

-127,657,000

Tôn giáo trung quốc

367,967,000

467,216,000

479,302,000

111,335,000

Phật giáo

366,625,000

473,818,000

546,590,000

179,965,000

Đạo truyền thống

241,554,000

264,552,000

256,530,000

14,976,000

Vô thần

145,375,000

136,642,000

132,342,000

-13,033,000

Tôn giáo mới

101,044,000

63,220,000

64,108,000

-36,936,000

Đạo Sikh[2]

20,484,000

24,585,000

29,326,000

8,842,000

Do thái giáo

14,035,000

14,921,000

16,004,000

1,969,000

 

                      b)        Thống kê Giáo Hội Công Giáo[3]

DÂN SỐ THẾ GIỚI – TÍN HỮU CÔNG GIÁO

Châu lục

Dân số

Công giáo

Tỷ lệ

Châu Phi

993.400.000

179.480.000

18,07 %

Châu Mỹ

921.824.000

582.012.000

63,14 %

Châu Á

4.115.586.000

125.860.000

3,06 %

Châu Âu

710.959.000

284.030.000

39,95 %

Châu Đại Dương

35.830.000

9.283.000

25,93 %

TC

6.777.599.000

1.180.665.000

17,42%

 

 

LINH MỤC

 

Châu lục

TC

Linh mục

Linh mục

Giáo phận

Linh mục

Dòng

Châu Phi

36.766

24.863

11.903

Châu Mỹ

122.567

81.411

41.156

Châu Á

55.441

32.517

22.924

Châu Âu

191.055

133.997

57.058

Châu Đại Dương

4.764

2.754

2.010

TC

410.593

275.542

135.051

 

 

DÂN SỐ / TÍN HỮU CÔNG GIÁO CHO MỘT LINH MỤC

 

Châu lục

Dân số/linh mục

Tín hữu/linh mục

Châu Phi

27.022

4.882

Châu Mỹ

7.521

4.749

Châu Á

49.402

2.270

Châu Âu

3.721

1.487

Châu Đại Dương

7.521

1.948

TC

13.154

2.876

 

 

TU SĨ NAM NỮ

 

Châu lục

Thầy trợ sĩ

Nữ tu

Châu Phi

8.310

64.980

Châu Mỹ

16.792

198.376

Châu Á

10.050

162.261

Châu Âu

17.652

294.503

Châu Đại Dương

1.425

9.251

TC

54.229

729.371

 

 

GIÁO DÂN TRUYỀN GIÁO VÀ GIÁO LÝ VIÊN

 

Châu lục

Giáo Dân Truyền Giáo

Giáo Lý Viên

Châu Phi

5.237

426.788

Châu Mỹ

286.063

1.842.449

Châu Á

23.545

314.907

Châu Âu

5.091

551.451

Châu Đại Dương

290

15.482

TC

320.226

3.151.077

 

 

 

III. Tinh thần và dấn thân truyền giáo hiện nay tại Việt Nam

1. Một số ý kiến về dấn thân truyền giáo của Giáo Hội tại Việt Nam

a) Nhận xét của trưởng đoàn phụ trách tôn giáo tỉnh Hòa Bình: Giáo Hội Công Giáo không truyền giáo.

b) Những bài viết trên mạng: Có nhiều bài viết về việc truyền giáo tại Việt Nam được đăng trên mạng và một trong những bài viết đó là bài của phó tế FX Trần Kim Ngọc, OP (VietCatholic News 20/08/2010) có đề tựa: “Thiếu lửa truyền giáo tại Việt Nam?” Đề tài là một câu hỏi, nhưng trong thực chất nội dung là một lời xác quyết. Tác giả đưa ra 5 lý do vì sao thiếu lửa truyền giáo tại Việt Nam: 1) Thiếu nhân lực truyền giáo; 2) Thiếu đào tạo; 3) Thiếu tổ chức; 4) Thiếu mục tiêu; 5) Thiếu cộng tác.

2. Một số sự kiện

a) Số thống kê

 

Năm

1970

1990

1993

2004

2010

Dân số

31.993.143

63.286.000

70.257.700

82.320.147

86.927.700

Công giáo

2.679.776

4.341.976

4.641.677

5.667.428

6.187.486

Tỷ lệ

8,37%

6,86%

6,60%

6,88%

7,11%

 

b) Nhiều người còn xa lạ đối với Giáo Hội và các biểu tượng của Giáo Hội

Tại Việt Nam, người công giáo thường sinh hoạt rất sầm uất trong những giáo xứ đông đảo và nếu cứ ở trong các giáo xứ đó, xem ra dưới bầu trời này chỉ có người công giáo. Nhưng nếu chúng ta ra ngoài môi trường giáo xứ hay các cơ cấu của Giáo Hội, còn vô vàn người chẳng biết các linh mục, tu sĩ là ai. Các biểu tượng của mình chẳng có ý nghĩa gì với họ. Mình họ còn chưa biết, nói chi Chúa của mình!

c) Những nỗ lực truyền giáo

Tuy chưa có một tài liệu nghiên cứu quy mô về công cuộc truyền giáo hiện nay tại Việt Nam, những tin tức và mẩu truyện vụn vặt cho thấy là cũng có nhiều cố gắng truyền giáo tại nhiều giáo phận, nhất là những giáo phận miền Cao nguyên nơi có nhiều anh chị em dân tộc, hoặc những nơi xa xôi như Miền Tây. Chúng ta có thể nhắc lại những ghi nhận truyền giáo của cha Piô Ngô Phúc Hậu trong cuốn “Nhật ký truyền giáo” của ngài.

d) Tinh thần và công tác truyền giáo tại các giáo xứ

Nhìn sơ đồ công tác thực hiện Sứ Mệnh loan báo và làm chứng Tin Mừng của thông điệp “Sứ mệnh Đấng Cứu Thế” (Số 33-34)

 

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô