, ngày 28 tháng 04 năm 2024 | 01:53 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Truyền giáo

 

 

ĐỐI THOẠI LÀ PHƯƠNG CÁCH TRUYỀN GIÁO MỚI

 

VÀO ĐỀ

Liên quan tới các phương cách truyền giáo, chúng ta đã nghe nhiều về những phương cách truyền giáo truyền thống như truyền giáo bằng việc từ thiện bác ái, bằng tiếp xúc cá nhân và chứng tá đời sống, bằng các hoạt động thăng tiến con người và bênh vực công bằng xã hội, bằng việc rao giảng Lời Chúa và giảng dậy giáo lý, bằng xây dựng các điểm truyền giáo và tổ chức các lớp học tình thương, bằng việc thăm viếng và giúp đỡ anh chị em lương dân chưa biết, chưa tin Chúa.

Nhưng còn một phương cách truyền giáo mà từ gần nửa thế kỷ nay, Giáo Hội Công Giáo và các Đức Thánh Cha nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần. Đó là truyền giáo bằng đối thoại. Vì thế mà trong Khóa Thường Huấn tháng 6.2012  của các quý chức giáo phận Long Xuyên, đề tài học hỏi, chia sẻ và trao đổi sẽ là

“ĐỐI THOẠI LÀ PHƯƠNG CÁCH TRUYỀN GIÁO MỚI”

 


TRÌNH BÀY

«ĐỐI THOẠI VỚI MỌI NGƯỜI, MỌI DÂN TỘC, VỚI CÁC KI-TÔ HỮU KHÔNG CÔNG GIÁO

VÀ VỚI CÁC TÔN GIÁO NGOÀI KI-TÔ GIÁO,

LÀ PHƯƠNG CÁCH TRUYỀN GIÁO MỚI

CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO»

 

1. Sứ mạng đối thoại của Giáo Hội Công Giáo trong Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á (Ecclesia in Asia) : Chủ đề chung trong các Thượng Hội Đồng của từng châu lục, giúp Giáo Hội chuẩn bị đón mừng Năm Đại Toàn Xá 2000, chính là công cuộc tân phúc âm hóa. Cần thiết phải mở ra một kỷ nguyên mới loan báo Tin Mừng không chỉ vì sau hai ngàn năm vẫn còn một phần lớn gia đình nhân loại chưa nhận biết Đức Ki-tô, mà cũng còn vì tình hình Giáo Hội và thế giới trước thềm thiên niên kỷ mới đang gặp nhiều thách đố đối với niềm tin tôn giáo và các chân lý đạo đức xuất phát từ niềm tin ấy. Gần như ở đâu cũng thấy có xu hướng xây dựng sự tiến bộ và thịnh vượng mà không cần quy chiếu vào Thiên Chúa, đồng thời giản lược chiều kích tôn giáo của con người vào lãnh vực riêng tư. Khi bị tách ra khỏi chân lý căn bản nhất về con người, cụ thể như bị tách khỏi quan hệ giữa con người với Đấng Tạo Hóa, hoặc với sự cứu chuộc do Đức Ki-tô đem lại trong Chúa Thánh Thần, một xã hội chỉ có thể càng ngày càng lạc xa nguồn đích thực của sự sống, của tình yêu và hạnh phúc mà thôi. Thế kỷ đầy bạo lực này đang tiến nhanh tới hồi kết thúc đã cho ta một bằng chứng kinh hoàng về điều gì có thể xảy ra khi người ta bỏ rơi sự thật và sự tốt lành để chạy theo quyền lực và sự đề cao chính mình. Tân phúc âm hóa như là một lời kêu gọi hoán cải, kêu gọi tới lãnh nhận ơn sủng và sự khôn ngoan, chính là niềm hy vọng đích thực duy nhất dẫn đưa tới một một thế giới tốt đẹp hơn và một tương lai sáng sủa hơn. Vấn đề còn lại không phải là Giáo Hội có điều gì cần thiết để nói với con người hôm nay không, mà là Giáo Hội phải nói điều ấy như thế nào cho minh bạch và có sức thuyết phục!

“Trong thời gian nhóm họp Công Đồng Va-ti-ca-nô II, Đức Giáo Hoàng tiền nhiệm của tôi là Đức Phao-lô VI đã tuyên bố trong tông thư Hội Thánh của Ngài (Ecclesiam suam) rằng, vấn đề quan hệ giữa Giáo Hội và thế giới hôm nay chính là một trong những mối bận tâm lớn nhất của thời đại chúng ta. Ngài viết rằng «vấn đề ấy đã xuất hiện và khẩn trương tới mức tạo ra một gánh nặng trên tâm hồn chúng ta, cũng như trở thành một yếu tố kích thích và một lời mời gọi». Từ sau Công Đồng, Giáo Hội luôn tỏ ý muốn theo đuổi quan hệ ấy trong tinh thần đối thoại. Tuy nhiên, ước muốn đối thoại không phải chỉ là một kế hoạch để sống chung hòa bình giữa các dân tộc; nhưng còn là một phần thiết yếu trong sứ mạng Giáo Hội, vì nó xuất phát từ chính sự đối thoại yêu thương ban ơn cứu độ của Chúa Cha với nhân loại qua Chúa Con và trong quyền năng Chúa Thánh Thần. Giáo Hội chỉ có thể hoàn thành sứ mạng của mình theo một cách tương ứng với cách Thiên Chúa đã làm trong Đức Giê-su Ki-tô: Ngài trở thành con người, chia sẻ cuộc sống con người của chúng ta và nói bằng ngôn ngữ loài người để truyền đạt sứ điệp cứu độ. Sự đối thoại mà Giáo Hội đề xuất đượcxây dựng trên nền tảng là sự thuận lý với mầu nhiệm Nhập Thể. Bởi đó, không phải vì điều gì khác nhưng là do liên đới một cách nhiệt tình, vô vị lợi mà Giáo Hội đã mở cuộc đối thoại với những con người Á châu đang tìm kiếm sự thật trong tình thương yêu.

“Là bí tích của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại, Giáo Hội không thể làm gì khác hơn là tham gia đối thoại với mọi dân tộc, vào mọi thời và ở mọi nơi. Để đáp trả sứ mạng đã lãnh nhận, Giáo Hội ra đi gặp gỡ các dân tộc trên thế giới, và ý thức mình là «đàn chiên nhỏ» giữa một tập thể nhân loại rộng lớn(x. Lc 12,32), nhưng cũng ý thức mình là men trong khối bột của thế giới (x. Mt 13,33). Những nỗ lực đối thoại của Giáo Hội trước hết nhằm tới những người cùng chia sẻ niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô là Chúa và là Đấng Cứu Tinh. Nỗ lực đó còn đi xa hơn thế giới Ki-tô giáo để đến với những tín đồ thuộc các truyền thống tôn giáo khác, dựa trên căn bản là ai cũng có một tâm hồn khát vọng tôn giáo. Đối thoại đai kết và đối thoại liên tôn giáo chính là ơn gọi đích thực của Giáo Hội.” (ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 29).

 

2. Ý nghĩa của đối thoại: Đối thoại có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.

(*) Trước hết, ở cấp độ thuần túy con người, nó có nghĩa là thông tin cho nhau nhằm đưa đến một mục đích chung, hoặc ở một cấp độ sâu xa hơn, nó nhằm đạt tới một sự hiệp thông liên nhân vị (giữa con người với nhau).

(**) Thứ đến, đối thoại có thể sử dụng theo nghĩa một thái độ cung kính và thân thiện (lãnh vực hành động), thấm nhập hoặc cần thấm nhập tất cả các sinh hoạt cấu tạo nên sứ mệnh truyền bá Phúc Âm của Giáo Hội. Đúng hơn gọi là “tinh thần đối thoại”.

(***) Nghĩa thứ ba nằm trong một bối cảnh của thực trạng đa tôn giáo, đối thoại có nghĩa là “toàn bộ những tương quan liên tôn, tích cực và xây dựng, với những người và những cộng đồng của các tín ngưỡng dị biệt, nhằm tìm cách quen biết nhau và làm phong phú cho nhau” (Hội đồng Tòa Thánh về liên lạc với các tôn giáo, Đối thoại và Rao Truyền, số 9).

 

3. Các đối tượng của đối thoại: Có nhiều loại đối tượng để đối thoại: nào là đối tượng chung nào là đối tượng riêng, nào là đối tượng đặc biệt. Mỗi loại đối tượng đòi hỏi  cách đối thoại thích hợp.

3.1 Đối tượng chung: mọi người và mọi dân tộc là đối tượng đối thoại của người/Giáo Hội Công Giáo: “Là bí tích của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại, Giáo Hội không thể làm gì khác hơn là tham gia đối thoại với mọi dân tộc, vào mọi thời và ở mọi nơi. Để đáp trả sứ mạng đã lãnh nhận, Giáo Hội ra đi gặp gỡ các dân tộc trên thế giới, và ý thức mình là “đàn chiên nhỏ” giữa tập thể nhân loại rộng lớn (x. Lc 12,32), nhưng cũng ý thức mình là men trong khối bột của thế giới (x. Mt 13,33) (ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 48).

“Với sứ mệnh đem sứ điệp Phúc Âm soi chiếu cả thế giới và quy tụ trong một Chúa Thánh Thần tất cả mọi người của mọi quốc gia, chủng tộc hay văn hóa, Giáo Hội trở thành dấu chứng của tình huynh đệ, một mối tình tạo điều kiện và cổ võ một cuộc đối thoại chân thành.

“Vậy trước hết, chúng ta cần cổ võ ngay trong lòng Giáo Hội sự quí mến, tôn trọng và hòa thuận với nhau bằng sự chấp nhận mọi dị biệt chính đáng để luôn luôn có thể đối thoại hữu hiệu giữa những phần tử của một Dân Chúa duy nhất, dù là chủ chăn hay các Kitô hữu khác. Thật vậy, những gì liên kết giữa các tín hữu còn mạnh hơn những gì chia rẽ: hiệp nhất trong những gì chính yếu, tự do trong những gì nghi ngờ, bác ái trong hết mọi sự (Xem Gioan XXIII, Tđ. Ad Petri Cathedram, 29-6-1959: AAS 55 (1959), trg 513).

“Ðồng thời, tâm hồn chúng tôi cũng ôm ấp những người anh em và các cộng đoàn của họ, tuy chưa sống hiệp thông trọn vẹn với chúng tôi nhưng vốn liên kết với chúng tôi trong sự tuyên xưng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần cũng như trong mối dây bác ái; chúng tôi nhớ rằng ngay cả nhiều người không tin vào Chúa Kitô vẫn ước mong và khao khát sự hiệp nhất giữa các tín hữu: quả thực, sự hiệp nhất này càng tiến triển trong chân lý và tình yêu nhờ quyền lực Chúa Thánh Thần, thì càng sẽ là một điềm tiên báo sự hiệp nhất và hòa bình trên toàn thế giới. Vì thế, cùng hiệp lực và hiện đang theo đuổi mục đích cao cả này cách hữu hiệu dưới những hình thức ngày càng thích hợp hơn, chúng tôi cố gắng mỗi ngày sống phù hợp với Phúc Âm hơn nữa, để hợp tác trong tình huynh đệ hầu phục vụ gia đình nhân loại đang được mời gọi vào gia đình các con cái Thiên Chúa, trong Chúa Giê-su Ki-tô.

“Do đó, chúng tôi cùng hướng tâm hồn đến tất cả những ainhìn nhận Thiên Chúa và bảo tồn các yếu tố tôn giáo và nhân bản quý giá trong truyền thống riêng. Chúng tôi ước mong đối thoại cởi mở để dẫn đưa tất cả chúng ta đến chỗ trung thành đón nhận và hăng hái thực hiện những gì Chúa Thánh Thần thôi thúc. Niềm ước mong đối thoại đó chỉ do lòng yêu chân lý hướng dẫn và dĩ nhiên vẫn giữ được sự khôn ngoan thích hợp; về phần chúng tôi, niềm ước vọng này không loại trừ một ai hết: từ những người đang tôn thờ những giá trị tinh thần nhân bản cao quí mà chưa nhận biết Ðấng Tạo Thành đến những ai chống đối và bách hại Giáo Hội bằng nhiều cách. Vì Thiên Chúa Cha là nguyên lý và cùng đích mọi sự, nên tất cả chúng ta đều được kêu gọi làm anh em với nhau. Và vì thế, được gọi lãnh nhận thiên chức làm người và làm con Thiên Chúa, chúng ta có thể và phải cộng tác, không bạo động, không xảo trá để xây dựng một thế giới trong hòa bình đích thực.” (Công Đồng Va-ti-ca-nô II, Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng, số 92).

 

3.2 Đối tượng riêng: Mọi người Việt Nam và dân tộc Việt Nam là đối tượng đối thoại của riêng người/Giáo Hội Công Giáo Việt Nam: Hệ luận đương nhiên của khẳng trên của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II là: Người và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phải đối thoại với mọi người Việt Nam và với dân tộc Việt Nam. Thư Chung 1980 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã khẳng định mối tương quan mật thiết giữa người và Giáo Hội Công Giáo và mọi người Việt Nam và dân tộc Việt Nam, vì đất nước Việt Nam là mảnh đất chung của người không Công Giáo và người Công Giáo Việt Nam; dân tộc Việt Nam là đối tượng phục vụ của người và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Dân tộc Việt Nam hiện có hơn 86 triệu người thuộc 54 sắc tộc, sống trên mảnh đất hình chữ S từ biên giới Trung-Việt đến Mũi Cà Mâu, từ biên giới Lào-Campuchia-Việt Nam đến Biển Đông. Trong số hơn 86 triệu người Việt Nam mới chỉ có khoảng 7-8 triệu người đã biết Chúa Giê-su Ki-tô. Do đó việcgiới thiệu Đức Giê-su cho đồng bàolà một sứ mạng lớn lao và trọng đại vô cùng, đòi người và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, hết thế hệ này đến thế hệ khác, phải tiếp nối nhau thực hiện.

Muốn đối thoại cách hiệu quả với mọi người Việt Nam và dân tộc Việt Nam thì người và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phải thực hiện 3 việc quan trọng sau đây:

 

(*) Một là gắn liền với thân phận con người và dân tộc Việt: Việc người và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phải làm trước tiên là chấp nhận thân phận của mình gắn liền với thân phận của dân tộc Việt Nam và nhất là của tầng lớp người nghèo, người thiểu số, người bị kỳ thị và bị thiệt thòi nhất. Người và Giáo Hội Công Giáo không thể làm ngơ trước hiện trạng ngổn ngang của đất nước và tiền đồ của Tổ Quốc Việt Nam. Người và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phải cùng với những người thành tâm thiện chí, làm hết sức mình để đất nước Việt Nam phát triển, con người Việt Nam được tôn trọng và thăng tiến toàn diện, xã hội Việt Nam được tự do, dân chủ, công bằng và tiến bộ. Nếu cần phải chịu thiệt thòi cách này cách khác, vì mục đích cao cả ấy, thì người và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phải sằn sàng chấp nhận, để làm chứng cho Tin Mừng.

(**) Hai là xác định mình chỉ là đàn chiên nhỏ giữa tập thể rộng lớn: So với tổng dân số Việt Nam hơn 86 triệu người thì tỷ lệ người Công Giáo mới chỉ là 6-7%, nghĩa là người Công Giáo chỉ là một thiểu số nhỏ bé trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Thái độ thích hợp là sống khiêm nhường, hòa đồng và cộng tác với mọi thành phần để cùng nhau xây dựng một đất nước phát triển cho kịp với thời đại mà vẫn giữ gìn và phát huy được truyền thống văn hóa, tôn giáo của cha ông tổ tiên để lại.

(***) Ba là xác tín mình là muối, là men, là ánh sáng giữa lòng xã hội Việt Nam (Mt 5,13-16; Mc 9,50; Lc 14, 34-35): Tuy chỉ là một thành phần nhỏ trong cộng đồng lớn của dân tộc, nhưng người Ki-tô hữu Việt Nam phải xác tín vai trò trách nhiệm nặng nề của mình đối với đồng bào ruột thịt và đối với dân tộc Việt Nam. Đó là vai trò và trách nhiệm làm muối, làm men, làm ánh sáng mà Chúa Giê-su Ki-tô đã giao phó cho từng người khi chịu Phép Thanh Tẩy. Đó là vai trò và trách nhiệm - cùng với những người thành tâm yêu nước - xây dựng một xã hội công bằng mà theo đánh giá của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thì đây là công việc cấp bách nhất vì có quá nhiều bất công, chênh lệch về của cải, chức quyền, điều kiện sống và cơ hội tiến thân trong xã hội Việt Nam ta hiện nay:  “Lòng mến Chúa yêu người thôi thúc chúng ta góp phần xây dựng một xã hội trong đó con người có điều kiện để sống xứng với phẩm giá của mình. Bởi vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa, nên mọi người có quyền được tôn trọng và phát huy những khả năng Chúa ban để phục vụ xã hội một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, bởi vì con người là anh em của nhau, được tác tạo do quyền năng của Thiên Chúa và là đối tượng của ơn cứu chuộc trong Chúa Giê-su Ki-tô, nên mỗi người cần được đối xử với lòng kính trọng và yêu thương chân thành như là mục đích của sự phát triển toàn diện, để họ không bao giờ bị biến thành phương tiện cho sự phát triển kinh tế, cho sự thăng tiến xã hội của bất kỳ tổ chức hay thế lực nào.

“Để xây dựng một xã hội công bằng, ngoài việc giáo dục để biết tôn trọng những quyền căn bản của con người, cũng cần có một đường lối thích hợp bảo đảm thực hiện được quyền này. Công việc này đòi hỏi sự đóng góp từ nhiều phía. Là Ki-tô hữu, được mời gọi để trở thành ánh sáng cho thế gian, muối cho đời, men trong bột, chúng ta hãy tập trung xây dựng một cộng đoàn trong đó mọi thành phần đều được yêu thương và được đối xử công bằng.

“Sự công bằng cần phải đi đôi với lòng tôn trọng sự thật, vì tôn trọng sự thật là điều kiện để xây dựng một cộng đoàn yêu thương. Chúng tôi tin chắc rằng gương sáng phát xuất từ cộng đoàn của những người con cái Chúa sẽ có ảnh hưởng tích cực trong xã hội chúng ta"(Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Thư Mục Vụ 2006, số 7: Góp phần xây dựng một xã hội công bằng).


3.3 Đối tượng đặc biệt

3.3.1 Đối tượng đặc biệt thứ nhất là các Ki-tô hữu không Công Giáo [Đối Thoại Đại Kết]

(a) Giáo huấn/chỉ thị của Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á: “Đối thoại đại kết là một thách đố và là lời kêu gọi toàn thể Giáo Hội hoán cải, cách riêng tại Châu Á, vì tại đây người ta đang trông đợi các Ki-tô hữu biểu lộ một dấu hiệu hiệp nhất rõ ràng hơn. Để mọi dân tộc tập họp lại với nhau nhờ hồng ân Thiên Chúa, cần phải khôi phục lại sự hiệp thông giữa những người cùng tin nhận Đức Giê-su Ki-tô là Chúa. Chính bản thân Đức Giê-su cũng đã cầu nguyện và không ngừng kêu gọi xây dựng sự hiệp nhất hữu hình giữa các môn đệ, để thế giới nhờ đó tin rằng Chúa Cha đã sai Ngài (x. Ga 17,21). Nhưng, ý nguyện của Ngài muốn Giáo Hội hiệp nhất vẫn phải chờ đợi các môn đệ của Ngài đáp trả một cách trọn vẹn và can đảm.

Tại chính Châu Á, vì là nơi số Ki-tô hữu tương đối nhỏ, nên sự chia rẽ càng làm cho công việc truyền giáo trở nên khó khăn hơn. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhìn nhận rằng «gương xấu của một Ki-tô Giáo chia rẽ đúng là một trở ngại lớn cho công cuộc phúc âm hóa tại Châu Á». Thật vậy, nhiều người Á Châu trong khi đang tìm kiếm sự hòa hợp và thống nhất qua tôn giáo và văn hóa của họ, đã coi sự chia rẽ giữa các Ki-tô hữu là một phản chứng đi ngược lại tinh thần Đức Giê-su Ki-tô. Bởi đó, Giáo Hội Công Giáo tại Châu Á cảm thấy bị thôi thúc đặc biệt phải cùng với các Ki-tô hữu khác hoạt động cho sự hiệp nhất, với ý thức rằng muốn tìm sự hiệp thông trọn vẹn, mọi người phải sống bác ái, biết phân định, can đảm và hy vọng. «Muốn công cuộc đại kết được đích thực và kết quả, phía người Công Giáo cần phải có một số thái độ căn bản: trước hết là bác ái, biểu lộ một lòng tốt, một khát vọng sống động muốn cộng tác mỗi khi có thể với tín hữu các Giáo Hội và các Cộng Đồng khác; thứ đến là trung thành với Giáo Hội Công Giáo, dù vẫn không làm ngơ hay phủ nhận những khuyết điểm của một số thành phần trong Giáo Hội; ba là phải có óc phân định để biết đánh giá tất cả những gì là tốt đẹp và đáng ngợi khen. Sau cùng cũng cần phải chân thành ước ao được thanh tẩy và được đổi mới».

Dù vẫn nhìn nhận còn nhiều khó khăn trong các quan hệ giữa các Ki-tô hữu, không những do các thành kiến kế thừa từ quá khứ, mà còn do những phê phán phát xuất từ những xác tín sâu xa liên hệ đến lương tâm, nhưng các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng vẫn nêu ra những dấu chỉ phản ánh các quan hệ đã được cải thiện giữa một số Giáo Hội Ki-tô và Cộng Đồng Giáo Hội khác tại Châu Á. Chẳng hạn các Ki-tô hữu Công Giáo và Chính Thống thường nhìn nhận giữa hai bên có sự thống nhất về văn hóa, có ý thức đang cùng nhau chia sẻ nhiều yếu tố quan trọng của chung một truyền thống Giáo Hội. Những điều này làm nên cơ sở vững chắc để công cuộc đối thoại đại kết được hữu hiệu tiếp tục đi vào thiên niên kỷ tới, một thiên niên kỷ mà chúng ta hy vọng và cầu xin cuối cùng sẽ chấm dứt những chia rẽ đã diễn ra trong thiên niên kỷ sắp sửa kết thúc này.

Trên bình diện thực hành, Thượng Hội Đồng đề nghị các Hội Đồng Giám Mục quốc gia tại Châu Á hãy mời các Giáo Hội Ki-tô Giáo khác tham gia công cuộc cầu nguyện và tham khảo bàn bạc để tìm ra những khả năng xây dựng những cơ cấu và tổ chức mới mang tính đại kết, để giúp đẩy mạnh sự hiệp nhất các Ki-tô hữu. Tổ chức tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Ki-tô hữu sao cho kết quả hơn, cũng là một đề xuất hữu ích của Thượng Hội Đồng. Thượng Hội Đồng khuyến khích các giám mục thành lập và chủ trì các trung tâm đại kết dành để cầu nguyện và trao đổi; cũng cần phải đưa việc đào tạo tương xứng cho công cuộc đối thoại đại kết vào trong chương trình học của các chủng viện, các nơi đào tạo và các cơ sở giáo dục. (ĐGH Gio-an Phao-lô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 30).

(b) Định nghĩa: Đối thoại đại kết là đối thoại giữa các tín đồ cùng tin Chúa Ki-tô là Thiên Chúa, là Cứu Chúa đang sống trên địa cầu nói chung và trên mảnh đất Châu Á nói riêng.

(c) Lý do: Các tín đồ cùng tin Chúa Ki-tô tại Châu Á chỉ là thiểu số, muốn đem dân tộc Á châu về với Chúa Ki-tô như lệnh truyền của Ngài thì cần phải hiệp nhất, hiệp thông với nhau. Có hiệp nhất thì thế giới mới tin rằng Chúa Cha đã cử Chúa Con đến, như Đức Giê-su Ki-tô đã cầu nguyện.

(d) Điều kiện: Muốn đối thoại đại kết thành công phải có thái độ sau:  

(*) Bác ái được biểu lộ trong ước muốn sẵn sàng cộng tác với các tín đồ khi có thể.

(**) Trung thành với Giáo Hội Công giáo dù biết nhiều tín đồ Công giáo có nhiều khuyết điểm.

(***) Suy xét phân định để biết những cái tốt cái hay đáng ca ngợi.

(****) Thành thật muốn gạn đục khơi trong và đổi mới.

“Tại Châu Á, là nơi số Ki-tô hữu tương đối nhỏ, sự chia rẽ càng làm cho công việc truyền giáo trở nên khó khăn hơn. Các nghị phụ Thượng Hội Đồng nhìn nhận rằng “ gương xấu của một Ki-tô giáo chia rẽ đúng là một trở ngại lớn cho công cuộc phúc âm hóa tại Châu Á. Thật vậy, nhiều người Á Châu đang tìm kiếm sự hòa hợp và thống nhất qua tôn giáo và văn hóa của họ đã coi sự chia rẽ giữa các Ki-tô hữu là một lời chứng chống lại Đức Giêsu Kitô. Bởi đó, Giáo Hội Công Giáo tại Châu Á cảm thấy bị thôi thúc cách đặc biệt phải cùng với các Ki-tô hữu  khác làm việc cho sự hiệp nhất, ý thức rằng muốn có được một sự hiệp thông trọn vẹn, mọi người phải sống bác ái, biết phân định, can đảm và luôn hy vọng. “Muốn cho công cuộc đại kết được trung thực và sinh kết quả, phía người Công giáo cần phải có một số thái độ căn bản: trước hết là bác ái, biểu lộ qua sự  nhân hậu và lòng khao khát cộng tác mỗi khi có thể với tín hữu các Giáo Hội và các cộng đồng khác; thứ đến là trung thành đối với Giáo Hội Công giáo của mình, dù vẫn không làm ngơ hay phủ nhận những khuyết điểm của một số thành phần trong Giáo Hội; ba là phải có óc phân định để biết đánh giá tất cả những gì là tốt đẹp và đáng khen. Sau cùng là chân thành ước ao được thanh tẩy và được đổi mới. Dù vẫn nhìn nhận còn nhiều khó khăn trong các quan hệ Kitô hữu, không những từ các thành kiến kế thừa từ quá khứ, mà còn do những phê phán dựa trên những tin tưởng rất sâu đậm ràng buộc chính lương tâm, nhưng các nghị phu Thượng Hội Đồng vẫn nêu ra những dấu chỉ phản ảnh các quan hệ đã được cải thiện giữa một số Giáo Hội và Cộng đồng Ki-tô giáo tại  Châụ Á (….). Những điều này chính là cơ sở vững chắc cho hai bên tiếp tục công cuộc đối thoại đại kết rất kết quả qua thiên niên kỷ tới, mộtthiên niên kỷ mà chúng ta hy vọng và cầu xin sẽ chấm dứt hoàn toàn những chia rẽ đã diễn ra trong thiên kỷ sắp sửa kết thúc này.

Trên bình diện thực hành, Thượng Hội Đồng đề nghị các Hội Đồng Giám Mục quốc gia tại Châu Á hãy mời các Giáo Hội Ki-tô khác tham gia vào việc cầu nguyện và tham khảo bàn bạc để tìm ra những khả năng xây dựng những cơ cấu và tổ chức mới mang tính đại kết, có thể giúp đẩy mạnh các Ki-tô hữu.»(ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 30.2).

(d) Áp dụng vào thực tế Việt Nam:  Ở Việt Nam, ngoài các  tín hữu Công giáo dường như chỉ có các anh chị em tin lành (thuộc nhiều giáo hội khác nhau) là Ki-tô hữu, tức cùng tin nhận Chúa Giê-su Ki-tô là Chúa và là Đấng Cứu Độ như người Công giáo. Nhưng cũng phải thành thật mà nhìn nhận rằng giữa Công giáo và Tin lành Việt Nam còn nhiều xa cách và thành kiến từ thượng tầng cơ cấu giáo hội cho đến hạ tầng cơ sở là các tín đồ. Những cuộc gặp gỡ thân tình để trao đổi, học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cho nhau về cách sống và loan truyền niềm tin còn rất hiếm.  
Trước ngày chiến tranh kết thúc vào cuối tháng 4.1975, tại Miền Nam đã có một số nỗ lực đại kết giữa công giáo và tin lành mà cụ thể nhất là kế hoạch cùng dịch Thánh Kinh để có bản dịch chung có thể sử dung cho cả công giáo lẫn tin lành. Nhưng kế hoạch tốt lành ấy đã chết ngấm sau ngày 30.4.1975.

Trong lãnh vực này các Giáo hội Ki-tô giáo Việt Nam còn thua xa các Giáo hội Ki-tô giáo Kampuchia vì các Giáo hội bạn đã có bản dịch Thánh Kinh Đại Kết từ năm 1999.
Có hai điều mà người Công Giáo Việt Nam thua xa Anh Chị Em Tin Lành và thẳng thắn mà nói thì người Công Giáo phải bái phục Anh Chị Em Tin Lành:

(*) Đó là việc các tín hữu Tin Lành siêng năng hỏi hỏi Thánh Kinh và

(**) Rất nhiệt thành và tin tưởng phó thác vào Chúa trong công cuộc Truyền Đạo. Linh mục An-tôn Nguyễn Ngọc Sơn đã đặt vấn đề cho mình và cho cả Giáo Hội Việt Nam nhân dịp Đại Hội Truyền Giáo Á Châu diễn ra ở Chiang Mai (Thái Lan) cách nay mấy năm như sau: "Nhìn vào Giáo Hội Việt Nam trong suốt 45 năm qua, tỷ lệ người có đạo ngày càng giảm so với dân số cả nước: vào năm 1960, tỷ lệ đó là 7,17%, cuối năm 2005 chỉ còn 7,04%. Chúng ta sống đạo như thế nào mà không làm tăng thêm được 1% dân số Công giáo? Trong khi đó công cuộc truyền giáo của anh em Hội Thánh Tin Lành lại đáng cho chúng ta suy nghĩ. Ở Việt Nam từ 400.000 tín hữu vào năm 1999 đã tăng lên 1.200.000 vào năm 2005, nghĩa là tăng gấp 3 lần chỉ trong vòng 6 năm"

 

3.3.2. Đối tượng đặc biệt thứ hai là các tôn giáo ngoài Ki-tô giáo. [Đối thoại giữa các tôn giáo]

(a) Giáo huấn/Chỉ thị của Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á: “Trong Tông Thư Tiến Tới Thiên Niên Kỷ Thứ Ba (Tertio Millennio Adveniente), tôi đã chỉ ra rằng thiên niên kỷ mới sắp tới là một cơ hội tốt cho việc đối thoại giữa các tôn giáo và cho các cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo các tôn giáo lớn trên thế giới. Tiếp xúc, đối thoại và cộng tác với tín đồ các tôn giáo khác chính là một công việc mà Công Đồng Va-ti-ca-nô II đã giao cho toàn thể Giáo Hội làm như một bổn phận và một thách đố. Những nguyên tắc hướng dẫn việc tìm kiếm mối quan hệ tích cực với các truyền thống tôn giáo khác đã được nêu ra trong Tuyên Ngôn của Công Đồng: Thời đại chúng ta (Nostra aetate),ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1965, đây chính là bản hiến chương của việc đối thoại liên tôn giáo trong thời đại chúng ta. Đứng trên quan điểm Ki-tô Giáo, đối thoại liên tôn giáo không phải chỉ là một cách để giúp các bên biết nhau và làm giàu cho nhau. Nhưng đó còn là một phần trong chính sứ mạng phúc âm hóa của Giáo Hội, là một cách biểu hiện sứ mạng «đến với lương dân». Khi tham gia đối thoại liên tôn giáo, các Ki-tô hữu xác tín rằng chỉ có Đức Ki-tô mới đem lại sự cứu độ trọn vẹn và cộng đoàn Giáo Hội mà họ đang thuộc về là phương thế thông thường (ordinary means) để được ơn cứu độ. Đến đây tôi xin nhắc lại những gì tôi đã viết cho Hội Nghị khoáng đại lần thứ năm của Liên Hiệp Hội Đồng Giám Mục Á Châu: «Dù Giáo Hội vui sướng nhìn nhận bất cứ điều gì là chân thật và thánh thiện trong các truyền thống tôn giáo của Phật Giáo, Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo, xem đó như phản ảnh một sự thật đang soi sáng cho mọi người, nhưng như thế không có nghĩa là Giáo Hội giảm nhẹ nhiệm vụ và quyết tâm tuyên bố Đức Giê-su Ki-tô là «đường, là sự thật và là sự sống» . . . Sự kiện các tín đồ các tôn giáo khác vẫn có thể nhận được ơn Thiên Chúa và được Đức Ki-tô cứu độ ngoài phương thế thông thường mà Ngài đã lập ra, điều ấy không loại bỏ việc Thiên Chúa vẫn kêu gọi họ đến nhận lãnh đức tin và phép rửa như Ngài hằng mong muốn cho hết mọi người».

Trong tiến trình đối thoại ấy, như tôi đã viết trong Tông Thư Sứ Vụ Đấng Cứu Thế (Redemptoris Missio), là «không loại bỏ nguyên tắc cũng không thoả hiệp giả tạo, mà ngược lại phải cùng nhau trao đổi những chứng tá, giúp nhau cùng tiến tới trên con đường tìm kiếm và sống kinh nghiệm tôn giáo, đồng thời giúp nhau xóa bỏ thành kiến, thái độ bất khoan dung và hiểu lầm». Chỉ những ai có đức tin Ki-tô giáo trưởng thành và xác tín mới đủ tư cách dấn thân vào việc đối thoại liên tôn giáo đích thực. «Chỉ những Ki-tô hữu nào từng đắm mình trong mầu nhiệm Đức Ki-tô và đang sống hạnh phúc trong cộng đoàn đức tin mới có thể dấn thân vào các cuộc đối thoại liên tôn giáo mà không sợ gặp bất trắc quá mức, nhưng hy vọng gặt hái được những hoa trái tốt đẹp». Bởi đó, Giáo Hội tại Châu Á cần phải giới thiệu những mô hình xứng hợp cho việc đối thoại liên tôn giáo – phúc âm hóa trong đối thoại và đối thoại để phúc âm hóa, đồng thời cung cấp cho những người tham gia việc đối thoại ấy một sự đào tạo thích đáng.

“Sau khi nhấn mạnh sự cần thiết phải có niềm tin vững chắc vào Đức Ki-tô trong việc đối thoại liên tôn giáo, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng tiếp tục đề cập tới nhu cầu phải đối thoại bằng cuộc sống và bằng con tim. Khi gặp gỡ và đối thoại, người môn đệ Đức Ki-tô phải có con tim dịu dàng và khiêm tốn của Thầy mình, đừng bao giờ tự phụ, cũng đừng bao giờ tỏ vẻ trịch thượng (x. Mt 11,29). «Những quan hệ giữa các tôn giáo sẽ được phát triển tốt đẹp hơn khi biết sống cởi mở đối với các tín hữu Tôn giáo khác và khi lắng nghe, tôn trọng và thông cảm với người khác trong những dị biệt của họ. Để làm được tất cả như thế, cần phải có tình yêu đối với người khác. Từ đó mới có sự cộng tác, hòa hợp và làm giàu cho nhau».

Để hướng dẫn những người tham gia vào tiến trình này, Thượng Hội Đồng đề nghị sẽ thảo ra một tập chỉ nam về việc đối thoại liên tôn giáo. Trong lúc Giáo Hội tìm kiếm những phương thức mới để gặp gỡ các tôn giáo khác, tôi xin nêu ra một số hình thức đối thoại đã được tiến hành có kết quả, từ việc trao đổi mang tính hàn lâm (scholarly) giữa các chuyên gia về các truyền thống tôn giáo hay giữa các đại biểu của các truyền thống ấy, cho đến việc cùng nhau hoạt động cho sự phát triển con người toàn diện và bảo vệ các giá trị nhân bản, tôn giáo. Tôi xin lặp lại, việc làm sống lại tinh thần cầu nguyện và chiêm niệm trong khi tiến hành việc đối thoại liên tôn giáo thì quan trong biết bao. Các nam nữ tu sĩ có thể đóng góp một cách rất có ý nghĩa vào việc đối thoại liên tôn giáo bằng cách minh chứng sức sống của các truyền thống lớn về đời khổ hạnh và thần hiệp (mysticism) của Ki-tô giáo.

Cuộc gặp gỡ đáng nhớ tại As-si-si, thành phố quê hương Thánh Phan-xi-cô, ngày 27 tháng 10 năm 1986, giữa Giáo Hội Công Giáo và đại biểu các tôn giáo khác trên thế giới, đã cho thấy rằng mọi người có tôn giáo không cần phải từ bỏ truyền thống của mình, vẫn có thể dấn thân cầu nguyện và hoạt động cho hòa bình và thiện ích của nhân loại. Giáo Hội phải tiếp tục cố gắng duy trì và cổ võ ở mọi cấp độ tinh thần giao lưu và cộng tác giữa các tôn giáo ấy.

Hiệp thông và đối thoại là hai khía cạnh căn bản trong sứ mạng Giáo Hội, mà một mẫu gương vô cùng siêu việt choviệc này là chính Mầu Nhiệm Ba Ngôi; Ngài là cội nguồn và cũng là cùng đích của mọi sứ mạng. Một trong những «món quà lớn mừng sinh nhật» mà các thành viên Giáo Hội, nhất là các mục tử, có thể dâng lên Chúa Tể lịch sử nhân dịp mừng Ngài nhập thể năm thứ 2000, chính là củng cố tinh thần hiệp nhất và hiệp thông ở mọi cấp trong sinh hoạt Giáo Hội, tức là đổi mới sự «tự hào thánh thiện» về lòng trung thành liên lỷ của Giáo Hội đối với những gì được ban tặng cho mình, đồng thời cũng đổi mới niềm tin tưởng vào ơn thánh và sứ mạng bất biến đã đưa Giáo Hội lên đường đến với các dân tộc trên thế giới để làm chứng cho tình thương và lòng nhân từ cứu độ của Thiên Chúa. Chỉ khi nào Dân Chúa nhận ra rằng món quà mình nhận được cũng là món quà trong Đức Ki-tô, họ mới có thể chuyển món quà ấy cho người khác qua việc loan báo và đối thoại. (ĐGH Gio-an Phao-lô II Giáo Hội tại Châu Á,31).

(b) Định nghĩa: “Đối Thoại giữa các tôn giáo không phải chỉ để giúp hai bên hiểu biết nhau và được thêm phong phú, nhưng là thành tố trong sứ vụ Phúc Âm hóa. Dẫu biết rằng các tôn giáo khác có những cái chân thật và thánh thiện, như là phản ảnh sự thật soi sáng muôn dân, Giáo Hội vẫn phải đối thoại để chứng thực cho các tín đồ bạn biết chỉ có Đức Giê-su Ki-tô có thể cứu độ trọn vẹn, và chỉ có Giáo Hội của Ngài là phương thế thông thường để được cứu độ.”

(c) Điều kiện: Muốn đối thoại giữa các tôn giáo thành công phải có mấy điều kiện sau đây:

(*) Trong tiến trình đối thoại giữa các tôn giáo, không được từ bỏ các nguyên tắc truyền thống đức tin và xác tín tôn giáo, cũng không được hòa hoãn giả tạo, nhưng phải chứng tỏ cho nhau thấy mỗi bên muốn cho nhau được tiến bộ hơn về tôn giáo mình, và xóa bỏ đi những thành kiến, bất khoan dung và hiểu lầm.

(**) Ki-tô hữu còn phải có một đức tin trưởng thành và chắc chắn, phải sống hạnh phúc trong cộng đoàn đức tin của mình. Vì thế cần phải được đào tạo để đối thoại.

(***) Phải đối thoại “bằng cuộc sống và bằng tấm lòng”, một tấm lòng khiêm tốn dịu dàng, không tự phụ cũng không trịch thượng trong khi gặp gỡ nhau”

(d) Hình thức hay phương cách đối thoại giữa các tôn giáo: Văn kiện Đối thoại và Rao truyền (1991) vạch ra các hình thức đối thoại:

(*) Đối thoại bằng cuộc sống: mỗi người cố gắng sống tinh thần cởi mở và sống với nhau như láng giềng tốt, cùng nhau chia vui sẻ buồn, chia sẻ các vấn đề và lo âu của con người.

(**) Đối thoại bằng cộng tác với nhau trong công việc phát triển con người toàn diện, và giải phóng con người trọn vẹn.

(***) Đối thoại bằng trao đổi thần học: các nhà chuyên môn tìm cách đào sâu kiến thức về các gia sản tôn giáo của nhau và thẩm định các giá trị siêu nhiên nơi các tôn giáo.

(****) Đối thoại bằng chia sẻ kinh nghiệm tôn giáo: đi sâu vào chính truyền thống tôn giáo của mình, chia sẻ những giá trị siêu nhiên phong phú của mình, chẳng hạn những giá trị liên quan đến cầu nguyện và chiêm niệm, đến đức tin và những con đường tìm đến Thiên Chúa hoặc Đấng Tuyệt Đối. (Hội đồng Tòa Thánh về liên lạc với các tôn giáo,Đối thoại và Rao Truyền , 42).

(đ) Những trở ngại và khó khăn cho việc đối thoại giữa các tôn giáo : Ở đây chúng ta nêu lên một số những trở ngại được xem là quan trọng hơn cả cho việc đối thoại :

a.  Không bám rễ sâu đủ trong chính đức tin của riêng mình.

b.  Không hiểu biết đầy đủ tín ngưỡng và phương thức hành đạo của các tôn giáo khác có thể đưa đến một lối sống thẩm định thiếu sót về ý nghĩa của chúng, và đôi lúc còn có những giải thích sai trật.

c.  Những dị biệt có tính cách văn hóa phát xuất từ trình độ kiến thức khác nhau, hoặc từ lối vận dụng các cách diễn tả khác nhau.

d. Những nhân tố xã hội – chính trị xảy ra trong quá khứ có liên quan đến hai bên tranh chấp, xung đột.

e.  Hiểu sai các từ ngữ như trở lại, phép rửa, đối thoại …

f. Chưa hoặc thiếu cởi mở, đưa đến một thái độ tự vệ, hay còn đi đến tình trạng gây hấn.

g. Thiếu xác tín về đối thoại giữa các tôn giáo, mà một số người có thể xem như một phận vụ dành riêng cho những nhà chuyên môn và một số khác lại xem như một dấu chứng thua cuộc, hoặc như là một sự phản bội lại đức tin.

h. Nghi ngờ về các độn

Các tin khác

    (Trang 1/3)    1 2 3

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô