Thứ hai, ngày 29 tháng 04 năm 2024 | 01:46 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Linh đạo

 

ĐÀO LUYỆN LINH ĐẠO: Suy Niệm và Thực Hành

 

Trong phần này, chúng ta sẽ đề cập tới việc suy niệm.  Phương pháp thực hành tác động vào ba lãnh vực “Trí, Tâm,” cả Tâm lẫn Trí trở thành “Chí” và những nguyên tắc căn bản. 

 

SUY NIỆM

 

Trước hết là phần suy niệm

 

Môisê trong Cựu Ước.  Phúc Âm Thánh Gioan trong Tân Ước. Như những mẫu gương, mô hình linh đạo cho nhà mục vụ Kitô giáo.  Nhà mục vụ hôm nay, cần có những suy tư mới về kinh nguyện.  Nguồn nuôi dưỡng đời sống tâm linh cá nhân cũng như cộng đồng qua kinh nghiệm cảm nghiệm khi đọc kinh Thần Vụ.[1]  Kinh Thánh và mục vụ, giúp chúng ta hiểu Thần Học Mục Vụ Công Giáo trong thiên niên kỷ mới, để đáp ứng những yêu cầu xã hội và Dân Chúa hôm nay.  Công Đồng Vat.II, đòi hỏi nhà làm mục vụ cần học tập, cầu nguyện, suy tư và áp dụng linh hoạt vào đời sống bản thân và trong công việc mục vụ.

 

Chúng ta bắt đầu thử chiêm ngưỡng tấm gương linh đạo mục vụ tuyệt hảo: Môisê. 

 

Môisê, Người phục vụ của Chúa trong Cựu Ước, như một trạng sư, luật gia, tư tế, tiên tri, trung gian.  Và hơn thế, ông còn là  “Tôi Trung” của Chúa và “Nhân Hiếu” với Dân Ngài.[2]

 

Qua tấm gương mục vụ tuyệt vời này, chúng ta có thể thấy gì về linh đạo và mục vụ trong đó?  Nhà làm mục vụ hôm nay, là người được Thiên Chúa chọn.  Họ phải xác tín vào sự hiện diện của Chúa, tin Ngài có mặt trong lịch sử loài người.  Ngài luôn hướng dẫn Dân Ngài đi về Đất Hứa Vĩnh Hằng.[3]

 

Vì thế, nhà mục vụ phải tiếp xúc với Thiên Chúa thường xuyên, để hiểu biết Thánh Ý của Chúa.  Phải thay mặt Dân Chúa trước nhan Ngài.  Rồi phải giúp Dân Ngài hiểu biết Thánh Chỉ, các lề luật, những đường lối  phải đi và cách phải xử sự trước những biến động thiên nhiên, chuyển động xã hội, về công bình, về cách thức sống đạo đức. 

 

Địa vị của nhà mục vụ không phải là nhà cai trị, nhưng là người phục vụ toàn dân.  Họ phải sống có Chúa, với Chúa và sống cho dân và vì dân chứ không phải cho danh lợi và quyền lực.  Mặc dầu Môisê không xứng đáng, nhưng Chúa vẫn chọn và hứa sẽ ở với Ông. 

 

Như thế, tác giả Wilfrid J. Harrington, trong bài “Nghịch Lý Của Lòng Thương Xót,” cho chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa là Tình yêu của mọi tạo vật.  Ngài như Cha Mẹ, không chấp nhất con cái, mặc dầu chúng vô ơn bạc nghĩa, cứng đầu và bất trung.  Chúa là Đấng Giàu lòng thương xót.  Và có Phụ Nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau?  Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ.[4]

 

Chúng ta là con cái của Chúa, đó là sự thật.  Chúng ta có thể cảm nghiệm về Tình yêu thương xót của Ngài qua bài viết,  của tác giả Maribeth Howell, “Thưởng Niệm Thánh Vịnh” :

 

“Gặp gian truân sầu khổ

 

Tôi đã kêu cầu danh Chúa.

 

Ôi lạy Chúa, xin cứu gỡ mạng con! 

 

Chúa là Đấng nhân từ chính trực.

 

Thiên Chúa chúng ta một dạ xót thương. 

 

Hằng gìn giữ những ai bé mọn, yếu đuối

 

Người đã cứu tôi và hãy tạ ơn Chúa

 

Vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.”

 

Tác giả khuyến khích chúng ta chiêm niệm và sử dụng Thánh Vịnh tốt hơn.  Hầu đào luyện tâm linh.[5]

 

Và còn sâu sắc hơn thế, trong bài “Từ Tạo Vật: Được Yêu Tới Yêu Thương,” của tác giả Jude Winkler, khuyến khích chúng ta đi sâu vào Phúc Âm Thánh Gioan, để đào sâu hơn về linh đạo và mục vụ, vì “Thiên Chúa là tình yêu.”  Và Chúa Giêsu đã cứu chuộc chúng ta. Chúng ta có thể tìm gặp trong các đoạn Phúc Âm nói về Người đàn bà bên bờ giếng. Người mù bẩm sinh. Qua tất cả những ý nghĩa này, tác gỉa muốn mời gọi nhà mục vụ tái khám phá ra con đường linh đạo mục vụ “Được yêu và yêu thương.”[6]

 

Linh đạo là “Đời sống thiêng liêng,” cần được thể hiện từ suy niệm tới thực hành.  Trọng tâm của đời sống này là kinh nguyện và hướng dẫn thiêng liêng.  Chúng ta từng bước thực hành về đời sống thiêng liêng trong thế giới ngày nay.  Một thế giới năng động, đầy biến động và sôi động.  Nội dung chọn đào luyện cần đáp ứng các tố chất con người, bao gồm ba lãnh vực, lý trí, con tim và dung hòa cả tâm trí, trở thành ý chí quyết tâm bền vững, hóa thành nhân đức Kitô giáo.

 

Lãnh vực lý trí, phương pháp cầu nguyện tập trung là rất phù hợp.  Phương pháp này đòi hỏi chúng ta, trước khi cầu nguyện, phải ngồi im lặng, nhắm mắt lại.  Và từ trong sâu thẳm của nội tâm, chúng ta xác tín niềm tin và dục lòng yêu mến Chúa.   Khi đã định tâm rồi,  chúng ta dùng Lời Chúa hay một Lời Yêu Thương  để giúp chúng ta đi sâu vào niềm tin yêu Chúa.  Mỗi khi chúng ta chia trí, chúng ta hãy nhẹ nhàng đưa trí khôn trở về Lời Chúa.  Chúng ta có thể kết thúc sau khoảng hai mươi  phút, bằng cách đọc kinh Lạy Cha, một cách rất thong thả,  ý thức trong sự thinh lặng thẳm sâu của cõi lòng. 

 

Hiệu qủa của phương pháp cầu nguyện này, đem lại sự bình an, đúng như  Lời Chúa: “ Hãy đến với Ta, tất cả những ai gồng gánh nặng nề, Ta sẽ bổ sức cho các ngươi. ”[7]  Và theo kinh nghiệm, giúp chúng ta quảng đại yêu thương người khác hơn, như giới răn của Chúa: “ Hãy yêu tha nhân như chính mình.” [8]

 

Đó là đào luyện “Linh Đạo cho người làm mục vụ.”  Phương pháp cầu nguyện này  giúp tăng trưởng đời sống tâm linh và đem lại hiệu năng trong mục vụ,  tổng hợp giữa Linh Đạo và Mục Vụ.  Cả kết hợp mật thiết với Chúa, cả kết hợp khắng khít với tha nhân. 

 

Tiếp theo là đào luyện linh đạo cho người làm mục vụ thuộc lãnh vực con tim.  Theo gương Thánh Nữ Têrêsa.  Ba tác giả, Joann Wolski Conn, Kathleen Fischer, Michael Barry Wicks,  rất quan tâm tới phẩm giá và vai trò của nữ giới trong Giáo Hội và nhấn mạnh tới chương trình đạo luyện họ trưởng thành trong linh đạo và làm mục vụ.  Thánh Nữ Têrêsa Avila, như mẫu gương và Cố Vấn của linh đạo-mục vụ.[9]

 

Tôi rất tâm đắc, vì không những  thể hiện hướng đi của Công Đồng Vat. II, mà còn vì lý do văn hóa Việt Nam:  “Trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.”[10]  Theo thiển ý, nên  đào sâu hơn về Thần học Phụ Nữ, dựa trên giáo huấn của Giáo Hội, sẽ có sức thuyết phục hơn. 

 

Công Đồng Vat. II, trong thư gởi “ Giới Phụ Nữ,” đã đánh giá họ chiếm một nửa trong đại gia đình nhân loại.[11]  Đã đến lúc thể hiện hoàn toàn sứ mệnh, vì phụ nữ có một ảnh hưởng, một sự phát huy và một quyền lực từ trước tới nay chưa từng có trong xã hội.[12]  Họ có khả năng ưu việt rao truyền chân lý, bảo vệ sự sống và cứu vãn hoà bình thế giới.[13]

 

Đức Thánh Cha J.P. II, trong tông huấn “ Nhân Phẩm của Nữ  Giới.”  Ngài đã nhấn mạnh tới “ Nhân phẩm và ơn gọi của Nữ  Giới.”  Ngài so sánh “ Nữ Giới với Tình Yêu, chia sẻ và sự sống.”[14]  Tôi thoáng cảm, cần rút kinh nghiệm về Phụ Nữ Eva. 

 

Học gương linh đạo làm mục vụ của Mẹ Maria.  Sau khi Mẹ đón nhận Đức Kitô (Nội Tâm), Mẹ đã vội vã lên đường mục vụ.  Hơn nữa, nữ giới và thơ bao giờ cũng là Trái Tim, gần với “Cái Đẹp” và “Cái Vĩnh  Hằng.”  Trái tim, biểu tượng của Tình yêu nhạy cảm, có liên quan tới Thánh Linh là Tình Yêu Thiên Chúa, nên nữ giới và thơ (thơ thường là tình) rất gần với Thánh Linh  và việc đào luyện cái “Tâm” linh đạo - mục vụ.[15]  Đào luyện linh đạo - mục vụ  rất cần đến  cảm nghiệm nội tâm, chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ, “Tình Yêu.”[16]

 

“Tình Yêu chờ đón tôi,

 

Nhưng hồn tôi ngại ngùng xa lánh.

 

Vì tôi nhớp nhơ  tội,

 

Nên không đáng đón nhận Tình Yêu.

 

Nhưng Tình Yêu vẫn đến,

 

Dù tôi ác tâm và bạc tình.

 

Không xứng với Tình Yêu.

 

Tình Yêu vẫn dang tay đón nhận.

 

Lạy Chúa, con hổ thẹn.

 

Xin Ngài đừng đến, hãy xa con.

 

Ta không đến trách con,

 

Nhưng Ta đến  để phục vụ con.

 

Cứ ngồi và nếm thử,

 

Cảm nhận Tình Yêu, hồn theo Ngài.”

 

Đào luyện linh đạo - mục vụ thuộc lãnh vực con Tim.

 

Chúng ta có thể tìm thấy cách đào luyện của Chúa trong Thánh Kinh.  Và như thế, Thánh Vịnh, sách “Diễm tình ca” sẽ là những của ăn tinh thần, nâng cao linh đạo - mục vụ cho chúng ta.

 

Sau cùng là đào luyện dung hoà giữa lý trí và con tim: “Linh đạo giảng.” 

 

Chúng ta phải giảng dậy như thế nào?  Tôi rất thích bài nói về linh đạo và giảng, của tác giả William Skudlarek, O.S.B.[17] Giảng phải có hồn.  Cũng giống như người ca sĩ, hát phải có lửa.  Hồn hay Lửa, chính là linh đạo. 

 

Tôi muốn luyện giảng, bằng cách học chuyển biến nội tâm, qua phương pháp: “Tuyệt đối tin vào sức mạnh của Thánh Linh.  Hiểu biết sâu xa về đối tượng mình giảng.  Nhận biết ân huệ, giới hạn và thiện chí chia sẻ.  Liên hệ mật thiết với Chúa và với cộng đoàn.  Đặc biệt là chiêm niệm, như thể Thiên Chúa đang sống động trong mình.”[18]

 

Tuy nhiên, theo Phúc Aâm, vàø theo kinh nghiệm của các Thánh Gioan Vianey và Vicente, thường trước và sau khi giảng phải cầu nguyện và ăn chay.[19]  Như thế, giảng và nghe giảng với trí suy và tâm cảm nghiệm cũng chính là đào luyện linh đạo - mục vụ cả tâm cả trí, tác động đến ý chí hành động vững bền, xây dựng nhân đức.

 

Tóm lại, đào luyện linh đạo - mục vụ qua suy niệm, và đặc biệt thực hành về ba lãnh vực được nêu trên đây, chỉ là điển hình.  Tuy nhiên nếu chúng ta suy niệm và thực tập thường xuyên, chăm chỉ, nghiêm túc, kiên trì, sẽ giúp làm phong phú hóa đời sống linh đạo - mục vụ cá nhân, cả trong kiến thức lẫn trong thực hành.  Đúng theo nguyên tắc: “Chúng ta chỉ có thể chia sẻ cái mà chúng ta có.”[20] Nhưng khi thực hành, chúng ta dựa trên những nguyên tắc nào?

 

Lm. Gioankim Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)

 



[1]
Rober J. Wicks.  Handbook of  Spirituality for Ministers Perspectives for 21st Century. Paulis Press, Mahwah, N.J., 1995, 1-2.

[2]Rober J. Wicks.  Handbook of  Spirituality for Ministers Perspectives for 21st Century.  Paulis Press, Mahwah, N.J., 1995, 3.

[3]Xh 18: 13 – 26; Đnl 1:9-18.

[4] Is 49:15.

[5] Rober J. Wicks.  Handbook of  Spirituality for Ministers Perspectives for 21st Century.  Paulis Press, Mahwah, N.J., 1995, 38-51.

[6] Rober J. Wicks.  Handbook of  Spirituality for Ministers Perspectives for 21st Century.  Paulis Press, Mahwah, N.J., 1995, 53-62.

[7] Mt 11, 28.

[8] Lc 10, 25.

[9] I.C. VII, Intro summary.

[10] Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. Tp. HCM, 1996, 47.

[11]Công Đồng Vat.II, Gởi Giới Phụ Nữ, 885.

[12] Ibid., 885.

[13] Ibid., 886.

[14] Jon Paul II, Mulieris Dignitatem, p.5, USCC, Washington DC, 1988.

[15] Is 11, 1-3a.

[16] George Herbert: The Country Parson, The Temple  Edited, with an introduction by John N. Wall, Jr., preface by A.M. Allchin (New York: Paulist Press, 1981), p.316.

[17] Robert J. Wicks, Handbook of  Spirituality for ministers, Paulist Press, 1995, 192.

[18] Robert J. Wicks, Handbook of  Spirituality for ministers, Paulist Press, 1995, 192, 202.

[19] Mt 17, 21.

[20] Robert J. Wicks,  Handbook of  Spirituality for ministers, Paulist Press, 1995, 2.

Các tin khác

    (Trang 1/2)    1 2

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô