, ngày 05 tháng 05 năm 2024 | 01:12 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Truyền thông

Giáo Dân Đồng Trách Nhiệm (Bênêdictô XVI)

 

NGƯỜI GIÁO DÂN

 

ĐỒNG TRÁCH NHIỆM

 

1. Nhận thức

 

1.1. Ý nghĩa

 

Một số không ít các văn kiện Giáo hội luôn nhắc đến giáo dân như những thành phần rất quan trọng và năng động trong Giáo hội. Như sự hợp tác thiết yếu của giáo dân vào tác vụ của các linh mục. Sự đồng trách nhiệm của các Kitô hữu đối với bản chất và hoạt động của Giáo hội. Tính đồng trách nhiệm về mục vụ của giáo dân cùng với giáo sĩ.[11]

 

Đồng trách nhiệm, có nghĩa là:

 

Mọi người cùng có trách nhiệm chung.

 

Không trách nhiệm bằng nhau.

 

Không làm cùng một việc như nhau.

 

Ví như chi thể trong thân thể mầu nhiệm mà Chúa Kitô là đầu:

 

“11Và chính Ngài đã ban cho: Người thì làm tông đồ, kẻ thì làm tiên tri, người thì làm giảng

 

viên, kẻ thì làm vị chăn chiên, làm thầy dạy, 12 cốt để chuẩn bị các thánh, cho họ sung vào

 

công cuộc phục vụ, mà xây dựng Thân mình Ðức Kitô, 13 cho đến khi chúng ta hết thảy

 

đạt thấu sự duy nhất trong kính tin và am tường về Con Thiên Chúa, mà nên người thành

 

toàn, đạt đến tầm vóc xứng với sự viên mãn của Ðức Kitô.14 Như thế ta sẽ không là trẻ

 

con, tròng trành trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý, giữa trò bịp bợm của người, giữa sự

 

giảo quyệt khéo bày mưu ma chước quỉ để mê hoặc; 15 trái lại, nói sự thật trong lòng mến,

 

ta sẽ làm cho vạn vật vươn lên tiến đến cùng Ngài, tức là Ðầu, Ðức Kitô, 16 do tự Ngài,

 

toàn thân được ăn khớp với nhau, đan kết với nhau, nhờ đủ thứ gân cốt giao liên, tức là

 

các chức vụ (trong Hội thánh), chiếu theo phép mầu (của Ngài) và mỗi bộ phận tùy theo

 

lường (ân lộc của Ðức Kitô) khiến cho thân mình được lớn mạnh, hầu xây dựng chính

 

mình trong lòng mến.[12]

 

Ví như người Thợ làm vườn nho:

 

Vâng, Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm

 

việc trong vườn nho của mình. Sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền,

 

ông sai họ vào vườn nho làm việc. Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người

 

khác ở không, đang đứng ngoài chợ.

 

Ông cũng bảo họ:

 

“Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng”.

 

Họ liền đi.

 

Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. Khoảng giờ

 

mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ:

 

“Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết?”

 

Họ đáp: “Vì không ai mướn chúng tôi.”

 

Ông bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!”[13]

 

Thật vậy, giáo dân vẫn luôn phải được hiểu đúng:

 

 Cũng là những chi thể của thân thể duy nhất, Chúa Kitô là Đầu.

 

Cùng là những người thợ đích thực và tích cực làm việc vườn nho của Thiên Chúa.

 

1.2. Mục đích

 

Để xây dựng Thân Thể Đức Kitô

 

Công đồng Vaticanô II, rồi các văn kiện sau này, cách riêng Tông huấn Kitô hữu giáo dân

 

nói đến các đoàn sủng, các tác vụ trong Giáo Hội là những ân huệ dồi dào của Chúa

 

Thánh Thần.[14]

 

Giáo Hội được điều khiển và hướng dẫn nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng ban phát các ân

 

huệ khác nhau, thuộc phẩm trật và đoàn sủng, cho tất cả những người đã được rửa tội,

 

bằng cách mời gọi họ, mỗi người theo cách thế của mình, hành động và đồng trách

 

nhiệm.

 

Giờ đây, chúng ta hãy nhìn đến các tác vụ và đoàn sủng, xem xét những liên hệ của chúng

 

với giáo dân và sự tham dự của họ vào đời sống Giáo Hội -Hiệp thông.[15]

 

Thật vậy, đã tượng hình tượng thanh trong các văn liệu Đề cương Giáo hội tại Việt Nam:

 

Mầu nhiệm – Hiệp thông -Sứ vụ” (2009), rồi Sứ điệp Đại hội Dân Chúa 2010, cụm từ đồng

 

trách nhiệm- baogồmtinh thần trách nhiệm của từng hữu thể[16]- đã tiệm tiến hình

 

thành mỗi lúc một rõ ràng hơn và đã thực sự vang lên cách tuyệt vời hơn trong Thư chung

 

“Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống” (2011):[17]

 

2. Đặc điểm

 

2.1. Bình đẳng trong Phẩm giá

 

Sự hiệp thông đích thực và sâu xa trong Giáo Hội cần được thể hiện nơi từng giáo phận

 

cũng như giữa các giáo phận. Qua sự hợp nhất yêu thương giữa mọi thành phần Dân

 

Chúa như trong một gia đình, các cộng đoàn vừa là dấu chỉ vừa là trường dạy hiệp thông.

 

Mối tương quan giữa giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân được đặt nền trên phẩm giá

 

bình đẳng của mọi tín hữu, cũng như tinh thần đồng trách nhiệm của từng tín hữu nơi

 

Thân Mình Đức Kitô trong đức tin, cậy, mến.[18]

 

Đức Tổng Giám mục Charles Chaput, Tổng Giáo phận Denver:

 

“Giáo dâncó cùng một phẩm giá như các giáo sĩ và tu sĩ. Họ không phải là những thành

 

viên hạng hai của Thân Mình Chúa Kitô.[19]

 

Đại Hội Dân Chúa mong muốn Giáo Hội tại Việt Nam củng cố sự hiệp thông và tham gia

 

trong đời sống Giáo Hội ở mọi cấp bậc, tạo điều kiện để mọi thành phần Dân Chúa tích

 

cực tham gia vào đời sống và sứ vụ của Giáo Hội”.[20]

 

Trên thực tế, điều này chưa được thể hiện đồng đều và rõ nét ở cấp giáo phận cũng như

 

giáo xứ. Vì thế, việc xây dựng một Giáo Hội hiệp thông và tham gia phải là mối quan tâm

 

mục vụ hàng đầu của Giáo Hội tại Việt Nam trong những năm sắp tới.[21]

 

2.2. Trong Mục vụ

 

Với tinh thần tham gia, hiệp thông đồng trách nhiệm trong đời sống mục vụ, người Kitô

 

hữu cần nhận biết rằng Chúa là Đấng ban tặng nhiều hơn, đúng ra là tất cả, so với những

 

gì Người đòi hỏi và người ta làm được, ngay cả khi làm việc vườn nho ngay từ đầu ngày,

 

hay giờ thứ ba, giờ thứ sáu, giờ thứ chín…

 

Gương đồng trách nhiệm:

 

“Hàng giáo sĩ và giáo dân trong giáo phận sẽ tiếp tục đồng hành và đồng trách nhiệm đối

 

với sứ mạng của Chúa Kitô, noi gương hai thánh bổn mạng Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ là

 

thánh linh mục Phêrô Đoàn Công Quí và thánh giáo dân Emmanuel Lê Văn Phụng.”[22]

 

2.3. Trong Chuyên biệt

 

Rõ ràng, sự kỳ vọng nơi quý chức các hội đồng, hội đoàn nói riêng, nơi giáo dân nói

 

chung,sẽ là những người: (1) hết lòng vì sứ vụ cùng với các giáo sĩ, các tu sĩ... để

 

luôn luôn tích cực làm các công việc chuyên biệt của mình trong vườn nho của Chúa tại

 

các giáo xứ; (2) chăm chỉ góp phần xây dựng một “Hội thánh tham gia và hiệp thông vì sứ

 

vụ trong tinh thần đồng trách nhiệm”.

 

Thật vậy, dưới ánh sáng Lời Chúa và với mục đích giúp thực hành trong mục vụ, những

 

sự kiện nhân trần với sự hướng dẫn của Giáo hội, tìm thấy căn cội nền tảng nhất của

 

mình. Bởi lẽ, không phải chỉ với trách nhiệm cá nhân (individual responsibility),[23] trách

 

nhiệm tập thể (collective responsibility),[24]nhưng còn là sự đồng trách nhiệmtheo

 

chuẩn mực của Giáo hội (ecclesiastical co-responsibility),[25] và nhất là tính đồng trách

 

nhiệm của các tín hữu giáo dân trong cuộc sống và trên hành trình đức tin trong Giáo Hội,

 

mà Công Đồng Vaticanô II mời gọi các chủ chăn hãy nhận biết:

 

“Người tín hữu giáo dân có quyền, nói đúng hơn, một đôi khi, có bổn phận phải nói lên cho

 

biết ý kiến của họ đối với những điều có liên quan đến những gì tốt lành cho Giáo hội.[26]

 

Công Đồng Vaticanô II đã giúp đưa ra nhiều hình ảnh rất có ý nghĩa về Giáo Hội mà theo

 

đó, tinh thần đồng trách nhiệm vì sứ vụ của mọi thành phần dân Chúa sẽ là tham gia và

 

hiệp thông. Thật vậy, Giáo Hội được diễn tả:

 

“Là vườn nho, là Nhiệm Thể Chúa Kitô, là Gia Đình của Thiên Chúa,”[27]

 

“Mọi Kitô (hữu)đều có thể là và phải là những người thợ làm vườn nho của Thiên Chúa,

 

“những nhà quản lý tuyệt vời ân sủng đa dạng của Thiên Chúa”. Tất cả đều được mời gọi

 

làm việc cho Nước Chúa:

 

Tùy theo sự khác biệt về ơn gọi và hoàn cảnh, về đoàn sủng và tác vụ. Đó là sự khác biệt

 

không những về tuổi tác, nhưng còn về giới tính và khả năng, cũng như về ơn gọi và điều

 

kiện sống: đó là sự khác biệt làm cho kho tàng phong phú của Giáo hội thêm sống động và

 

cụ thể hơn.[28]

 

2.4. Trong Tay nghề và Vị trí

 

Vấn đề chỉ là sự khác biệt của tay nghề giữa những người thợ và vị trí của họ trong chính

 

vườn nho Nước Chúa. Khác vị trí là chuyện tất nhiên dễ hiểu (khách quan) nhưng kém tay

 

nghề là chuyện cần xem lại chính mình (chủ quan). Người thợ cần có trình độ tay nghề

 

cao để công việc của vườn nho được trôi chảy.

 

3. Hành động

 

3.1. Giáo dục tư tưởng

 

Chính Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI, trong ý thức có những người Kitô hữu sống

 

bên lề Giáo Hội, xác quyết việc cần phải coi giáo dân là những người đồng trách

 

nhiệm trong Giáo Hội.[29]

 

Ngài nói:

 

“Cần phải thay đổi não trạng, trước hết là cái nhìn về người giáo dân, từ chỗ coi họ là

 

cộng tác viên của hàng giáo sĩ đến chỗ chấp nhận họ là những người đồng trách nhiệm

 

thật sự trong bản chấtvà trong hoạt động của Giáo Hội.[30]

 

3.2. Đào luyện

 

Muốn có tay nghề cao thì không những phải học mà còn phải hành, phải rèn luyện tập

 

tành.

 

Để có được hàng ngũ giáo dân trưởng thành, Giáo Hội đã và vẫn đang rất quan tâm đến

 

việc đào tạo, tốn nhiều công sức đầu tư cho việc huấn luyện, cầu nguyện và nuôi hy vọng

 

người giáo dân sẽ sống đúng vai trò và vị trí thế mạnh không thể thay thế của mình trong

 

rất nhiều lãnh vực, nhất là lãnh vực trần thế vào một tương lai không xa.

 

Với định hướng tổng quát về tính “đồng trách nhiệm” của các thành viên trong gia

 

đình Giáo Hội nói chung, Đức Hồng Y Yves Congar cũng đã từng khéo léo nói đến

 

tính tất yếu của việc cùng chia sẻ trách nhiệm của mọi thành viên gia đình giáo hội

 

địa phương.[31]

 

3.3. Thay đổi cấu trúc mục vụ

 

Đồng thời, cần cải thiện các cấu trúc mục vụ sao cho việc đồng trách nhiệm của các

 

thành phần dân Chúa trong toàn bộ được thăng tiến dần lên, cùng với sự tôn trọng các ơn

 

gọi và vai trò tương ứng của giáo dân và những người sống đời thánh hiến.

 

Điều này đòi hỏi một sự thay đổi quan niệm, đặc biệt là những gì liên quan đến giáo dân.

 

Không còn được xem họ là những“cộng tác viên” của hàng giáo sĩ nhưng thực sự nhận

 

ra họ là những người“đồng trách nhiệm” trongbản chất và trong hoạt động của Giáo

 

Hội,nhờ đấy mà nuôi dưỡng sự đoàn kết của hàng giáo dân trưởng thành và dấn thân.[32]

 

Cụ thể, người tín hữu giáo dân cần sắm vai tích cực hơn, cộng tác cách đầy đủ và hiệu

 

quả hơn vào cánh đồng truyền giáo để thực hiện công cuộc Phúc Âm hóa và Tân Phúc

 

Âm hóa.[33]

 

Sự hiệp thông làm phát sinh sự hiệp thông và được coi chủ yếu như một sự hiệp thông

 

truyền giáo. Thật thế, Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: “Không phải anh em đã chọn

 

Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được

 

hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại”[34].

 

Hiệp thông và truyền giáo liên kết mật thiết với nhau, cả hai thâm nhập và bao hàm nhau,

 

đến độ sự hiệp thông vừa là nguồn mạch vừa là kết quả của việc truyền giáo: hiệp thông

 

mang tính truyền giáo và truyền giáo nhằm mục đích hiệp thông.

 

Luôn luôn cùng một Thánh Thần duy nhất kêu gọi và hiệp nhất Giáo Hội, sai Giáo Hội đi

 

rao giảng Tin Mừng “cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).[35]

 

4. Kết luận

 

4.1. Hành động trong các lãnh vực đạo đời

 

Ưu tiên thực hiện ơn gọi riêng của mình bằng cách sống trong trần thế, làm thấm nhập tinh

 

thần Tin Mừng vào mọi hành động của mình trong trần thế, để xếp đặt các việc trần thế

 

theo thánh ý của Thiên Chúa, người giáo dân còn được hiểu là có lợi thế hiện diện và khả

 

năng thích hợp để tham dự vào nhiều lãnh vực trong đạo. Thật cũng không quá khó để

 

nhận ra đấy là cách thức Chúa Thánh Thần hoạt động, đấy là điều Giáo Hội đang góp

 

công vun trồng và rất mong đợi hoa trái ngày mùa nơi sự tham gia mỗi ngày một đông hơn

 

của giáo dân vào công việc vườn nho của Chúa.

 

Trong kiểu cách mới về sự cộng tác giữa linh mục, tu sĩ và giáo dân; trong sự tham dự tích

 

cực vào phụng vụ, vào việc loan báo Lời Chúa, vào việc huấn giáo; trong nhiều dịch vụ và

 

trách vụ được trao phó cho giáo dân, và họ đã đảm nhận rất tốt; trong việc nở rộ các

 

nhóm, các hiệp hội, các phong trào tu đức và dấn thân; trong việc tham gia rộng rãi và rõ

 

nét hơn của phụ nữ vào đời sống của Giáo Hội và sự phát triển của xã hội.[36]

 

4.2. Đồng trách nhiệm theo chuẩn mực của Giáo Hội có nghĩa là:

 

Trong Giáo Hội

 

4.2.1. Mọi người cùng có trách nhiệm chung.

 

4.2.2. Không bằng nhau.

 

4.2.3. Không làm cùng một việc như nhau.

 

Nhận thức là quan trọng.

 

Tiếp đến là đào luyện.

 

Sau cùng, đổi mới cấu trúc mục vụ.

 

Theo tinh thần Công Đồng Vat. II. : “Lãnh Đạo Hiệp Thông.”

 

Điểm nhấn trong đào luyện:

 

Chúa Thánh Thần đang thúc bách Giáo Dân trở thành “Mùa Xuân Hội Thánh và Dân Tộc”

 

của Thiên Niên kỷ Mới.

 

 

KẾT LUẬN CHUNG

 

1. Giáo Phận:“Ưu tiên mục vụ”

 

Việc đào tạo tín hữu giáo dân phải nằm trong những ưu tiên của giáo phận, và hiện diện

 

trong các chương trình sinh hoạt mục vụ.

 

Làm thế nào để tất cả cố gắng của cộng đoàn (linh mục, tu sĩ, giáo dân) quy hướng về

cùng đích này.[37]

 

2. Chú ý tới vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc đào luyện.

 

 

                                                                                        Nữ Đan Viện Biển Đức


                                                                                      Thủ Đức, ngày 30-10-2013

 

                                                                            Lm. Gioankim Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)

 

                                                                                                   (Biên soạn)


 

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô