Thứ bảy, ngày 18 tháng 05 năm 2024 | 09:33 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Truyền thông

 

GIÁO DÂN

 

CHẦU THÁNH THỂ

 

(ĐÀO LUYỆN TÂM LINH)

 

 

1. Nhận thức

 

1.1. Lời Chúa:

 “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi. Tôi sẽ cho nghỉ ngơi

 

bồi dưỡng”[1].

 

1.2. Hai Thư Mục Vụ Của Đức Giám Mục Giuse Trần Xuân Tiếu,  Giáo Phận Long Xuyên

 

(trích). Tháng 1 & 2 năm 2011.

 

 

NĂM MỚI, MỘT BẮT ĐẦU MỚI

 

 

Đường hướng tông đồ và tu đức của giáo phận trong năm 2011.

 

 

Vì trọng điểm của chương trình mục vụ và truyền giáo của giáo phận là vai trò của nguời Kitô hữu giáo dân, nên giáo phận có trách nhiệm đối với tập thể giáo dân. Vì thế, thi hành trách nhiệm của mình đối với giáo dân, giáo phận cộng tác với Chúa Thánh Thần, khám phá, nuôi dưỡng, và tạo điều kiện để những ơn đoàn sủng từ hàng giáo dân góp phần tích cực và trực tiếp vào sứ mạng của Chúa Kitô như lời

Người mời gọi: “Cả anh chị em nữa, hãy vào làm vườn nho cho tôi đi” (Mt 20,4). Gương mẫu của tinh thần đồng trách nhiệm giữa hàng giáo sĩ và giáo dân là hai Thánh tử đạo của giáo phận, Thánh linh mục Phêrô Đoàn Công Quí, và Thánh giáo dân Emmanuel Lê Văn Phụng. Theo ý nghĩa này, giáo phận còn là viện mục vụ của và cho giáo dân.

 

Một là trong cuộc hành trình tiếp tục sứ mạng của Chúa Kitô, và noi gương Chúa Kitô, giáo phận sống và hoạt động theo Chúa Thánh Thần(Lc 4,1.14). Mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận được Chúa Thánh Thần biến đổi để trở thành chứng nhân bằng lời nói đi đôi với cách sống cho Hiến Chương Nước Trời là Tám Mối Phúc Thật, nhờ đó, ta đang tham gia và hiệp thông trong tinh thần đồng trách nhiệm với Chúa Thánh Thần để tiếp tục sứ vụ của Chúa Kitô là “Này đây, ta đổi mới mọi sự” (Kh 2,5). Một biểu hiện cụ thể cho sắc thái tu đức này là sự gắn bó với Thánh Thể và Lời Chúa. Nhờ Thánh Thể, ta là cành nho, gắn liền với cây nho, và qua đó, gắn liền với các cành khác của cây nho để mang lại hoa trái (Ga 15,1-2). Nhờ Lời Chúa trong sinh hoạt phụng vụ, chia sẻ Lời Chúa, học hỏi Lời Chúa, các cuộc tĩnh tâm, chúng ta trở thành những người khôn ngoan xây nhà mình trên đá, nhờ đó có thể đứng vững trong trách nhiệm loan báo Tin Mừng trước những cơn bão của thế gian (Mt 7, 24-25).

 

Sắc thái thứ ba của đời sống tu đức vì sứ vụ trong tinh thần đồng trách nhiệm, là chiêm niệm trong hoạt động và hoạt động trong chiêm niệm. Theo tông huấn Giáo hội tại Á Châu (Ecclesia in Asia), cách sống tu đức này được biểu lộ qua sự cầu nguyện, chay tịnh, và những hình thức khổ chế khác như sự hy sinh, bỏ mình, khiêm tốn, đơn sơ, và thinh lặng (số 23). Ngoài ra, đây cũng là cách giáo phận noi gương Mẹ Maria, bổn mạng của giáo phận là “ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,19.51). Như vậy, mỗi cộng đoàn nên tổ chức phòng cầu nguyện, có nhà tạm với Mình Thánh Chúa, có sẵn sách Kinh Thánh, và cổ vũ cho nhiều người đến cầu nguyện với Lời Chúa trong thinh lặng, đây là một chương trình rất đáng cổ vũ trong toàn giáo phận. Quả thật, để thi hành sứ vụ của giáo phận, mọi học viên của Chúa Thánh Thần phải gắn bó mật thiết với đời sống cầu nguyện và chiêm niệm, vì chính đây là nguồn suối của mọi sứ vụ của Hội Thánh Chúa Kitô và là điều kiện thiết yếu cho mọi thành quả của sứ vụ. Thực hiện được như vậy, mỗi Kitô hữu trở thành một nhà tạm của Chúa Kitô khi thi hành sứ vụ của Giáo hội.

 

 

THƯ MỤC VỤ


Đức Giám Mục Giáo Phận


Tháng 7 năm 2011


HỘI ĐỒNG MỤC VỤ

VỚI TINH THẦN THAM GIA VÀ HIỆP THÔNG

VÌ SỨ VỤ

 

“Cùng xây dựng một Hội thánh tham gia và hiệp thông vì sứ vụ trong tinh thần đồng trách nhiệm. Chính vì thế, tôi muốn dùng thư mục vụ tháng này để đưa ra đường hướng cho chương trình huấn luyện và hoạt động của tập thể tông đồ giáo dân nói chung, và của Hội đồng Mục vụ nói riêng.

Chúa đã kêu gọi anh chị em với lời mời tha thiết: “Cả anh chị em nữa, anh chị em cũng hãy đi làm vườn nho cho Ta” (Mt 20, 7).

Được mời gọi đến “vườn nho” này, trước hết, anh chị em cần được huấn luyện bởi Chúa Thánh Thần. Giáo phận muốn cộng tác với Chúa Thánh Thần để thực hiện một chuơng trình huấn luyện toàn diện; toàn diện vì phải bao gồm các lãnh vực về nhân bản, về kiến thức tôn giáo, về tu đức, và về khả năng hoạt động tông đồ.

Kế đến, anh chị em được Hội Thánh sai đi để hiện diện với tư cách là những chứng nhân. Quả thật, anh chị em được sai đến để hiện diện đồng hành cùng anh chị em đồng bào của mình với nhiều vui mừng và hy vọng, với những lắng lo và ưu phiền. Bởi được sai đi là muối, là men, là hạt lúa mì, nên anh chị em hiện diện âm thầm, nhưng luôn phát triển để đem lại “hoa trái và hoa trái của anh chị em tồn tại”. Bởi được sai đi là ánh sáng, người tông đồ hiện diện toả sáng với các hoạt động tốt lành “để họ trông thấy mà ngợi khen Cha trên trời”. Bởi được mời gọi làm vườn nho cho Chúa, người tông đồ hiện diện phục vụ và chịu đựng nắng nôi khó nhọc suốt ngày với niềm hy vọng. Cuối cùng, vì thuộc về Hội Thánh Chúa Kitô, anh chị em hiện diên hiệp nhất với mọi thành phần dân Chúa làm nên một gia đình của Thiên Chúa. Như vậy, sự hiện diện của người giáo dân tông đồ phải là dấu chỉ cho sự hiện diện của Chúa Kitô và Hội Thánh của Người trong thế giới hôm nay.

Đây cũng là cách phát huy truyền thống tham gia và hiệp thông vì sứ vụ của giáo sĩ và giáo dân trong giáo phận được hình thành bởi dòng máu tử đạo của thánh cha sở Phêrô Đoàn Công Quí, và thánh ông câu Emmanuel Lê Văn Phụng.

Và tôi cũng coi tinh thần đồng trách nhiệmgiữa giáo dân và giáo sĩ trong giai đoạn mới của lịch sử giáo phận là một trong những ân huệ của lễ Hiện Xuống Mới trên Hội Thánh Long Xuyên.

 

1.3. Lịch sử Chầu Thánh Thể

1.3.1. Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II

Vào năm 1991, Ngài bắt đầu chầu Thánh Thể thường xuyên tại Vương Cung Thánh Đường Phêrô ở Rôma. Cũng năm đó, ngài đã chuẩn nhận thiết lập theo giáo luật một Hội Giáo Dân Chầu Thánh Thể thường xuyên nhằm thăng tiến việc chầu Thánh Thể tại các giáo xứ trên toàn thế giới.

Ngài nói: “Hội Thánh và thế giới có một nhu cầu phụng thờ Thánh Thể rất lớn”. Chúa Giêsu chờ đợi chúng ta trong bí tích tình yêu này. Vậy chúng ta hãy quảng đại dành thời giờ của mình để đến gặp gỡ Chúa trong giờ chầu. Ngài đã không xin chúng ta tiền bạc, nhưng một thứ quý giá hơn nhiều – thời giờ của chúng ta.

Tại Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế ở Tây Ban Nha, Ngài cầu nguyện cho việc đặt Mình Thánh Chầu được thiết lập trong mọi nhà thờ công giáo khắp thế giới.

Năm1996, Ngài viết: “Sự gần gũi với Chúa Kitô Thánh Thể trong thinh lặng và chiêm ngắm không tách chúng ta xa khỏi những người đương thời, trái lại, nó làm chúng ta mở ra trước những niềm vui và nỗi khổ của nhân loại, mở rộng trái tim chúng ta vươn tới toàn cầu. Bất kỳ ai cầu nguyện với Đấng Cứu độ Thánh Thể sẽ kéo toàn thế giới vào với Người và nâng lên cho Thiên Chúa”.

1.3.2. Chân phước Têrêsa Cancutta

Mẹ và mọi chị em trong dòng Thừa Sai Bác Ái, đều có một giờ chầu mỗi ngày.

Mẹ nói rất hay rằng: “Khi nhìn lên thánh giá, chúng ta biết Chúa Giêsu đã yêu chúng ta dường bao. Khi nhìn lên nhà tạm, chúng ta biết Người đang yêu chúng ta dường nào”. Bạn nên xin Cha Sở của bạn mở phong trào Chầu Thánh Thể Liên Tục trong giáo xứ của bạn, ít nhất là một giờ chầu mỗi tuần. Tôi nài xin Mẹ Chí Thánh khơi động tâm hồn các Cha Sở để các ngài tổ chức giờ chầu Thánh Thể liên tục trong xứ, và quảng bá việc tôn sùng này trên khắp thế giới.[2]

Mỗi ngày, trước khi ra ngoài đi tìm những bệnh nhân và những người sắp chết, các Nữ tu của Mẹ đã dành 2-3 giờ để cầu nguyện trong Thánh Lễ và trong giờ chầu. Lần kia, một nhà phê bình nổi tiếng đã hỏi Mẹ Têrêsa Cancutta là liệu có đúng đắn không khi các nữ tu của Mẹ dành quá nhiều thời giờ để cầu nguyện riêng thay vì sử dụng thời gian đó để phục vụ bệnh nhân và người nghèo. Mẹ đã trả lời : “Nếu các chị em của tôi không dành thật nhiều thời gian để cầu nguyện, họ không thể phục vụ người nghèo và bệnh nhân chút nào.” Cầu nguyện trước Thánh Thể của họ là nguồn sức lực và là nhu cầu cần thiết để họ thi hành việc tông đồ cực kỳ khó nhọc của họ.

Một lần kia, khi Mẹ Têrêsa Cancutta viếng thăm Mỹ quốc, một nhóm phụ nữ Mỹ đến hỏi Mẹ là họ có thể làm gì để giúp đỡ công việc của Mẹ. Mẹ đã đáp lại: “Sự giúp đỡ lớn lao nhất các bạn có thể dành cho tôi là dành một giờ mỗi tuần thinh lặng thờ lạy trước bí tích Thánh Thể”.

 

2. Tổ chức Chầu

2.1. Dẫn nhập

 

CHÚA GIÊSU CHỜ ĐỢI TA NƠI BÍ TÍCH TÌNH YÊU

 

Hiểu một cách đơn giản, chầu Thánh Thể là tôn thờ và tôn vinh Chúa Kitô Thánh Thể đang hiện diện trước mặt chúng ta. Hiểu một cách sâu xa hơn, chầu Thánh Thể là “chiêm ngắm Mầu Nhiệm Chúa Kitô hiện diện thực sự trước chúng ta”. Trong khi chầu Thánh Thể, chúng ta “nhìn lên và mong chờ” Chúa, chúng ta “thinh lặng” trước sự hiện diện của Người và mở lòng ra đón nhận ân sủng Người ban tuôn chảy từ Thánh Thể. Nhờ phụng thờ Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta sẽ được biến đổi nên người Chúa muốn! Như thanh nam châm, Chúa sẽ hút chúng ta vào với Người và nhẹ nhàng biến cải chúng ta.

Theo nghĩa đầy đủ, chầu Thánh Thể có nghĩa là “Thiên Chúa và con người vươn đến nhau cùng một lúc!”Vì chúng ta tin rằng Chúa Kitô hiện diện đích thực và bản thể nơi Thánh Thể cho nên Bí Tích này được tôn thờ và sùng kính như dành cho chính Chúa Kitô vậy.

Điều này có nghĩa là không nên coi chầu Thánh Thể chỉ đơn thuần là một việc đạo đức, đúng hơn, nólà một phần phụng vụ chính thức của Hội Thánh. Phụng vụ này được phác thảo để “thừa nhận sự hiện diện trác tuyệt của Chúa Kittô nơi Bí Tích và mời gọi chúng ta kết hiệp thiêng liêng với Người. Đỉnh cao nhất của sự kết hiệp này là khi chúng ta hiệp lễ.

CÁC CON CÓ THỂ THỨC MỘT GIỜ VỚI THẦY KHÔNG?

 

Chúa Giêsu vẫn đang chờ đợi chúng ta nơi Nhiệm Tích Thánh Thể. Chúa chờ mong chúng ta tin tưởng, cậy trông và yêu mến Người cũng như dâng lên Người tâm tình cảm tạ , thông hối, đền tạ và bác ái. Thánh An-phong-sô viết: “Sau các bí tích thì thờ lạy Chúa Giêsu nơiThánh Thể là cao cả nhất trong tất cả việc sùng kính, là thân ái nhất đối với Chúa và hữu ích nhất cho chúng ta”. Thánh Thể là một kho tàng vô giá: không chỉ bởi việc cử hành Thánh Thể mà còn bởi cầu nguyện trước Thánh Thể ngoài Thánh Lễ, nhờ đó chúng ta có thể tiếp cận được với chính nguồn ân sủng...”.

Trong một bài giảng, đức cố giáo hoàng Gioan Phao-lô II đã nói: “Thật thú vị biết bao khi chúng ta dành giờ ở với Chúa Giêsu, nằm sát cạnh bên Người như vị thánh tông đồ yêu dấu của Chúa (x.Ga 13,25) và cảm nhận tình yêu vô biên hiện diện trong trái tim Người...Nếu trong thời đại chúng ta, các ki-tô hữu không trổi vượt về nghệ thuật cầu nguyện thì làm sao có thể cảm nghiệm được nhu cầu phải canh tân đểdành thời gian nói chuyện với Chúa, dành thời gian để chầu thinh lặng, dành thời gian để yêu mến chân thành trước sự hiện diện của Chúa trong bí tích cực thánh?

 

CHÚA TRUNG THÀNH TRONG MỌI VIỆC CHÚA HỨA

 


VÀ YÊU THƯƠNG TRONG MỌI VIỆC NGƯỜI LÀM (Tv 145,13)

 

Chúa Giê-su cư ngụ ngày đêm trong bí tích cực thánh chỉ vì Người yêu thương chúng ta vô cùng. Người ban tặng chính mình để nuôi sống chúng ta, để làm cho chúng ta mạnh sức và để chúng ta khỏi mù tối không nhìn ra vinh quang của Người. Người tự hạ đến với chúng ta trong mẩu bánh tầm thường... “Này đây Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 28,20), “Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương”. (Gr 31,3). Chúng ta phải làm gì đây để đáp lại tình thương của Người? Người đang kêu mời chúng ta đấy “Hãy đến với Ta tất cả những ai mang gánh nặng nề, Ta sẽ cho các con được nghỉ ngơi lại sức”. Vậynên, hãy đến với Chúa Giêsutrong khiêm hạ và tín thác để thờ lạy, chiêm ngắm và yêu mến Người đang ngự trong phép Thánh Thể. Có bao giờ các bạn quá mệt mỏi vì bổn phận, vì thất bại, vì hiểulầm... không? Có bao giờ lòng các bạn nặng trĩu và bị dày vò bởi tội lỗi đã phạm không? Các bạn có đang nỗ lực để tìm kiếm niềm hy vọng và ý nghĩa cuộc sống không? Đừng nản lòng! Hãy ở lại bên Chúa Giêsu, phó thác tất cả cho Người trong Bí Tích Tình Yêu. Người sẽ làm cho các bạn thanh thản, nhẹ nhàng.

Càng ở lại bên Chúa Giêsu Thánh Thể bao nhiêu, các bạn sẽ càng cảm thấy được chữa lành và sung mãn bấy nhiêu. Các phép lạ hoán cải, bình an, tìm thấy ơn gọi cho mình,được chữa lành bệnh tật, có được những gì cầu xin và còn bao điều kỳ diệu khác sẽ xảy ra khi chúng ta tôn thờ Chúa Giêsu trong Nhiệm Tích Thánh Thể. Tất cả là quà tặng để chúng ta dễ dàng nhận ra Đấng Ban Phát Yêu Thương và để làm chứng sự hiện diện đích thực của Người trong Bí Tích Thánh Thể.

Chớ gì chúng ta yêu thích ở với, ở bên Chúa! Nơi đây, chúng ta có thể nói với Người về mọi sự. Chúng ta có thể dâng lên Người những ước nguyện, mối bận tâm, rắc rối, đau khổ và cả niềm vui,hạnh phúc của chúng ta; dâng lên cho Người lòng biết ơn, những nhu cầu và khát vọng của chúng ta. Trên tất cả, chúng ta nhớ cầu nguyện “Xin Chúa sai thêm nhiều tay thợ đến vớimùa gặt! Xin giúp chúng tatrở thành những công nhân lành nghề trong vườn nho của Chúa”.

 

HÃY Ở LẠI TRONG THÀY, NHƯ THẦY Ở LẠI TRONG ANH EM

 

Đời sống thiêng liêng của chúng ta sẽ lớn mạnh lên sau mỗi lần chúng ta dành giờ bên Chúa Giêsu. Qua giờ chầu, Chúa Giêsu mời chúng ta nên nghĩa thiết với Người trong tương quan ngôi vị, mời chúng ta ở lại trong Người, ở lại trong tình yêu của Người. Người hứa cho tất cả những ai gắn bó khăng khít với Người sẽ sinh nhiều hoa trái và “niềm vui của họ sẽ nên trọn vẹn”. Vì không có Người, chúng ta không thể làm được gì.

Qua tình nghĩa thiết này, chúng ta được gợi hứng và nên mạnh sức để vượt qua những thách đố của đời sống, để mang vác thánh giá hằng ngày với một thái độ mới và để trở nên một “thọ tạo mới” ngày càng gống Chúa Giêsuhơn.

Chúng ta hãy chú ý đến Mặt Nhật và hướng mắt chúng ta vào Mình Thánh Chúa được đặt trong đó với những tia sáng như tia sáng mặt trời bao quanh. Hãy nhớ rằngchúng ta được kêu gọi để trở nên như một Mặt Nhật sống động, tỏa ra sự hiện diện của Chúa đang cư ngụ trong chúng ta. Nơi Mặt Nhật, Chúa Giêsu đã khiêm hạ đến trước chúng ta như một mẩu bánh. Chúng ta hãy suy niệm về chính cuộc đời của mình cũng được gọi để sống khiêm nhu, vác lấy thập giá mỗi ngày. Nếu được như vậy, các nhân đức khác như kiên nhẫn, tự chủ, ôn hòa, và đạo hạnh sẽ đến sau.

 

CHẦU THÁNH THỂ GIÚP CHÚNG TA CẢM NẾM THIÊN ĐÀNG

 

Đất trời nối kết với nhau mỗi lần chúng ta hiệp cùng các thiên thần và các thánh tán dương Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta đang chiêm ngắm thờ lạy trong phép Thánh Thể bằng cả con mắt đức tin. Chúng ta được mời đến trước thánh nhan Chúa, làm theo như những gì các thiên thần và các thánh thực hiện trên thiên quốc khi nhìn ngắm vinh quang Thiên Chúa và ca hát chúc tụng Người! Các Ngài chờ chực bên Chúa và làm theo ý Chúa trong mọi sự. Sự hiện diện của các ngài tôn vinh Thiên Chúa và đang chuyển cầu trước Thiên Chúa cho chúng ta. Bây giờ trước Chúa Giêsu Thánh thể cũng vậy. Chúng ta ngắm nhìn Thiên Chúa trong tất cả vẻ huy hoàng và vinh quang của Người. Môi miệng chúng ta hãy ca tụng Người. Linh hồn chúng ta hãy ngợi khen Thiên Chúa – và phản ánh Thiên Chúa một cách rõ nét hơn cho những anh chị em chung quanh được thấy. Chúng ta hãy đặt nhu cầu của tha nhân trước Thiên Chúa. Mở lòng ra trước thánh ý của Người và nỗ lực nên hoàn thiện trong đời sống thiêng liêng để một ngày nào đó chúng ta cũng được gia nhập cùng với cộng đoàn các thánh trên trời.

Chính vào giây phút này, khi thông hiệp thân mật nhất với Thiên Chúa, mà chúng ta cảm nếm được thiên đàng, như một dấu báo trước những gì sẽ xảy ra khi nhờ ân sủng Chúa, chúng ta được vào cõi hằng sống. “Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.” (Ga 6,40)

 

 MỖI LẦN GẶP GỠ CHÚNG TA LẠI CÀNG YÊU MẾN CHÚA GIÊSU HƠN

 

Trong Gioan 21,16, Chúa Giêsu đặt cho thánh Phê-rô một câu hỏi quyết định toàn bộ cuộc sống của ngài: Si-mon, con ông Gio-an, con có yêu mến Thày không? Chúa Giê su cũng đang đặt cho chúng ta một câu hỏi tương tự: con có yêu mến Thầy không? Có thể chúng ta đã biết, đã cảm nghiệm được tình yêu đích thực là YÊU MẾN nhưng không, vô điều kiện; Tình yêu đơn giản chỉ là yêu thương, nhưng nó phải được chăm sóc và dưỡng nuôi bởi sự thân mật, gần gũi và gặp gỡ thường xuyên.

Tương tự như thế cho chúng ta khi biết dành thời gian sống thân mật với Chúa Giêsu Thánh Thể. Những cuộc gặp gỡ này thế nào cũng làm chúng ta càng ngày càng say mến Chúa mạnh mẽ hơn. Khi đạt tới tình yêu đó, chúng ta sẽ nhanh chóng đói khát Lời Chúa và các bí tích vì chúng ta muốn tìm biết và cảm nghiệm Người ở cấp độ sâu xa hơn nữa. Nó giúp chúng ta nhớ về Chúa trong suốt ngày sống, linh hứng chúng ta làm những việc nhỏ bé dành riêng cho Chúa cũng như cố gắng làm cho chính mình trở nên xinh đẹp trước mặt Người bằng đời sống thanh sạch và thánh thiện. Chúng ta không nên nản lòng nếu như chưa thể yêu mến Ngài một cách đầy đủ bởi vì Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta Người vẫn hằng yêu thương chúng ta bằng một tình yêu vượt lên tất cả.

 

CHÚA GIÊSU XIN QUÁ ÍT, NHƯNG LẠI BAN TẶNG QUÁ NHIỀU

 

Thánh Thể - toàn thể Chúa Kitô – chính là quà tặng của Người cho tất cả chúng ta. Dù chúng ta là ai, già hay trẻ, ốm đau hay mạnh khỏe, nghèo hèn hay giàu có, chỉ cần tham dự hy tế Thánh Thể hay các giờ chầu Thánh Thể thường xuyên là chúng ta có thể gặt hái được vô vàn phúc lành và ân huệ thiêng liêng cho cuộc đời chúng ta. Bí tích Thánh Thể là NGUỒN MẠCH SỰ SỐNG đang tuôn tràn, nơi đây, chúng ta uống được tình yêu của Chúa Kitô, Đấng duy nhất làm thỏa mãn cơn khát của chúng ta. Vì thế, thời gian chúng ta ở bên Đấng Cứu Độ mến thương trong giờ chầu sẽ trở thành những giây phút ý nghĩa và thâm sâu nhất cho chúng ta cũng như sẽ làm chúng ta cảm nghiệm được sự chữa lành, bình an, niềm vui mà chưa bao giờ chúng ta có được. Ước gì chúng ta năng đến tham dự giờ chầu Thánh Thể và viếng Thánh Thể thường xuyên.

 (Học Viện Thánh Thể, Lm. Giuse Phạm Đình Ái,chuyển ngữ, 30-12-2010)

2.2. Phương thức (5 cách Chầu)

 

 2.2.1. Cầu nguyện - Cảm nghiệm (Dùng mở đầu cho các giờ chầu)

 - Ý lực

 + “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn” (Lc. 21,36)

 +”Chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi” (Ampère)

 - Mục đích

 + Biến đổi Đức Tin truyền thống, cộng đồng trở thành Đức Tin xác tín bản thân, sống động cá vị.

 - Nội dung

1. Định tâm

 Ngồi thanh thản, hai mắt nhắm lại hoặc nhắm ¾ nhìn xuống đầu mũi. Xác tín Chúa đang hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, (Trong tâm hồn), giục lòng yêu mến, nâng tâm trí lên gặp và sống với Ngài. Hầu được Ngài biến đổi.

(Im lặng 1 phút)

2. Dẫn nhập: (đọc nhẹ nhàng, thong thả, vừa đủ nghe)

 - “Con nhìn Chúa, Chúa nhìn con, con yêu mến Chúa. Xin Chúa biến đổi con nên giống Chúa: Hiền lành và khiêm nhường. Xin Chúa thực hiện Thánh Ý Chúa nơi con: Sống liên đới trách nhiệm và yêu thương phục vụ, qua con đường đối thoại và hoà giải”.

(Im lặng 2 phút)

3. Lời Nguyện: (đọc to tiếng, để tác động tới trí.)

 - “Thầy là cây nho, các con là cành, cành nào kết hợp cùng cây, sẽ trổ sinh hoa trái, cành nào lìa cây, sẽ khô héo liền, các con hãy ở trong tình yêu của Thầy”.

 - “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong kẻ ấy, kẻ ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy các con không làm gì được”.

(Im lặng 2 phút)

4. Cảm nghiệm nội tâm:(nói trong tâm hồn, đọc thầm, chậm rãi, mỗi hình ảnh ngưng lại để cảm nghiệm, hầu tác động tới tâm.)

 - “Con sống trong Chúa như cá trong biển”.

 (Tưởng tượng Con là cá, Chúa là biển.)

 - “Chúa sống trong con như kho tàng trong nhà”.

 (Tưởng tượng Con là ngôi nhà, Chúa là kho tàng.)

 - “Con và Chúa nên một như bột dậy men, như cục than đen, như thanh sắt han gỉ, được đặt trong lò lửa yêu mến, sẽ được Chúa biến đổi một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt, bất ngờ và lạ lùng”. (x. ghi chú)

(Vừa mở nhạc không lời, để giúp tác động tới tâm.)

* Có thể lặp đi lặp lại nhiều lần số 3 và số 4.

 * Số 3 hát cũng được: “Thầy là cây nho...”

5. Lời nguyện tự phát: (Kết quả của tâm và trí quyện lại với nhau, trở thành ý chí, quyết tâm theo Chúa).

 - “Lạy Chúa Giêsu, con đang sống với Chúa. Con yêu mến Chúa. Con cảm tạ, chúc tụng, ngợi khen và tôn vinh Chúa. Khi về với cuộc sống đời thường, con quyết tâm sống hiền lành và khiêm nhường. Xin Chúa trợ giúp con sống bền vững điều con quyết tâm”.

6. Trở về số 2: “Con nhìn Chúa, Chúa nhìn con, ...”.

 - “Lạy Cha chúng con ở trên trời....”

(đọc rất thong thả, vừa đọc vừa cảm nghiệm)

7. Xin Thánh Thần: (đứng giơ cao 2 tay)

“Xin Chúa Giêsu sai Thánh Thần đến với con. Cùng với Mẹ Maria con đón nhận Thánh Thần. Xin Thánh Thần ban ơn: Khôn Ngoan, Sức Mạnh và Tầm Nhìn cho con. Amen”.

8. Kết thúc:Phép lành

- Linh mục: Ban phép lành

- Hàng Giáo dân:

Cầu phúc lành (Xin xuống phúc lành cho chúng con. Amen.)

 

NB.Mỗi lần cầu nguyện khoảng từ 12' tới 15'.

 Mỗi ngày 2 lần: Sáng, chiều hoặc tối.

 Giống như thang thuốc bổ hoà hợp “Đông Tây”, uống vào rất hiệu nghiệm, để tăng cường sức mạnh nội tâm cho con người thời đại của thiên niên kỷ mới.

 

Nhận xét:

- Kinh nghiệm thực hiện trong một năm, tôi cảm nghiệm được sự Thiên Chúa biến đổi nội tâm và trong mục vụ. Bản thân an vui, nhẫn nại, hiền hòa, nhân hậu, trung tín, yêu thương. Hay nghĩ tới hạnh phúc mọi người, mong ước họ bớt khổ.

- Thực sự tôi cảm thấy trở nên người mới trong Chúa Giêsu và mới với mọi người. Hiện nay, tôi tiếp tục thực hành, và phổ biến phương pháp cầu nguyện này, mỗi khi có dịp.

 

Ghi chú:

Cảm nghiệm theo thánh Bernard.

Trước hết, “Con sống trong Chúa,” như cá trong biển.

Một ngày kia, cá con hỏi cá mẹ rằng: “Biển là gì?” Cá mẹ nói: “Từ khi chào đời, con đã sống trong biển. Biển là tất cả những gì bao bọc con. Con hằng đùa giỡn trong biển. Nếu không có biển, thì loài cá chúng ta sống sao được!”

Thứ đến, “Chúa sống trong con,” như kho tàng quí giá trong nhà

Mấy năm gần đây, ở vùng quê tiểu bang Oklahoma, có hai vợ chồng già sống trong một căn nhà nghèo nàn. Một hôm, có kỹ sư tới nhà, xin khoan một lỗ để xem có dầu ở dưới nền nhà bếp của ông bà không. May mắn, kỹ sư đã tìm ra dầu và bơm lên hàng ngàn thùng dầu. Sau đó hai ông bà trở nên giàu có và sống đàng hoàng ở phố “Easy Street.” Một ngày kia, nhớ lại vận may, ông cụ thốt ra câu: “Chỉ nghĩ đến cái gì nằm dưới chân đã đủ sướng!”[3]

Sau cùng, “Con và Chúa nên một,” như bột dậy men, như cục than đen, như thanh sắt han gỉ, được đặt trong lò lửa yêu mến, sẽ được Chúa biến đổi một cách nhẹ nhàng, bất ngờ và lạ lùng.

Ở chân núi Khôn Ngoan, có bà cụ mở quán trà giải khát. Bất kỳ tu sĩ nào hỏi bà, phải đi lối nào để lên núi Khôn, bà đều trả lời: “Cứ đi thẳng.” Nhưng khi họ đi thẳng, thì bà lại bảo họ là “coi có vẻ khôi ngô, nhưng sao lại quẹo ngang như thế, thật là khờ dại, vụng về!” Tại sao vậy? Con đường đưa tới Núi Khôn là con đường thẳng đưa tới sự khôn ngoan ở trong tâm trí ta, không phải ở ngoài ta. Như lời Chúa Giêsu dạy: “Nước Thiên Đàng ở trong các con.”[4] Và: “Này chị, giờ đã đến, khi người tôn thờ Chúa không còn thờ Chúa trên núi này hay núi nọ; những ai tôn thờ thực sự sẽ tôn thờ trong tinh thần và chân lý.”[5] “Và nước mà Ta cho chị sẽ trở nên mạch nước trào lên từ lòng chị tới sự sống đời đời.”[6]

Tóm lại, ta sống trong Chúa và Chúa sống trong ta, như hạt sương tan biến trong biển cả, như chim bay trong bầu trời, như cá bơi lặn trong đại dương. Chúa trở nên một với linh hồn. Một lối sống được thay đổi sâu xa. Hạnh phúc cho linh hồn có Chúa ở trong họ, linh hồn sống với Chúa, sống cho Chúa và được chuyển biến bởi Chúa.

Đúng như kinh nghiệm tâm linh thánh Phaolô: “Bây giờ không phải tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi.”[7]

Mục đích sau cùng của đời sống Tâm Linh, là thế.

 

2.1.2. Têrêsa Calcutta: Lần hạt và Cầu nguyện trong thinh lặng

           1. Đặt Mình Thánh

           2. Lần Hạt (Có suy niệm), 30 phút.

           3. Cầu nguyện trong thinh lặng (Chiêm ngắm), 30 phút.

 * Dựa theo hai cuốn sách: (Anh Sơn Vp/TGM/LX, ĐT. 01695674678)

    1. Hãy đến với Ta trong Bí Tích Thánh Thể

    2. Yêu mến Chúa Giêsu bằng Trái Tim Mẹ Maria

 

 2.2.3. Đọc và suy niệm Lời Chúa

          Sách “Giờ Kinh Gia Đình với Lời Chúa”

          (Cha Tăng, ĐT. 0982155975)

 

 2.2.4.Chầu Lặng

          Thỉnh thoảng hát thánh ca (C.Đ. Thiên Phúc)

 

 2.2.5. Chầu Thánh Thể

          Theo sách hướng dẫn(có sẵn).

 

3. Kết luận

 

“Chầu Thánh Thể là điều kiện đầu tiên cho công cuộc Tân Phúc Âm Hóa.”

 

MẪU CHẦU

1. Têrêsa Calcutta: Lần hạt và Cầu nguyện trong thinh lặng

 1. Đặt Mình Thánh

 - Hát kính Thánh Thể (Con thờ lạy hết tình....)

- Lời nguyện mở đầu

Lạy Chúa Giêsu, chúng con tin và thờ lạy Chúa đang hiện diện giữa chúng con. Chúa đã yêu thương chúng con đến cùng, và đã trao ban chính Mình Máu Chúa cho chúng con được sống; Chúa còn mời gọi chúng con đến với Chúa để được Chúa dạy dỗ… chúng con xin dâng lời chúc tụng tri ân. Trong thời khắc đặc biệt này, cùng với dân Chúa khắp nơi trên thế giới cùng cử hành Giờ Chầu Thánh Thể, tuyên xưng sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa. Xin cho chúng con biết cùng nhau yêu mến Chúa Giêsu bằng trái tim của Mẹ. Biết lắng nghe lời Chúa, suy niệm và cầu nguyện, noi theo gương mẫu của cộng đoàn tín hữu đầu tiên “chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42).

 

2. Lần Hạt (Có suy niệm), 30 phút.

Lần chuỗi, suy niệm Năm Sự Sáng

Thứ nhất: Đức Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan – Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa.

+ Tin Mừng Chúa Giêsu-Kitô theo thánh Matthêô (3,13-17)

Bấy giờ, Đức Giêsu từ miền Galilê đến sông Giođan, gặp ông Gioan để xin ông làm phép rửa cho mình. Nhưng ông một mực can Người và nói: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !”. Nhưng Đức Giêsu trả lời: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính”. Bấy giờ ông Gioan mới chiều theo ý Người.

Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”.

 (Im lặng cầu nguyện riêng)

Kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, Kinh Sáng Danh

Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho Tin Mừng giữa lòng thế giới thành nắm men làm cho cả khối bột dậy lên; xin đưa mắt nhìn xem tất cả những ai đang sống giữa cảnh đời huyên náo nhưng lòng vẫn thiết tha đáp lại ơn gọi làm kitô-hữu: xin cho tâm hồn họ luôn được Thần Khí Đức Kitô thiêu đốt, để họ vừa chu toàn bổn phận người công dân, vừa tích cực mở mang Nước trời. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

Thứ hai: Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana – Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Ngài.

+ Tin Mừng Chúa Giêsu-Kitô theo thánh Gioan (2,1-11).

Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Cana miền Galilê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu. Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Người: “Họ hết rượu rồi”.Đức Giêsu đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi ? Giờ của tôi chưa đến”.Thân mẫu Người nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”.

Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. Đức Giêsu bảo họ: “Các anh đổ đầy nước vào chum đi !”. Và họ đổ đầy tới miệng. Rồi Người nói với họ: “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc.” Họ liền đem cho ông. Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại và nói: “Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ”.Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Cana miền Galilê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.

 (Im lặng cầu nguyện riêng)

Kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, Kinh Sáng Danh

Lạy Chúa, chính Chúa đã tạo lập gia đình để trở thành tổ ấm cho tình thương và sự sống phát triển; xin ban cho hết mọi gia đình biết noi gương Thánh Gia Thất để lại, mà ăn ở theo lễ nghĩa gia phong, sống đùm bọc lẫn nhau trong tình bác ái, hầu được chung hưởng niềm vui vĩnh cửu. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

Thứ ba: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối – Ta hãy xin cho được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.

+ Tin Mừng Chúa Giêsu-Kitô theo thánh Marcô (1,14-15)

Sau khi ông Gioan bị nộp, Đức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.

 (Im lặng cầu nguyện riêng)

Kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, Kinh Sáng Danh

Lạy Chúa, Chúa đã gửi ánh sáng thật đến cho thế gian khi ban cho thế gian chính Con Một Chúa; xin đổ tràn Thần Khí Chúa trên khắp cõi địa cầu: chính Ngài gieo vãi hạt giống chân lý trong tâm khảm con người, giúp con người sẵn sàng đón nhận đức tin; xin cho hạt giống Thần Khí đã gieo vãi sớm nẩy mầm và sinh hoa kết quả. Bấy giờ hết thảy mọi người được tái sinh trong cùng một đức tin, sẽ nhờ Đức Kitô mà thành một dân mới. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.

Thứ bốn: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi – Ta hãy xin cho được lắng nghe và thực hành lời Chúa.

+ Tin Mừng Chúa Giêsu-Kitô theo thánh Luca (9,28-36)

Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy, Đức Giêsu lên núi cầu nguyện đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacôbê. Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà. Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Môisen và ông Êlia. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem. Còn ông Phêrô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Đức Giêsu, và hai nhân vật đứng bên Người. Đang lúc hai vị này từ biệt Đức Giêsu, ông Phêrô thưa với Người rằng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay ! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môisen, và một cho ông Êlia”. Ông không biết mình đang nói gì. Ông còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người !”. Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Đức Giêsu. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy.

 (Im lặng cầu nguyện riêng)

Kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, Kinh Sáng Danh

Lạy Chúa, Chúa đã quy tụ chúng con lại để chúng con cùng nhau tìm ý Chúa; xin khơi dậy trong lòng chúng con niềm khát vọng đi tìm sự thật, xin dẫn chúng con đi trong ánh sáng của Chúa và giúp chúng con sống trong tinh thần yêu chuộng hòa bình; và một khi chúng con biết được điều Chúa đòi hỏi, xin cho chúng con một lòng một ý và mau mắn thực hành. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

Thứ năm: Đức Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể – Ta hãy xin cho được năng kết hợp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.

+ Tin Mừng Chúa Giêsu-Kitô theo thánh Luca (22,14-17.19-20)

Khi giờ đã đến,

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô