, ngày 02 tháng 06 năm 2024 | 11:28 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

Ơn Gọi Tông Đồ Giáo Dân

Nguyễn Tri Sử

 

 

Vào đề

Trong một Thánh lễ long trọng tại Houston, Texas, Hoa Kỳ, Mừng Kỷ Niệm Kim Khánh Linh Mục, như thường lệ, những bài diễn văn, thuyết giảng và rất nhiều lời cầu nguyện đều ca ngợi và cầu xin “cho có nhiều ơn gọi linh mục và tu sĩ”. Chỉ đến cuối cùng, khi vị linh mục trưởng Ban tổ chức cuộc lễ hôm đó nói những lời cám ơn cộng đồng Dân Chúa, - không hiểu vì ngài thâm tín về ơn gọi tông đồ giáo dân, hay vì thấy tất cả cuộc lễ kể cả bửa tiệc tại nhà hàng sau đó đều được giáo dân đảm trách chu toàn, - đã cám ơn mọi người và xướng lên lời nguyện: “Chúng con xin Chúa ban cho có nhiều “ơn gọi tông đồ giáo dân!”.

Một lời nguyện nghe thật lạ tai, gây ngỡ ngàng, song làm mát lòng người tuy không phải là tu sĩ, cũng chẳng là giáo sĩ, nhưng từ lâu tin chắc rằng mình có ơn gọi.

Phải! Chúng ta gần như không nghe biết những lời cầu nguyện cho ơn gọi giáo dân, nói rõ hơn cho “Ơn gọi Tông đồ giáo dân”; mỗi khi cầu cho ơn gọi thì chỉ có cầu cho ơn gọi linh mục và ơn gọi tu sĩ.

Thánh Thomas More có một lời cầu nguyện rất ý nghĩa: “Lạy Chúa! Xin ban cho con ơn biết làm việc cho điều con nguyện xin” (Give me, Dear Lord, the grace to work for what I pray for). Nếu không cố gắng sống lời mình cầu nguyện thì làm sao Thiên Chúa có thể ban ơn cho mình? Thật vậy, nếu chỉ cầu nguyện mà không cố gắng sống lời mình cầu nguyện là một thiếu sót lớn, thì muốn làm việc tông đồ như Giáo Hội thường dạy mà lại không cầu nguyện với Chúa cho ơn gọi và sứ vụ tông đồ của mình thì quả là một điều không hợp lý, và là một thiếu sót căn bản.

Không cầu nguyện cho ơn gọi tông đồ giáo dần của mình, cũng là của tuyệt đại đa số tín hữu Kitô: Điều không hợp lý và thiếu sót đó đòi buộc chúng ta phải suy nghĩ soát xét lại những vấn nạn: - Người giáo dân có ơn gọi chung của mọi tín hữu Đức Kitô, và ơn gọi riêng của mỗi người hay không? - Tại sao có ơn gọi cho bậc sống linh mục và tu sĩ, mà không có ơn gọi cho bậc sống giáo dân? - Tại sao không cầu nguyện hay nói đến ơn gọi giáo dân? Tình trạng thiếu vắng đó có những nguyên nhân và hậu quả nào? - Dựa vào đâu? căn cứ trên giáo lý hay tín lý nào của Giáo Hội và huấn quyền mà bảo rằng có ơn gọi giáo dân hay rõ hơn là ơn gọi tông đồ giáo dân? - Ơn gọi ấy khiến người tín hữu thuộc thành phần giáo dân có những chức năng nào trong Giáo Hội? - Và đưa đến sứ vụ, quyền, cùng trách nhiệm nào, đặc biệt là lãnh vực nào trong Giáo Hội và giữa trần thế?

Đó là những điều chúng ta sẽ bàn thảo sau đây.

1. Không cầu nguyện, giảng dạy, và chú trọng đến ơn gọi tín hữu giáo dân

Chúng ta quan sát thấy khi đọc kinh riêng, nhất là kinh chung, trong nhà thờ, hay những buổi hoặc lời kinh phụng vụ, không có những lời cầu cho ơn gọi tông đồ giáo dân, cũng không có những lời nguyện cho ơn gọi tín hữu cách chung, mà chỉ có những lời nguyện cho ơn gọi giáo sĩ và tu sĩ. Chúng ta có những lời cầu chung cho “toàn thể Dân Chúa”, song với ý nguyện gì, như xin được bình anh, hiệp nhất, phát triển, hay gì gì khác, thường khi không thấy chỉ rõ.

Thật vậy, không có kinh cầu nguyện, cũng không có những cơ hội, biến cố, cơ quan để thúc đẩy nhắc nhớ đến ơn gọi tông đồ giáo dân. Hàng năm, Đức giáo hoàng thiết định một Ngày Cầu Nguyện cho Ơn Gọi, vào dịp đó ngài soạn một Kinh cầu cho Ơn Gọi, song đó cũng chỉ là cầu nguyện cho, - và cho có nhiều - ơn gọi giáo sĩ và tu sĩ. Ở các Giáo phận Hoa Kỳ đều có những Văn Phòng Ơn gọi và những linh mục đặc trách các văn phòng ấy, song cũng chỉ để vận động, khuyến khích, truy tìm ơn gọi giáo sĩ và tu sĩ.

Từ sau Công Đồng Vatican II, và đặc biệt sau khi Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố Tông Huấn “Christifideles Laici” (Người Tín Hữu Giáo dân: Ơn gọi và sứ mệnh trong Giáo Hội và giữa trần thế) (viết tắt CL) ngày 14 tháng 4 năm 1989, tiếp theo sau Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới tháng 10 năm 1987 mà chủ đề là “Ơn gọi và sứ mệnh của người tín hữu giáo dân trong Giáo Hội và giữa trần thế 20 năm sau Công Đồng Vatican II”, đã có nhiều bàn thảo, hội nghị, bài và sách viết về “ơn gọi và sứ vụ” của giáo dân, đó là một điểm son trong việc triển khai nền thần học và Giáo Hội học về tín hữu giáo dân, và cũng là một khởi điểm cho người giáo dân ý thức về ơn gọi, sứ vụ, vai trò, vị trí của mình trong Giáo Hội. Riêng trong cộng đồng tín hữu Việt Nam ở hải ngoại hay trong nước, thì khi nói đến ơn gọi và sứ vụ giáo dân là chỉ nói chung chung để khuyến khích sứ vụ tông đồng. Song đã không biết đến hay nói đến ơn gọi tông đồ giáo dân như thường được biết và nới đến ơn gọi giáo sĩ và tu sĩ, và lại càng không nghe cầu nguyện cho ơn gọi của tín hữu cách chung, hoặc của tín hữu giáo dân.

Sự kiện “không biết đến hay nói đến và không cầu nguyện cho ơn gọi tông đồ giáo dân” thật ra phổ cập cả trong toàn Giáo Hội như nói trước đây chớ chẳng riêng gì cho cộng đồng Kitô hữu Việt Nam.

Giáo sư Thần Học Linh mục William R. O’Connor kể lại trong quyển sách của ông: một linh mục trẻ nọ được mời trở về nói chuyện cho học sinh trong ngôi trường xưa của mình, một giáo sư góp ý với linh mục trẻ ấy là nên nói về ơn gọi. Ông đã thích thú nói về ơn gọi linh mục và tu sĩ, và đã khuyến khích những em nào thấy mình nhận được tiếng gọi ấy thì hãy trì chí đi theo cho đến cùng. Sau đó khi nghĩ lại về chuyến viếng thăm trường xưa và bài nói chuyện của mình linh mục trẻ ấy tự hối và tự hỏi không biết mình đã có hành xử công bình đối với đề tài và đối với cả cử tọa hay không?[1]

Có lẽ linh mục ấy đã thấy mình không công bằng đối xử: Trước tiên là đối với đề tài vì trong đề tài chung “ơn gọi” mà đã chỉ nói đến ơn gọi linh mục, ơn gọi tu sĩ, trong khi nếu công bình hơn cho đề tài “ơn gọi” thì phải nói đến ơn gọi chung của mọi tín hữu Kitô, kế đến ơn gọi riêng của từng thành phần trong Dân Chúa, và ơn gọi riêng của mỗi cá nhân. Kế đến, không công bằng đối với cử tọa, vì chỉ nói về đề tài liên hệ đến linh mục và tu sĩ, ông cũng biết rằng về phương diện chủ quan mình chỉ nhắm vào vài em nào đó trong đám đông học sinh kia, và về phương diện khách quan đề tài chỉ liên hệ đến vài em nào đó, trong khi số đông đảo còn lại, có thể đang nghĩ đến việc học hành và chọn một ơn gọi, một nghề nghiệp cho tương lai mình trong xã hội thì lại không được lưu ý đến và hướng dẫn, khiến chúng thất vọng vì đã mong ước được hướng dẫn đi vào tương lai. Cũng có thể khiến chúng đặt câu hỏi: - ngoài ơn gọi làm linh mục hay tu sĩ còn có ơn gọi vào đời sống nào khác Chúa muốn cho mình hay không? Ngoài nếp sống linh mục và tu sĩ còn có nếp sống nào tốt đẹp và giúp mình nên trọn lành và cứu rỗi hay không? Hay là mọi nếp sống khác đều chỉ là nghề ngiệp sinh nhai, là chuyện của trần thế và trần tục, không đáng được xem là ơn gọi, nên không nằm trong mối bận tâm của Giáo Hội. Giáo Hội có bận tâm lo lắng cho chúng hay không, điều đó chúng đã thấy được qua sự việc linh mục kia, - người trước mặt chúng là đại diện của Giáo Hội, - đã không bàn đến ơn gọi và tương lai của chúng.

Đến đây chúng ta tự hỏi: chúng ta có đối xử công bình trong quan niệm về ơn gọi, còn gọi là ơn thiên triệu, hay không? Chúng ta có đối xử công bình hay không trong việc cầu nguyện cho mọi người và mọi ơn gọi, nhất là cho ơn gọi của tuyệt đại đa số người là ơn gọi tông đồ giáo dân?

Chúng ta sẽ nói đến giáo huấn của Giáo Hội từ sau Công Đồng Vatican II về ơn gọi và sứ vụ của tín hữu giáo dân. Song tạm thời ghi nhận rằng đã có những giáo huấn của Công Đồng Vatican II như vậy mà không xác tín ơn gọi tông đồ giáo dân trong dư luận và trong giảng dạy thường ngày của Giáo Hội cơ sở, và cũng không cầu nguyện cho ơn gọi tông đồ giáo dân là điều, nếu không nói là bất công, thì cũng là bất quân bình và không hợp lý chút nào. Điều cần lưu ý là cái thiếu vắng lôgic ấy vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của sự cản trở việc đặt lại người giáo dân cho đúng chỗ như Công Đồng mong muốn, cũng như cản trở việc xúc tiến và thúc đẩy sứ vụ tông đồ của giáo dân.

Vì thúc đẩy hoạt động tông đồ mà không căn cứ trên ơn gọi được ý thức và được cầu nguyện thì quả là không phân biệt được cái gì trước cái gì sau, cái gì chính yếu cái gì phụ thuộc, và đi ngược lại mọi phương pháp lý luận và hành động. Bởi chúng ta hiểu rằng “tư tưởng hướng dẫn hành động”, chúng ta cũng thường nói “tri và hành”, “tri hành hợp nhất”, hay “tri nan hành dị”, “vô tri bất mộ”. Và một nguyên tắc lý luận triết học kinh điển là “agere sequitur esse” (tạm dịch: hành động theo sau hữu thể); theo nguyên tắc này trước tiên phải có hữu thể và phải biết hữu thể, căn tính mình là gì, tôi là ai, tôi từ đâu đến và sẽ đi về đâu, tôi được ai gọi đến hay tuyển chọn (ơn gọi), rồi kế đến mới xét xem được mời gọi và tuyển chọn để làm gì, cho mục tiêu tối hậu nào (sứ vụ). Một nguyên tắc khác nữa từ câu châm ngôn “Lex orandi, lex credendi”, dịch là “Luật cầu nguyện là luật tin kính”, có nghĩa là: điều mình cầu nguyện là điều mình tin, hoặc hãy cầu nguyện điều mình tin, hoặc chỉ có thể tin điều mình cầu nguyện. Từ đó trên chiều kích thực tế và mục vụ một vấn nạn được đặt ra: Có phải vì bất chấp nguyên lý suy luận và hành động, và cũng vì không tuân hành lời dạy của Đức Giêsu mà đời sống và hoạt động tông đồ của chúng ta thiếu kiến hiệu hay không, vì Người đã chẳng bảo: “Tất cả những gì anh em tin và cầu xin thì anh em sẽ được”? (Mt 21, 22).

2. Có phải chăng nguyên do chính yếu là vì mô hình Giáo Hội định chế?

Khi tìm về lịch sử Giáo Hội và nghiên cứu Giáo Hội học về giáo dân, các nhà thần học và Giáo Hội học tầm cỡ như Yves Congar, Alexandre Faivre đã thấy ngay từ khởi đầu của Giáo Hội không có phân chia, khác biệt, cao thấp trong Giáo Hội, sự phân chia giáo sĩ và giáo dân chỉ xảy ra sau này, với tính cách phân ly trầm trọng ít nhiều tùy thời gian và hoàn cảnh xã hội của Giáo Hội La Mã.

Linh mục Peter C. Phan, tức Phan Đình Cho, cựu Giáo sư và Trưởng Phân Khoa Thần học University of America, hiện là Sáng Lập viên First Ignacio Ellacuría, Ghế Giáo sư Tư tưởng Xã hội Công Giáo, Phân Khoa Thần học Đại Học Geogetown, đã viết:

“Rõ ràng là trong Tân Ước chỉ có một tư tế duy nhất, đó là Chúa Giêsu, và toàn thể dân Thiên Chúa bình đẳng chia sẻ chức tư tế của Đức Kitô thông qua phép rửa (chức tư tế do phép rửa). Nhờ chức tư tế phổ quát (chung) này, mọi Kitô hữu đều bình đẳng từ nền tảng, có cùng một phẩm giá và cùng một ơn gọi nên thánh như nhau. Tuy nhiên, sự bình đẳng nền tảng này giữa các Kitô hữu không có nghĩa là họ cùng làm một việc. Có rất nhiều phần vụ và mọi phần vụ đều cần thiết cho sự lành thánh của Giáo Hội; và mọi người phải thực thi các phần vụ mình để kết thành thân thể Chúa Kitô”.[2]

Theo Lm. Cho, đáng lẽ chỉ có khác biệt về phần vụ phục vụ, nhưng dần dần đã trở thành khác biệt cao thấp về phẩm giá, chức vụ, quyền hạn, quyền lợi, đặc quyền,… Rốt cuộc ta thấy quen thuộc với tháp phẩm trật mà trên hết là giáo hoàng, xuống kế là giám mục, linh mục, phó tế, dưới hết là giáo dân; trong khi, vì mọi tín hữu đều có phẩm giá và phẩm trật bằng nhau phát xuất từ ơn gọi tư tế chung, nên chi trong tháp phẩm trật đáng lẽ phải đặt trên hết là Kitô hữu tư tế (chung), rồi ở nền của tháp là các tư tế khác, có truyền chức hay không truyền chức.[3]

Avery Dulles là nhà thần học đầu tiên và duy nhất đến nay của Hoa Kỳ được giáo hoàng cất nhắt lên hàng Hồng Y, đã nghiên cứu và trình bày “Những mô hình Giáo Hội”, cho biết những mô hình ấy có ảnh hưởng sâu rộng thế nào trong Giáo Hội Công Giáo. Những mô hình được trình bày là: Giáo Hội như là hiệp thông mầu nhiệm, bí tích, tiên phong ngôn sứ, người đầy tớ, và định chế, (còn gọi là thể chế hay cơ chế). Trong số đó mô hình Giáo Hội như là định chế đã tạo ra nhiều tiêu cực.

Avery Dulles xác nhận rằng nhiều cấu tố trong định chế (institution) thật là cần thiết trong Giáo Hội, song tinh thần và tổ chức “chủ định chế” (institutionalism) mới là đáng trách. Ngài nói Giáo Hội của Chúa cần có một số yếu tố thiết định để có thể giúp giữ gìn sự ổn định, mới có thể phối hợp nhiều người hay nhiều dân tộc thành một “cộng đồng có cùng một quyết tâm, dấn thân, tin tưởng, hy vọng và mới có thể phục vụ cho nhân loại kiến hiệu,… Giáo Hội từ sơ khai đến giờ vẫn có những yếu tố thiết định như vậy”. Và ngài tiếp: “Nền thần học Công Giáo từ thời các Giáo phụ và thời Trung cổ, xuyên suốt qua thời các Tiến sĩ Kinh viện thế kỷ XIII, đã tương đối tự do không bị tinh thần chủ định chế kềm hảm. Tinh thần chủ định chế chỉ phát triển mạnh cuối thời Trung cổ và thời Phản Cải cách, khi mà các thần học gia và giáo luật gia vì phải đáp trả những tấn công vào cương vị giáo hoàng và giáo phẩm, nên càng nhấn mạnh hơn trên những điểm mà các đối phương phủ nhận…”.

Avery Dulles nói rằng lược đồ cho Công Đồng Vatican I đã có những câu như thế này: “Giáo Hội của Chúa không phải là một cộng đồng của những người bình đẳng trong đó mọi tín hữu đều có những quyền như nhau. Đây là một Giáo Hội gồm những người không bình đẳng, không phải chỉ vì trong số tín hữu một số người là giáo sỉ một số người là giáo dân mà thôi, song đặc biệt vì lý do trong Giáo Hội Thiên Chúa chỉ ban quyền lực cho một số người để thánh hoá, dạy dỗ, và cai trị, còn những người khác thì không”.

Và lược đồ ấy đã được lấy lại phần nào làm lược đồ cho Công Đồng Vatican II, khiến cho có nhiều tranh cãi và lược đồ phải bị sửa đổi 3 lần, và Avery Dulles viết: “Trong phiên họp Khóa I của Vatican II, Giám mục Emile De Smedt, giáo phân Bruges, (Bỉ quốc) đã mô tả đặc điểm của lược đồ này với ba “từ” trở thành nổi tiếng đến nay: clericalism, juridicism, and triumphalism” (xin tạm dịch là: “chủ nghĩa giáo quyền” (có người còn gọi là “giáo sĩ trị”), “chủ nghĩa pháp trị”, và “chủ nghĩa đắc thắng” (theo Tự Vựng Triết Thần Căn Bản của Ngô Minh và Nguyễn Thế Minh).

Cũng theo Avery Dulles thì Giám mục Emile De Smedt đã cắt nghĩa tại sao dùng từ “chủ nghĩa giáo quyền” để mô tả tinh thần của lược đồ, vì nó “nhìn giáo sĩ, đặc biệt là những giáo sĩ ở cấp trên như là nguồn gốc của mọi quyền hành và sáng kiến”. De Smedt “còn nói đến tháp phẩm trật trong đó mọi quyền hành phát xuất từ trên xuống, từ giáo hoàng đến giám mục rồi linh mục, ở dưới nền là giáo dân với một vai trò thụ động và vị trí thấp kém trong Giáo Hội. Quan niệm “duy pháp trị” thì xem Giáo Hội như một nhà nước trong đó đặt nặng luật pháp và hình phạt…”. Chủ nghĩa đắc thắng” xem Giáo Hội như một đạo binh dàn trận chống lại Satan và quyền lực sự dữ”.[4]

Tinh thần và quan niệm Giáo Hội nặng về cơ chế ấy đã thưòng được minh chứng qua câu trích dẫn sau đây của Đức Giáo Hoàng Piô X: “Giáo Hội này tự bản chất là một xã hội bất bình đẳng, nghĩa là xã hội gồm có hai hạng người: những người chăn chiên và đàn chiên, những người chiếm một địa vị ở các cấp bậc khác nhau trong giáo phẩm, và đám đông những tín hữu (giáo dân); và hai hạng này khác nhau đến nổi chỉ trong hàng ngũ mục tử mới có quyền lực và uy quyền cần thiết để khuyến khích và lãnh đạo mọi thành phần đưa đến mục tiêu của cộng đoàn. Còn đám đông kia chỉ có phận sự duy nhất là để cho mình được dẫn dắt và, như một đàn chiên ngoan ngoãn, đi theo những người chăn chiên”.[5]

Tinh thần “chủ định chế” đã đi vào Bộ Giáo Luật 1917 và Bộ luật này là khí cụ bảo vệ định chế. Bộ Giáo Luật năm 1917 với những tu chính đã có hiệu lực đến khi công bố Bộ Giáo Luật mới năm 1983. Nếu Bộ Luật 1983 đã được soạn dựa trên căn bản thần học của Hiến chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium coi Giáo Hội là Dân Chúa, thì Bộ Luật 1917 đã được soạn theo cấu trúc của Bộ Luật La Mã, và xem Giáo Hội là một “xã hội hoàn hảo”.

Bộ Luật này có 2414 Điều, gồm 5 Phần; Phần III đề cập đến Giáo dân, có 45 Điều, từ Điều 682 đến 725; trong đó chỉ có 2 Điều 682, 683 nói trực tiếp đến quyền lợi và những điều bị cấm, những Điều còn lại bàn về các Hiệp hội giáo dân. Hai Điều ấy như thế này:

- “Điều 682. Giáo dân có quyền được hưởng từ phía giáo sĩ, tùy theo luật định của Giáo Hội, những lợi ích thiêng liêng và đặc biệt là những sự trợ giúp cần thiết cho sự cứu rỗi”.

- “Điều 683. Giáo dân không được phép mặc áo của giáo sĩ, chỉ trừ trường hợp họ là những chủng sinh trong các chủng viện, hoặc họ là những người chuẩn sinh vào các hội dòng nói ở Điều 972 § 2, hoặc họ là những giáo dân phục vụ thường xuyên trong một thánh đường trong lúc họ đang ở trong thánh đường, hay khi họ ở ngoài thánh đường song đang tham dự vào một phần vụ của Giáo Hội”.[6]

- Điều 207 triệt 1: “Do thiết định của Thiên Chúa , thì trong số những tín hữu có những thừa tác viên chức thánh của Giáo Hội, mà theo luật, còn gọi là giáo sĩ, và những người khác gọi là giáo dân”.

Đọc kỹ những Điều giáo luật trên chúng ta thấy người giáo dân được nói đến cũng chỉ trong viễn tượng quy chiếu vào giáo sĩ: như Điều 682, một cách khác, nói về phận sự của giáo sĩ phải cung cấp ban phát các ơn ích thiêng liêng cho giáo dân. Còn Điều 683 thì để bảo vệ quyền của giáo sĩ được mặc áo đặc biệt của chức vụ mình, mà người khác không được. Trong Điều 207, thì giáo dân là “những người khác”.

Qua những trình bày trên, chúng ta thấy người giáo dân chỉ được định nghĩa như là thành phần “không phải là” giáo sĩ hay tu sĩ. Cái “không phải là” thì làm sao có một bản thể, một hữu thể, hay một thực chất gì. Nghĩa là không có căn tính, và không có căn tính nghĩa là không có ơn gọi, chẳng qua chỉ vì được định nghĩa một cách tiêu cực. Do đó trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm 1987, các Giám Mục đã đề nghị yêu cầu Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho một định nghĩa tích cực hơn về giáo dân.

3. Từ tư tưởng đến não trạng và thực trạng

Trải dài trên 400 năm, cho đến Vatican II, mô hình Giáo Hội định chế vừa nói đã tạo ra trong Giáo Hội một não trạng và thực trạng, một bầu khí ngột ngạt khó thở khó sống đến nổi Đức Gioan XXIII phải kêu gọi mở hội Công Đồng, “mà mục đích gần cận của ngài là để cho một luồng khí tươi mát thổi vào Giáo Hội, và để vận động trong lòng Giáo Hội một aggiornamento (có nghĩa là cập nhật hay canh tân)”.[7]

Điều gì được lập lại nhiều lần thì thành thói quen. Điều tốt nếu được làm và lập lại nhiều lần thì trở thành nhân đức, điều xấu nếu được làm và lập lại nhiều lần thì trở thành tật xấu, bệnh mà cứ để kéo dài không chữa trị thì bệnh trở thành tật, mà đã thành tật thì nan y khó chữa. Một quan niệm, một tư tưởng tồn tại lâu ngày trong tâm tư thì trở thành não trạng.

Nói về não trạng và thực trạng gây nên do quan niệm và tinh thần “chủ định chế” trình bày ở trên, Russell Shaw, nguyên Giám Đốc Thông Tin của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, hiện là Tư vấn Ủy Ban Giáo Hoàng đặc trách Thông Tin Xã hội, và là Giáo sư tại Đại Học Giáo hoàng Holy Cross ở La Mã, viết:

“Mặc dù có nhiều nguyên do, song nguyên do quan trọng nhất trong các nguyên do có thể là ý tưởng cho rằng chỉ có linh mục và tu sĩ có “ơn gọi”, trong khi giáo dân thì không”.

“Bằng ngôn ngữ thực tế, ý tưởng cho rằng giáo dân nói về phương diện tôn giáo là công dân hạng hai, thì tự nhiên đưa họ đến thái độ, lối sống, và quan niệm rằng giáo sĩ là và phải là thành phần năng động, là giai cấp lãnh đạo trong Giáo Hội, trong khi giáo dân thì là và phải là tiêu cực và tùng phục, đưa đến cái nhìn cho rằng giáo sĩ và tu sĩ có trách nhiệm về sứ vụ truyền bá Phúc âm của Giáo Hội, trong khi giáo dân đứng bên lề mà nhìn, đưa đến tin tưởng rằng công việc của hàng giáo phẩm là có sáng kiến trong mọi việc liên hệ đến tôn giáo, và ra lệnh, trong khi vai trò của giáo dân nam nữ là “pray, pay, and obey” (cầu nguyện, cúng tiền, và vâng phục).

“Tình trạng đó tạo nên thụ động và không dấn thân nơi một số giáo dân, phóng thể và cay đắng nơi một số khác… Từ thụ động và thờ ơ lãnh đạm nơi một số người đến tức giận và nổi loạn nơi một số khác”.[8]

Những tiêu cực trong hiện trạng và não trạng từ quan niệm “người giáo dân không có ơn gọi” cũng như từ tinh thần “chủ định chế” đã được một số tác giả Việt Nam nói đến phần nào.[9]Nên ở trong khung khổ bài này chúng ta không cần nói thêm.

Trong tiểu luận này chúng tôi chỉ nêu lên một số giải nghĩa và giảng dạy thường nghe liên hệ đến “ơn gọi” có tính rất gượng ép và ngang cung lạc điệu so với tinh thần Công Đồng Vatican II; những lý giải này càng có ảnh hưởng trầm trọng và lâu dài vì it được lưu ý để phản bác.

Những lối bình giải Thánh Kinh cần xét lại vì có thể gây nhiều hiểu lầm bất công và phân ly cách biệt giữa giáo sĩ tu sĩ và giáo dân.

3. 1 - “Được gọi mà không được chọn” Chúng ta thường nghe câu trích và cắt xén Thánh Kinh này

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô