Thứ bảy, ngày 05 tháng 10 năm 2024 | 05:56 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN 3

V. LÊN ÁN SỰ BẤT CÔNG VÀ THÁI ĐỘ DỬNG DƯNG

Đức Thánh Cha Phanxicô trong khi mở ra Năm Đời Sống Thánh Hiến đã mời gọi những người tận hiến “đánh thức thế giới” bằng chính đặc tính ngôn sứ trong đời sống chứng tá và lời rao giảng của mình trong công cuộc truyền giảng Tin Mừng của giáo hội. Việc tận hiến trong đời sống tu trì cho phép người tu sĩ sẵn sàng để đáp ứng với những khủng hoảng mang tính ngôn sứ, trong việc loan báo và tố cáo, và một sự tự do theo Phúc Âm để thực hiện điều đó: “Nhờ việc tận hiến, họ tự nguyện và tự do từ bỏ mọi sự và ra đi rao giảng Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất… Người ta thường thấy họ ở những tiền đồn truyền giáo, họ dám hy sinh sức khỏe và cả đến chính mạng sống mình để làm chứng cho Tin Mừng”.[55]

Con người ngày nay ngày càng đánh mất đi cảm thức thánh thiêng về con người, về quà tặng Thiên Chúa đã ban tặng thuộc về Thiên Chúa. Thái độ dửng dưng là đóng kín con tim trước tha nhân, nhắm mắt không nhìn thấy xung quanh mình, hay tránh né không để bị đụng chạm bởi các vấn đề của người khác, nhất là của những người cùng khổ, gặp nạn. Đức Thánh Cha Phanxicô nói thái độ dửng dưng ngày nay đã vượt quá ngưỡng cá nhân, thềm gia đình, để mang chiều kích toàn cầu[56] đã được Đức Thánh Cha Benedicto nhắc lại trong thông điệp đầu tiên của ngài: “Với những thời gian trôi qua, và với việc Hội Thánh lan rộng, việc thực thi đức ái được được xác nhận như là một trong những lãnh vực cốt yếu của Hội Thánh bên cạnh việc cử hành các bí tích và việc loan báo Lời Chúa: việc thực hành tình yêu đối với những góa phụ và những trẻ mồ côi, đối với những người ốm đau và thiếu thốn thuộc đủ loại thuộc về bản chất của Hội Thánh, y như việc trao ban các Bí tích và việc loan báo Tin Mừng”.[57] Đức Thánh Cha đã xác quyết hơn cho suy tư của ngài bằng việc nêu lên một số dung mạo chứng tá nổi tiếng của các thời kỳ ban đầu của Hội Thánh, những người kết hợp hoạt động bác ái với Thánh Thể, trong khi khích lệ các người giàu có đồng chia sẻ của cải của họ cho những người nghèo khổ, thiếu thốn.[58] Sự liên đới này không chỉ khiến cho những người ngoài Hội Thánh ngỡ ngàng và cảm phục, mà nó còn được coi là một khía cạnh tạo thành chính bản chất của Hội Thánh.

Đức Thánh Cha nêu lên vài hình thức dửng dưng ngày nay:

– Trước hết là sự dửng dưng đối với Thiên Chúa. Từ đó mà con người dửng dưng với tha nhân, với thiên nhiên, thế giới thụ tạo. Con người hiện đại, hậu hiện đại thường cho mình là tác giả của chính mình, của cuộc sống mình và của xã hội. Con người tự thấy mình đầy đủ không cần đến Thiên Chúa.

– Nhiều người có thông tin về thảm cảnh của đồng bào, đồng loại, nhưng mù mờ. Họ không cảm thấy được lôi cuốn, không sống cảm thương, nghĩa là không có lòng từ bi lân ái. Đó là thái độ của người biết, nhưng có cái nhìn, tư tưởng, hành động hướng tới chính mình. Thời đại của chúng ta, rất tiếc, gia tăng thông tin quá nhiều, nhưng rất thiếu sự quan tâm từ con tim biết liên đới, từ lương tâm rộng mở.

– Trường hợp khác: dửng dưng bởi thiếu chú ý đối với các thực tại xung quanh, đặc biệt là các thực tại ở xa. Không hỏi thăm tin tức, không tìm kiếm, họ điếc trước tiếng kêu than của nhân loại khổ đau, chỉ biết hưởng thụ của cải mình có. Không có khả năng cảm thương, chạnh lòng trước thảm cảnh, như thể tai hoạ, bất công xảy ra là trách nhiệm xa lạ của ai đó khác, không phải của tôi.

– Sống trong một Ngôi Nhà Chung là Trái Đất, chúng ta không thể dửng dưng về tình trạng sức khỏe của nó. Ô nhiễm môi sinh: nguồn nước, không khí, khai thác rừng không phân biệt, là hậu quả của sự dửng dưng đối với người khác.[59]

VI. SỐNG CHỨNG NHÂN CỦA THIÊN CHÚA CHO CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH

Trong Sứ điệp gửi cho toàn thể thế giới, nhân ngày Hòa bình Thế giới ngày 1/1/2016, với chủ đề: “Vượt thắng sự thờ ơ để giành lấy hòa bình”, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã viết: “Đáng buồn thay, chiến tranh và khủng bố, đi cùng với việc bắt cóc, sự bách hại sắc tộc và tôn giáo và việc lạm quyền, đã đánh dấu năm qua từ lúc khởi sự cho đến khi kết thúc. Ở nhiều nơi trên thế giới, những điều này đã trở nên quá bình thường đến nỗi tạo nên một “cuộc thế chiến thứ ba đang diễn ra từng mảnh”.[60] Theo ngài, chính sự thờ ơ và sự thiếu liên kết giữa các thành phần xã hội đã làm cho sự bất công, cái ác ngày càng lan mạnh và nền hòa bình đích thực sẽ bị đe dọa bởi sự thờ ơ mang tính toàn cầu này, vì nền hòa bình đích thực là hoa trái của nền văn hoá liên đới và cảm thương; đồng thời, ngài kêu gọi mọi thành phần xã hội, cách riêng các Kitô hữu:

“Trong tinh thần của Năm Thánh Lòng Thương Xót, tất cả chúng ta đều được mời gọi để nhận ra sự thờ ơ có thể tự thể hiện chính nó thế nào trong đời sống của chúng ta và hành động cách cụ thể để cải thiện thế giới quanh chúng ta, bắt đầu từ gia đình, nơi sinh sống và nơi làm việc của chúng ta. Xã hội dân sự cũng được mời gọi để thực hiện những cử chỉ cụ thể và can đảm của sự quan tâm đến những thành viên đang chịu tổn thương nhiều nhất của họ, như các tù nhân, những người di dân, người thất nghiệp và những người khuyết tật”.[61]

Để nhấn mạnh hơn nữa việc loan báo Tin Mừng, nghĩa là mang Đức Kitô đến với muôn dân, những con người có những lúc bị bỏ rơi bên lề xã hội. Trong Tông huấn Đời sống Thánh hiến viết: “Khi người ta yêu mến Thiên Chúa, Đấng là Cha của mọi người, thì người ta không thể không yêu mến đồng loại, nhận ra họ là anh chị em của mình. Vì vậy, khi thấy nhiều người chưa được biết tình yêu Chúa tỏ hày trọn vẹn trong Đức Kito thì người ta không thể ngồi yên. Chính từ chỗ đó mà, vâng lệnh Đức Kitô, xuất phát phong trào truyền giáo cho dân ngoại - Ad - Gentes - mọi Kitô hữu có ý thứcđiều chia sẻ với Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo. Nỗi thao thức này được nuôi dưỡng đặc biệt nơi các người tận hiến, dù là thành viên chiêm niệm hay hoạt động. Thật vậy, các người tận hiến phục vụ sứ mạng làm cho Đức Kitô khiết tịnh - khó nghèo - vâng phục, cầu nguyện và truyền giáo được hiện diện ngay cả giữa những người không phải Kitô hữu”.[62]

Tuy nhiên có lẽ có một số lần, thậm chí nhiều lần, cả chúng ta là những người thánh hiến đã không loan báo Thiên Chúa bởi vì chúng ta đã không sống với sự táo bạo và kiên trung cuộc sống hằng ngày vốn đòi hỏi chúng ta “phải dám” gặp gỡ hầu xây dựng hòa bình. Dám gặp gỡ là một cái gì đó đi xa hơn cả việc tiếp nhận cách lễ độ một ai đó khác lạ đối với chúng ta. Nó giả thiết trước là mình phải đi gặp kẻ khác, đánh giá tốt về họ, quý chuộng nền văn hóa của họ và tạo những mối liên kết cùng họ.[63] Đôi khi, người tu sĩ rất dễ có thể đi vào thái cực khi hoặc quá đề cao đến chiều kích hoạt độg mà bỏ quên chiều kích chiêm niệm, hoặ là quá nhấn mạnh đến chiều kích chiêm niệm mà phớt lờ đi việc loan báo Tin Mừng. Để cân bằng hai chiều kích này Đức Thánh Cha Phanxico nhận định:

“Chúng ta hôm nay đang thấy nhiều nơi nhiều người hoạt động mục vụ, gồm cả những người sống đời thánh hiến, nam cũng như nữ, một sự quan tâm quá mức về tự do và sự thoải mái của bản thân họ, khiến họ coi công việc của họ chỉ là một cái gì phụ thuộc chứ không phải một thành phần thuộc căn tính của họ. Đồng thời, đời sống thiêng liêng trở nên bị đồng hoá với một ít việc thực hành tôn giáo có thể đem lại một sự an ủi nào đó chứ không khuyến khích gặp gỡ người khác, dấn thân vào thế giới hay một niềm say mê Tin Mừng”.[64]

Quả vậy hòa bình không phải chỉ là sự thiếu vắng chiến tranh, không phải đơn giản là sự phá hủy các vũ khí, cũng chẳng phải hệ tại cùng chấp nhận sống bên nhau, mà không biết về nhau, trái lại nó đòi hỏi phải biết về nhau, quý chuộng nhau, nắm bắt những giá trị của mỗi người, và đón tiếp nhau. Hòa bình cũng chẳng phải là sự phân phối đồng đều các của cải cho tất cả những người cùng ngôi chung một bàn cơm của trái đất, mà là ăn bánh của mình tại bàn ăn chung với những anh em khác. Hòa bình là cùng chung sống giữa những khác biệt. Lời loan báo cũng đòi hỏi phải liều mình vì ai đi gặp những những người cùng khốn cũng gặp phải cái rủi ro là bị chối từ và bị các người thân của mình tách lìa mình ra, để mặc cho mình, và thế là mình mất đi sự an ổn.

Sau cùng, lời loan báo Chúa Kitô cũng đòi hỏi phải giải phóng để cho người ta cơ hội tăng trưởng. Chính trong tự do, con người mới được tăng trưởng, được củng cố và tìm thấy lý do để xây dựng hòa bình nơi mình và ở xung quanh mình. Jean Vanier đã viết rất chí lý: “Chúng ta có thể phân biệt những nhu cầu căn bản của con người với những nhu cầu mà một khi được tôn trọng, sẽ cho phép không chỉ sự tồn tại, mà còn cả sự tăng trưởng và sự tự thể hiện. Các nhu cầu căn bản của chúng ta là của ăn, chốn ở, nền giáo dục và sự chăm sóc thuốc men; còn những nhu cầu khác là chuyện được thương mến, được quý chuộng, được tôn trọng, kính nể. Đảm bảo đáp ứng cho các nhu cầu căn bản là một hành vi của công bình mà luật pháp có thể dự liệu, nhưng giúp một con người tự thể hiện chính mình bằng sự yêu thương thì luật pháp không có thể dự liệu hay áp đặt. Không ai có thể áp đặt chúng ta yêu mến một người khác, bởi vì tình yêu là kết quả của tự do. Một đứa trẻ không những cần đến một người khác lo liệu cho nó các nhu cầu căn bản, mà còn cả cái nhu cầu tuyệt đối là được thương mến. Hòa bình đích thực không thể thống trị, nếu không có một tình yêu đích thực, hòa bình đích thực là điều không thể có nếu công lý không được tôn trọng”.[65]

Chúng ta tự hỏi: làm sao những cử chỉ này lại có thể được thực hiện, những cử chỉ mà những con người nam nữ hôm nay không thể hiểu nổi? Từ đâu mà đến niềm can đảm dám liều, dám làm và thay đổi?

Câu trả lời chỉ duy nhất là: việc hiểu biết cá vị về Chúa Giêsu, sự gắn bó trong tự do với Ngài và vì tình yêu cuộc sống của Ngài trước cả khi yêu mến lời dạy bảo của Ngài bất chấp đủ loại bất trung và những mâu thuẫn, xuyên qua một cuộc sống chân chính và mãnh liệt được từng trải ngày này qua ngày khác trong công việc nặng nhọc nhưng vui tươi để kiên trì gắn bó với một Thiên Chúa được nhận thức ra như là một Đấng khác với cái mà chính mình từng nghĩ ra, một Thiên Chúa ở xa ta, nhưng lại được cảm nghiệm thật gần ta, một Thiên Chúa được Đức Giêsu Kitô kể lại, cắt nghĩa và rao giảng và đó là một cảm nhận của niềm tin theo nguyên ngữ chữ “tin” của người Do Thái xưa.

Đồng thời nhân đức thứ nhất đặt nền tảng cho các cử chỉ này và nâng đỡ chúng chính là đức tin nơi Thiên Chúa hằng sống, sự gắn bó cùng Ngài, một đức tin sống bởi đức yêu thương, phục vụ, sự dâng tặng dấu ẩn ở trong cuộc sống thường nhật, thường rất khiêm cung và kín đáo. Chúng ta cũng đừng quên là đức tin Kitô hữu đã phát sinh và triển nở xuyên qua chứng tá của những con người nam nữ đơn sơ từng mang nơi mình các ách nhẹ nhàng của cuộc sống thể theo những gì Chúa Giêsu đã biểu lộ như là một cuộc sống nhân loại theo kế hoạch của Thiên Chúa, một cuộc sống phong phú về ý nghĩa và về tình yêu, một cuộc sống có thói quen chăm nom đến tha nhân, một cuộc sống được nhân bản hóa một cách chân chính, một cuộc sống hoàn toàn tận hiến cho việc theo duổi hòa bình và công lý, bởi vì đó là một cuộc sống được sống trong Thiên Chúa của sự an bình, Ngài là Đấng Công chính. Đây là một sự sống được sống trong sự bình an, nhưng không phải là để cho đôi bàn tay không phải bị dơ bẩn bởi công việc, hay là để khỏi có các vấn đề, đó là cuộc sống vất vả giống như người thợ gốm nặn lên bình quý, biến nó thành báu vật, mà không hề ngại làm bẩn đôi bàn tay, y như Đức Mẹ và thánh Giuse.[66]

VII. SỰ CHỌN LỰA ĐỨC KHÓ NGHÈO LÀ KHÔNG TÍNH TOÁN VÀ KHÔNG ĐI THEO LOGIC

Toàn cầu hóa đã thực sự tác động đến mọi chiều kích của đời sống nhân loại trên trái đất này. Toàn cầu hoá ngày nay đã mở rộng tầm ảnh hưởng, không chỉ trong lãnh vực kinh tế - tài chính thế giới mà còn lan toả đến mọi lãnh vực văn hoá, xã hội, chính trị dẫn đến những biến đổi quan trọng trong mô hình sản xuất, nếp sống, lối suy nghĩ cũng như tiêu chuẩn đánh giá con người.[67]

Một thực tại hiển nhiên trong thế giới bị toàn cầu hóa này là việc tập trung quyền lực và sự giàu có trong tay của rất ít người, mà đối với họ công ích chỉ là sự giàu có của một số người. Kinh tế thị trường, được tự điều hành ở ngoài mọi biên cương của luân lý, đang hoạt động với một logic của sự loại trừ vì lợi ích của số ít người này: đó là những người quyền thế. Tuyệt đại đa số dân chúng của hành tinh sống trong ngưỡng cửa của những cái tối thiểu cần cho sự sống. Khoảng cách giữa giàu nghèo càng ngày càng rõ nét đến gây sốc. Trong xã hội luôn có những thế lực, những nhóm đặc quyền, đặc lợi muốn chi phối toàn bộ ích lợi cộng đồng, chiến đoạt cách bất công tài sản hoăc quyền lợi chính đáng của người nghèo, của cộng dồng sắc tộc thiểu số hay của những quốc gia nhỏ bé, kém phát triển. Những sự bất bình đẳng trước đây chỉ được trải nghiệm trong nội bộ các quốc gia, nay đang trở nên mang tính quốc tế và càng làm cho tình hình bi đát của Thế giới Thứ Ba thêm rõ rệt hơn bao giờ hết.[68]

Đứng trước cảnh này, chúng ta những con người thánh hiến được kêu gọi “tham gia một cách vui tươi vào sự nghèo khó của Chúa Kitô, Đấng giàu sang, đã trở nên nghèo khó, để chúng ta được nên giàu có nhờ sự nghèo khó của Ngài” (Xc. 2Cr 8,9; Mt 8,20).[69] Dấu của sự sống, dấu của những cây cầu mà các người thánh hiến nam nữ tiếp tục dựng xây chính là sự có mặt của biết bao những con người nam nữ tại các biên cương, các nơi bị quên lãng, các nơi “không có cảnh sống nhân bản”, trong khi từ bỏ cả đến các cơ cấu từng làm cho họ hiện lên như vĩ đại và quyền thế. Dấu chỉ của sự sống đây chính là sự chọn lựa sống một cuộc sống đơn giản và cốt yếu, với tính cách Tin Mừng tận căn và với tiếng gọi sống liên đới với biết bao nhiêu người đang thiếu thốn cả đến các cái cần thiết, trong khi chia sẻ thường xuyên không gian của cộng đoàn của mình với các người nghèo, cung cấp cho họ của ăn, tiếp nhận những người vô gia cư, chăm sóc cho họ, và hướng đến một công việc giúp con người nghèo khổ sống cuộc sống xứng đáng với con người hơn.

Việc tái khám phá ra sự nghèo khó như là con đường để đồng chia sẻ cuộc sống của những kẻ nghèo và để xây dựng những giấc mơ công lý và hòa bình luôn luôn phải là một sự chọn lựa cuộc sống. Lời khấn khó nghèo phải luôn được cắt nghĩa như là một đời sống liên đới và công bình, với sự hỗ tương cho nhau. Không có sự hỗ tương, tình liên dới có thể tạo nên một sự lệ thuộc, và kết cuộc trở thành một sự ngại ngùng cho những ai là “đối tượng” của sự chú tâm của chúng ta. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã nói trong Tông thư “Bước khởi đầu của thiên niên kỷ thứ III” như sau: “Đây là giờ của một “sức tưởng tượng mới của đức ái”, dẫn đưa tới việc lại gần với các người rốt hết và bị loại trừ, tới một sự hiệp thông huynh đệ với tất cả những người bé nhỏ của trái đất, để được cho và nhận”.[70]

Chúng ta sẽ chẳng có được nền hòa bình hằng mơ ước nếu không có công lý nhằm tạo nên những màng lưới hiệp thông làm nổi bật giá trị việc lệ thuộc lẫn nhau về của cải và tài nguyên nhắm đến mục tiêu cho phép một cuộc sống xứng đáng cho tất cả mọi người, cách riêng là những người nghèo khổ nhất. Trong bối cảnh này, nhiều người thánh hiến nam nữ đã dâng hiến và còn tiếp tục dâng hiến cuộc sống mình để mà ôm ấp lấy những giấc mơ của những người bị loại trừ, như là dấu chỉ tội đỉnh của tình yêu và của sự nhất quán với lý tưởng của cuộc sống.[71] Các giấc mơ của những người bị loại trừ đối với chúng ta những con người thánh hiến nan, nữ, chính là một đòn giáng xuống sự an toàn và yên ổn của chúng ta. Chúng là một lời mời gọi hãy ra khỏi mình, hãy cúi xuống, hãy lột bỏ mình.

- Ra khỏi mình: Đức ái, việc chăm sóc cho kẻ khác chính là ra khỏi chính mình và nhận ra những người khác, những kẻ túng thiếu, những người bị bạo lực áp bức thể xác và tâm hồn; là mang lấy gánh nặng và những nỗi đau khổ của họ.

- Cúi mình xuống: Cúi mình xuống là một cử chỉ mẫu tử đặc trưng. Các bà mẹ cúi xuống, khiến cho chẳng mấy chốc mà vai họ mang lấy các dấu vết. Cha Mazzolari bình luận: “Việc cúi xuống này là dấu tích của đức ái, là dấu không thể lẫn lộn được của tình mẫu tử hạ mình xuống và chiếu cố”.

- Lột bỏ mình: Chẳng có tình yêu mà không có sự tự lột bỏ khỏi các danh hiệu, các vai trò, uy tín, danh tiếng. Chúng ta gặp gỡ những người khác cách đích thực chỉ ở trong chân lý của hiện hữu chúng ta, trong sự chân chính của việc chúng ta tự hiến dâng.

Nhưng việc ra khỏi mình, cúi xuống và tự lột bỏ này đòi hỏi ở nơi chúng ta sự can đảm, và một sự can đảm hằng ngày. Chúng ta cần đến một nền văn hóa của sự can đảm… đây không phải là sự can đảm mọi người đang có. Ai không có, không thể cho được.

“Chúng ta cần can đảm để được trung thành và điều này muốn nói rằng trong mọi lúc, để mà tiếp tục, thì sự trung thành đòi hỏi những việc dám khẳng định sự can đảm của mình, dù là những sự dám khẳng định nhỏ bé đi nữa, hầu chống lại tính tùy tiện, theo sở thích vô lối muốn thay đổi, sự vô ơn, chống lại các thử thách của các nỗi đau đớn. Sự trung thành là một sự can đảm được tiếp tục với cả sự kiên vững”.[72]

Ra khỏi chính mình, cúi mình xuống, lột bỏ chính mình, là những lời lẽ làm chúng ta hướng ngay đến dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu trong vẻ trong sáng tuyệt đối của nó đã là một trong những nhân tố cốt yếu của nền văn hóa luân lý và của nền văn minh hoàn toàn nhân bản. Mội khi chúng ta đọc dụ ngôn này, chúng ta ngay lập tức bị chạm đến bởi tính chất đơn sơ của nó. Nó nói vào lòng ta và chất vấn lương tâm của ta.

“Sự dấn thấn là một lời diễn tả tốt nhất cách thức hành xử và những tình cảm của Người Samaritanô nhân hậu. Con người này có thể cứ đi qua, giống như thầy tư tế hay thầy Lêvi. Ông ta có thể nhắm mắt, đóng cửa lòng lại và từ chối đáp ứng cho nhu cầu đích thực của người đang ở trước mắt ông. Nhưng ông quả đã dừng lại. Ông cúi xuống, và cúi xuống để làm cho mình thêm phong phú. Trong lúc ông dừng lại và hạ mình xuống để chăm sóc cho một người xa lạ bị đánh dập xuống đất do tay bọn cướp, thì đúng khi ấy sinh ra một người thân cận. Lòng thương cảm, được kích động bởi tình yêu, có sức sáng tạo. Nó tạo nên một người thân cận. Đây kể như là một bí tích, như triết gia Romano Guardini đã viết, một bí tích của tình yêu: khi con người cống hiến chính bản thân sinh động của mình, trái tim mình, sức lực mình, thì Thiên Chúa cho phép quyền năng sáng tạo của Ngài hạ cố và thế là nẩy sinh phép lạ của mối hiên hệ cùng đồng loại”.[73]

Thế kỷ XXI chắc chắn là một trong những thế kỷ khốc liệt nhất của lịch sử loài người. Và dấu của bạo lực này còn tiếp tục ngày nay với một sức mạnh ngoại thường, mà các dấu chỉ hiển nhiên nhất chính là sự phá hủy tàn bạo thiên nhiên, các hình thức che dấu của việc loại trừ, các chủ nghĩa sắc tộc, các cuộc chiến tranh giữa các sắc tộc và giữa các tôn giáo, việc diệt chủng, sự đàn áp phụ nữ, việc lạm dụng tình dục của tuổi vị thành niên, các bi thảm kịch đổ máu ẩn nấp dưới hình thức chạy đua võ trang và nhiều hình thức bạo lực khác có nguy cơ làm thương tổn vĩnh viễn đến nền hòa bình. Vâng, vĩnh viễn sẽ như thế, nếu chúng ta không cùng nhau dấn thân cho “nền hòa bình phòng ngừa”. Chúng ta được lớn lên trong một bầu khí đã đưa chúng ta tới ý tưởng là có các cuộc chiến tranh chính đáng, thậm chí “các cuộc chiến tranh phòng ngừa”, ngay cả những người Kitô hữu chúng ta, chúng ta cũng cần phải quay ngược cuộc hành trình, và phải thật sớm, phải quì gối xuống, để cho lời nguyện cầu đơn sơ và chân thành sẽ giúp chúng ta khám phá ra rằng chúng ta quay trở về với Thiên Chúa, Đấng là sự công chính và lòng thương xót.

Theo nhà nữ văn sĩ phân tâm học Julia Kristeva, thì ngày hôm nay “nghĩ đến hòa bình đã trở thành có vấn đề”, bởi vì diễn văn về sự sống đang mất đi trong thiên niên kỷ thứ ba. Còn vượt xa cuộc đụng độ giữa các nền văn hóa, cái thiếu hụt của nền văn minh hiện tại nằm ở chỗ chúng ta không có câu trả lời cho câu hỏi: Sự sống là gì? “Yêu sự sống” có nghĩa là gì? Do đó phải kết luận rằng vượt trên cả việc chung sống hòa bình, việc phân tích về logic của sự sống mới có thể cứu vãn chúng ta.[74]

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành trình Thượng hội đồng
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành ...
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách sẽ không thành công
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách ...
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha