Thứ bảy, ngày 05 tháng 10 năm 2024 | 05:50 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

TƯƠNG QUAN DÒNG TU 4

Ngài là ai? Trong Giáo phận, Đức Giám mục là cha và là mục tử của toàn thể Hội Thánh địa phương. Ngài có nhiệm vụ nhìn nhận và tôn trọng những đoàn sủng khác biệt, thăng tiến và phối hợp chúng. Vậy trong tình bác ái mục vụ, ngài “phải đón tiếp đoàn sủng Đời thánh hiến như một ân huệ, không phải chỉ liên hệ đến một Tu Hội, mà còn có thể có lợi cho toàn thể Hội Thánh”.[83]

Dưỡng nuôi. Công Đồng Vatican II coi việc chăm sóc của Hội Thánh dành cho các tu sĩ là nhiệm vụ của Hàng giáo phẩm.[84] Các Giám mục được coi “là bậc thầy chính thức và là người chỉ đạo về sự trọn lành cho mọi thành phần trong Giáo phận, nên các ngài cũng là những vị lo giữ gìn cho các tu sĩ trung thành với ơn gọi tu trì và theo đúng tinh thần của mỗi Tu Hội […]. Cùng với hàng giáo sĩ của mìnhcác Giám mục phải là những người xác tín về đời sống tân hiến, che chở những cộng đoàn tu sĩ, giáo dục ơn gọi, bảo vệ một cách hữu hiệu đặc tính của mỗi gia đình Dòng tu trong lạnh vực thiêng liêng cũng như hoạt động tông đồ”.[85]

Làm cho lớn. Trong lãnh vực hoạt động tông đồ. Các Giám mục được mời gọi nhấn mạnh đến nghĩa vụ của các tu sĩ [86] là “không một dấn thân tông đồ nào được phép làm cho người ta đi trệch ơn gọi riêng”.[87]

Biết để mến thương. “Vô tri bất mộ”. Theo giáo huấn của Hội Thánh, một sự hiểu biết cần phải có đó là: “Các Giám mục và các cộng sự viên trực tiếp của các ngài phải cố gắng không những hiểu rõ tính cách riêng biệt của mỗi Tu Hội, mà còn am hiểu hiện trạng và các tiêu chuẩn canh tân của họ”.[88] Như thế, các ngài “cần phải có những quan hệ chân thành và thân mật với các Bề trên Dòng, để chu toàn tốt hơn sứ mạng mục tử của các ngài đối với nam nữ tu sĩ”.[89]

Trong mối tương quan hỗ tương giữa Tu Hội thánh hiến và Giáo phận, cần hiểu biết nhau, không phải chỉ là việc giữa Giám mục và tu sĩ mà “các Giám mục phải làm sao cho hàng giáo sĩ Giáo phận hiểu biết những vấn đề hiện tại của đời sống tu trì”.[90] Đồng thời, các ngài “ân cần khuyên các Linh mục Triều nhìn nhận, với lòng tri ân, sự đóng góp phong phú của các tu sĩ nam nữ cho Hội Thánh địa phương, và vui vẻ chấp nhận việc bổ nhiệm các tu sĩ vào những công tác có một mức độ rộng lớn hơn với ơn gọi và khả năng của họ”.[91]

2.4. Sự phối hợp nhịp nhàng

Giáo huấn Hội Thánh dạy: “Để mỗi ngày sinh thêm hoa trái tốt đẹp hơn, các quan hệ giữa Giám mục và Bề trên Dòng phải luôn luôn được thực hiện trong sự tôn trọng đầy hảo ý… với xác tín rằng các tu sĩ phải nêu chứng tá về sự dễ tuân phục đối với Huấn quyền và vâng phục đối với các Bề trên Tu Hội, cũng như trong ý muốn đôi bên tôn trọng giới hạn thẩm quyền của lẫn nhau”.[92] Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong “Tông huấn Đời sống Thánh hiến” đã viết: “Việc đối thoại liên lỉ giữa các Bề trên các Hội Dòng Tận hiến và Tu đoàn Tông đồ với các Giám mục là điều rất hữu ích. Hiểu biết nhau là điều kiện cần thiết để hợp tác hữu hiệu, nhất là trong lãnh vực mục vụ”.[93]

Quả thật, trong đời sống xã hội, tôn trọng và đối thoại luôn là những giá trị không thể thiếu để thiết lập mối tương quan bền vững và hiệu quả. Trong Hội Thánh mối tương quan hỗ tương giữa Tu Hội và Giáo phận có từ trong bản chất, và dẫu được ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, hướng dẫn, có giáo thuyết uyên thâm, định chế giáo luật chặt chẽ rõ ràng để sống mối tương quan này cách tốt đẹp, nhưng cuộc sống vẫn luôn có những độ lệch, những góc khuất, do đó, tôn trọng và đối thoại như là chất liệu để lấp đầy. Nhờ đó, Đời sống thánh hiến vốn “gắn chặt với đời sống và sự thánh thiện của Hội Thánh” [94] tỏa sáng trong Hội Thánh địa phương. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khẳng định: “Một Giáo phận không có Đời sống Thánh hiến sẽ thiếu mất nhiều ơn huệ thiêng liêng, thiếu những hoạt động tông đồ và những phương pháp mục vụ chuyên biệt; hơn nữa Giáo phận ấy có thể suy yếu đi rất nhiều bởi thiếu vắng tinh thần truyền giáo là đặc trưng của đa số các Tu Hội”.[95] Nếu vậy thì khi có các Tu Hội thánh hiến mà tương quan với Giáo phận một cách tốt đẹp, thì giá trị của sự hiện diện đó sẽ nhân lên biết bao lần.

3. Tương quan với Giáo xứ

So với hai mối tương quan đã bàn đến ở trên, mối tương quan giữa Tu Hội thánh hiến và Giáo xứ có vẻ nhỏ bé. Tuy nhiên, mối tương quan đó lại được thể hiện một cách hữu hình sống động hơn hết, bởi vì “việc hiệp thông của Hội Thánh mặc dầu có tầm vóc bao quát hoàn vũ, nhưng nó được diễn tả một cách rõ ràng và gần gũi nhất ở trong Giáo xứ. Giáo xứ là đơn vị địa phương của Hội Thánh. Nói một cách khác chính là Hội Thánh sống giữa con cái nam nữ của mình”.[96]

Kinh nghiệm cuộc sống cho thấy, ở các Giáo xứ có sự hiện diện của cộng đoàn Tu Hội thánh hiến, các em thiếu nhi được chăm sóc đức tin tốt hơn, các bạn trẻ được quan tâm, dễ qui tụ hơn, Phụng vụ nghiêm túc sạch đẹp hơn, ca đoàn, các giới khởi sắc hơn,... Một Giáo xứ được như thế quả là điều đáng ước mơ, đem lại một sức sống đức tin mạnh mẽ tác động rất tích cực nơi tâm hồn những người trẻ, dệt nên ước muốn dâng mình cho Chúa sống ơn gọi tu trì. Chắc hẳn, Giáo xứ đó có nhiều xúc tác cho sứ vụ truyền giáo. Kết quả này do đâu? Nhiều người cho rằng, nhờ có những tu sĩ tài năng giúp Cha xứ nên Giáo xứ mới được như vậy.

Từ thực tế cuộc sống cho thấy, yếu tố tài năng là có nhưng không phải tất cả, lắm khi nhiều người tài làm việc chung lại không có kết quả. Ngược lại, trong Giáo xứ có cộng đoàn Tu Hội thánh hiến, các tu sĩ không nhiều tài năng, nhưng Giáo xứ làm được những việc rất tích cực. Đó là một thực tế có thật, và người ta kiểm nghiệm thì thấy trong Giáo xứ đó không có tu sĩ tài năng, không có Linh mục lỗi lạc nhưng có sự bình an vì tất các các thành phần, đặc biệt là Cha xứ và các tu sĩ hiện diện trong Giáo xứ, tuy cuộc sống tách biệt, khác nhau, nhưng có mối tương quan huynh đệ, bác ái, cùng nhau làm việc Chúa, xây dựng Hội Thánh, đào tạo con người, tìm ích cho phần rỗi các linh hồn.

Không gì tệ hơn là trong một Giáo xứ giữa Cha xứ và cộng đoàn Tu Hội thánh hiến bất hòa. Về phía Tu Hội thì mặc kệ, không cộng tác, chỉ làm bổn phận của Tu Hội mình, có lúc nại đến đặc sủng để cảm thấy bình an trong tình trạng bất hợp tác do bất hòa. Còn Cha xứ lại giữ thái độ ban phát: việc mục vụ, tông đồ, phụng vụ và ngay cả bác ái cũng là của cha, được làm là nhờ “cho”, nên khi cho làm là đã được ơn huệ và lòng tốt của cha rồi, nếu không ngoan ngoãn sẽ bị cắt. Tình trạng bất hòa giữa Cha xứ và tu sĩ đang hiện diện trong Giáo xứ gây gương mù, gương xấu cho giáo dân một cách trầm trọng. Nó làm tổn thương hình ảnh vốn luôn cao quí trong tâm hồn giới thanh thiếu niên, gieo bất an trong lòng người có tuổi, làm cớ cho sự ù lì, nguội lạnh, mất cơ hội và hình mẫu để vươn lên.

Những thực trạng đó rất thật, vì thế xây dựng mối tương quan giữa Tu Hội thánh hiến và Giáo xứ là điều tối quan trọng. Hội Thánh nhận ra “nguyên lý trong hiệp nhất có sức mạnh”[97] nên Giáo luật 1983 số 680 đề nghị: “Giữa các Tu Hội khác nhau và giữa các Tu Hội với Giáo sĩ triều, cần phải cổ võ sự hợp tác có tổ chức cũng như sự phối hợp tất cả các công tác và hoạt động tông đồ dưới sự lãnh đạo của Giám mục Giáo phận, tuy phải tôn trọng đặc tính mục đích và các luật thiết yếu của các Tu Hội”. Được như vậy, “các Linh mục có thể nhờ cậy vào sự gắn bó, đức bác ái và sự trợ giúp cũng như lời cầu nguyện, sự cộng tác, mối quan tâm sâu sắc và hiệu quả của các tu sĩ nam nữ. Bằngviệc hiệp nhất các năng lực trí lòng, các Linh mục và tu sĩ có thể tạo nên một sức sống tân kỳ trong Giáo Hội và làm cho sự hiện diện của họ giữa thế giới được cảm nhận sâu sắc”.[98]

Muốn được vậy, về phía các Cha xứ, ngoài những vấn đề liên quan đến con người, cần có sự hiểu biết đặc sủng của các Tu Hội thánh hiến đang hiện diện trong Giáo xứ, để tránh hiểu lầm khi cho rằng Tu Hội không sẵn sàng cộng tác, nhưng thực tế vì việc ta nhờ giúp hay cộng tác không đúng với đặc sủng của họ. Vì thế, ngay trong giai đoạn đào tạo, Thánh Công Đồng đã nhắc: “Chủng sinh cũng phải lưu tâm học cho biết cách giúp đỡ các tu sĩ nam nữ bền đỗ trong ơn gọi riêng và tiến đức theo tinh thần của Tu Hội”.[99]

Bên cạnh đó là ý thức trách nhiệm đối với các tu sĩ, mà trong Sắc lệnh “Về chức vụ và đời sống các Linh mục” số 6 đã viết: “Các Linh Mục cũng đừng quên các tu sĩ nam nữ, vì họ là thành phần ưu tú trong nhà Chúa, họ đáng được coi sóc đặc biệt để được tấn tới trong đàng thiêng liêng hầu giúp ích cho toàn thể Giáo Hội”.

Thứ đến là bác ái. Qui luật cuộc sống bao giờ cũng đi theo chiều từ thấp đến cao, hơn nữa, con người là toàn thể tinh thần và thể xác, đôi khi có nhiều cách hành xử quá “thiêng liêng”, phần thưởng dành cho sự cộng tác toàn là lời hứa cầu nguyện mà quên đi phần xác của người cộng tác cần có sức để làm. Dĩ nhiên, phải tránh những lạm dụng, nhưng với mức độ nào sự giúp đỡ về mặt vật chất là vừa thì rất khó xác định. Chúa Giêsu ngay xưa đi rao giảng, Ngài ra tay ban ơn thể xác: chữa lành người bệnh, hóa bánh ra nhiều để người ta khỏi đói, nhưng không phải khi nào cũng vậy, mà có lúc Ngài đã bỏ đám đông đang tìm Ngài để đi chỗ khác (x. Mc 1,35-39; Ga 6,22-27). Cha xứ cũng thế, sự chừng mực khôn ngoan là ơn phải xin, là nhân đức cần phải tập thành từ việc biết quan sát, và tấm lòng luôn lưu tâm nghĩ đến người khác. Một chuyện tế nhị nên biết, đó là có những Tu Hội thánh hiến, cách riêng Tu Hội nữ, nhà trung ương không đủ sức “bao cấp” cho các cộng đoàn nhỏ phục vụ tại các Giáo xứ, nên chị em phải xoay xở kinh tế, nhất là làm công việc nhà trẻ để mưu sinh, từ đó có thể ảnh hưởng đến công việc phục vụ Giáo xứ trong các lãnh vực mục vụ, tông đồ, truyền giáo… Sự việc này dẫn đến trình trạng Cha xứ trách các nữ tu lo làm tiền; các nữ tu ấm ức… lâu dần bất hòa sẽ xảy ra. Lòng bác ái, thánh Phalô đã nhắc: “Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái” (Cl 3,14).

Cuối cùng, sự quảng đại là điều không thể thiếu. Giáo huấn của Hội Thánh dạy: “Giám mục ân cần khuyên các Linh mục triều nhìn nhận, với lòng tri ân, sự đóng góp phong phú của các tu sĩ nam nữ cho Hội Thánh địa phương, và vui vẻ chấp nhận việc bổ nhiệm các tu sĩ vào những công tác có một mức độ rộng lớn hơn, hợp với ơn gọi và khả năng của họ”.[100]

Đối với các Tu Hội với lối sống theo ba lời khuyên Tin Mừng, sự từ bỏ, cách riêng là bỏ mình, phải là đặc nét trong nhân cách của người tu sĩ. Trong Tông thư “Hồng ân cứu chuộc” số 10, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “Định luật từ bỏ nằm trong chính bản chất ơn gọi làm Kitô hữu. Tuy vậy, một cách đặc biệt, nó thuộc về bản chất của ơn gọi liên kết với sự tuyên giữ những lời khuyên Phúc Âm”. Có bỏ mình thì mới dễ xây dựng mối tương quan, vì tự bản chất, các hoạt động tông đồ, mục vụ, truyền giáo trong Giáo xứ, người tu sĩ phải lệ thuộc Cha xứ. Không có bỏ mình rất khó để vượt qua những bất đồng trong phương pháp thực thi, cách thức lượng giá, và những va chạm mà trong cuộc sống dù cố gắng mấy cũng có ít nhiều xảy ra.

Người tu sĩ phải luôn nhiệt thành cộng tác với Cha xứ như giáo huấn của Hội Thánh dạy: “Các Bề trên Tu Hội với tính cách là người có trách nhiệm về Tu Hội của mình, hãy khuyến khích các tu sĩ tham gia vào đời sống Hội Thánh địa phương và am hiểu những chỉ thị và đường hướng của Hội Thánh địa phương”.[101] Trong sự cộng tác này, điều cốt yếu là: “Những người tận hiến nên nhớ rằng, trước hết họ phải là những người có khả năng hướng dẫn đời sống thiêng liêng”.[102] Do đó, hoa trái của tất cả lòng nhiệt thành tận tuỵ phục vụ của Tu Hội thánh hiến đem lại cho Giáo xứ dù được thấy qua những cuộc lễ đẹp, và qua những hoạt động phong phú khác, dù rất ngưỡng mộ, nhưng không dừng ở đó mà ở chổ: có thêm những người “biết” Chúa. Bởi vì cộng đoàn những người thánh hiến “tự bản chất của nó, kinh nghiệm về Thiên Chúa phải đạt được mức độ sung mãn và phải thông truyền cho kẻ khác”.[103]

Trong tương quan giữa Tu Hội thánh hiến với Giáo xứ, cộng đoàn giáo dân là đối tượng quan trọng. Người giáo dân cùng cộng tác với các tu sĩ, hoặc được đào tạo để trở thành cánh tay nối dài trong việc phục vụ. Mặt khác, người giáo dân có thể cùng tham gia vào đặc sủng của Tu Hội, trong phạm vi không ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nội bộ của Tu Hội.[104] Như thế, linh đạo cũng như đặc nét hoạt động tông đồ và sứ mạng của Tu Hội được nhân lên, khát mong nên thánh ngày càng phổ biến trên diện rộng. Nói chung đẹp biết chừng nào khi mối tương quan với giữa Tu Hội thánh hiến và giáo dân trong Giáo xứ thắm đượm tình giao hảo, nói như thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “một chương mới, đầy hy vọng, đang được mở ra về những tương quan giữa những người tận hiến và giáo dân”.[105]

Trong một Giáo xứ, Cha xứ, các tu sĩ và giáo dân hiệp nhất một lòng chung tay xây dựng Giáo xứ, nhiệt tâm loan báo Tin Mừng thì chắc chắn xứ ấy sẽ đầy tràn niềm vui, và khi đó mong ước của chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI sẽ trở thành hiện thực: “Ước chi thế giới thời đại chúng ta… có thể nhận được Tin Mừng không phải từ người rao giảng buồn sầu và chán nản nhưng từ những tác viên Tin Mừng tỏa ấm nhiệt tình, vì trước đó đã nhận lấy niềm vui của Đức Kitô vào bản thân mình”.[106]

THAY LỜI KẾT: Thử Thách Và Hướng Đi

Sau khi đi một đoạn đường dài qua những tài liệu của Hội Thánh về Đời sống thánh hiến, trích đoạn, lắp ráp để làm rõ nội dung đề tài muốn nói, quả thật, tạ ơn Chúa đã ban cho Hội Thánh các vị chủ chăn là các Đức Giáo Hoàng, vừa trí tuệ uyên thâm, vừa tốt lành thánh thiện, cùng với các “Thánh Bộ”, các “Hội Đồng”, đã cung cấp cho con cái trong Hội Thánh giáo thuyết rõ ràng để mạnh dạn đi theo Đức Kitô không sợ lạc đường. Với những điều đã viết ra thấy là quá dài, do đó khép lại vấn đề ở đây là ổn. Nhưng trước khi kết thúc, thiết nghĩ, cũng nên nhìn vấn đề trong khung cảnh thực tế của Hội Thánh Việt Nam hiện tại, xem có điều gì để chia sẻ hay không?

Ngày nay, xã hội đã thay đổi không còn như xưa. Tuy nhiên, áp lực chính quyền lên đời sống tôn giáo nói chung, cách riêng Hội Thánh Công Giáo Việt Nam, đã giảm thiểu thì đồng thời cũng xuất hiện nhiều vấn đề khác nảy sinh. Hiện tại, người ta nói nhiều về khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng căn tính, quyền bính cùng với nhiều thứ khủng hoảng khác.

Quả thật, trong Đời sống Thánh hiến tại Việt Nam, gần 40 năm cấm cách, với chủ trương tịch thu, cố gắng xoá sổ, hiện tại có mở nhưng chưa đáng gì, chỉ dừng lại trong phạm vi thuần túy sinh hoạt tôn giáo, các lãnh vực hoạt động của Hội Thánh trên bình diện xã hội vẫn chưa được phép làm, người tu sĩ muốn dấn thân, không dễ thực hiện. Tình trạng đó đã để lại một hậu quả nặng nề là tu sĩ không còn thấy rõ căn tính của Tu Hội của mình. Con số các tu sĩ ngày càng đông, phân biệt các Tu Hội thánh hiến rất dễ, vì không Tu Hội nào giống nhau về tu phục. Nhưng phân biệt chính con người tu sĩ trong các Tu Hội thánh hiến dường như rất khó. Nếu là nữ Dòng nào chẳng “tập hát cắm hoa”, tu sĩ nam làm Linh mục thì có việc dâng lễ mỗi ngày. Vì thế, nguy cơ trở thành tu sĩ chung chung là rất lớn. Trong khi đó, Thiên Chúa ban đặc sủng sáng lập Dòng là để đáp ứng một nhu cầu nào đó của Hội Thánh. Nếu tình trạng tu sĩ cứ chung chung không xác định rõ căn tính, thì khi con số Linh mục ngày càng nhiều, trong tương lai có thể gây ra những khó khăn trong mối tương quan giữa Tu Hội thánh hiến và Giáo phận. Tu Hội ở trong Giáo phận, các tu sĩ Linh mục cũng chỉ coi xứ như các cha Triều, thì sự hiện diện của các ngài làm mất chỗ, trong khi con số Linh mục Triều ra trường không còn Giáo xứ để chăm sóc mục vụ. Lúc đó chuyện gì sẽ xảy ra, liệu Giáo phận có để yên cho các Tu Hội thánh hiến ở mãi trên đất của mình không? Và một khi phải ra đi trong tê tái, chắc chắn tương quan cũng chẳng còn. Lúc đó, Hội Thánh bị thiệt trong chính bản thân mình về phương diện mầu nhiệm, vì Hội Thánh là hiệp thông; và biết đâu trong thời đại truyền thông, một khi không có cái nhìn siêu nhiên, người ta có cách hành xử làm tổn thương Hội Thánh về phương diện hữu hình.

Đào sâu căn tính và chọn lựa truyền giáo là hai lãnh vực mà hôm nay các Tu Hội thánh hiến đang rất lưu tâm. Vấn đề không phải là không biết chuyện đó, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Sự thất bại thực sự của đời thánh hiến, tức là thất bại không phải do con số ơn gọi giảm sút mà do việc kém gắn bó với Thiên Chúa, với ơn gọi riêng và với sứ mạng.[107] Việc quan trọng là phải làm thế nào trong bối cảnh xã hội hôm nay?

Mặt khác, giữa các Tu Hội thánh hiến, sự hợp tác trong thời gian qua rất tốt, đặc biệt trong lãnh vực đào tạo huấn luyện. Sau một thời gian, các Tu Hội nhận thấy xuất hiện vấn đề, là khi đào tạo chung, có nhiều lý do dẫn đến nguy cơ các tu sĩ không được đào sâu căn tính riêng của Tu Hội mình. Đan cử một hình ảnh minh hoạ. Trong Học Viện Liên Dòng, ngày gần tết ai cũng xôn xao vì biết mình sắp được thăm nhà. Những giờ ra chơi hầu như các thầy đều bàn chuyện tết và phép đi về. Các thầy “Dòng hoạt động” xôn xao bao nhiêu thì các thầy “Dòng chiêm niệm” lặng lẽ bấy nhiêu. Với bầu khí đó, liệu các thầy “Dòng chiêm niệm” có bình an không? Tôi chợt nghĩ đến câu chuyện giả tưởng: Năm ấy, có thầy “Dòng chiêm niệm” lên xin Đức Viện Phụ cho phép về thăm nhà. Ngài ngạc nhiên nhưng rất nhanh điềm tĩnh trở lại. Từ tốn hỏi: “Tại sao thầy xin về thăm nhà?”. Thầy hồn nhiên trả lời: “Thưa Viện Phụ, các Dòng kia đều được phép về thăm!”

Như đã nói trong bài, hiện tại phía nhà nước có chiều hướng mở, nên các Tu Hội thánh hiến khá thoải mái trong việc thâu nhận ơn gọi, xây dựng cơ sở. Sau bao năm cấm cách, bây giờ là thời phát triển, bung ra mạnh mẽ là điều đương nhiên. Ngày xưa bị o ép, dễ ngồi lại với nhau, hiện tại được tháo cởi nên ai cũng tập trung lo việc của mình. Đó là qui luật, chỉ sợ xuất hiện tính cạnh tranh làm đổ vỡ tương quan giữa nhau thì Hội Thánh bị thiệt!... Trong xã hội lấy “hơn – thua” làm phương thế và lực đẩy phát triển, lấy thành tích làm cách thế để khẳng định chính mình, dù ta có “siêu nhiên” nhưng nếu không tỉnh thức cũng sẽ bị lôi kéo vào vòng xoáy cạnh tranh.

Trở về với chuyện của mình, Dòng Chúa Cứu Thế được diễm phúc ở suốt với Giáo phận từ thời 1963 đến nay. Trong giai đoạn cam go và bây giờ cũng vậy, Triều và Dòng cứ như anh em một nhà. Gần nhất là Giáo hạt Quảng Ngãi, rộng lớn hơn là gia đình Giáo phận, không biết do đâu mà tình hiệp thông đang có rất đáng trân trọng. Bầu khí này kích thích sự cố gắng, vun thêm lòng nhiệt thành, thúc đẩy muốn đóng góp. Tất cả đó cho thấy một cách sống động giá trị của tình hiệp thông, sống tương quan liên đới. Trong ngôi nhà Giáo phận, bên cạnh anh em Triều còn có “người đồng hương” là các Tu Hội thánh hiến nam và nữ. Con số không đông nhưng tương quan giữa nhau cũng thật ấm lòng. Mong ngày gần tới nhất, anh em thuộc Hội Dòng Đồng Công được chính thức hiện diện, góp phần đặc sủng của mình vào khu vườn Giáo phận, gieo trồng đức tin nơi những tâm hồn còn mới hay đã có mà nay đã úa tàn…

Tương quan là gì nếu không phải là có nhau trong cuộc sống, cùng đi trong sứ vụ. Tương quan là gì nếu không phải là giúp nhau vươn tới những giá trị mà cần nhất hiện nay là “sống niềm vui, sống ngôn sứ, sống hiệp thông, ra khỏi nhà, lắng nghe tiếng Thánh Linh và các nhu cầu thời đại”. Chúng ta mong những điều ấy không chỉ gói lại trong năm nay mà trải mãi ra hết cả đời tận hiến…

 

 

 

 


[1]Khi nói đến Dòng tu liền cho ta hiểu cuộc sống tu viện. Từ giữa thế kỷ XX, có những hình thức tu khác, gọi là Tu Hội đời. Sau Công Đồng Vatican II, nhất là hiện nay, Hội Thánh dùng thuật ngữ “đời sống thánh hiến” để chỉ lối sống tu trì trong Hội Thánh Công Giáo (x. Lm. Antôn Ngô Văn Vững, SJ. trong tập “Đời Thánh Hiến theo Công Đồng Vatican II dấu chỉ - chứng từ - ngôn sứ”, Lưu hành nội bộ, tr. 65-66).

[2] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tông Thư Gửi Những Người Sống Thánh Hiến Của Đức Thánh Cha Phanxicô, Ngày 21-11-2014.

[3]Công Đồng Vatican II, Hiến chế Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân), số 40.

[4] Ibid., số 43.

[5]Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Vita Consecrata (Đời sống thánh hiến), Ngày 25-03-1996, số 22.

[6] Ibid., số 85.

[7]Công Đồng Vatican II, Hiến chế Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân), số 44.

[8]Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Tông huấn Evangelica Testificatio (Chứng tá Phúc Âm), Ngày 29-06-1971, số 7.

[9] Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Redemptionis Donum (Hồng ân Cứu Chuộc), Ngày 25-03-1984, số 11.

[10]Công Đồng Vatican II, Hiến chế Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân), số 43.

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành trình Thượng hội đồng
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành ...
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách sẽ không thành công
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách ...
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha