Thứ sáu, ngày 05 tháng 07 năm 2024 | 12:09 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thánh kinh

The Ascension of the Lord

R. I: Acts 1:1-11 II: Ephesians 1:17-23; Matthew 28:16-20

Lễ Chúa Thăng Thiên

 

Bài Đọc I: Công Vụ 1:1-11 II: Êphêxô 1:17-23; Matthêu 28:16-20

Interesting details:

-    (17)The details of Matthew is similar in St. Luke, Mark, John: The suspicion of apostles, adoration of Jesus, and the mission that He gave his Apostles

 

-    (18-20) When Jesus live in His humanity, He ated 3 missions: Priest, Prophet, and King. When Jesus left from His Apostles, He delegated to them these 3 missions”

 

-    Priest: continue  do memory of His Passion and authority of forgiveness.

-    Prophet /Teacher: proclaim Good News to all people and teach them to observe His Commandnents.

-    King:  receive His Kingdom , and authority of retaining or forgiveness of sins.

-    (20) I am with you always, Jesus is Emmanuel, God is with us (Mt 1:23). He is present to His People in their prayers, in celebration of sacraments, in discussion or making decision of something.

Chi Tiết Hay

·   (c.17) Những chi tiết trong Matthêu tương tự như trong các Phúc Âm của thánh Luca, Máccô và Gioan: sự nghi ngờ của các tông đồ, sự thờ lạy Chúa Giêsu, và sứ mạng Chúa trao cho các ông.

·   (c.18-20) Khi còn sống ở dưới thế, Chúa Giêsu đã thực thi ba nhiệm vụ: Tư Tế, Tiên Tri và Vương Giả. Khi chia tay với các môn đệ, Ngài ủy thác lại cho họ cả ba nhiệm vụ này:

-   Tư Tế: Tiếp tục tưởng nhớ sự hy sinh của Ngài, và quyền tha tội

-   Tiên Tri: Rao giảng cho muôn dân và dạy họ tuân giữ các giới răn của Ngàị

-   Vương giả: Nhận lấy vương quốc của Ngài, và được quyền buộc tội hoặc tha tội

·                     (c.20) "Thầy sẽ ở với các con". Chúa Giêsu là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng tạ (Mt 1:23), Ngài hiện diện với dân của Ngài trong lúc họ cầu nguyện, trong khi họ cử hành các nghi lễ, trong những lúc họ cần phải tính toán, quyết định một việc gì.

One Main Point:

Jesus delegate to His Apostles His missions and authority of teacher all people about their eyewitness to continue His missions until the end of the world.

Một Điểm Chính

Chúa Giêsu trao phó cho các tông đồ nhiệm vụ và quyền rao giảng cho muôn dân những gì họ đã được mắt thấy, tai nghe từ nơi Ngài để tiếp tục sứ mạng rao giảng của Ngài cho đến ngày tận thế.

Reflections

1.How am I responding Jesus’ invitation of Proclaiming of Good News to all people?

2.If I ask Jesus that: I need  do what to respond His invitation, What will Jesus talk to me?

Suy Niệm

1.Tôi đang đáp trả như thế nào lời mời gọi của Chúa Giêsu đi rao giảng Tin Mừng của Ngài cho muôn dân?

2.Nếu tôi hỏi Chúa Giêsu tôi cần làm gì để đáp lại lời mời gọi đó thì Ngài sẽ nói gì với tôi?

Thiếu một cái gì đó

Dov Ber, một người khác thường, ai đến với ông cũng tỏ ra ngần ngại. Ông là một người nổi tiếng thông thái về luật Do Thái, cứng nhắc và không khoan nhượng trong học thuyết của mình. Không bao giờ ông cười. Ông tin tưởng mạnh mẽ vào việc khổ đau người ta tự gây ra cho mình và nổi tiếng vì những cuộc trường chay. Cuối cùng, sự khổ chế chẳng đem lại ích gì cho ông. Ông lâm trọng bệnh và các thầy thuốc bất lực trong việc cứu chữa. Như một phương sách cuối cùng, có người đề nghị, “Tại sao không nhờ sự can thiệp của thầy sãi Shem Tov?”.

Dov Ber đồng ý, mặc dầu từ đầu ông chống lại ý tưởng đó bởi vì ông đã từng bất đồng quan điểm với thầy sãi Shem, người mà ông cho là có một cái gì đó xem ra dị giáo. Đang khi Dov Ber tin rằng cuộc sống chỉ có ý nghĩa bằng cách chịu đựng khổ đau thì thầy sãi Shem tìm cách làm nhẹ bớt nỗi khổ và dạy rằng, chỉ có tinh thần vui tươi mới đem lại ý nghĩa cho cuộc sống.

Khi thầy sãi Shem nhận lời thì đã quá nửa đêm, ông ra đi với áo khoác len và đội chiếc mũ lông tốt nhất. Vào phòng bệnh nhân, ông trao cho Dov cuốn Sách về sự Huy Hoàng. Dov Ber mở sách và đọc lớn tiếng.

Ông mới chỉ bắt đầu đọc chừng một phút thì người ta nói, thầy sãi Shem cắt ngang, “Thiếu một cái gì đó?”, “Thiếu một cái gì đó... trong niềm tin của ông”. 

Người bệnh hỏi, “Thiếu cái gì?”.      

Linh hồn”, thầy sãi Shem nói.       

MỘT NHÀ SƯ TỒI

Một đêm giá lạnh mùa đông, một nhà tu khổ hạnh lang thang gõ cửa một ngôi đền xin trú ẩn. Người đàn ông thảm hại đứng run rẩy dưới làn tuyết nên nhà sư trụ trì lưỡng lự dù rất muốn để ông ra đi nhưng lại bảo, “Được, thầy có thể ở lại, nhưng chỉ qua đêm. Đây là đền chùa chứ không phải trại tế bần. Sáng mai thầy phải đi”.

Nửa đêm, nhà sư nghe có tiếng răng rắc khác thường. Ông chạy vội vào chùa và thấy một cảnh tượng không thể tin được. Nhà tu khổ hạnh ấy đang sưởi ấm bên một đống lửa đốt ngay trong điện. Tượng Phật biến đâu mất. Nhà sư mới hỏi, “Tượng Phật đâu?”.

Kẻ lang thang chỉ vào đống lửa và nói, “Tôi chắc sẽ chết vì rét”.

Nhà sư sửng sốt kêu lên, “Ông điên rồi sao? Ông không biết ông đã làm gì? Đó là tượng Đức Phật! Ông vừa đốt tượng Đức Phật”.

Ngọn lửa tàn dần. Nhà tu hành nhìn chằm chằm vào ngọn lửa rồi lấy gậy khơi đống tro.

“Ông còn làm cái gì nữa đây?”, nhà sư la lên.

“Tôi tìm xương Phật, người mà ông nói là tôi đốt”.

Lâu sau, nhà sư thuật lại vụ việc cho một thiền sư, vị này bảo, “Ông là một nhà sư tồi, bởi anh đã coi trọng một Đức Phật chết hơn là một con người sống”.

-       Mátcô 3, 3: ngày sabbat, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi. – Nhóm Pharisêu coi trọng lề luật mà không muốn cứu người trong ngày Sabbát, đây là sự xung đột của nhóm Pharisêu với Chúa Giêsu. Tình yêu vô điều kiện của Chúa phải vượt trên mọi lề luật.

Lòng Tốt Của Mẹ:    Dạy Con Muốn Tiếp Tục Sống    

    George Washington, một trong những nhà anh hùng của nền độc lập Hoa Kỳ, thường được đề cao như một người con chí hiếu đối với mẹ mình.

    Sau những trận chiến cam go nhất, giữa những công việc nặng nề của một nguyên thủ quốc gia, ông thường về nhà thăm viếng và trò chuyện lâu giờ với người mẹ già.

   Một hôm, ngạc nhiên về sự gắn bó của ông đối với mình, mẹ đã đặt câu hỏi như sau: "Tại sao con lại chịu khó mất hằng giờ như vậy để ngồi bên cạnh mẹ?".

   Vị tổng thống của nước Mỹ đã trả lời như sau: "Thưa mẹ, ngồi bên cạnh mẹ để lắng nghe mẹ nói, không phải là một việc mất giờ. Bởi vì, sự thanh thản và lòng tốt của mẹ dạy con còn muốn tiếp tục sống".

     31 tháng 5, Giáo Hội mừng lễ Mẹ đi viếng bà thánh Ysave. Giáo Hội đặt lễ này vào cuối tháng năm như cao điểm của tháng hoa.

     Sự vội vã lên đường của Mẹ Maria để đi thăm người chị họ cưu mang trong lúc tuổi già là biến cố khai mạc sứ mệnh của Mẹ: đó là sứ mệnh của một người Mẹ luôn có mặt để phù trợ con người. Sự hiện diện ấy đã củng cố niềm tin của bà Ysave. Sự hiện diện ấy đã đem lại niềm an ủi vô bờ cho Gioan Tẩy giả.

     Bên cạnh Chúa Giêsu, từ việc cưới Cana cho đến dưới chân thập giá, và những ngày đầu của Giáo Hội, Mẹ luôn có mặt để nâng đỡ, để ủi an, để củng cố niềm tin của mọi người.

     Một cách âm thầm nhưng vô cùng gần gũi, ngày nay lúc nào Mẹ cũng có mặt trong Giáo Hội và trong từng phút giây của cuộc sống chúng ta.

     Tưởng niệm biến cố Mẹ lên đường đến viếng thăm bà Ysave trong ngày cuối tháng hoa này, mỗi người Kitô chúng ta được mời gọi để tin tưởng hơn bao giờ hết sự hiện diện đầy ưu ái của Mẹ có sức mang lại cho chúng ta niềm vui, sự can đảm để tiếp tục dấn bước trong cuộc lữ hành trần gian này.

     Những lúc mệt mỏi trong cuộc sống, những lúc tối tăm bao trùm cuộc sống, những lúc hụt hẫng đến độ không còn biết nương tựa vào ai, chúng ta hãy chạy đến với mẹ. Một vài Kinh Kính Mừng mà chúng ta có thể chỉ đọc một cách máy móc, đó chính là những giây phút chúng ta đến ngồi bên Mẹ. Ðó không là những phút giây vô ích, trái lại sự thanh thản của Mẹ, lòng quảng đại của Mẹ sẽ là nguồn nâng đỡ chúng ta.

1 Tháng Sáu -   Thánh Justin Tử Ðạo  (c. 165)

      Thánh Justin là một giáo dân và triết gia Kitô Giáo đầu tiên đã có những sáng tác vĩ đại bảo vệ đức tin Kitô Giáo. Nhờ các văn bản ấy, chúng ta biết về cuộc đời ngài.

  Thánh Justin sinh ở Flavia Neapolis, Samaria khoảng năm 100, cha mẹ ngài là người ngoại giáo, gốc Hy Lạp. Ngài được giáo dục kỹ lưỡng và đặc biệt yêu thích khoa hùng biện, thi ca và sử học. Khi còn trai trẻ, ngài bị thu hút bởi triết thuyết Plato. Tuy nhiên, ngài nhận thấy chỉ có Kitô Giáo mới trả lời được những thắc mắc lớn lao về đời sống và sự hiện hữu.

      Qua những tài liệu Kitô Giáo cũng như việc quan sát các gương anh hùng tử đạo, Thánh Justin đã trở lại Kitô Giáo khi ngài 30 tuổi. Ngài tiếp tục mặc áo choàng của các triết gia thời bấy giờ, và trở nên triết gia Kitô Giáo đầu tiên. Ngài tổng hợp Kitô Giáo với các yếu tính đặc sắc nhất trong triết lý Hy lạp. Theo quan điểm của ngài, triết lý là một nhà mô phạm của Ðức Kitô, một nhà giáo dục dẫn đưa người ta đến với Ðức Kitô.

 Thánh Justin nổi tiếng là một người biện giáo thời bấy giờ. Ngài đi đây đó và tranh luận với các người ngoại giáo, lạc giáo và Do Thái Giáo. Khi người Kitô tiếp tục bị bách hại bởi nhà cầm quyền, ngài đã công khai bảo vệ Kitô Giáo qua lời giảng dạy cũng như văn bản. Trong các sáng tác của ngài, hiện nay chúng ta vẫn còn giữ được hai bản văn gửi cho hoàng đế Rôma và cho Thượng Viện.

    Sau cùng ngài bị bắt và bị đưa ra trước quan tổng trấn Rôma là Rusticus. Khi được yêu cầu thờ cúng tà thần, Thánh Justin trả lời, "Người có suy nghĩ đúng đắn không vì sự giả trá mà chối bỏ sự thật." Thánh Justin bị chém đầu ở Rôma năm 165.

 Lời Bàn:     Là quan thầy các triết gia, Thánh Justin khích động chúng ta hãy dùng các sức mạnh tự nhiên (nhất là sức mạnh của sự hiểu biết) để phục vụ Ðức Kitô, và để hình thành đời sống Kitô Giáo trong nội tâm chúng ta. Vì con người dễ bị sai lầm, nhất là đối với các vấn đề sâu xa của đời sống và sự hiện hữu, chúng ta cũng phải sẵn sàng sửa đổi và kiểm soát lại tư duy chúng ta trong sự soi dẫn của chân lý Kitô Giáo. Do đó, chúng ta mới có thể nói như các thánh nhân uyên bác của Giáo Hội: Tôi tin để có thể hiểu, và tôi hiểu để có thể tin.

 Lời Trích"Triết lý là sự am tường những gì hiện hữu, và là sự hiểu biết rõ ràng về chân lý; và hạnh phúc là phần thưởng của sự am tường và sự hiểu biết đó" (Thánh Justin, Ðối Thoại Với Trypho, 3)

BẢN TIN MỤC VỤ

SACRED HEART OF MARY CHURCH – NHÀ THỜ MẪU TÂM

1301 FRANK STREET, BARLING,  AR 72923  PHONE: 479 452 1795  FAX 452-0571

Điện thoại dành riêng VN: 479 462 5042.  E-mail: peterlequang@hotmail.com

GHI DANH VÀO GIÁO XỨ

Theo qui định của Giáo Phận: Người Công Giáo cần ghi danh gia nhập Giáo xứ nơi thường trú và tham dự phụng vụ để tiện việc nhận các phép Bí tích và các chương trình giáo dục Công Giáo.  Xin ghi danh càng sớm càng tốt

http://www.nhathomautam.site90.net/

VĂN PHÒNG GIÁO XỨ

Chánh xứ: Rev.  HENRY B. MISCHKOWIUSKI

Phó xứ: Rev. Peter Lê Quang

 

I. BAN CHẤP HÀNH:

Chủ Tịch: Nguyễn Tuynh: 414 2564

Nội Vụ: Phạm Thế Vinh 783 8145/ 462 3666

Ngoại vụ:Lữ Bình 410 1237/ 420 1625

Thư Ký:Đỗ Khải: 763 5900

Thủ Quỹ:Trần Thu Nguyệt: 221 1859

 

II. CÁC TRƯỞNG KHU:

1. Trần Văn Hiệp: 719 8319

2. Phạm Hữu Phong 739 5313

3. Nguyễn Nhàn:  782 2411/ 459 0878

4. Lê Văn Phú: 431 7677 / 461 2181

5. Lê TP.Thịnh: 452 9995 / 471 0093

 

III. CÁC ỦY VIÊN:

 

1.     BAN PHỤNG VỤ

Nguyễn V. Hữu: 783 3863 / 420 3330

Tống Viết Ánh: 221 3034

Trần Đắc An: 422 1036

Tạ Hội: 438 5531

 

2.  BAN TÀI CHÁNH:         

Tống Kim Điện:  420 0266

Vũ Ngọc Liên: 783 1601

Dương Thị Thu: 648 3197

Phạm Phong 739 5313/

Phạm Vinh: 783 8145/ 462 3666

 

3.BAN BÁC ÁI XÃ HỘI

Lê Phương: 452 2700 / 285 6486

Trần Hiệp: 719 8319

Nguyễn Văn Nghị /Liên 649 6628

 

4.BAN VĂN HOÁ – GIỚI TRẺ:                                     

Vũ Hiền: 462 8755

Bùi Thế: 221 1421

 

5. BAN THÁNH NHẠC:  

 

a.CA ĐOÀN TL.Thiên Thần MICAE: phục vụ Lễ 12pm, Phạm Phong 739 5313/

Nguyễn Vũ Ngọc Hằng 310 1794.

 

b. CA ĐOÀN TÊRÊSA: phục vụ Lễ 8:00am. Trần Thơ:650 3265 / 649 8676,

Trần Như Văn:831 3004

 

ĐÀNG THÁNH GIÁ

6:30pm MỖI THỨ TƯ MÙA CHAY

Station of Cross: 6:00pm Lent Friday

NGÀY 01 - 06 - 2014 – LỄ THĂNG THIÊN-

I.             CHƯƠNG TRÌNH MỤC VỤ THƯỜNG NIÊN

1.  THÁNH LỄ CHÚA NHẬT:  8:00am  và 12:00PM

2.  THÁNH LỄ NGÀY THƯỜNG: 7:05PM

   Thứ Hai: Không có Thánh Lễ.  Thứ Ba, Thứ Tư và Thứ Năm: 6:35pm Chầu Thánh Thể –Thánh Lễ. Cầu cho gia đình

Thứ Sáu: 6:35pm Kinh Mân Côi. – Thánh Lễ.

Thứ Bảy: 7:45am Lần Chuỗi - 8:20am Thánh Lễ .

 

3.  GIẢI TỘI: 11:25AM ĐẾN 11:55AM MỖI CHÚA NHẬT

                 và 7:30  -  8:15 AM SÁNG THỨ 7

4. HỌC GIÁO LÝ HÔN NHÂN: 9:00- 11:00amMỖI THÁNG 2 LẦN VÀO CHÚA NHẬT – TRÊN 16 TUỔI XIN GHI DANH.

5.  RỬA TỘI TRẺ EM:   1:00PM  CHÚA NHẬT THỨ 2 VÀ 3 của mỗi tháng.

    RỬA TỘI NGƯỜI LỚN: trong lễ Vọng Phục Sinh hoặc trong Thánh Lễ CN

6.  HÔN PHỐI& DỰ TÒNG: cần gặp Cha Quản Nhiệm  ít nhất 6 tháng trước ngày cưới, và không bị mắc ngăn trở kết hôn.

 

7.  TANG LỄ: những ai thuộc giáo dân nhà thờ Mẫu Tâm, gọi Cha Quản Nhiệm hoặc Chủ Tịch Cộng Đoàn để xếp chương trình tang lễ và thông báo cho Cộng Đoàn.

 

II. CÁC ĐOÀN THỂ

 

a.THIẾU NHI THÁNH THỂ

   Vũ Hiền: 462 8755

 

b. DÒNG BA ĐA MINH

Sr.Therese Thơm 461 5930

Nguyễn V. Long 452 0806

 

c. TT HÔN NHÂN GĐ.

 Nguyễn Anh Bằng

 

d. CẦU NGUYỆN TẠI GIA

Lm. Lê T. Quang

 e. HỘI CÁC BÀ MẸ   Sr. Therese Thơm 461 5930

Lê Quỳnh Lê: 431 8787

 

f.KNIGHT OF COLUMBUS   Đinh Cho 479 653 2938 /  972 921 1297

III. LỊCH PHỤNG VỤ TRONG TUẦN

Chúa Nhật : 1tháng 6: Lễ Thăng Thiên:

Cv 1, 1-11; Ep 1, 17-23; Mt 28, 16-20 

Thánh Vịnh tuần 3

Thứ Hai 2 tháng 6: Thứ Hai trong tuần 7 Mùa Phục Sinh
Cv 19:1-8; Tv 68:2-3,4-5,6-7; Ga 16:29-33

Thứ Ba: 3 tháng 6: T. Charles Lwanga và các bạn tử đạo
Cv 20:17-27; Tv 68:10-11,20-21; Ga 17:1-11
Thứ Tư: 4 tháng 6:Thứ Tư trong tuần thứ 7 Phục Sinh
Cv 20:28-38; Tv 68:29-30,33-35,35-36; Ga 17:11-19

Thứ Năm: 5 tháng 6: Thánh Boniface, Gmtđ
Cv 22:30; Tv 16:1-2,5,7-8,9-10,11; Ga 17:20-26
Thứ Sáu: 6 tháng 5: Thứ Sáu trong tuần thứ 7 Phục Sinh
Cv 25:13-21; Tv 103:1-2,11-12,19-20; Ga 21:15-19
Thứ Bảy: 7 tháng 6: Thứ Bẩy trong tuần thứ 7 Phục Sinh

Cv 28:16-20,30-31; Tv 11:4,5,7; Ga 21:20-25

Chúa Nhật : 8tháng 6: Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Cv 2, 1-11; Tv 104:1, 24,29-34; 1Cr 12:3-13; Ga 20:19-23;

 

 

IVCẦU NGUYỆN TẠI GIA hoặc tại Nhà Thờ : 1:10pm - 2:00pm * CHÚA NHẬT:

01 tháng 06, 2014: Gđ. …………….            tại nhà thờ

Từ Thứ Hai ngày 2 – thứ Sáu ngày 6, tháng 6 các Lm tĩnh tâm ở Subiaco, không có lễ, nhưng có Thánh Lễ ngày 6  và ngày 7 tháng 6 ; và ngày 10, 19, 20, 21 tháng 6

08 tháng 06, 2014: Gđ. …………….            tại nhà thờ

( Không có thánh lễ ngày thường từ Thứ Tư ngày 11  đến 18 tháng 6 )

15 tháng 06, 2014: Gđ. …………….            tại nhà thờ (Lm Đồng Công dâng lễ)

22 tháng 06, 2014: Gđ. …………….            tại nhà thờ (party đón cha John )

(từ Ngày 29 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7, cha Antôn Trần Liên Sơn dâng lễ)

29 tháng 06, 2014: Gđ. …………….            tại nhà thờ (Lm. Sơn dâng lễ)

06 tháng 07, 2014: Gđ. …………….            tại nhà thờ (Lm. Sơn dâng lễ)

 

 

1. BAN PHỤC VỤ BÀN THỜ VÀ NHÀ THỜ: Mỗi tuần một khu vực, xin các trưởng khu nhắc nhở những người trong khu vực mình, dâng của lễ, đọc sách, kiểm tra vệ sinh.

 

 

CN CHÚA LÊN TRỜI ngày 1 tháng 6:

Đọc Sách:         Nguyễn Việt Long và Nguyễn Tina Thảo

Dâng của Lễ:   Gđ. Liêm / Vân

Thừa tác viên Thánh Thể:Nguyễn Việt Long, Vũ Kim Liên, Vũ Thị Én.

 

CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG: ngày 08 tháng 6:

Đọc Sách:        Lê Phương Vy và Nguyễn Phương Thảo               

Dâng của Lễ:   Bằng Hiếu

Thừa tác viên Thánh Thể:Nguyễn Bá Mai, Phạm Vượng, Nguyễn Nhàn

 

CN CHÚA  BA NGÔI: ngày 15 tháng 6: Ngày Hiền Phụ

Đọc Sách:         Nguyễn Song và Lê Tracy Quyên

Dâng của Lễ:   Thiếu Nhi Thánh Thể

Thừa tác viên Thánh Thể:Nguyễn Việt Long, Vũ Kim Liên, Vũ Thị Én.

Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, mà còn nhờ những lương thực thiêng liêng” (xem Mt. 4,4): Thánh Thể –Thánh Kinh – Thánh Nguyện. Nếu không, con không có sự sống thần linh.(HY Phanxicô Ng Văn Thuận)

LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA: ngày 22 tháng 6:

Đọc Sách:       Tạ Ngọc Thanh và Lê Phương Nhi  

Dâng của Lễ:   Thiếu Nhi Thánh Thể

Thừa tác viên Thánh Thể:Nguyễn Bá Mai, Phạm Vượng, Nguyễn Nhàn

 

LỄ TRỌNG KÍNH THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ29-6, 2014

Đọc Sách:         Phạm Văn Vượng và Nguyễn Vinh (Bằng)

Dâng của Lễ:    Quốc Hoài

Thừa tác viên Thánh Thể:Nguyễn Việt Long, Vũ Kim Liên, Vũ Thị Én.

 

CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN: ngày 06 tháng 7:

Đọc Sách:       Nguyễn Bá Mai và Trương Thanh Vy  

Dâng của Lễ:  Gđ. Cường Huyền

Thừa tác viên Thánh Thể:Nguyễn Bá Mai, Phạm Vượng, Nguyễn Nhàn

2.   NHỮNG NGƯỜI XIN DÂNG LỄ:

a) Gđ. Tòng Soi xin cầu cho bình an gđ. Quốc Tuyến

b) Gđ. Hoàng Liên xin lễ bình an

c) Gđ. Đinh Cho xin cầu cho Antôn Vũ.

d) Gđ. Trinh Dũng xin lễ tạ ơn Chúa và Đức Mẹ

e) Gđ. Bùi Hồng Henderson xin lễ tạ ơn

f) Ẩn Danh xin 2 lễ cầu cho các LH mồ côi.

 

 

 

3.  Ý CẦU NGUYỆN CỦA ĐỨC THÁNH CHA THÁNG 6 – 2014

– Ý chung:  Cầu cho những người thất nghiệp nhận được sự trợ giúp và tìm được công ăn việc làm để sống xứng với phẩm giá của mình.

 

– -Ý truyền giáo: Cầu cho Âu Châu tái khám phá ra căn cội Kitô giáo của mình qua chứng tá đức tin của các tín hữu.

 

4.XIN GHI DANH VÀO  GIÁO XỨ với đầy đủchi tiết:  có mẫu song ngữ. Ai không nhận bì thư từ nhà thờ Mẫu Tâm (Sacred Heart of Mary), nghĩa là chưa ghi danh vào Giáo xứ.

 

05.HỌC KINH THÁNH: 9:00am -10:30ammỗi sáng Thứ Bảy tại phòng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Cần instal paltalk.com Vào website: www.thanhtamchuagiesu.org/ThanhTam/

http://www.thanhtamchuagiesu.org/Vu/Software/pal_install.exe

 

 

06. LỚP GIÁO LÝ HÔN NHÂN SÁNG CHÚA NHẬTtừ 9:15am đến 11:15am HOẶC CHIỀU THỨ BẢY 2:00PM - 4:00PM.  Xin ghi danh nơi cha Quản Nhiệm ( 462 5042).

 

07.HỘI CÁC BÀ MẸ NHẬN CẦU NGUYỆN CHO CÁC BÀ CÓ NHU CẦU: Xin gọi một trong các số điện thoại dưới đây: Quỳnh Lê 431 8787; Bích Huyền 431 7937; Ngọc Hằng 310 1794; LaVang 462 9487. Họp 1:10pm ngày 22 tháng 6.

 

08.HỌP BAN CHẤP HÀNH : và TẤT CẢ CÁC Ban lúc 9:00 am ngày 8 tháng 6, 2014.

 

09. KNIGHT OF

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
BÀI GIẢNG ĐỨC THÁNH CHA - CHÚA NHẬT 13 THƯỜNG NIÊN NĂM B
BÀI GIẢNG ĐỨC THÁNH CHA - CHÚA NHẬT 13 THƯỜNG NIÊN NĂM B.
ỦY BAN GIÁO DÂN - THƯỜNG HUẤN THÁNG 07/2024: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN - MUỐI VÀ ÁNH SÁNG CHO THẾ GIỚI avatar Ủy ban Giáo dân 01/07/2024 Giáo hội là Dân Thiên Chúa, nơi mỗi người tín hữu, dù là giáo sĩ hay giáo dân, đều đóng góp vai trò không thể thiếu trong sứ mạng loan báo Tin Mừng. Chủ đề “Tông đồ giáo dân: Muối và ánh sáng cho thế giới” tập trung vào việc khai triển và cổ võ vai trò của giáo dân trong việc trở thành muối ướp mặn đời và ánh sáng soi sáng trần gian. Ủy ban Giáo dân Hội đồng Giám mục Việt Nam THƯỜNG HUẤN THÁNG 07/2024: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN: MUỐI VÀ ÁNH SÁNG CHO THẾ GIỚI BÀI 1: HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN DỰA TRÊN LỜI CHÚA - Phanxicô Xaviê Nguyễn Thái BÀI 2: SỐNG TIN MỪNG TRONG ĐỜI THƯỜNG – Lm. Antôn Hà Văn Minh BÀI 3: BIẾN ĐỔI THẾ GIỚI TỪ BÊN TRONG - Lm. Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J. BÀI 4: LÒNG CAN ĐẢM VÀ SỰ KHÔN NGOAN KHI DẤN THÂN VÀO ĐỜI SỐNG TRẦN THẾ - Lm. Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J. BÀI 1: HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN DỰA TRÊN LỜI CHÚA - Phanxicô Xaviê Nguyễn Thái “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. “Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành” (Mt 7, 21.24 – 27). Đọc đoạn Tin Mừng trên cho chúng ta thấy: sống Tin Mừng trong đời thường là một hành trình đức tin mà qua đó, người Kitô hữu áp dụng lời dạy của Chúa Giêsu vào cuộc sống hàng ngày. Yêu Chúa không chỉ là tham dự các thánh lễ, các giờ kinh, mà phải thi hành ý muốn của Chúa Cha qua việc lãnh nhận các bí tích thường xuyên và qua cách chúng ta tương tác với mọi người xung quanh, cách chúng ta hành xử với thử thách và cách thực hiện các quyết định. Dưới đây là một số suy tư của giáo dân và một số cách để sống Tin Mừng trong đời thường: 1. Suy niệm và cầu nguyện với Lời Chúa: chúng ta không thể kết hiệp mật thiết với Chúa mà không cầu nguyện với Ngài. Việc dành thời gian mỗi ngày để suy niệm và cầu nguyện với Lời Chúa giúp nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng trở nên thánh thiện hơn, yêu Chúa nhiều hơn và được Chúa hướng dẫn hành động. 2. Yêu thương tha nhân là yếu tố quan trọng khi ta sống theo Tin Mừng. Yêu thương mọi người xung quanh mình, cho dù họ là ai, tôn giáo nào, giàu hay nghèo. “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” ( Ga 15, 12 ). Điều này áp dụng qua việc giúp đỡ những người nghèo khó, an ủi những người đang gặp khó khăn, và chia sẻ cho cộng đồng đang cần đến tình thương của mình. 3. Hiền lành và khiêm nhường: là ứng xử một cách nhẹ nhàng, không gây ra xung đột, luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, và tìm cách giải quyết mọi vấn đề một cách dịu dàng và an bình. Tuy nhiên, hiền lành và khiêm nhường không đồng nghĩa với sự yếu đuối, mà chính là một cách để thể hiện sự mạnh mẽ và tự tin của bản thân thông qua sự kiểm soát cảm xúc và nhận thức. 4. Sống công bằng và bác ái: cố gắng sống công bằng với mọi người, không phân biệt đối xử, không chỉ dựa trên sự thỏa thuận mà dựa trên giá trị cốt lõi là phẩm giá con người, và thực hiện các hành động bác ái, như viếng thăm người đau yếu, quyên góp cho từ thiện, chia sẻ Chúa cho anh em, tham gia phục vụ cộng đồng dân Chúa cũng như cộng đồng xã hội. 5. Kiên nhẫn tha thứ: sống theo Tin Mừng đòi hỏi lòng kiên nhẫn và sẵn lòng tha thứ, dù trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Tha thứ đến cùng, tha thứ không giới hạn cho những lỗi lầm của người khác. Lý do chính mà chúng ta làm là vì Chúa đã tha thứ cho mỗi người chúng ta. 6. Chia sẻ niềm vui: sống vui tươi, dịu dàng với mọi người qua lối sống khó nghèo, tìm kiếm sự hài lòng, phấn khởi trong những điều giản dị và ý nghĩa của cuộc sống. 7. Sống Tin Mừng trong đời thường là chúng ta làm chứng về một Đức Giêsu con Thiên Chúa đã xuống trần gian, chịu chết và sống lại cho chúng ta được sống và được sống lại. Chứng nhân không chỉ trong một giai đoạn của cuộc sống nhưng là một đời Kitô hữu được kết hiệp với Chúa, bằng nguồn sống của Chúa. Qua hành động và lời nói hàng ngày, qua cách sống và tương tác với tha nhân làm sao bày tỏ được tình yêu và lòng thương xót của Chúa. Những suy tư Sống Tin Mừng trong đời thường không chỉ là làm một số việc đạo mà là cách sống thánh thiện và yêu thương mọi người xung quanh. Mỗi người cần gìn giữ và phát triển niềm tin của mình để sống đúng lý tưởng và hạnh phúc theo tinh thần của Tin Mừng. Sống Tin Mừng trong đời thường không phải lúc nào cũng dễ dàng, mỗi người giáo dân có cách sống Tin Mừng trong cuộc sống của họ một cách khác nhau. Nhiều giáo dân chưa mở lòng nên không nhận được ơn Chúa. Họ sống khép kín, không tham gia vào giáo xứ hoặc nếu có cũng chỉ là hình thức. Có những người không biết về Tin Mừng hoặc có biết qua loa thì cũng chưa áp dụng Tin Mừng vào cuộc sống, có khi còn không dám cho người khác biết mình là người Công Giáo, không dám sống đức tin của mình. Những người giáo dân khác sống theo lời dạy của Chúa Giêsu và thực hành lòng nhân từ, yêu thương và tha thứ. Trong khi một số khác có thể gặp khó khăn trong việc áp dụng những giá trị đạo đức từ Tin Mừng vào cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, quan trọng nhất là họ luôn cố gắng học hỏi và phát triển trong đức tin của mình để trở thành những người sống theo Tin Mừng mẫu mực. Được như thế là giáo dân cũng đang tham gia vào đời sống của Giáo Hội, dần dần góp phần xây dựng một Giáo Hội hiệp hành và một thế giới tốt đẹp hơn. Hồi Tâm 1/ Làm cách nào giúp mọi người Công Giáo, hay ít nhất là những người đi lễ mỗi tuần có thể học, suy niệm và cầu nguyện với Tin Mừng? Nếu đang làm việc trong Hội đồng mục vụ giáo xứ hay trong các Hội đoàn Công giáo tiến hành, bạn sẽ làm gì? 2/ Chứng nhân Tin Mừng trong đời thường là phương cách hữu hiệu giúp người khác dễ dàng sống theo gương, bạn có thể chia sẻ chứng nhân trong những buổi họp, hay những lúc riêng tư cho những người chung quanh không? 3/ Trong đời thường, bạn làm gì để bày tỏ lòng yêu mến Chúa qua tha nhân? BÀI 2: SỐNG TIN MỪNG TRONG ĐỜI THƯỜNG – Lm. Antôn Hà Văn Minh Qua Bí tích Rửa tội, người tín hữu được dự phần vào sứ vụ của Chúa Giêsu. Sứ vụ đó chính làm cho mọi người nhận biết ơn cứu độ của Thiên Chúa Cha tỏ bày cho nhân loại qua Đức Giêsu Kitô. Thi hành sứ vụ chính là sống Tin Mừng giữa lòng thế giới, cụ thể trong cuộc sống thường ngày của mỗi tín hữu. Công Đồng nói về cảnh sống trần thế của giáo dân bằng cách trình bày cảnh sống ấy, trước tiên, như là môi trường trong đó họ được Thiên Chúa mời gọi: “Đó là nơi Thiên Chúa gọi họ” (LG số 31). Và thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã giải nghĩa: “nơi” được trình bày bằng những hạn từ có tính cách năng động: giáo dân sống giữa trần gian, nghĩa là dấn thân vào tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội, tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ. Đó là những con người có một đời sống bình thường trong trần gian, học hỏi, làm việc, thiết lập những tương quan bạn bè, xã hội, nghề nghiệp, văn hóa”[1]. Sống Tin Mừng là gì? Trích dẫn Lời Chúa: “Chính anh em là muối cho đời… là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,13–14), Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trình bày: “Lời mời gọi của Chúa Giêsu chính là sứ mạng của người tín hữu sống trong thế giới này. Người Kitô hữu không coi thế gian là địa ngục, là nơi giam cầm của những nỗi thống khổ, cũng như không coi thế gian là hạnh phúc vĩnh cửu cho cuộc đời mình, nhưng là nơi để Thiên Chúa tỏ lộ tình yêu của Ngài qua sự cộng tác của con người, và là nơi để con người được thực thi ơn gọi và sứ mạng Kitô hữu của mình trong một tình yêu dấn thân và thánh hóa thế giới: Tham dự vào lãnh vực trần thế, là phận vụ phát xuất từ bản tính nội tại và sứ mạng của mình”[2]. Vì thế, sống Tin Mừng chính là huấn luyện bản thân nhuần thấm Tin Mừng để có thể thực thi ơn gọi của mình cách trọn hảo. Thiên Chúa muốn người tín hữu trở thành muối, thành ánh sáng cho thế giới bằng chính đời sống Tin Mừng của mình, hay nói cách khác người tín hữu dấn thân phục vụ để trần gian nhận biết tình yêu của Ngài dành cho nhân loại, một tình yêu trọng đại đã được thánh Gioan diễn tả: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3, 16). Nhưng để có thể sống Tin Mừng, dấn thân phục vụ cho Tin Mừng, đòi hỏi người tín hữu phải là người thấm đẫm Tin Mừng. Chỉ là men Tin Mừng khi người hữu phải đầy “chất” Tin Mừng. Vì thế, sống Tin Mừng trước tiên phải kết hợp mật thiết với Đức Kitô, vì Ngài chính là Tin Mừng. Vì thế, cuộc gặp gỡ với Tin Mừng là nền tảng cho việc sống Tin Mừng. Điều đó được thực hiện trước tiên chính là cuộc gặp gỡ Lời qua Kinh Thánh. Công đồng Vatican II trong hiến chế Mạc khải đã minh định: Chúa Cha muốn gặp gỡ con cái mình và ngỏ lời với họ qua Sách Thánh. Như vậy, tiếp cận với Lời Chúa, đọc Thánh Kinh là đi vào một cuộc gặp gỡ, tham gia một cuộc đối thoại với Thiên Chúa[3]. Quả thật việc đọc Thánh Kinh là cách thế tuyệt hảo để có được cuộc đối thoại với Thiên Chúa, vì “chúng ta ngỏ lời với Ngài khi cầu nguyện, và chúng ta nghe Ngài nói lúc chúng ta đọc các sấm ngôn thần linh”[4]. Trong Tông Thư “Khởi Đầu Ngàn Thứ Ba”, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II viết: “Lời Chúa phải trở nên một sự gặp gỡ ban sự sống, theo truyền thống xa xưa và luôn vững chắc về việc đọc Sách Thánh, cho phép rút ra từ bản văn Thánh Kinh Lời Hằng Sống, là lời chất vấn, hướng dẫn và hình thành cuộc sống chúng ta” (số 39)[5]. Người tín hữu chỉ có thể là men Tin Mừng, khi đời sống được đặt trên nền tảng Lời Chúa, không thường xuyên cầu nguyện với Lời Chúa không thể nào hoán cải cuộc đời để có thể làm cho đời mình trở thành men Tin Mừng. Dựa vào hoạt động của Giáo Hội tiên khởi được tường thuật trong sách Tông đồ công vụ, Đức Thánh cha Phanxicô nói: “Chúng ta khám phá động cơ mạnh mẽ của việc loan báo Tin Mừng chính là những buổi quy tụ cầu nguyện, nơi những người tham gia cảm nghiệm cách sống động sự hiện diện của Chúa Giêsu và được Chúa Thánh Thần đánh động. ...Lời cầu nguyện truyền lan ánh sáng và sự hăng hái: ân sủng của Chúa Thánh Thần làm nảy sinh trong lòng họ sự nhiệt thành”[6]. Dĩ nhiên việc tiếp cận Lời Chúa phải gắn chặt với Thánh Thể. Đức Thánh cha Phanxicô đã nói mạnh mẽ: Chỉ trong sự tôn sùng Thánh Thể, chỉ trước mặt Chúa, hương vị và sự say mê truyền giáo mới có thể được phục hồi. Lòng tôn sùng Thánh Thể là động lực giúp cho chúng ta vượt thắng những phong ba bão táp của cuộc đời, đặc biệt đó là nguồn khích lệ cho những người hết lòng chia sẻ Tin Mừng, chính vì trong Bí tích Thánh Thể, “chúng ta gặp gỡ Đấng đã ban mọi sự cho chúng ta” và đến lượt mình, chúng ta trở nên có khả năng chia sẻ tình yêu đó với người khác[7]. Để có thể sống Tin Mừng hầu trở thành men của Tin Mừng, chúng ta cần phải liên kết chặt chẽ với Chúa Kitô qua Lời Chúa, Thánh Thể và cầu nguyện và sống tình huynh đê. Bốn yếu tố: Lời Chúa, tìm kiếm tình hiệp thông huynh đệ, Thánh Thể và cầu nguyện, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, chính là tiêu chuẩn để phân định một sự việc. Bất cứ trường hợp nào thiếu những yếu tố này điều thiếu tính Giáo hội, không phải của Giáo hội, yếu tố quan trọng để chứng thực chúng ta thực sự là Men của Tin Mừng.[8] Sống Tin Mừng giữa đời thường Nhìn vào thực tế, trăn trở lớn của Giáo Hội Việt Nam là vấn đề Loan Báo Tin Mừng. Thật vậy, con số tín hữu Việt Nam đến nhà thờ dâng lễ mỗi Chúa Nhật có thể nói cho đến lúc này vẫn đáng tự hào, thế nhưng niềm tự hào này có thực sự là niềm vui đích thực không? Bởi nhìn vào cánh đồng truyền giáo mỗi địa phương vẫn còn ngổn ngang, vẫn còn có qua nhiều người chưa được tiếp cận với Tin Mừng, vẫn còn đó nhưng lương dân là hàng xóm của các gia đình Công giáo, nhưng họ chẳng nghe nói về Chúa Giêsu, không một lần tiếp cận được với Tin Mừng. Câu trả lời được tìm thầy nơi lối sống của người tín hữu Công giáo. Là men Tin Mừng, nhưng họ lại không thể hiện lối sống Tin Mừng ngay trong môi trường mình sinh sống. Họ tách rời đức tin và cuộc sống thường ngày, họ đóng khung lối sống Tin Mừng trong nhà thờ, họ không làm cho men Tin Mừng được dậy lên trong người môi trường mình sống. Cha mẹ vẫn đi dâng lễ ngày Chúa nhật, nhưng chưa một lần hướng dẫn con cái về đời sống đức tin. Người tín hữu vẫn thường xuyên gặp gỡ bạn bè là lương dân, nhưng chưa một lần họ nghe về Chúa Giêsu, nhiều khi còn tệ hơn, để làm vui lòng bạn bè lương dân, người Công Giáo sẵn sàng bỏ đi lễ Chúa nhật; ngoài phố chợ, những chủ cửa hàng Công Giáo vẫn ngần ngại thể hiện lối sống Tin Mừng để giữ đức công bình và đức yêu thương... Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh: “Người tín hữu không được mời gọi rời bỏ vị thế họ đang sống nơi trần gian. Thực vậy, Bí tích Thánh Tẩy không kéo họ ra khỏi trần gian, như thánh Phaolô đã nhấn mạnh: ‘Thưa anh em, khi được kêu gọi ở địa vị nào, mỗi người cứ ở địa vị đó trước mặt Thiên Chúa’ (1 Cr 7,24); trái lại, Ngài trao cho họ một ơn gọi có liên hệ đích thực với tình huống của họ trong trần gian: thực vậy, giáo dân được ‘Thiên Chúa kêu gọi để, dưới sự hướng dẫn của tinh thần phúc âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của mình; và như thế, với lòng tin cậy mến sáng ngời, nhất là với chứng tá đời sống, họ tỏ lộ Chúa Kitô cho kẻ khác’ (Tông huấn Người Tín hữu Giáo dân, số 15) Cha Mến kể câu chuyện: Chứng nhân trong đời thường như sau: Nhà giáo dục vĩ đại Booker T. Washington có viết như sau trong cuốn tự thuật mang tựa đề: “Từ ách nô lệ đi lên” của ông: “Càng lớn tôi càng tin chắc rằng, không một sự giáo dục nào có thể gặt hái được từ sách vở, hay từ những dụng cụ đắt tiền, mà có thể sánh ví được với những gì ta có thể gặt hái được, do tiếp xúc với các bậc vĩ nhân”. Cách đây ít lâu, một phụ nữ Ấn độ giáo đã trở lại Công giáo, sau một thời gian nghe rao giảng Lời Chúa. Bà chịu nhiều gièm pha, đay nghiến từ người chồng và bao người thân, do việc bà trở lại đạo. Có lần cha xứ hỏi bà: “Khi chồng con nổi giận và hành hạ con, thì con làm gì”? Bà đáp: “Thưa Cha, con cố gắng nấu ăn ngon hơn. Khi ông than trách, con lau chùi nhà sạch hơn. Khi ông ăn nói cộc cằn, con trả lời ôn tồn nhỏ nhẹ. Con cố gắng để chứng tỏ cho ông ta thấy: Khi con trở lại đạo Chúa, con phải là người vợ và người mẹ tốt hơn”. Một thời gian sau, chính ông chồng cũng xin trở lại đạo Công giáo, không phải vì lời giảng của cha xứ, cho bằng chính nhờ gương sáng sống đạo của bà vợ đạo đức của ông.[9] Sắp tới đây Đức Thánh cha Phanxicô sẽ phong thánh cho chân phước Carlo Arcutis, một vị thánh trẻ, được gọi vị thánh thuộc thế hệ Y. Thánh nhân có gì đặc biệt? Không có gì đặc biệt ngoài việc ngài sống Tin Mừng giữa đời thường. Đức hồng y Vallini trong bài giảng lễ phong chân phước đã nói về Carlo Arcutis như sau: Carlo có lòng yêu mến Thánh Thể và gắn bó với Thánh Thể cách đặc biệt. Chúa Giêsu là Bạn, là Thầy, là Đấng Cứu Độ và là sức mạnh cho cuộc sống của Acutis và là động lực của mọi việc cậu làm. Từ đó, Carlo mong muốn mãnh liệt đưa người khác đến với Chúa và cậu làm điều này trên hết bằng gương mẫu cuộc sống. Carlo dùng mọi cách, cả cách thức hiện đại, với tài năng về tin học Chúa ban, để gặp gỡ và loan truyền các giá trị Kitô giáo cho người khác[10]. BÀI 3: BIẾN ĐỔI THẾ GIỚI TỪ BÊN TRONG - Lm. Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J. Đời sống Kitô hữu giữa lòng trần thế như những hạt muối tinh tế thấm vào lòng đời, lặng lẽ làm biến đổi thế giới, như men trong bột làm dậy lên cả khối bột. Hành trình hy vọng nhưng cũng đầy thách đố này đòi hỏi sự biến đổi sâu sắc từ bên trong tâm hồn và đời sống mỗi người tín hữu. Khi mỗi người thay đổi từ nội tâm, họ trở thành ánh sáng lan tỏa, chiếu rọi khắp nơi, góp phần biến đổi thế giới bằng chính đời sống đức tin của mình. Theo Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân, linh đạo tông đồ giáo dân không chỉ là sống đức tin một cách cá vị, mà còn là tham gia tích cực vào sứ mạng của Giáo Hội. Giáo dân được mời gọi trở thành những tông đồ giữa đời, mang Tin Mừng đến mọi nơi (Apostolicam Actuositatem-AA, 4). Linh đạo này giúp mỗi người giáo dân nhận ra rằng, họ có một vai trò đặc biệt trong việc xây dựng Nước Trời nơi trần thế, không chỉ qua lời nói mà còn qua hành động cụ thể trong cuộc sống thường ngày: “Bản chất riêng biệt của người giáo dân là sống giữa đời và làm việc đời nên chính họ được Thiên Chúa mời gọi để một khi tràn đầy tinh thần Kitô giáo, họ làm việc tông đồ giữa đời như men trong bột” (AA 2). Sống linh đạo tông đồ giáo dân như thế, trước hết người giáo dân gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu qua Lời Chúa và Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể là tâm điểm đời sống người tín hữu, nuôi dưỡng mỗi người trong hành trình Kitô hữu giữa đời, giúp mỗi người kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu và dấn thân phục vụ sứ mạng của Người: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu, đó không chỉ là lời mời gọi, mà còn là một yêu cầu thiết yếu, để mỗi Kitô hữu có thể sống đức tin và thực thi sứ mạng của mình. Tham dự Thánh lễ, cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa,… là những phương thế giúp giáo dân nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của mình. Cầu nguyện giúp người giáo dân sống tình thân mật thiết với Chúa, trong khi suy niệm Lời Chúa giúp họ hiểu rõ hơn về ý nghĩa và sứ mạng của mình như được Chúa mời gọi. Kết hiệp với Chúa Giêsu qua Thánh Thể và Lời Chúa là những phương thế sống động để mỗi người trở nên men trong bột, biến đổi thế giới từ bên trong. Từ đời sống gắn kết với Chúa Giêsu, người giáo dân sống đức tin của mình qua những hành động cụ thể trong gia đình, nơi làm việc, và cộng đồng. Điều này có thể bao gồm việc tham gia vào các hoạt động xã hội, hỗ trợ người nghèo, bảo vệ môi trường, và tham gia vào các phong trào xã hội nhằm thúc đẩy công lý và hòa bình. Ý nghĩa của việc trở thành men trong bột là mỗi Kitô hữu đều có thể đóng góp một phần nhỏ nhưng quan trọng vào việc biến đổi thế giới xung quanh. Điều này đòi hỏi mỗi người phải sống đời sống đức tin một cách chân thật và nhiệt thành. Tình yêu và công lý là hai yếu tố không thể thiếu trong linh đạo giáo dân. Mỗi giáo dân được mời gọi sống yêu thương qua những hành động cụ thể, đồng thời nỗ lực thực thi công lý và xây dựng hòa bình. Các hoạt động xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc thực hành tông đồ giáo dân. Tham gia vào các hoạt động này không chỉ giúp mỗi người thực thi sứ mạng truyền giáo, mà còn góp phần xây dựng một xã hội công bằng và yêu thương hơn. Sau cùng, qua đời sống đức tin và dấn thân tông đồ, mỗi người góp phần xây dựng và phát triển cộng đoàn giáo xứ. Qua việc tham gia tích cực vào đời sống giáo xứ, giáo dân không chỉ đóng góp vào sự phát triển của cộng đoàn mà còn tạo ra một môi trường yêu thương và hiệp nhất. Một cộng đoàn yêu thương sẽ là nền tảng vững chắc để mỗi giáo dân có thể thực thi sứ mạng truyền giáo của mình một cách hiệu quả. Tóm lại, hành trình Kitô hữu giữa lòng trần thế là trở thành muối và men, âm thầm, trung kiên, nhẫn nại thấm vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, làm biến đổi thế giới từ nội tại. Sống đức tin trong đời thường, thể hiện qua những hành động cụ thể trong gia đình, nơi làm việc và cộng đồng, là cách mỗi Kitô hữu trở thành men trong bột, biến đổi thế giới bằng tình yêu và công lý. Kết hiệp với Chúa qua cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, cùng tham gia vào các hoạt động xã hội, là nền tảng để mỗi giáo dân góp phần xây dựng một xã hội công bằng và yêu thương, biến đổi thế giới từ bên trong. Hồi tâm 1/ Nhìn lại kinh nghiệm sống đạo, tôi thấy mình trở nên ánh sáng và muối và men trong môi trường sống như thế nào? Tôi có thể làm gì để thẩm thấu và lan tỏa tinh thần Kitô giáo trong gia đình, nơi làm việc, và cộng đồng của mình? 2/ Tôi cảm nghiệm thế nào về ơn gọi và sứ mạng Kitô hữu khi cầu nguyện và suy niệm lời Chúa? Làm thế nào tôi có thể biến những cảm nghĩ thiêng liêng ấy thành hành động cụ thể để xây dựng Nước Trời ngay cuộc sống đời thường của tôi? 3/ Khi đối diện với những thách thức trong cuộc sống và xã hội, tôi trải nghiệm thế nào về tình yêu và công lý như men trong bột, làm dậy lên sự thay đổi tích cực? Tôi có sẵn sàng dấn thân hơn nữa để trở thành người tông đồ truyền giáo giữa đời, lan toả tình yêu và công lý trong môi trường sống thường ngày? BÀI 4: LÒNG CAN ĐẢM VÀ SỰ KHÔN NGOAN KHI DẤN THÂN VÀO ĐỜI SỐNG TRẦN THẾ - Lm. Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J. Lòng can đảm và sự khôn ngoan là hai phẩm chất quan trọng mà mỗi Kitô hữu cần có để sống và làm chứng cho đức tin trong đời sống trần thế. Lòng can đảm giúp chúng ta vượt qua những thử thách và khó khăn, dám đứng lên bảo vệ sự thật và công lý. Sự khôn ngoan, hướng dẫn chúng ta hành động một cách sáng suốt, biết phân định phải trái, đúng sai và chọn lựa đường hướng đẹp lòng Chúa. Trong một thế giới đầy biến động và thách thức, lòng can đảm và sự khôn ngoan trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đối với giáo dân, hai phẩm chất này không chỉ giúp họ sống đức tin một cách mạnh mẽ và vững vàng mà còn đóng góp tích cực vào việc xây dựng một xã hội công bằng và nhân ái hơn. Lòng can đảm là một chủ đề được nhắc đến nhiều trong Kinh Thánh: “Mạnh bạo lên, can đảm lên! Đó chẳng phải là lệnh Ta đã truyền cho ngươi sao? Đừng run khiếp, đừng sợ hãi, vì ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, sẽ ở với ngươi bất cứ nơi nào ngươi đi tới” (Gs 1,9). Lời khích lệ này không chỉ dành cho Thủ lãnh Giôsuê mà còn dành cho tất cả chúng ta, những người đang sống và làm chứng cho đức tin. Lòng can đảm giúp chúng ta đứng vững trước những thử thách, bảo vệ niềm tin và dám sống theo những giá trị Tin Mừng trong một thế giới đầy cám dỗ, bạo loạn và bất công. Sự khôn ngoan cũng là một đức tính quan trọng được Kinh Thánh đề cao: “Nếu ai trong anh em thiếu đức khôn ngoan, thì hãy cầu xin Thiên Chúa, Người sẽ ban cho. Vì Thiên Chúa ban cho mọi người cách rộng rãi, không quở trách” (Gc 1,5). Sự khôn ngoan giúp chúng ta biết phân định đúng sai, tốt xấu, lựa chọn đường hướng đẹp lòng Chúa và hành động một cách sáng suốt trong mọi hoàn cảnh. Nó không chỉ là tri thức mà còn là khả năng ứng dụng tri thức đó vào cuộc sống một cách đúng đắn và hiệu quả tốt đẹp. Mỗi người vẫn thường đối diện với những thách đố và nghịch cảnh trong đời sống. Điều quan trọng là cách chúng ta đối diện và vượt qua chúng. Cuộc sống trần thế có muôn vàn cảnh huống mà ở đó, người giáo dân thể hiện lòng can đảm và sự khôn ngoan khi luôn tin cậy Chúa và đối diện khó khăn, chẳng hạn như việc bảo vệ sự thật và công lý trong môi trường làm việc, nơi có thể gặp phải những áp lực và cám dỗ. Lòng can đảm giúp chúng ta không lùi bước, trong khi sự khôn ngoan giúp chúng ta chọn lựa cách hành động phù hợp và hiệu quả. Đời sống đức tin không dừng ở việc tham dự các cử hành phục vụ mà còn sống theo những giá trị Kitô giáo trong đời sống thường ngày. Giáo dân có thể thể hiện lòng can đảm và sự khôn ngoan bằng cách làm gương sáng trong môi trường làm việc, trong gia đình, và trong cộng đồng. Những hành động cụ thể như giúp đỡ người khó khăn, bảo vệ môi trường, và tham gia vào các hoạt động từ thiện đều là những cách thể hiện đức tin một cách sống động và thực tế. Trong nhiều hoàn cảnh, lòng can đảm và sự khôn ngoan của người giáo dân có thể thể hiện trong vai trò lãnh đạo cộng đồng. Trong hoàn cảnh đó, lòng can đảm và sự khôn ngoan không chỉ giúp giáo dân đối mặt với những thách thức mà còn giúp họ hành động một cách sáng suốt và hiệu quả. Sau cùng, giáo dục con cái về lòng can đảm và sự khôn ngoan là một nhiệm vụ quan trọng của các bậc cha mẹ Công Giáo. Giáo dân có thể giúp con cái hiểu và thực hành hai phẩm chất này qua gương sáng trò chuyện thường ngày trước những vấn đề thực tế trong đời sống, giúp con cái phát triển lòng can đảm và sự khôn ngoan trong cuộc sống. Tóm lại, lòng can đảm và sự khôn ngoan là những phẩm chất không thể thiếu để mỗi Kitô hữu sống đức tin trong đời sống trần thế. Những phẩm chất này hằng giúp chúng ta vượt qua thử thách, bảo vệ sự thật và công lý, và hành động minh bạch, tư duy độc lập sáng suốt, mang lại ích lợi chính đáng cho bản thân và cộng đồng. Trong một thế giới đầy biến động, giáo dân cần lòng can đảm để kiên vững vượt qua những trở ngại và sự khôn ngoan để phân định và lựa chọn đúng đắn. Đó là hai phẩm chất giúp người giáo dân dấn thân sống đức tin giữa lòng trần thế, góp phần xây dựng đời sống xã hội thấm đượm Tin Mừng. Hồi tâm 1/ Trong những tình huống cụ thể nào, tôi thường cần đến lòng can đảm để bảo vệ sự thật và công lý? Tôi đã từng phản ứng ra sao và kết quả như thế nào? 2/ Làm thế nào tôi có thể áp dụng sự khôn ngoan để phân định đúng sai và đưa ra quyết định sáng suốt trong các hoạt động và công việc tại giáo xứ của mình? 3/ Nhớ lại một trải nghiệm khi lòng can đảm và sự khôn ngoan của người Công giáo đã tạo ra sự khác biệt tích cực trong cộng đồng xã hội? Tôi cảm nghĩ thế nào về sự dấn thân của người giáo dân, với lòng can đảm và khôn ngoan, vào đời sống xã hội? ________ [1] Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Tông Huấn Người Tín Hữu Giáo dân (Christifideles Laici), số 15. [2] Nt. [3]X. Hiến chế Mạc Khải (Dei Verbum), số 21 [4] X Hiến chế Mạc Khải (Dei Verbum), số 25. [5] Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông thư Ngàn Năm Thứ Ba (Millennio Adveniente), số 39> [6] Đức Phanxicô, buổi tiếp kiến chung trực tuyến sáng thứ Tư 25/11/2020), nguồn Vatican News. [7] Nguồn: www.ncregister.com/commentaries/without-adoration-there-s-no-evangelization [8] Nguồn: www.vaticannews.va/vi/pope/news/2020-11/ [9] Nguồn: https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/chung-nhan-giua-doi-thuong [10] Nguồn: https://www.vaticannews.va/vi/church/news/2020-10/le-phong-chan-phuoc-carlo-acutis.html
ỦY BAN GIÁO DÂN - THƯỜNG HUẤN THÁNG 07/2024: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN - MUỐI ...
LINH ĐẠO DUNG NẠP
LINH ĐẠO DUNG NẠP