, ngày 06 tháng 10 năm 2024 | 01:58 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thánh kinh

 

 

5th Sunday of Easter

Reading I: Acts 6:1-7 II: 1Peter 2:4-9; John 14:1-12

Chúa Nhật 5 Mùa Phục Sinh

Bài Đọc I:  Công vụ 6:1-7 II: 1Phêrô 2:4-9; Gioan 14:1-12

Interesting Details

· This discourse between Jesus and the Twelve took place during the last supper in the upper room. The events leading to this was the washing of the disciples' feet and the teaching of the new commandment "Love one another..."

· At the supper, Jesus already knew who his betrayer was and had already denounced him. However, when Jesus told his disciples he was going to the Father's house to prepare a place for them, Judas had left.

· Throughout the Gospel of John, Jesus has referred to God the Father many times as an authoritative figure to his disciples, but only during this discourse the disciples actually asked to know more about the Father.

Chi Tiết Hay

  · Đoạn phúc âm này trích dẫn lời Chúa Giêsu trong buổi tiệc ly với mười hai tông đồ. Trước đoạn này là việc Chúa rửa chân cho các môn đệ và Chúa răn dạy một giới răn mới là "Hãy thương yêu nhau..."

  · Trong buổi tiệc ly, Chúa Giêsu đã biết ai là kẻ phản bội và đã lên án người ấy. Tuy nhiên khi Chúa nói cùng các môn đệ là Người sẽ đi về nhà Chúa Cha để dọn chỗ cho các môn đệ thì Giuđa đã rời khỏi bàn tiệc.

  · Trong phúc âm của Thánh Gioan, Chúa Giêsu nhắc đến Chúa Cha nhiều lần như một người rất năng quyền. Nhưng chỉ trong buổi tiệc ly, các tông đồ mới thật sự hỏi Chúa Giêsu về Chúa Cha.  

One Main Point : Jesus announced his departure from the world and reassured his disciples that he is going to prepare a place for them at the Father's house. Jesus is the way, the truth, and the life; and only through him can we establish a relationship with the Father.

Một Điểm Chính

Chúa Giêsu báo trước là Người sẽ đi khỏi thế gian để dọn chỗ cho các môn đệ trong nhà Chúa Cha. Chúa Giêsu chính là đường, là sự thật và là sự sống, chỉ qua Chúa Giêsu chúng ta mới có thể nối kết được với Chúa Cha.

Reflections

1. Imagine yourself at the last supper with Jesus. What would be your thoughts and attitude? What questions would you ask him about where and why he is going?

2. Thomas expressed his confusion: "Master, we do not know where you're going so how can we know the way?" Does this question reflect my confusion about the direction and the goal in my spiritual life?

3. Jesus said he will go to the Father's house to prepare a place for me. How have I prepared myself to be received by him?

4. Between God the Father and Jesus exists a very intimate, loyal and loving relationship. How close is my relationship with God?

5. Jesus said "If you know me then you will know my Father..." How much do I know my God?

Suy Niệm

1. Hãy hình dung bạn đang dự buổi tiệc ly cùng Chúa Giêsu và các môn đệ. Khi ấy bạn sẽ nghĩ gì? Thái độ của bạn ra sao? Bạn có đặt câu hỏi là Chúa sẽ đi đâu và tại sao Người lại ra đi không?

2. Thánh Tôma hỏi: "Chúng con không biết Thầy đi đâu thì làm sao chúng con biết được đường đi?" Nếu Thánh Tôma hỏi tôi, tôi sẽ trả lời như thế nào?

3. Chúa Giêsu nói rằng Ngài đi dọn chỗ cho tôi ở nhà Chúa Cha. Vậy tôi phải chuẩn bị như thế nào để được Người tiếp đón?

4. Giữa Đức Chúa Cha và Chúa Giêsu, có một liên hệ đầy thương yêu, trung tín, và mật thiết. Còn liên hệ của tôi với Chúa thì sao?

5. Chúa Giêsu nói: "Nếu con biết Ta, con cũng biết Cha Ta." Tôi biết Chúa đến chừng nào?

 

Cánh Diều

    Người Rumani nói về nguồn gốc của trò chơi thả diều bằng mẩu chuyện như sau:

     Tại một làng kia, có một người nghèo mà ai cũng gọi là Cob. Cob là một tên gọi không mấy thanh cao trong ngôn ngữ Rumani. Người ta gọi ông bằng tên ấy vì cái miệng sún răng cũng như đôi chân khập khiễng của ông. Con người có dáng vẻ xấu xí ấy lẽ dĩ nhiên chỉ có thể là một người nghèo mà thôi. Không vợ, không con, ông Cob lầm than như tất cả những người nghèo khác. Ði đến đâu, ông cũng trở thành trò đùa cho mọi người. Vậy mà con người ấy không hề than thân trách phận hoặc tỏ ra giận dữ, buồn phiền mỗi khi bị chọc ghẹo.

     Cả đời, ông chỉ có mỗi một băn khoăn: là chưa hề làm một việc thiện cho người khác. Ông yêu người, ông muốn tặng thật nhiều quà cho mọi người. Nhưng ông cảm thấy mình quá nghèo để có thể thực hiện được giấc mơ ấy. Ông thường tự nhủ: "Bệnh tật, đau yếu, khốn khổ, chết chóc, đó là số phận chung của mọi người. Ai không nhỏ lệ thì cũng khóc thầm trong lòng. Nước mắt là cơm bữa của loài người. Do đó, cần phải làm cho con người phấn khởi, vui tươi". Nghĩ thế, ông trình bày lên Chúa tước nguyện như sau: "Xin Chúa cho con có thể mang lại cho những người đau khổ một quà tặng".

     Một quà tặng cho nhân loại đau khổ, nhưng ông Cob vẫn không biết món quà đó phải như thế nào. Trong khi chờ đợi, mỗi lần bị cười chê, mỗi lần bị đem ra làm trò cười, ông vẫn tươi cười với ý nghĩ rằng: "Ít ra mình cũng làm cho người vui".

     Sau một thời gian suy nghĩ, cuối cùng ông Cob mới tìm ra được món quà tặng mà ông sẽ mang lại cho nhân loại đau khổ: đó là một cánh diều bay lơ lửng trên không.

     Nghĩ đó là sự linh ứng của Chúa, ông Cob đi nhặt tất cả những gì cần thiết để làm một cánh diều. Ông miệt mài cắt xén, sơn vẽ để hoàn thành được một cánh diều óng ả, sáng chói như một đĩa bay.

     Khi cánh diều gặp gió bay cao, cả dân làng kéo nhau ra cánh đồng để nhìn ngắm cánh diều của ông Cob. Mọi người đưa mắt nhìn lên không trung và quên hẳn những nhọc nhằn của cuộc sống. Ðó là quà tặng mà người khốn khổ nhất của ngôi làng đã mang lại cho người đồng loại của mình.

     Một tác giả nào đó đã nói: "Trái tim không phải là một món hàng để mua bán, mà là một món quà để trao tặng". Một trái tim không biết trao tặng là một trái tim chết.

    Sự giàu có và nghèo nàn có thể phân biệt con người thành giai cấp thứ bậc. Có người tiền rừng bạc biển, có người nghèo rớt mòng tơi. Nhưng mỗi người chỉ có một quả tim, và quả tim đó lẽ ra phải giống nhau, bởi vì người ta không thể cân lường được quả tim. Do đó, quà tặng xuất phát từ quả tim đều vô giá. Giá trị của món quà không hệ tại ở số lượng của tiền của, mà ở quả tim được gói gém trong món quà.

     Chúa Giêsu đã nhìn thấy qủa tim mà một người đàn bà góa đã gói trọn trong một đồng xu nhỏ dâng cúng đền thờ. Nhân vật Cob trong câu chuyện của người Rumani trên đây đã đặt tất cả con tim của mình vào cánh diều để làm vui cho con người.

     Một ánh mắt, một nụ cười, một lời nói an ủi, một bàn tay nâng đỡ, đó là bao nhiêu quả tim mà con người có thể trao tặng cho nhau. Và có thể là những món quà cao quý nhất mà những người xung quanh đang chờ đợi nơi chúng ta.

 

Tội vô tri

Tại một hang núi trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, một ẩn sĩ đang chiêm niệm chợt mở mắt thì thấy một vị khách bất ngờ đang ngồi trước mặt ông, đó là viện phụ của một đan viện nổi tiếng.

Ẩn sĩ hỏi, “Ngài tìm kiếm điều gì?”.     - Cha đan phụ kể cho ẩn sĩ một chuyện đáng buồn. Đã một thời, đan viện của ngài nổi tiếng khắp thế giới phương tây. Các gian phòng của đan viện đầy những người dự tu và nguyện đường vang vọng lời kinh tiếng hát của các đan sĩ. Rồi những ngày khó khăn đã đến. Người ta không còn lũ lượt đến đây để tìm của ăn tinh thần, nhóm người dự tu cũng khan hiếm; nguyện đường trở nên im ắng. Chỉ còn lại một nhóm ít ỏi mấy đan sĩ với những bổn phận xem ra nặng nề đối với họ.

Giờ đây, điều mà cha đan phụ muốn biết là “do đâu mà đan viện của tôi lại tụt dốc đến thảm trạng này, có phải do một tội lỗi nào đó của chúng tôi chăng?”. - Đúng vậy, ẩn sĩ trả lời, đó là “tội vô tri”.     -- Vô tri là thế nào?

Một trong quý vị là Đức Kitô cải trang mà quý vị chẳng hề nhận ra điều này”. Nói xong, ẩn sĩ nhắm mắt và tiếp tục chiêm niệm.

    Suốt con đường gồ ghề trở về đan viện, lòng cha đan phụ bồi hồi với ý tưởng Chúa Kitô - chính Chúa Kitô – đã trở lại trần gian và đang sống trong đan viện. Làm sao mình lại không nhận ra Ngài? Ai mới thực là Ngài? Thầy làm bếp? Thầy coi phòng thánh? Thầy thủ quỹ? Hay thầy phó bề trên? Không, không đâu: thầy ấy nhiều sai sót lắm. Nhưng vị ẩn sĩ đã bảo Ngài cải trang mà? Làm sao Ngài lại cải trang thành một con người đầy sai sót như thế? Thử nghĩ xem, trong đan viện này có ai là không có khuyết điểm; vậy mà một trong những con người này lại là Chúa Kitô!    Về tới đan viện, ngài liền họp các đan sĩ, kể lại những gì mình khám phá. Mọi người nhìn nhau nghi ngại. Chúa Kitô? Ở đây? Không thể tin được! Nhưng giả thiết Ngài giả trang ở đây, thì cũng có thể. Vậy có thể là người này người nọ, hay vị nào đằng kia? Hoặc là...

  Một điều chắc chắn là nếu Chúa Kitô cải dạng giữa họ thì xem ra không tài nào họ nhận ra Ngài được. Vậy là họ bắt đầu trân trọng và quan tâm đến nhau. Mỗi khi có việc với nhau họ tự nhủ: “Không chừng là Ngài đây”.

Kết quả là bầu khí đan viện trở nên rộn rã ngập tràn niềm vui. Chẳng bao lâu, hàng tá người dự tu đến xin nhập dòng và một lần nữa, nguyện đường lại ngân vang lời ca tiếng hát với sự thánh thiện và niềm vui của các đan sĩ rạng ngời yêu thương.        --Suy tư:  Ích gì cho đôi mắt khi con tim mù loà? – Chúa Giêsu Kitô đồng hóa với những người ngay chung quanh chúng ta: Khi các ngươi làm một điều gì cho những anh em bé nhỏ nhất của Ta, là làm cho chính Ta vậy. (Matthêu 25, 40)

Thánh Simon Stock    (1165 - 1265)

     Thánh Simon Stock sinh ở Kent, nước Anh năm 1165. Chúng ta không được biết gì nhiều về thời niên thiếu của thánh nhân, ngoại trừ một truyền thuyết nói rằng tên "Stock", có nghĩa "thân cây", do bởi ngay từ khi mười hai tuổi, thánh nhân đã sống ẩn dật trong chỗ lõm sâu của thân cây sồi. Và khi trưởng thành ngài hành hương đến Ðất Thánh là nơi ngài gia nhập nhóm tu sĩ Cát Minh (Camêlô) và sau đó theo họ về Âu Châu.         Thánh Simon Stock thành lập nhiều cộng đoàn Cát Minh, nhất là trong các khuôn viên Ðại Học như Cambridge, Oxford, Paris, và Bologna, và ngài là người đã giúp thay đổi dòng Cát Minh từ hình thức ẩn tu sang hình thức tu sĩ khất thực. Năm 1254, ngài được chọn làm Bề Trên Tổng Quyền của Dòng ở Luân Ðôn. Thánh Simon cai quản nhà dòng với sự thánh thiện và khôn ngoan, và đã phát triển dòng từ Anh Quốc ra khắp Âu Châu nhờ nhân đức của ngài cũng như ơn nói tiên tri và làm phép lạ.

     Thánh Simon Stock thường được nhắc đến qua một thị kiến ngài được thấy ở Cambridge, Anh Quốc, ngày 16 tháng Bảy năm 1251, lúc đó Dòng Cát Minh đang bị đàn áp. Trong thị kiến ấy, Ðức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với thánh nhân, tay cầm khăn choàng mầu nâu. Ðức Mẹ nói: "Hỡi con yêu dấu, hãy nhận lấy khăn choàng này của Dòng con; đó là dấu hiệu đặc biệt nói lên lòng quý mến của Mẹ đã dành cho con và con cái Dòng Cát Minh. Những ai từ trần khi mang khăn này sẽ không bị lửa đời đời. Ðó là phù hiệu của sự cứu chuộc, là khiên thuẫn khi gặp nguy hiểm, và là lời hứa được bảo vệ và sự bình an đặc biệt." Khăn choàng (do bởi tiếng Latinh, scapula, có nghĩa "xương bả vai") gồm hai mảnh vải, một mảnh ở trước ngực và mảnh kia ở đằng sau, được nối với nhau bằng dây vải bắt ngang qua vai. Trong một số dòng tu, các tu sĩ nam nữ mặc khăn choàng dài từ vai đến gót chân như áo khoác ngoài. Giáo dân thường mang khăn choàng bên trong quần áo thường; gồm hai mảnh vải chỉ độ vài phân vuông mà người Việt chúng ta thường gọi là "áo Ðức Bà."     -     Tuy bất cứ ai cũng có thể mặc "áo Ðức Bà" nhưng phải có một linh mục cử hành nghi thức này. Ngoài ra, phải mang "áo Ðức Bà" một cách xứng đáng, nếu quên không mang áo này trong một thời gian, lợi ích sẽ không còn. Giáo Hội Công Giáo cho phép sử dụng mười tám loại "áo Ðức Bà" khác nhau thường làm bằng nỉ mầu nâu. Thánh Simon từ trần ở Bordeaux, nước Pháp ngày 16 tháng Năm 1265. Dù Thánh Simon Stock chưa bao giờ được chính thức phong thánh, nhưng ngài được sùng kính từ lâu và Tòa Thánh cho phép cử hành lễ kính.

BẢN TIN MỤC VỤ

SACRED HEART OF MARY CHURCH – NHÀ THỜ MẪU TÂM

1301 FRANK STREET, BARLING,  AR 72923  PHONE: 479 452 1795  FAX 452-0571

Điện thoại dành riêng VN: 479 462 5042.  E-mail: peterlequang@hotmail.com

GHI DANH VÀO GIÁO XỨ

Theo qui định của Giáo Phận: Người Công Giáo cần ghi danh gia nhập Giáo xứ nơi thường trú và tham dự phụng vụ để tiện việc nhận các phép Bí tích và các chương trình giáo dục Công Giáo.  Xin ghi danh càng sớm càng tốt

http://www.nhathomautam.site90.net/

VĂN PHÒNG GIÁO XỨ

Chánh xứ: Rev.  HENRY B. MISCHKOWIUSKI

Phó xứ: Rev. Peter Lê Quang

 

I. BAN CHẤP HÀNH:

Chủ Tịch: Nguyễn Tuynh: 414 2564

Nội Vụ: Phạm Thế Vinh 783 8145/ 462 3666

Ngoại vụ:Lữ Bình 410 1237/ 420 1625

Thư Ký:Đỗ Khải: 763 5900

Thủ Quỹ:Trần Thu Nguyệt: 221 1859

 

II. CÁC TRƯỞNG KHU:

1. Trần Văn Hiệp: 719 8319

2. Phạm Hữu Phong 739 5313

3. Nguyễn Nhàn:  782 2411/ 459 0878

4. Lê Văn Phú: 431 7677 / 461 2181

5. Lê TP.Thịnh: 452 9995 / 471 0093

 

III. CÁC ỦY VIÊN:

 

1.     BAN PHỤNG VỤ

Nguyễn V. Hữu: 783 3863 / 420 3330

Tống Viết Ánh: 221 3034

Trần Đắc An: 422 1036

Tạ Hội: 438 5531

 

2.  BAN TÀI CHÁNH:         

Tống Kim Điện:  420 0266

Vũ Ngọc Liên: 783 1601

Dương Thị Thu: 648 3197

Phạm Phong 739 5313/

Phạm Vinh: 783 8145/ 462 3666

 

3.BAN BÁC ÁI XÃ HỘI

Lê Phương: 452 2700 / 285 6486

Trần Hiệp: 719 8319

Nguyễn Văn Nghị /Liên 649 6628

 

4.BAN VĂN HOÁ – GIỚI TRẺ:                                     

Vũ Hiền: 462 8755

Bùi Thế: 221 1421

 

5. BAN THÁNH NHẠC:  

 

a.CA ĐOÀN TL.Thiên Thần MICAE: phục vụ Lễ 12pm, Phạm Phong 739 5313/

Nguyễn Vũ Ngọc Hằng 310 1794.

 

b. CA ĐOÀN TÊRÊSA: phục vụ Lễ 8:00am. Trần Thơ:650 3265 / 649 8676,

Trần Như Văn:831 3004

 

ĐÀNG THÁNH GIÁ

6:30pm MỖI THỨ TƯ MÙA CHAY

Station of Cross: 6:00pm Lent Friday

NGÀY 18 - 05 - 2014 – CN.  V PHỤC SINH-

I. CHƯƠNG TRÌNH MỤC VỤ THƯỜNG NIÊN

1.  THÁNH LỄ CHÚA NHẬT:  8:00am  và 12:00PM

2.  THÁNH LỄ NGÀY THƯỜNG: 7:05PM

   Thứ Hai: Không có Thánh Lễ.  Thứ Ba, Thứ Tư và Thứ Năm: 6:35pm Chầu Thánh Thể –Thánh Lễ. Cầu cho gia đình

Thứ Sáu: 6:35pm Kinh Mân Côi. – Thánh Lễ.

Thứ Bảy: 7:45am Lần Chuỗi - 8:20am Thánh Lễ .

 

    3.  GIẢI TỘI: 11:25AM ĐẾN 11:55AM MỖI CHÚA NHẬT

                 và 7:30  -  8:15 AM SÁNG THỨ 7

4. HỌC GIÁO LÝ HÔN NHÂN: 9:00- 11:00amMỖI THÁNG 2 LẦN VÀO CHÚA NHẬT – TRÊN 16 TUỔI XIN GHI DANH.

5.  RỬA TỘI TRẺ EM:   1:00PM  CHÚA NHẬT THỨ 2 VÀ 3 của mỗi tháng.

    RỬA TỘI NGƯỜI LỚN: trong lễ Vọng Phục Sinh hoặc trong Thánh Lễ CN

6.  HÔN PHỐI& DỰ TÒNG: cần gặp Cha Quản Nhiệm  ít nhất 6 tháng trước ngày cưới, và không bị mắc ngăn trở kết hôn.

 

7.  TANG LỄ: những ai thuộc giáo dân nhà thờ Mẫu Tâm, gọi Cha Quản Nhiệm hoặc Chủ Tịch Cộng Đoàn để xếp chương trình tang lễ và thông báo cho Cộng Đoàn.

 

II. CÁC ĐOÀN THỂ

 

a.THIẾU NHI THÁNH THỂ

   Vũ Hiền: 462 8755

 

b. DÒNG BA ĐA MINH

Sr.Therese Thơm 461 5930

Nguyễn V. Long 452 0806

 

c. TT HÔN NHÂN GĐ.

 Nguyễn Anh Bằng

 

d. CẦU NGUYỆN TẠI GIA

Lm. Lê T. Quang

 e. HỘI CÁC BÀ MẸ   Sr. Therese Thơm 461 5930

Lê Quỳnh Lê: 431 8787

 

f.KNIGHT OF COLUMBUS   Đinh Cho 479 653 2938 /  972 921 1297

 

III. LỊCH PHỤNG VỤ TRONG TUẦN

Chúa Nhật : 18tháng 5: C. Nhật thứ 5 Mùa Phục Sinh

St 6:1-7; Tv 33:1-2,4-5,18-19; 1 Pr 2:4-9; Ga 14:1-12

  Thánh Vịnh tuần 1

Thứ Hai 19 tháng 5: Thứ Hai trong tuần thứ 4 Phục Sinh
Cv 14:5-18; Tv 115:1-2,3-4,15-16; Ga 14:21-26

Thứ Ba: 20 tháng 5: Thứ Ba trong tuần thứ 4 Phục Sinh
Cv 14:19-28; Tv 145:10-11,12-13,21; Ga 14:27-31

Thứ Tư: 21 tháng 5:Thứ Tư trong tuần thứ 5 Phục Sinh
Cv 15:1-6; Tv 122:1-2,3-4,4-5; Ga 15:1-8

Thứ Năm: 22 tháng 5: Thứ Năm tuần thứ 5 Phục Sinh
Cv 15:7-21; Tv 96:1-2,2-3,10; Ga 15:9-11

Thứ Sáu: 23 tháng 5: Thứ Sáu trong tuần thứ 5 Phục Sinh
Cv 15:22-31; Tv 57:8-9,10-12; Ga 15:12-17
Thứ Bảy: 24 tháng 5: Thứ Bẩy trong tuần thứ 5 Phục Sinh
Cv 16:1-10; Tv 100:1-2,3,5; Ga 15:18-21

 

Chúa Nhật : 25tháng 5: C. Nhật thứ 6 Mùa Phục Sinh

St 8:5-8,14-17; Tv 66:1-7,16-20; 1 Pr 3:15-18; Ga 14:15-21

IVCẦU NGUYỆN TẠI GIA hoặc tại Nhà Thờ : 1:10pm - 2:00pm * CHÚA NHẬT:

18 tháng 05, 2014: Gđ. Hồ Thành               tại nhà thờ (Phêrô Hồ Đ. Khoa)

25 tháng 05, 2014:  tiệctiễn cha Henry lúc 1:15p ở Hội Trường.

01 tháng 06, 2014: Gđ. …………….            tại nhà thờ

(Từ Thứ Hai ngày 2 – thứ Sáu ngày 6, tháng 6 các Lm tĩnh tâm ở Subiaco, không có lễ)

08 tháng 06, 2014: Gđ. …………….            tại nhà thờ

( Không có thánh lễ ngày thường từ Thứ Tư ngày 11  đến 18 tháng 6 )

15 tháng 06, 2014: Gđ. …………….            tại nhà thờ (Lm Đồng Công dâng lễ)

22 tháng 06, 2014: Gđ. …………….            tại nhà thờ (party đón cha John )

(Ngày 29 tháng 6 và ngày 6 tháng 7, cha Antôn Trần Liên Sơn dâng lễ)

 

1. BAN PHỤC VỤ BÀN THỜ VÀ NHÀ THỜ: Mỗi tuần một khu vực, xin các trưởng khu nhắc nhở những người trong khu vực mình, dâng của lễ, đọc sách, kiểm tra vệ sinh.

 

 

CN 5 PHỤC SINH ngày 18 tháng 5:

Đọc Sách:         Nguyễn Bá Mai và Truơng Thanh Vy

Dâng của Lễ:   Gđ. Liêm / Vân

Thừa tác viên Thánh Thể:Nguyễn Việt Long, Vũ Kim Liên, Vũ Thị Én.

 

CN 6 PHỤC SINH ngày 25 tháng 5:

Đọc Sách:        Tống Viết Ánh và Phạm Hồng Ân

Dâng của Lễ:  Quốc Hoài

Thừa tác viên Thánh Thể:Nguyễn Bá Mai, Phạm Vượng, Nguyễn Nhàn

 

CN CHÚA LÊN TRỜI ngày 1 tháng 6:

Đọc Sách:         Nguyễn Việt Long và Nguyễn Tina Thảo

Dâng của Lễ:   Gđ. Liêm / Vân

Thừa tác viên Thánh Thể:Nguyễn Việt Long, Vũ Kim Liên, Vũ Thị Én.

 

Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, mà còn nhờ những lương thực thiêng liêng” (xem Mt. 4,4): Thánh Thể –Thánh Kinh – Thánh Nguyện. Nếu không, con không có sự sống thần linh.(HY Phanxicô Ng Văn Thuận)

CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG: ngày 08 tháng 6:

Đọc Sách:        Lê Phương Vy và Nguyễn Phương Thảo               

Dâng của Lễ:   Bằng Hiếu

Thừa tác viên Thánh Thể:Nguyễn Bá Mai, Phạm Vượng, Nguyễn Nhàn

 

CN CHÚA  BA NGÔI: ngày 15 tháng 6: Ngày Hiền Phụ

Đọc Sách:         Nguyễn Song và Lê Tracy Quyên

Dâng của Lễ:   Thiếu Nhi Thánh Thể

Thừa tác viên Thánh Thể:Nguyễn Việt Long, Vũ Kim Liên, Vũ Thị Én.

 

LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA: ngày 22 tháng 6:

Đọc Sách:       Tạ Ngọc Thanh và Lê Phương Nhi  

Dâng của Lễ:   Thiếu Nhi Thánh Thể

Thừa tác viên Thánh Thể:Nguyễn Bá Mai, Phạm Vượng, Nguyễn Nhàn

 

2.   NHỮNG NGƯỜI XIN DÂNG LỄ:

a) Gđ. Tòng Soi xin cầu cho bình an gđ. Quốc Tuyến

b) Gđ. Bình Hằng xin cầu cho Anna và Antôn mới qua đời

·                     c) Gđ. Nguyễn Hải xin cầu cho Gioakim, Đamianô, Micae,Phaolô, Anê

·                     d).Gđ. Nguyễn Viễn xin cầu cho Anna Hiền, Maria Lay, Khuyên

·                     đ) Gđ. Tân Tuyền  xin cầu cho Anna Tám, Maria Thoa, Maria Bia

·                     e)Gđ.. Hoanh Tuyết xin cầu cho Phêrô Hệ, Giuse Hước

·                     f) Gđ..Vinh Thu cầu cho RocoNhật, AntônTrọng, MariaYêu,Nguyệt

·                     g) Gđ. Nguyễn Hạnh xin cầu cho Martinô Quý.

·                     h) Gđ..Nguyễn Soan xin lễ bình an, tạ ơn Mẹ, cầu cho Phêrô Hảo

·                     i) Gđ. Xin cầu cho Phêrô Hồ Đình Khoa.

·                      

3.  Ý CẦU NGUYỆN CỦA ĐỨC THÁNH CHA THÁNG 5 – 2014

– Ý chung:  Cầu cho các phương tiện truyền thông trở nên những công cụ phục vụ cho sự thật và hoà bình.

 

– Ý truyền giáo: Cầu xin Đức Maria là Ngôi sao loan báo Tin Mừng, hướng dẫn Giáo Hội trong việc rao giảng Chúa Kitô cho mọi dân tộc.

 

4.XIN GHI DANH VÀO  GIÁO XỨ với đầy đủchi tiết:  có mẫu song ngữ. Ai không nhận bì thư từ nhà thờ Mẫu Tâm (Sacred Heart of Mary), nghĩa là chưa ghi danh vào Giáo xứ.

 

05.HỌC KINH THÁNH: 9:00am -10:30ammỗi sáng Thứ Bảy tại phòng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Cần instal paltalk.com Vào website: www.thanhtamchuagiesu.org/ThanhTam/

http://www.thanhtamchuagiesu.org/Vu/Software/pal_install.exe

 

 

06. LỚP GIÁO LÝ HÔN NHÂN SÁNG CHÚA NHẬTtừ 9:15am đến 11:15am HOẶC CHIỀU THỨ BẢY 2:00PM - 4:00PM.  Xin ghi danh nơi cha Quản Nhiệm ( 462 5042).

 

07.HỘI CÁC BÀ MẸ NHẬN CẦU NGUYỆN CHO CÁC BÀ CÓ NHU CẦU: Xin gọi một trong các số điện thoại dưới đây: Quỳnh Lê 431 8787; Bích Huyền 431 7937; Ngọc Hằng 310 1794; LaVang 462 9487. Họp 1:10pm ngày 22 tháng 6.

 

08. H

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành trình Thượng hội đồng
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành ...
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách sẽ không thành công
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách ...
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha